Chia Sẻ Phải chăng thế kỷ 21 sẽ là thế kỷ châu Á - Thái Bình Dương

Trang Dimple

New member
Xu
38
Khái niệm "thế kỷ Thái Bình Dương" đã được nói đến từ lâu, (*) nhưng trong khoảng một thập kỷ trở lại đây nhiều nhà lãnh đạo chính trị, kinh doanh và học giả nổi tiếng trên thế giới, khi đánh giá vai trò và triển vọng phát triển của khu vực này, đã khẳng định: "Thế kỷ 21 sẽ là thế kỷ Châu A' - Thái Bình Dương" và ý kiến này được nhiều người chấp nhận như một định lý, không cần bàn cãi gì nhiều. Điều này chủ yếu dựa trên sự phát triển kinh tế năng động với tốc độ cao và liên tục của khu vực Đông A' trong hơn ba thập kỷ qua và ngay ở Mỹ, các bang miền Tây giáp Thái Bình Dương cũng phát triển nhanh và thịnh vượng hơn các bang miền Đông giáp Đại Tây Dương. Nhiều người cho rằng trọng tâm kinh tế thế giới đang chuyển dịch từ Đại Tây Dương sang Thái Bình Dương và nhất là trong bối cảnh chiến tranh lạnh kết thúc, khi các tính toán địa - chính trị đang nhường chỗ cho các tính toán địa - kinh tế, thì yếu tố kinh tế quốc gia hay khu vực sẽ đóng vai trò quyết định trong đời sống quốc tế.

Thực ra, yếu tố kinh tế mới chỉ là một trong các chỉ số để xác định sức mạnh của khu vực và nếu dựa vào yếu tố này không thôi để đi đến kết luận rằng thế kỷ 21 sẽ là "Thế kỷ Châu A' - Thái Bình Dương" thì chưa đủ sức thuyết phục. Để có được "Thế kỷ Đại Tây Dương", bắt đầu từ cuối thế kỷ 19 đến những năm đầu thập kỷ 70 của thế kỷ 20, các cường quốc châu Âu và Bắc Mỹ không chỉ dựa vào kinh tế và quân sự mà còn phải cố kết về chính trị cộng với các thiết chế hùng mạnh; sự sẵn sàng đảm nhận vai trò lãnh đạo thế giới; khả năng về công nghệ, khoa học kỹ thuật; hệ thống các giá trị... Hơn nữa, thế kỷ 21 là quãng thời gian rất dài, sẽ có nhiều biến động xảy ra nên sẽ rất khó đưa ra dự báo chuẩn xác cho cả thời kỳ. Cần nhớ lại hai thập kỷ trước đây, khi nhìn vào những biến động chính trị trong khu vực, nhiều người bi quan cho rằng một số quốc gia Đông A' sẽ sớm biến thành các con bài đô-mi-nô. Nhưng nay nhìn vào các kỳ tích kinh tế của Đông A', họ lại có xu hướng lạc quan hóa, cho rằng sự thần kỳ kinh tế đó sẽ tiếp tục kéo dài và sự kết hợp giữa Đông A' với khu vực Bắc Mỹ sẽ biến thế kỷ tới thành "Thế kỷ Châu A' - Thái Bình Dương". Một điểm cần lưu ý là trong "Thế kỷ Đại Tây Dương" đã qua hoặc "Thế kỷ Châu A' - Thái Bình Dương" sắp tới, nhân tố Mỹ luôn được tính đến do vị trí địa lý đặc thù, vừa là cường quốc Thái Bình Dương, vừa là cường quốc Đại Tây Dương và do khả năng của Mỹ có thể gắn kết với khu vực Châu Âu hoặc Đông A' tạo nên lợi thế của khu vực này so với khu vực kia. Nếu gạt Mỹ sang một bên, thì việc dự đoán "Thế kỷ Châu A' - Thái Bình Dương" sẽ phụ thuộc phần lớn vào việc đánh giá vai trò và vị trí của khu vực Đông A' cũng như khả năng gắn kết của nó với Bắc Mỹ trong thế kỷ tới. Trong khuôn khổ bài báo, những đánh giá này chủ yếu dựa trên các tiêu chí của "Thế kỷ Đại Tây Dương", nhưng chúng sẽ được đặt trong bối cảnh môi trường chiến lược trong khu vực và quốc tế đang có những thay đổi mạnh mẽ.

1. Yếu tố kinh tế

Trong hơn ba thập kỷ qua, thế giới đã chứng kiện sự thần kỳ của Đông A' với tư cách là khu vực có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh nhất thế giới. Sự tăng trưởng này bắt đầu từ Nhật Bản trong những năm 1960; tiếp đó là các nền kinh tế đang công nghiệp hóa mới ở Châu A' (NIEs, Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông và Singapore); một số nước ASEAN (Malaysia, Thái Lan và Indonesia) và gần đây là các nền kinh tế đang trong giai đoạn chuyển đổi (Trung Quốc, Việt Nam).

Chính tốc độ tăng trưởng nhanh đã làm thay đổi mạnh mẽ tỷ trọng kinh tế của Đông A' trong nền kinh tế thế giới và so với các khu vực khác. Nếu như năm 1980, GNP của Đông A' mới chỉ bằng khoảng 59% của Tây Âu (bao gồm EC cộng với EFTA - Hiệp định thương mại tự do Châu Âu) và ba nước trong NAFTA (Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ), thì năm 1990, GNP của Đông A' đã bằng 3/4 của Tây Âu và 2/3 của NAFTA. Theo dự đoán, nếu kinh tế Đông A' tiếp tục phát triển với tốc độ như hiện nay thì đến năm 2000, GNP của Đông A' sẽ vượt GNP của khu vực NAFTA và Tây Âu với tỷ trọng của từng khu vực trong nền kinh tế thế giới theo thứ tự là 29,2%; 27,75 và 28,2%. Còn theo cựu Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu, đến năm 2020, GNP của Đông A' theo sức mua ngang giá PPP (Purchasing Power Parity) sẽ đạt 34.000 tỷ USD (tức chiếm 40% GNP của thế giới) so với 16.000 tỷ USD (hay 18%) của Bắc Mỹ và 12.000 tỷ USD (14%) của 15 nước EU. Còn đến năm 2050, tỷ trọng kinh tế của ba khu vực Đông A', Bắc Mỹ và EU trong nền kinh tế thế giới sẽ lần lượt là 42%; 15% và 10%. Ngoài ra, sức mạnh kinh tế của Đông A' không những chỉ thể hiện ở độ tăng trưởng cao GNP mà khối lượng FDI và buôn bán nội bộ cũng ngày càng tăng.

Qua các số liệu trên, rõ ràng Đông A' thực sự là một trung tâm kinh tế hùng mạnh và đang là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thế giới. Các đánh giá về sức mạnh kinh tế Đông A' trong tương lai cũng hầu hết dựa trên giả thiết khu vực này sẽ tiếp tục duy trì nhịp độ tăng trưởng đạt được trong ba thập kỷ qua. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thái độ lạc quan khi đánh giá triển vọng phát triển kinh tế Đông A'. Trong bài viết gây nhiều tranh cãi với tựa đề "Huyền thoại thần kỳ Châu A'" (Foreign Affairs, số tháng 11-12/1994), nhà kinh tế học Mỹ Paul Krugman, đã đưa ra chỉ số Tổng năng suất theo yếu tố sản xuất TFP (Total-Factor Productivity) - một chỉ số xác định hiệu quả kinh tế trên cơ sở nguồn vốn và lao động - để phân tích thực trạng các nền kinh tế Đông A'. Krugman đã ví sự tăng trưởng kinh tế Đông A' (trừ Nhật Bản) như một quá trình sản xuất xúc xích, trong đó vốn và lao động là nguyên liệu để sản xuất. Xúc xích (tức tăng trưởng kinh tế với tốc độ cao) được sản xuất ra là do nguyên liệu được cung cấp đầy đủ. Để minh họa cho lập luận của mình, Krugman đã so sánh nền kinh tế Singapore và nền kinh tế Liên Xô trước đây và thấy có nhiều điểm giống nhau: cả hai đều tăng trưởng bởi vì lao động, giáo dục và vốn đầu tư đều tăng, nhưng hầu như không hoặc liên quan rất ít đến TFP. Krugman cho rằng vốn đầu tư vào một nền kinh tế cũng như lực lượng lao động tham gia nền sản xuất đó không thể tăng vô hạn; đầu tư vào giáo dục là biện pháp tốt giúp thúc đẩy tăng trưởng nhưng cũng có giới hạn, chẳng hạn ở Singapore, số lượng sinh viên không thể tăng tới mức phổ cập đại học cho tất cả mọi người. Do đó khi đầu vào nền kinh tế đã trở nên bão hoà, thì "sự thần kỳ Đông A'", cũng như Liên Xô trước đây, sẽ đi đến chỗ kết thúc.

Lập luận của Krugman đã thu hút sự chú ý của nhiều giới, nhưng có nhiều điểm trong đó cần phải bổ sung thêm, chẳng hạn như sự so sánh khiên cưỡng giữa nền kinh tế mở của Singapore và nền kinh tế đóng cửa của Liên Xô cũ; chưa thấy hết mức độ liên kết cao giữa các nền kinh tế Đông A' và giữa Đông A'với các khu vực khác trên thế giới; chưa tính đến khả năng thích ứng và thay đổi công nghệ nhanh của các nền kinh tế Đông A'... Tuy vậy, Krugman cũng gợi cho chúng ta đôi điều để từ đó có những nhìn nhận và đánh giá khách quan hơn triển vọng phát triển và vai trò kinh tế của Đông A'.

Thứ nhất, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Đông A' nói chung sẽ chững lại hoặc giảm đi (tuy vẫn ở mức cao so với mức trung bình của thế giới) và sẽ có sự tăng trưởng không đồng đều giữa các nền kinh tế trong khu vực. Trong thời gian tới, mức tăng trưởng của "bốn con rồng" sẽ suy giảm mạnh trong khi tăng trưởng của Nhật vẫn ở mức thấp. Thực tiễn cho thấy, tăng trưởng với nhịp độ trên 5% năm chỉ xảy ra đối với các nền kinh tế đang trong quá trình phát triển chiều rộng như của các nước đang phát triển hoặc các NIEs, còn đối với các nước phát triển thì tốc độ 3% thôi đã được coi là lý tưởng. Cùng với Nhật Bản, hiện nay 4 "con rồng" đang trong quá trình phát triển kinh tế theo chiều sâu và trở thành các nước phát triển nên họ sẽ khó đạt được nhịp độ tăng trưởng cao như trong quá trình phát triển kinh tế theo chiều rộng trước đây. Trong khi đó, kinh tế một số nước như Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia, Philippines, Việt Nam, Indonesia sẽ vẫn có cơ hội tăng trưởng cao trong một, hai thập kỷ tới. Riêng Trung Quốc có thể là trường hợp ngoại lệ, vì trong gần 20 năm qua, quá trình phát triển mới chủ yếu diễn ra ở vùng duyên hải phía nam và nước này vẫn còn nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế theo chiều rộng trong một thời gian khá dài nữa.

Như vậy, tốc độ tăng trưởng của khu vực sẽ không thể cao như dự đoán, nhưng dù tốc độ có giảm đi đôi chút thì Đông A' vẫn sẽ trở thành khu vực có GNP cao nhất thế giới tính theo PPP.

Thứ hai, độ lớn của GNP mới chỉ cho biết tầm cỡ chứ chưa nói hết thực chất của nền kinh tế đó. Cho dù GNP của khu vực tăng liên tục, thì thậm chí đến năm 2020 phần đông các quốc gia Đông A' vẫn chỉ là các nước đang phát triển hoặc NIEs, chứ chưa thể sánh với các cường quốc phát triển phương Tây hoặc Nhật Bản. Ngay cả khi Trung Quốc trở thành nước có nền kinh tế lớn nhất thế giới vào khi đó, thì GNP theo đầu người của nước này mới chỉ bằng mức trung bình của NIEs. Để đuổi kịp các nước phát triển các NIEs châu A' phải cần ít nhất 20-25 năm, còn từ một nước đang phát triển muốn đuổi kịp trình độ phát triển thì phải mất thời gian lâu hơn nữa. Đây mới chỉ tính các nước có chính sách phát triển đúng đắn, chưa kể sự rơi rụng trong quá trình phát triển vì trên thực tế không phải nước đang phát triển Đông A' nào cũng đều trở thành NIEs và khi đã thành NIEs rồi thì cũng rất ít nước vươn lên thành nước phát triển. Do vậy Đông A' (trừ Nhật) có thể có nguồn vốn, lao động dồi dào cùng khả năng tăng cường buôn bán nội bộ... nhưng vẫn lệ thuộc vào công nghệ cao của Mỹ, châu Âu - một công cụ quan trọng giúp họ tạo ra bước đột phá về phát triển.

Không chỉ có vậy, các đòn bẩy cho phát triển như khoa học - kỹ thuật, giáo dục... của Đông A' vẫn kém xa các nước phương Tây. ở Đông A' hiện có rất ít cơ sở nghiên cứu khoa học, trường Đại học có tầm cỡ như của các nước Phương Tây. Thanh niên Đông A', kể cả Nhật, vẫn mơ ước được đào tạo tại các trường đại học của Anh, Mỹ. Ngay cả Nhật, một mô hình kinh tế đối với nhiều nước Đông A', cũng chưa phải là nơi thực sự lý tưởng cho thanh niên Đông A' theo học và số học sinh Đông A' theo học các trường của Nhật ngày càng có xu hướng giảm đi.

Thứ ba, để có được sự tăng trưởng bền vững Đông A' còn phải giải quyết một loạt vấn đề hệ quả của chính quá trình phát triển như khắc phục sự thoái hóa của môi trường; ngăn chặn bùng nổ dân số; đối phó với khủng hoảng năng lượng, lương thực; sự phát triển không đều giữa các khu vực, giữa nông thôn và thành thị; sự cách biệt giàu nghèo... Trước đây, các nước phát triển cũng phải xử lý các vấn đề tương tự, nhưng mức độ và tính nghiêm trọng của chúng không như những vấn đề hiện Đông á đang gặp phải. Ví dụ, trong khi Đông A' đạt được sự tăng trưởng đầy ấn tượng trong những năm qua, thì hiện tại khu vực này vẫn có 700 triệu người (gấp 2 lần dân số EU) sống dưới mức nghèo khổ. Đó là những bài toán hóc búa mà nếu không được xử lý thích đáng thì cũng sẽ cản trở nghiêm trọng sự tiếp tục phát triển của khu vực.

Tóm lại, trên tư cách là khu vực có GNP (tính theo PPP) lớn nhất, nên trong thế kỷ tới Đông A' có thể tạo ra một số động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thế giới. Nhưng do những khó khăn và hạn chế nội tại nên Đông A' sẽ chưa đủ mạnh để khống chế chiều hướng phát triển của kinh tế thế giới. Hơn nữa, mức độ toàn cầu hóa cao các hoạt động kinh tế cộng với sự di chuyển nhanh về vốn, công nghệ, thông tin và các kỹ năng quản lý sẽ làm cho khó có khu vực nào đóng vai trò thống trị trong nền kinh tế toàn cầu. Nếu như một Đông A' phát triển năng động được bổ sung và kết hợp chặt chẽ với một Bắc Mỹ có trình độ công nghệ cao trong khuôn khổ hợp tác kinh tế Châu A' - Thái Bình Dương (chẳng hạn như APEC - Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu A' - Thái Bình Dương), thì tiếng nói của Châu A' - Thái Bình Dương sẽ có trọng lượng trong nhiều vấn đề kinh tế toàn cầu.

2. Môi trường an ninh và sự cố kết chính trị

Do sự phát triển kinh tế của từng quốc gia và các quan hệ kinh tế quốc tế có sự gắn bó mật thiết với môi trường chính trị quốc tế, nên để có thể đạt được các thành tích kinh tế như đã dự đoán ở trên và biến thế kỷ tới thành thế kỷ Châu A - Thái Bình Dương, thì điều thiết yếu là các nước trong khu vực phải xây dựng được cấu trúc an ninh giúp đảm bảo hòa bình, ổn định lâu dài. Bản thân Joseph S.Nye, trợ lý Bộ trưởng quốc phòng Mỹ, cũng đã nhấn mạnh tầm quan trọng của an ninh khi phát biểu : "An ninh cũng giống như ôxy, và chẳng ai chú ý đến nó khi nó vẫn còn, nhưng một khi không còn ôxy nữa thì người ta lại chẳng nghĩ đến chuyện gì khác ngoài nó". (Joseph S. Nye, Foreign Affairs, July/August 1995).

Với vị trí địa lý đặc thù cộng với những yếu tố khách quan, an ninh khu vực Châu A' - Thái Bình Dương có một số đặc điểm khác biệt so với các khu vực khác, cụ thể là châu Âu. Trong thời kỳ chiến tranh lạnh, đường giới tuyến phân chia phạm vi ảnh hưởng giữa Liên Xô cũ và Mỹ, giữa Đông và Tây ở Châu Âu khá rõ nét. Vì vậy khi chiến tranh lạnh kết thúc, đường giới tuyến phân chia cũng không còn nữa, nên những thay đổi ở khu vực này diễn ra khá rõ nét và đầy kịch tính. Trái lại, ở Châu A' - Thái Bình Dương không có đường ranh giới phân chia như vậy và ngoài cuộc chiến tranh lạnh giữa Mỹ và Xô ra ở đây còn có cuộc chiến tranh lạnh khác giữa Trung và Xô kéo dài từ đầu những năm 1960 đến cuối những năm 1980. Tình hình an ninh trong khu vực do vậy chịu tác động và chi phối rất lớn bởi sự đối đầu Xô - Mỹ cũng như quan hệ Mỹ và Xô với hai nước lớn khác trong khu vực là Trung Quốc và Nhật. Sau chiến tranh lạnh, Liên Xô và sau này là Nga đã giảm mạnh sự có mặt quân sự trong khu vực. Mặt khác, do phải tập trung giải quyết các khó khăn kinh tế trong nước và các vấn đề nội trị phức tạp, cộng với thiên hướng quan hệ với châu âu là chính, nên nước Nga mới trong 10-15 năm tới chưa thể coi khu vực Châu A' - Thái Bình Dương là ưu tiên chính trong chính sách đối ngoại của mình. Còn Mỹ, tuy không đến mức như Nga, nhưng đã giảm quân số của mình trong khu vực từ 114.000 xuống còn 100.000, đồng thời Mỹ còn đóng cửa hai căn cứ hải quân và không quân lớn nhất ở nước ngoài là Subich và Clark (ở Philippines) cùng một số căn cứ quân sự khác trên đất Nhật. Và mặc dù vẫn duy trì các Hiệp ước an ninh song phương với một số đồng minh Đông A', nhưng Mỹ cũng cho thấy sẽ không sẵn sàng sử dụng sức mạnh quân sự để che chở cho các đồng minh như trước kia và do vậy các nước Đông A' cần phải gánh vác trách nhiệm nhiều hơn để bảo vệ an ninh của chính mình. Hơn nữa, do sự nhạy cảm của các nước khu vực, nước Mỹ dưới chính quyền Clinton cũng chủ trương giữ tư thế thấp (mặc dù Mỹ muốn đóng vai trò lãnh đạo) trong các cuộc thảo luận đa phương về an ninh khu vực. Như vậy, với việc ảnh hưởng tương đối của các cường quốc bên ngoài đối với các vấn đề an ninh khu vực giảm đi, lần đầu tiên kể từ gần 500 năm qua, các nước Đông A' trở thành những tác nhân có tiếng nói quan trọng trong việc hình thành một cấu trúc an ninh tương lai phù hợp với tình hình khu vực.

Ở khía cạnh nào đó, điều này mang ý nghĩa tích cực vì đây là lần đầu tiên các nước trong khu vực có được vai trò quan trọng, nếu như không nói là quyết định, trong việc hình thành thể chế an ninh đảm bảo hòa bình và ổn định khu vực. Tuy nhiên, bên cạnh đó các nước khu vực cũng phải xử lý những thách thức to lớn liên quan đến vấn đề này. Trước hết, các nước Đông á chưa có thói quen xử lý các vấn đề an ninh trên cơ sở đa phương vì trước và ngay cả trong thời kỳ chiến tranh lạnh ở khu vực này chưa từng xuất hiện thể chế an ninh tập thể hoặc hệ thống cân bằng quyền lực. SEATO (Tổ chức Hiệp ước Đông Nam A' tồn tại từ năm 1954 đến năm 1977) không được tính đến do số lượng thành viên hạn chế; có sự tham gia của một số cường quốc ngoài khu vực và quan trọng hơn là không có tiếng nói có trọng lượng trong các vấn đề an ninh khu vực. Trái lại, hệ thống "Cân bằng quyền lực" (the "Concert of Power" system) đã xuất hiện và giúp đảm bảo an ninh cho Châu âu trong gần 100 năm (từ đầu thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20). Thứ hai, nhiều vấn đề đang tồn tại trong khu vực, vốn bị chìm đi trong thời kỳ chiến tranh lạnh, nay đã bắt đầu nổi lên và, nếu không được xử lý thích đáng, có khả năng gây ra các xung đột tiềm tàng. Những vấn đề này một phần xuất phát từ các vấn đề nội trị của một số nước, một phần do những khác biệt lớn giữa các nước về văn hóa, tôn giáo, trình độ phát triển; nhận thức về nhân quyền, dân chủ; cách tiếp cận các vấn đề an ninh, chính trị..., đó là chưa kể những hằn thù và nghi kỵ sâu sắc giữa một số nước do lịch sử để lại.

Hiện nay, có ba dạng vấn đề có khả năng sẽ gây bất ổn định cho khu vực. Dạng thứ nhất quan trọng nhất liên quan đến tính thiếu chắc chắn và bất ổn định tiềm tàng trong quan hệ giữa các nước lớn trong khu vực như Mỹ, Nhật và Trung Quốc (nhân tố Nga ít được tính đến vì một số lý do phân tích ở trên). Thực tiễn tình hình Châu Âu sau chiến tranh thế giới thứ hai cho thấy chỉ có thể duy trì được an ninh và ổn định khu vực khi có sự hợp tác và tin cậy lẫn nhau giữa các nước lớn trong khu vực, mà cụ thể là Pháp và Đức. Trái lại, trong các cặp quan hệ giữa ba nước lớn trên ở Châu A' - Thái Bình Dương, chỉ có cặp quan hệ Mỹ - Nhật là khá tốt đẹp (nhưng cũng chỉ trong lĩnh vực chính trị, an ninh). Tuy vừa qua hai nước đã giải quyết được một số mâu thuẫn kinh tế và giảm thâm hụt thương mại của Mỹ trong buôn bán với Nhật, nhưng những bất đồng khác vẫn còn khá lớn liên quan đến mở cửa hơn nữa thị trường Nhật, điều chỉnh cơ cấu kinh tế Mỹ... Các mâu thuẫn kinh tế, nếu tiếp tục phát triển, có thể sẽ chuyển thành các tranh chấp trong lĩnh vực chính trị, an ninh, gây phương hại nghiêm trọng cho liên minh chiến lược Mỹ - Nhật, một trong những trụ cột - theo đánh giá của các học giả Phương Tây - giúp đảm bảo an ninh khu vực. Trong quan hệ Trung - Mỹ, ngoài các vấn đề dân chủ và nhân quyền, hai nước còn bất đồng với nhau trên những vấn đề lớn khác rất khó giải quyết như thâm hụt cán cân thương mại của Mỹ, vấn đề Tây Tạng, thống nhất với Đài Loan; phổ biến vũ khí và gần đây nhất thêm vấn đề Hồng Kông được trao trả cho Trung Quốc. Còn giữa Trung Quốc và Nhật, bất chấp các quan hệ đầu tư, thương mại to lớn cộng với các quan hệ chính trị được duy trì đều đặn ở cấp cao, hai địch thủ Đông á tiềm tàng này vẫn có những ngờ vực hết sức sâu sắc. Thậm chí một học giả Mỹ đã nhận xét (tuy có phần hơi cường điệu) rằng: "Trong khi quan hệ Mỹ - Trung chỉ cần một ngày là đủ để xây dựng lại thì quan hệ Trung - Nhật chỉ cần một ngày là đủ để phá vỡ nó". (Phát biểu của Giáo sư Harry Harding tại Học viện QHQT, 21/1/1997).

Trong tương lai quan hệ giữa ba nước lớn này cũng như tình hình an ninh Đông á sẽ có những thay đổi cơ bản khi Trung Quốc trở nên quá mạnh. Trung Quốc hiện chiếm 65,2% tổng dân số và 68,3% lãnh thổ đất liền của Đông A'. Do thành công của cải cách kinh tế nên tổng GDP của Trung Quốc (kể cả Hồng Kông) trong tổng GDP Đông A' cũng không ngừng tăng. Nếu năm 1992, GDP của Trung Quốc so với GDP Đông A' mới là 33,8%, thì năm 1994 con số đó đã lên tới 35,7%. Chi tiêu quốc phòng của Trung Quốc năm 1994 cũng chiếm tới 33,3% tổng chi tiêu quốc phòng của Đông A'. Nhưng điều đáng quan tâm, theo đánh giá của các học giả Phương Tây, Trung Quốc là cường quốc đang lên và không hài lòng với nguyên trạng (status quo). Cần nhớ lại rằng, chính sự nổi lên nhanh chóng của nước Pháp (đầu thế kỷ 19) và Đức (đầu thế kỷ 20) khi không có cơ chế quốc tế đủ mạnh để kiểm soát đã dẫn đến những bất ổn định của cả châu lục. Điều này không có hàm ý nói rằng Đông A' sẽ có sự phân chia lại về mặt lãnh thổ vào đầu thế kỷ tới do sự nổi lên của Trung Quốc vì tình hình thế giới khi đó sẽ khác hẳn tình hình Châu Âu thế kỷ trước và mức độ phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia cũng ngày càng chặt chẽ hơn. Tuy vậy, việc thiết lập một cơ chế đủ mạnh để kiềm chế tất cả các nước, trong đó có Trung Quốc, để họ có cách xử sự ôn hòa trong quan hệ quốc tế là yêu cầu trở nên cấp bách hơn bao giờ hết đối với tất cả các nước trong khu vực.

Ngoài ra, cũng phải tính thêm vai trò của ấn Độ trong phương trình quyền lực Châu A' do sự gần gũi về mặt địa lý với các trung tâm quyền lực ở Châu A' và sự nổi lên của nước này trong thời gian gần đây. Do thành công của các cải cách kinh tế được tiến hành từ thời Chính phủ Rao đầu những năm 1990, hiện ấn Độ được xếp là 1 trong 10 nền kinh tế đang trỗi dậy trên thế giới. Trong tương lai không xa, Â'n Độ có thể sẽ trở thành cường quốc kinh tế lớn trên thế giới. Dân số Â'n Độ hiện thời đứng hàng thứ hai trên thế giới và sẽ vượt dân số Trung Quốc vào năm 2025. Â'n Độ cũng là nước có tên lửa vượt đại châu và có khả năng sản xuất vũ khí hạt nhân. Năm 1996, Â'n Độ đã từ chối không cùng các cường quốc hạt nhân hàng đầu khác ký Hiệp ước cấm thử vũ khí hạt nhân toàn diện (CTBT), và do vậy, nước này sẽ được rảnh tay hơn trong việc phát triển chương trình hạt nhân của mình. Chính vì các lý do trên, một số nhà phân tích chiến lược Mỹ hiện coi Â'n Độ, chứ không phải Nhật Bản, là nhân tố đối trọng chính với một Trung Quốc hùng mạnh trong tương lai.

Dạng thứ hai là các xung đột tiềm tàng giữa một số quốc gia trong khu vực. Đó là các mâu thuẫn trên Bán Đảo Triều Tiên, giữa Trung Quốc và Đài Loan liên quan đến vấn đề lãnh thổ và độc lập của Đài Loan; các tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc và Nhật (quần đảo Senkaku), giữa Nga và Nhật (quần đảo Kuril), giữa Trung Quốc với một số nước ASEAN (quần đảo Trường Sa), giữa Singapore và Malaysia (đảo Pulau Batu Butih), giữa Malaysia và Philppines (Sabah)... Các tranh chấp mang tính lịch sử này, vốn đã bị chìm đi trong thời kỳ chiến tranh lạnh, nay lại bắt đầu nổi lên, có khả năng tiềm tàng gây bất ổn định khu vực.

Dạng thứ ba là các vấn đề có "tác động lan toả" (spill-over effects) ảnh hưởng đến an ninh toàn khu vực do hệ quả của sự lệ thuộc lẫn nhau ngày càng tăng về kinh tế, chính trị và an ninh của các quốc gia trong khu vực. Đó là các vấn đề liên quan đến nội trị của một số nước, vấn đề tăng cường vũ trang trong khu vực và các vấn đề an ninh phi quân sự (non-military security issues) như năng lượng, lương thực, môi trường... Lấy vấn đề tăng cường mua sắm vũ khí trong khu vực trong thời gian gần đây làm ví dụ. Mặc dù có nhiều nguyên nhân để lý giải hiện tượng này, nhưng ở khía cạnh nào đó, việc này thể hiện sự lo ngại lẫn nhau và thiếu lòng tin của các nước trong khu vực về môi trường an ninh trong tương lai. Việc tăng cường vũ trang sẽ tạo ra một vòng xoay luẩn quẩn, vì một số nước trong khi tìm cách đảm bảo an ninh cho mình đã tìm cách tăng chi phí quốc phòng. Các nước láng giềng lại cảm thấy bất an và vì vậy cũng tìm cách tăng ngân sách quốc phòng. Nên không có cơ chế kiểm soát vũ khí và các biện pháp tăng cường lòng tin hữu hiệu, thì nguy cơ các nước trong khu vực lao vào vòng đua tìm kiếm các vũ khí hiện đại sẽ diễn ra với tốc độ chóng mặt và khó có điểm dừng.

Trên đây là các nguy cơ tiềm tàng có khả năng gây bất ổn định cho khu vực trong tương lai. Nghiêm trọng hơn, trong khu vực vẫn chưa có các tổ chức an ninh mang tính chặt chẽ như kiểu Tổ chức an ninh và hợp tác châu âu (OSCE) cho châu A' để xử lý các vấn đề an ninh. Nhưng ở góc độ khác, cần thấy rõ sự lệ thuộc lẫn nhau ngày càng tăng về lợi ích giữa các quốc gia Đông A' do kết quả của sự tăng trưởng kinh tế với tốc độ cao, mức độ buôn bán và đầu tư lớn giữa các nước trong khu vực đã và sẽ góp phần quan trọng thúc đẩy các nước tìm kiếm các biện pháp hòa bình giải quyết tranh chấp và ngăn không để xung đột nổ ra. Hơn nữa, việc ra đời của Diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu A' - Thái Bình Dương (APEC), Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF)... cũng là một trong các cố gắng của các nước khu vực nhằm thúc đẩy việc thực hiện các mục tiêu đó. Tuy nhiên, hãy còn quá sớm để có thể khẳng định ARF, một diễn đàn an ninh khu vực được các nước vừa và nhỏ như ASEAN khởi xướng, có đủ sức mạnh để ràng buộc các cường quốc lớn và đóng vai trò đi đầu trong việc thảo luận và xử lý các thách thức an ninh đặt ra cho toàn khu vực trong thế kỷ tới hay không.

Thay cho lời kết

Những phân tích và dự báo trên đây không nhằm bi kịch hóa tình hình ở một khu vực đang được đánh giá là phát triển kinh tế năng động và sẽ đóng vai trò trụ cột trong nền kinh tế thế giới trong thế kỷ 21, mà cố gắng đưa ra các đánh giá khách quan về thực trạng và triển vọng phát triển của khu vực. Trong vòng 15-20 năm tới, triển vọng phát triển của khu vực là khá sáng sủa. Tuy nhiên, để có thể duy trì sự phát triển bền vững sau đó, các nước trong khu vực ngay từ bây giờ phải bắt tay vào xử lý các thách thức do chính quá trình phát triển đặt ra; cùng nhau nêu cao ý chí chính trị, tăng cường phối hợp hành động để thúc đẩy hợp tác đa phương trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, an ninh và các lĩnh vực khác. Nhưng ngay cả khi các nước này thành công trong việc tăng cường cố kết chính trị, xử lý thành công các thách thức và mâu thuẫn để tạo môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế, thì thế kỷ Châu A'- Thái Bình Dương vẫn còn là một hiện thực xa vời và Châu A' - Thái Bình Dương khi đó vẫn chưa thể sánh với khu vực Đại Tây Dương trong việc chi phối các công việc thế giới trong "Thế kỷ Đại Tây Dương". Trong trường hợp ngược lại, Châu A' - Thái Bình Dương, đặc biệt là Đông A', sẽ rơi vào sự bất ổn triền miên, hỗn loạn về kinh tế và lúc đó "Thế kỷ Châu A' - Thái Bình Dương" chỉ còn được nhắc đến như một chuyện buồn của quá khứ. Và dĩ nhiên đây là điều không ai mong muốn xảy ra.
Tác giả: Hoàng Anh Tuấn.
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top