Làm sao để phân biệt được giữa sự “bướng bỉnh” và sự “thể hiện bản thân” ở trẻ nhỏ
Khi còn là em bé, trẻ rất nghe lời cha mẹ. Tuy vậy, khi được 2 tuổi, trẻ đã lớn hơn và bắt đầu hình thành cái tôi của mình. Đây cũng là lúc trẻ bước vào thời kỳ phản kháng và luôn không ngừng điệp khúc “Không, không chịu đâu!” với tất cả mọi việc không đúng ý mình.
“Đến giờ rồi, mẹ con mình thay đồ nào” - “Không! Không chịu đâu!”
“Ăn tối xong rồi mới được ăn kẹo nhé” - “Không! Không chịu đâu!”
“Thôi không chơi nữa, đến giờ đi ngủ rồi con” - “Không! Không chịu đâu”
Khi tình trạng này xảy ra thường xuyên, bạn có thể sẽ cảm thấy việc thể hiện “cái tôi” của con quá mạnh và không biết “Liệu có phải con mình quá bướng bỉnh hay không?”.
Vậy rốt cuộc “bướng bỉnh” và “thể hiện bản thân” khác nhau ở điểm nào?
Sự khác nhau giữa “bướng bỉnh” và “thể hiện bản thân”
Thoạt nhìn, “bướng bỉnh” và “thể hiện bản thân” có vẻ rất giống nhau nên rất khó để có thể phân biệt được ranh giới giữa hai khái niệm này. Quả thật, xét về góc độ truyền đạt suy nghĩ và tâm trạng của bản thân cho người khác thì có lẽ cả “bướng bỉnh” lẫn “thể hiện bản thân” đều giống nhau. Thế nhưng, sự khác biệt giữa hai khái niệm này lại nằm ở chỗ “khi truyền đạt suy nghĩ và tâm trạng của bản thân, người nói có để ý đến suy nghĩ và tâm trạng của đối phương hay không”.
“Bướng bỉnh” là chỉ truyền đạt mong muốn của bản thân mà không thèm quan tâm đến tâm trạng của đối phương và bắt đối phương phải làm đúng theo ý mình.
Còn “thể hiện bản thân” là truyền đạt mong muốn của bản thân khi đã suy nghĩ đến tâm trạng của đối phương, và dù mọi việc có không được như ý thì vẫn nói ra điều mà mình muốn nói.
[ BƯỚNG BỈNH ]
Truyền đạt suy nghĩ và tâm trạng của bản thân và bắt đối phương phải làm đúng theo ý mình
Chỉ nghĩ đến tâm trạng của bản thân
Cảm thấy tức giận khi đối phương không tiếp nhận suy nghĩ của mình
[ THỂ HIỆN BẢN THÂN ]
Chỉ truyền đạt suy nghĩ và tâm trạng của bản thân với đối phương
Suy nghĩ đến cả tâm trạng của đối phương
Có thể kiềm chế bản thân dù không được đối phương tiếp nhận ý kiến
Giả sử như khi con nói con muốn ăn kem trước bữa tối và bạn nói với con “Phải ăn tối xong mới được ăn kem nhé”.
Lúc này, dù trẻ có hơi nhõng nhẽo nhưng nếu trẻ chỉ nói mong muốn của bản thân và vẫn cố gắng kiềm chế bản thân được thì đó là “thể hiện bản thân”.
Còn nếu trẻ cứ mè nheo mãi không thôi và muốn phải đúng như mong muốn của mình, muốn cha mẹ phải làm theo đúng ý mình thì đó lại là “bướng bỉnh”.
Dù vậy, nếu để trẻ nhận ra rằng “Chỉ cần mình ăn vạ là bố mẹ sẽ làm theo ý mình” thì trẻ có thể sẽ càng được đà lấn tới.
Lúc này, bạn nên tạm thời thông cảm với tâm trạng của con “Vậy à? Ra vậy. Con muốn ăn kem lắm phải không?”... Sau đó, hãy nói cho con biết suy nghĩ của bạn “Mẹ lo là nếu giờ ăn kem thì lát con sẽ không ăn tối được nữa. Vậy nên, mẹ sẽ rất vui nếu con ăn kem tráng miệng sau bữa tối”.
Khi những cuộc đối thoại như thế này lặp lại nhiều lần thì con bạn sẽ hiểu được rằng dù con có ăn vạ đi chăng nữa thì có những việc được cha mẹ đồng ý và cũng có những việc không được cha mẹ đồng ý.
Trẻ sẽ học được cách thể hiện bản thân khi lớn lên
Khi mới được 2 tuổi và bước vào thời kỳ phản kháng, do vốn từ còn ít nên trẻ chỉ có cách thể hiện hơi cực đoan là gào khóc hoặc hét toáng lên để thể hiện bản thân.
Khi được 3 tuổi, vốn từ của trẻ đã phát triển hơn nên cách thể hiện bản thân có phần cực đoan này cũng giảm dần và trẻ bắt đầu hiểu được tâm trạng cũng như suy nghĩ của đối phương.
Khi được 4 - 5 tuổi, trẻ không chỉ hiểu được suy nghĩ và tâm trạng của đối phương mà còn hình thành được khả năng kiềm chế và hạn chế bớt cái tôi của mình.
Nếu bạn coi những lời mà con nói là “thể hiện bản thân” thì bạn sẽ có cách xử lý khéo léo và linh hoạt, nhưng nếu bạn coi những lời đó thể hiện sự “bướng bỉnh” của con thì bạn sẽ cảm thấy bực bội và khó chịu. Bởi vậy, bạn cần nhớ rằng bằng cách cư xử khéo léo của mình, bạn có thể chuyển sự bướng bỉnh của con thành thể hiện bản thân.
Khi còn là em bé, trẻ rất nghe lời cha mẹ. Tuy vậy, khi được 2 tuổi, trẻ đã lớn hơn và bắt đầu hình thành cái tôi của mình. Đây cũng là lúc trẻ bước vào thời kỳ phản kháng và luôn không ngừng điệp khúc “Không, không chịu đâu!” với tất cả mọi việc không đúng ý mình.
“Đến giờ rồi, mẹ con mình thay đồ nào” - “Không! Không chịu đâu!”
“Ăn tối xong rồi mới được ăn kẹo nhé” - “Không! Không chịu đâu!”
“Thôi không chơi nữa, đến giờ đi ngủ rồi con” - “Không! Không chịu đâu”
Khi tình trạng này xảy ra thường xuyên, bạn có thể sẽ cảm thấy việc thể hiện “cái tôi” của con quá mạnh và không biết “Liệu có phải con mình quá bướng bỉnh hay không?”.
Vậy rốt cuộc “bướng bỉnh” và “thể hiện bản thân” khác nhau ở điểm nào?
Sự khác nhau giữa “bướng bỉnh” và “thể hiện bản thân”
Thoạt nhìn, “bướng bỉnh” và “thể hiện bản thân” có vẻ rất giống nhau nên rất khó để có thể phân biệt được ranh giới giữa hai khái niệm này. Quả thật, xét về góc độ truyền đạt suy nghĩ và tâm trạng của bản thân cho người khác thì có lẽ cả “bướng bỉnh” lẫn “thể hiện bản thân” đều giống nhau. Thế nhưng, sự khác biệt giữa hai khái niệm này lại nằm ở chỗ “khi truyền đạt suy nghĩ và tâm trạng của bản thân, người nói có để ý đến suy nghĩ và tâm trạng của đối phương hay không”.
“Bướng bỉnh” là chỉ truyền đạt mong muốn của bản thân mà không thèm quan tâm đến tâm trạng của đối phương và bắt đối phương phải làm đúng theo ý mình.
Còn “thể hiện bản thân” là truyền đạt mong muốn của bản thân khi đã suy nghĩ đến tâm trạng của đối phương, và dù mọi việc có không được như ý thì vẫn nói ra điều mà mình muốn nói.
[ BƯỚNG BỈNH ]
Truyền đạt suy nghĩ và tâm trạng của bản thân và bắt đối phương phải làm đúng theo ý mình
Chỉ nghĩ đến tâm trạng của bản thân
Cảm thấy tức giận khi đối phương không tiếp nhận suy nghĩ của mình
[ THỂ HIỆN BẢN THÂN ]
Chỉ truyền đạt suy nghĩ và tâm trạng của bản thân với đối phương
Suy nghĩ đến cả tâm trạng của đối phương
Có thể kiềm chế bản thân dù không được đối phương tiếp nhận ý kiến
Giả sử như khi con nói con muốn ăn kem trước bữa tối và bạn nói với con “Phải ăn tối xong mới được ăn kem nhé”.
Lúc này, dù trẻ có hơi nhõng nhẽo nhưng nếu trẻ chỉ nói mong muốn của bản thân và vẫn cố gắng kiềm chế bản thân được thì đó là “thể hiện bản thân”.
Còn nếu trẻ cứ mè nheo mãi không thôi và muốn phải đúng như mong muốn của mình, muốn cha mẹ phải làm theo đúng ý mình thì đó lại là “bướng bỉnh”.
Dù vậy, nếu để trẻ nhận ra rằng “Chỉ cần mình ăn vạ là bố mẹ sẽ làm theo ý mình” thì trẻ có thể sẽ càng được đà lấn tới.
Lúc này, bạn nên tạm thời thông cảm với tâm trạng của con “Vậy à? Ra vậy. Con muốn ăn kem lắm phải không?”... Sau đó, hãy nói cho con biết suy nghĩ của bạn “Mẹ lo là nếu giờ ăn kem thì lát con sẽ không ăn tối được nữa. Vậy nên, mẹ sẽ rất vui nếu con ăn kem tráng miệng sau bữa tối”.
Khi những cuộc đối thoại như thế này lặp lại nhiều lần thì con bạn sẽ hiểu được rằng dù con có ăn vạ đi chăng nữa thì có những việc được cha mẹ đồng ý và cũng có những việc không được cha mẹ đồng ý.
Trẻ sẽ học được cách thể hiện bản thân khi lớn lên
Khi mới được 2 tuổi và bước vào thời kỳ phản kháng, do vốn từ còn ít nên trẻ chỉ có cách thể hiện hơi cực đoan là gào khóc hoặc hét toáng lên để thể hiện bản thân.
Khi được 3 tuổi, vốn từ của trẻ đã phát triển hơn nên cách thể hiện bản thân có phần cực đoan này cũng giảm dần và trẻ bắt đầu hiểu được tâm trạng cũng như suy nghĩ của đối phương.
Khi được 4 - 5 tuổi, trẻ không chỉ hiểu được suy nghĩ và tâm trạng của đối phương mà còn hình thành được khả năng kiềm chế và hạn chế bớt cái tôi của mình.
Nếu bạn coi những lời mà con nói là “thể hiện bản thân” thì bạn sẽ có cách xử lý khéo léo và linh hoạt, nhưng nếu bạn coi những lời đó thể hiện sự “bướng bỉnh” của con thì bạn sẽ cảm thấy bực bội và khó chịu. Bởi vậy, bạn cần nhớ rằng bằng cách cư xử khéo léo của mình, bạn có thể chuyển sự bướng bỉnh của con thành thể hiện bản thân.
Sửa lần cuối bởi điều hành viên: