• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

Ôn thi những bài chủ yếu của lớp 9

[FONT=&quot]SANG THU[/FONT]

[FONT=&quot](Hữu Thỉnh)[/FONT]
[FONT=&quot]

I. Đọc - tìm hiểu chung về văn bản

1 . Tác giả, tác phẩm

a) Tác giả


Nguyễn Hữu Thỉnh sinh năm 1942
Quê: Tam Dương - Vĩnh Phúc
- Nhập ngũ năm 1963, rồi trở thành cán bộ tuyên huấn trong quân đội và bắt đầu sáng tác thơ.
- Tham gia ban chấp hành hội nhà văn Việt Nam các khoá: III, IV,V
- Từ năm 2000, là tổng thư ký Hội nhà văn Việt nam.
- Hữu Thỉnh là người viết nhiều, viết hay về những con người, cuộc sống ở nông thôn về mùa thu: cảm giác bâng khuâng, vấn vương trước đất trời trong trẻo đang biến chuyển nhẹ nhàng.

b) tác phẩm

- Bài thơ được sáng tác vào cuối năm 1977, in lần đầu tiên trên báo Văn nghệ. Sau đó được in lại nhiều lần trong các tập thơ.
- Bài thơ rút từ tập “Từ chiến hào đến thành phố”, NXB Văn học, Hà nội, 1991.
- Thể thơ: Ngũ ngôn (5 chữ)

2. Đọc, tìm hiểu chú thích

- Đọc bài thơ
- Chú thích (SGK)

II. Đọc,hiểu văn bản

Khổ thơ 1:

Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về.
- Tín hiệu của mùa thu đã về (sự chuyển mùa cuối hạ đầu thu)
+ Gió se: Gió khe khẽ, hơi lạnh chỉ có ở mùa thu.
+ Hương ổi: Đầu thu (cuối tháng 7 đầu tháng 8) mùa ổi chín rộ.
Từ “phả”: Hương ổi ở độ đậm nhất thơm nồng quyến rũ, hoà vào gió heo may của mùa thu lan toả khắp không gian tạo ra một mùi thơm ngọt mát, của trái ổi chín vàng - hương thơm nông nàn hấp dẫn của những vườn cây sum suê trái ngọt ở nông thôn Việt Nam.
+ Cùng với gió se: Là những hạt sương nhỏ li ti giăng mắc nhẹ nhàng như “cố ý” chậm lại thong thả nhẹ nhàng, chuyển động chầm chậm sang thu. Hạt sương sớm mai cũng như có tâm hồn, có cảm nhận riêng cũng nhẹ nhàng, thong thả qua ngưỡng cửa (qua ngõ) của mùa ghu vậy (ngõ thực và cũng là cửa ngõ thời gian thông giữa 2 mùa)
-Kết hợp một loạt các từ: “Bỗng - phả - hình như” thể hiện tâm trạng ngỡ ngàng, cảm xúc bâng khuâng, cảm nhận tinh tế của tác giả tâm hồn thi sĩ biến chuyển nhịp nhàng với phút giao mùa của cảnh vật. Từng cảnh thu của tạo vật đã thấp thoáng hồn người sang thu: chùng chình, bịn rịn, lưu luyến, bâng khuâng, chín chắn, điềm đạm.
* GV chốt: khổ thơ nói lên những cảm nhận ban đầu của nhà thơ về cảnh sang thu của đất trời. Thiên nhiên được cảm nhận từ những gì vô hình (hương, gió) mờ ảo (sương chùng chình), nhỏ hẹp và gần (ngõ).

Khổ thơ 2

Sông được lức dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu.
+ Dòng sông thướt tha mềm mại, hiền hoà trôi một cách nhà hạ, thanh thản, gợi lên vẻ đẹp êm dịu của bức tranh thiên nhiên mùa thu.
+ Những cánh chim chiều bắt đàu vội vã tìm về tổ trong buổi hoàng hôn (không còn nhởn nhơ rong chơi hoài bởi tiết trời mùa hạ).
+ Hình ảnh đám mây mùa hạ với sự cảm nhận đầy thú vị, sự liên tưởng độc đáo “vắt nửa mình sang thu”: Cảm giác giao mùa được diễn tả cụ thể và tinh tế bằng một hình ảnh đám mây của mùa hạ cũng như đang bước vào ngưỡng của của mùa thu vậy. Dường như giữa mùa hạ và mùa thu có một ranh giới cụ thể, hữu hình, hiển hiện, liên tưởng đầy thú vị không chỉ cảm nhận thị giác mà là sự cảm nhận bằng chính tâm hồn tinh tế, nhạy cảm, yêu thiên nhiên tha thiết của Hữu Thỉnh.
Tóm lại: Bằng sự cảm nhận qua nhiều giác qua, sự liên tưởng thú vị bất ngờ, với tâm hồn nhạy cảm tinh tế của tác giả, tất cả không gian cảnh vật như đang chuyển mình từ tư điềm tĩnh bước sang thu.

Khổ thơ 3

Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa….
- Nắng cuối hạ vẫn còn nồn, còn sáng nhưng đã nhạt dần (tuy không còn nét tươi mới của đầu hạ), nắng đã yếu dần bởi gió se đã đến. Không gian đó, cảm giác thời điểm đó thật thú vị.
-Cơn mưa mùa hạ thường nhanh bất chợt đến rồi chợt đi. Tác giả dùng từ “vơi” có giá trị gợi tả như sự đong đếm những vật có khối lượng cụ thể để diễn tả cái số lượng vô định - diễn tả cái thưa dần, ít dần, hết dần những cơn mưa rào ào ạt bất ngờ của mùa hạ. Tất cả đều chầm chậm, từ từ, không vội vã, không hối hả.
Hai câu thơ cuối:
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi.
- Ý nghĩa tả thực:
+ Hình tượng sấm thường xuất hiện nhiều và bất ngời đi liền với những cơn mưa rào chỉ có ở mùa hạ (sấm cuối mùa, sấm cuối hạ cũng bớt đi, ít đi lúc sang thu).
+ Hàng cây cổ thụ, cảnh vật thiên nhiên vào thu không còn giật mình, bất ngờ bởi tiếng sấm mùa hạ.
- Nghĩa ẩn dụ (đầy tính suy ngẫm)
+ Sấm: Những vang động bất thường của ngoại cảnh, của cuộc đời.
+ Hàng cây đứng tuổi: Hình ảnh gợi tả những con người từng trải đã từng vượt qua những khó khăn, những thăng trầm của cuộc đời. Qua đó, con người càng trở nên vững vàng hơn.

III. Tổng kết

Nghệ thuật
- Thể thơ 5 chữ. Nhịp thơ chậm, âm điệu nhẹ nhàng.
- Nhiều từ có giá trị gợi tả, gợi cảm sâu sắc.
- Sự cảm nhận tinh tế, thú vị, gợi những liên tưởng bất ngờ.
- Hình ảnh chọn lọc mang nét đặc trưng của sự giao mùa hạ - thu.
Nội dung
Từ cuối hạ sang đầu thu, đất trời có những biến chuyển nhẹ nhàng mà rõ rệt. Sự biến chuyển này đã được Hữu Thỉnh gợi lên bằng cảm nhận tinh tế, qua những hình ảnh giàu sức biểu cảm trong bài Sang thu.
- Lòng yêu thiên nhiên tha thiết của nhà thơ Hữu Thỉnh.
[/FONT]
 
[FONT=&quot]NÓI VỚI CON[/FONT]

[FONT=&quot](Y Phương)[/FONT]
[FONT=&quot]

I. Tìm hiểu chung về văn bản

1. Tác giả - tác phẩm

a) Tác giả


- Y Phương sinh năm 1948, tên khai sinh là Hứa Vĩnh Sước.
- Quê : Trùng Khánh - Cao Bằng, dân tộc Tày.
-1993: Chủ tịch hội văn nghệ Cao Bằng.
- Thơ ông thể hiện tâm hồn chân thật, mạnh mẽ và trong sáng, cách tư duy đầy hình ảnh của con người miền núi.

b) Tác phẩm

- Bài thơ trích trong cuốn “Thơ Việt Nam” (1945-1985), NXB Giáo dục 1997

c) Chủ đề bài thơ

- Lời người cha nói với con về lòng yêu thương con cái, ước mong thế hệ mai sau tiếp nối xứng đáng, phát huy truyền thống của tổ tiên, quê hương là tình cảm cao đẹp của con người Việt Nam suốt bao đời nay.

2. Đọc và tìm hiểu chú thích

(SGK )
3. Bố cục của văn bản


Văn bản có thể chia làm hai phần
- Phần 1 (từ đầu đến “ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời”): Con lớn lên trong tình yêu thương nâng đỡ của cha mẹ trong đời sống lao động của quê hương.
- Phần 2 (còn lại) : Lòng tự hào với sức sống mạnh mẽ bền bỉ với truyền thống cao đẹp của quê hương và niềm mong ước con hãy kế tục xứng đáng truyền thống đó.

II. Đọc - hiểu văn bản

1. Con lớn lên trong tình yêu thương của cha mẹ, sự đùm bọc của quê hương.


Chân phải bước tới cha
Chân trái bước tới mẹ
Một bước chạm tiếng nói
Hai bước chạm tiếng cười
- Hình dung đứa trẻ đang tập đi từng bước chập chững đầu tiên trong sự chờ đón, vui mừng của cha mẹ.
- Không khí gia đình đầm ấm, quấn quýt. Từng bước đi, từng tiếng nói, tiếng cười của con đều được cha mẹ chăm chút. Con lớn lên từng ngày trong sự thương yêu, nâng đón và mong chờ của cha mẹ.
- Diễn tả sự trưởng thành của con trong cuộc sống lao động, trong thiên nhiên thơ mộng và nghĩa tình của quê hương.
Đan lờ cài nan hoa
Vách nhà ken câu hát.
- Hình ản thơ vừa gợi công việc lao động cụ thể qua việc miêu tả được chất thơ của cuộc sống lao động hồn nhiên ấy bằng cách sử dụng những động từ (cài, ken) đi kèm với các danh từ (nan hoa - câu hát) tạo thành những kết cấu từ ngữ giàu sức khái quát, diễn tả tuy mộc mạc mà gợi cảm về cuộc sống lao động cần cù và tươi vui của người dân lao động miền núi. Giữa cuộc sống lao động cần cù ấy con từng ngày lớn lên.
Rừng cho hoa
Con đường cho những tấm lòng
Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới
Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời.
Vẫn bằng cách miêu tả mộc mạc, gợi cảm giác mạnhmẽ, tác giả đã thể hiện khung cảnh núi rừng quê hương thật thơ mộng và nghĩa tình. Thiên nhiên ấy đã chở che nuôi dưỡng con cả tâm hồn và lối sống.

2. Những đức tính cao đẹp của “người đồng mình” và mong muốn của người cha đối với con

- Bền gan vững chí:
Cao đo nỗi buồn
Xa nuôi chí lớn.
- Yêu tha thiết quê hương:
Sống trên đá không chê đá gập ghềnh
Sống trong thung không chê thung nghèo đói.
- Mộc mạc, hồn nhiên, khoáng đạt:
Sống như sông, như suối.
Người đồng mình thô sơ da thịt.
- Mạnh mẽ giàu chí khí - niềm tin:
Người đồng mình tự đập đá kê cao quê hương
Còn quê hương thì làm phong tục.
Tóm lại, cách nói của người dân miền núi diễn đạt vừa cụ thể (ví von so sánh cũng cụ thể có lúc như mơ hồ, đằng sau cái diễn đạt có lúc như mơ hồ lại là sự chính xác hợp lý), sức gợi cảm đặc biệt bộc lộ nội dung đặc sắc:
Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương
Còn quê hương thì làm phong tục.
Qua cách viết cách nói ấy ta thấy được niềm tự hào của người cha khi nói với con về quê hương mình
“Người đồng mình thô sơ da thịt
Chẳng máy ai nhỏ bé đâu con”.
- Từ việc diễn tả “người đồng mình” sống vất vả mà mạnh mẽ, khoáng đạt, bền bỉ gắn bó với quê hương dẫu còn cực nhọc, đói nghèo. Từ đó người cha mong muốn con phải có nghĩa tình chung thuỷ với quê hương, biết chấp nhận và vượt qua gian nan thử thách bằng ý chí, niềm tin của mình, đồng thời mong muốn con biết tự hào với truyền thống quê hương, dặn dò con cần tự tin mà vững bước trên đường đời.

III.Tổng kết

1. Nghệ thuật


Hình ảnh thở vừa cụ thể vừa có sức gợi cảm khái quát, cách nói mộc mạc, so sánh cụ thể, thể hiện cách nói đặc trưng của đồng bào miền núi.
- Lời thơ trìu mến tha thiết, điệp từ như điểm nhấn lời dặn dò ân cần, tha thiết của người cha.

2. Nội dung

Qua lời người cha nói với con, nhà thơ thể hiện tình cảm gia đình ấm cúng, ca ngợi truyền thống cần cù, sức sống mạnh mẽ của quê hương và dân tộc mình.
Bài thơ giúp ta hiểu thêm sức sống và vẻ đẹp tâm hồn của một dân tộc miền núi - gợi nhắc tình cảm gắn bó với truyền thống quê hương và ý chí vươn lên trong cuộc sống
[/FONT]
 
[FONT=&quot]MÂY VÀ SÓNG[/FONT]

[FONT=&quot](Ra-bin-dra-nát Ta-go)[/FONT]
[FONT=&quot]

I. Đọc, tìm hiểu chung về văn bản

1. Tác giả - tác phẩm


* Tác giả: Ta-go (1861-1941)
- Là nhà thơ hiện đại lớn nhất Ấn Độ.
- Sinh ra ở Can cút ta (Ben-gan), làm thơ rất sớm, từng du học nhiều nước.
- Sự nghiệp sáng tác đồ sộ (52 tập thơ, 42 vở kịch, 12 bộ tiểu thuyết, khoảng 100 truyện ngắn), được nhận giải thưởng Nô-ben (1913).
- Thơ của ông đa dạng về nội dung hình thức, thể hiện sự kết hợp hài hòa, nhuần nhuyễn giữa hiện đại và truyền thống, quốc tế và dân tộc.
+ Tinh thần nhân văn cao cả, tính chất trữ tình, triết lý nồng đượm.
+ Thơ của ông còn sử dụng thành công những hình ảnh của thiên nhiên mang ý nghĩa tượng trưng.
* Tác phẩm: “Mây và sóng” được viết bằng tiếng Ben-gan, in trong tập Si-su (Trẻ thơ), xuất bản năm 1909, được tác giả dịch sang tiếng Anh, in trong tập “Trăng non”, xuất bản năm 1915.

2. Đọc

3. Bố cục


2 phần:
- Phần 1 (Từ đầu đến “xanh thẳm”): Em bé kể với mẹ về lời rủ rê của mây và trò chơi do em tưởng tượng ra.
- Phần 2 (còn lại): Em bé kể với mẹ về lời rủ rê của sóng và trò chơi do em tự sáng tạo ra.

II. Đọc - hiểu văn bản

Từ “Mẹ ơi” đứng ở đầu đoạn 1 mà không đứng ở đầu đonaj 2 sẽ làm nổi bật hơn đối tượng đối tượng đối thoại, cũng là đối tượng bieru cảm của em bé là mẹ, mặc dù mẹ không xuất hiện, không phát ngôn - em bé thể hiện tình cảm của mình 1 cách tự nhiên, liền mạch (xét về cấu trúc đối xứng giữa 2 phần) có thể xem đây là hai lượt thoại, do đó lần thứ hai của em bé chứ không phải lần thứ hai trong bố cục tácphaarm.
Thêm một từ “mẹ ơi” ở đầu đoạn hai là không cần thiết - sự thổ lộ ở đây là thổ lộ trong tình huống có thử thách, do đó phải có 2 phần - có phần hai thì tình thương mẹ của bé mới được bộc lộ trọn vẹn.
Trừ cụm từ “Mẹ ơi”, cả hai phần đều có trình tự tường thuật:
- Thuật lại lời rủ rê.
- Thuật lại lời từ chối.
- Nêu trò chơi do em bé sáng tạo.

1. Lời mời gọi của những người sống trên mây, trên sóng.

Chúng tôi chơi từ khi thức dậy cho đến lúc chiều tà.
Chúng tôi chơi với bình minh vàng, bọn tớ chơi với vầng trăng bạc.
Chúng tôi ca hát từ bình minh đến tối,
Chúng tôi ngao du nơi này nơi nọ
Mà không biết mình đã đến nơi nao.
- Những người sống trên mây trên sóng đã vẽ ra một thế giới hấp dẫn, giữa vũ trụ rực rỡ sắc màu với bình minh vàng, với vầng trăng bạc, với tiếng ca du dương bất tận và được đi khắp nơi này nọ.
- Lời mời gọi của những người sống trên mây trên sóng chính là tiếng gọi của một thế giới diệu kỳ - vô cùng thú vị và hấp dẫn.
- Bởi thiên nhiên rực rỡ bí ẩn bao điều thú vị hấp dẫn với tuổi thơ thật khó có thể từ chối.

2. Lời chối từ của em bé.

-Khi mới được mời, em bé cũng rất muốn đi chơi. Em hỏi : “Nhưng làm thế nào mà tôi lên trên ấy được?”.
“Mẹ tôi đang đợi ở nhà làm sao tôi có thể rời mẹ mà đến được?”
“Buổi chiều mẹ luôn muốn tôi ở nhà
Làm sao tôi có thể rời mẹ mà đi được?”
- Em bé từ chối lời mời mọc đầy quyến rũ của mây và sóng vì một lý do thật dễ thương, khiến cho những người trên mây và trên sóng đều cười với em.
- Mặc dù tuổi nhỏ thường ham chơi, em cũng bị quyến rũ, và dĩ nhiên em đầy luyến tiếc những cuộc vui chơi, nhưng tình yêu thương với mẹ đã chiến thắng.
Tinh thần nhân văn sâu sắc của bài thơ thể hiện ở sự vượt lên ham muốn ấy, đó chính là sức níu giữ của tình mẫu tử.

3. Trò chơi của em bé

- Sự hòa quyện vào thiên nhiên:
+ Sự hòa hợp tuyệt diệu giữa em bé và thiên nhiên trong cuộc vui chơi ấm áp của tình mẫu tử. Em biến thành “mặt trăng và bến bờ kì lạ”, rộng mở để em được “lăn, lăn, lăn mãi” vào lòng.
+ Hình ảnh thiên nhiên thơ mộng qua trí tưởng tượng của em bé càng trở nên lung linh, gợi nhiều liên tưởng về những chú tiên đồng, những ông tiên trên trời xanh, những nàng tiên cá dưới biển cả...
+ Hình ảnh thiên nhiên mang ý nghĩa tượng trưng. “Mây” và “sóng” là biểu tượng về con. “Trăng” và “bờ biển” tượng trưng cho tấm lòng dịu hiền, bao la của mẹ. Ta-go lấy “Mây - trăng”, “sóng- bờ” để nói về tình mẫu tử.
Và không ai trên thế gian này biết mẹ con ta đang ở đâu.
Câu thơ cuối vừa là lời kết cho phần 2 vừa là lời kết cho cả bài thơ, tình mẫu tử ở khắp nơi thiêng liêng, bất diệt.
* Ý nghĩa triết lý
+ Thơ Ta-go thường đậm ý nghĩa triết lý: hạnh phúc không phải là điều gì xa xôi, bí ẩn do ai ban cho, mà ở ngay trên trần thế, do chính con người sáng tạo; sự hòa hợp giữa con người với thiên nhiên.
+ Nhà thơ đã hóa thân trong em bé để ngợi ca tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt.

III. Tổng kết

1. Nghệ thuật


- Hình thức đối thoại lồng trong độc thoại.
- Hình ảnh thiên nhiên giàu ý nghĩa tượng trưng - gợi tả - tưởng tượng phong phú.

2. Nội dung

- Ta- go ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng bất diệt.
- Ngoài ra còn có một số nội dung khác:
+ Trong cuộc sống vẫn thường gặp sự cám dỗ, quyến rũ - muốn khước từ chúng phải có những điểm tựa vững chắc và tình mẫu tử là một trong những điểm tựa ấy.
+ Bài thơ chắp cánh trí tưởng tượng cho tuổi thơ - tác giả cũng nhắc nhở mọi người rằng: hạnh phúc không phải điều gì xa xôi, bí ẩn do ai ban cho mà ngay trên trần thế, do chính con người tạo dựng.
[/FONT]
 
[FONT=&quot]BẾN QUÊ[/FONT]

[FONT=&quot]Nguyễn Minh Châu[/FONT]
[FONT=&quot]

I.Đọc, tìm hiểu chung về văn bản

1.Tác giả, tác phẩm:

a) Tác giả:


Nguyễn Minh Châu (1930 - 1989)
- Quê Quỳnh Lan – Nghệ An
- Ông gia nhập quân đội năm 1950, sau đó trở thành nhà văn quân đội.
- Nguyễn Minh Châu là cây bút văn xuôi tiêu biểu cho thời kì kháng chiến chống Mĩ.
- Các tác phẩm tiêu biểu:
Tiểu thuyết: Cửa sông, Dấu chân người lính.
Truyện ngắn: Mảnh trăng cuối rừng, Bức tranh.

b) Tác phẩm

Truyện ngắn Bến quê in trong tập truyện cùng tên, xuất bản năm 1985.
Truyện có ý nghĩa triết lí giản dị mà sâu sắc, mang tính trải nghiệm, có ý nghĩa tổng kết cuộc đời một con người.

2. Đọc – tìm hiểu chú thích:

a) Đọc văn bản.

b) Tìm hiểu chú thích

3. Tóm tắt truyện


- Nhân vật Nhĩ trong truyện từng đi khắp mọi nơi trên trái đất, cuối đời anh bị cột chặt vào giườ bệnh bởi một căn bệnh hiểm nghèo – đến nỗi không tự dịch chuyển được vài phân trên chiếc giường hẹp kê bên cửa sổ.
- Thời điểm đó, anh phát hiện ra vùng đất bên kia sông, nơi bến quê quen thuộc- một vẻ đẹp bình dị mà hết sức quyến rũ.
Nhận được sự chăm sóc ân cần của vợ, Nhĩ mới cảm nhận được sự vất vả, tần tảo- tình yêu và đức hy sinh thầm lặng của người vợ. Anh khao khát được đặt chân lên bờ bãi bên kia sông – cái miền đất gần gũi và trở nên xa vời với anh. Nhân vật đã chiêm nghiệm được cái quy luật đầy nghịch lý của đời người (con người trên đời người không tránh khỏi những khó khăn trắc trở - con người phải trải nghiệm trong cuộc sống mới cảm nhận hết được những bí ẩn đẹp đẽ trong cái bình dị đơn sơ) giống như niềm say mê pha lẫn nỗi ân hận, đau đớn mà lời lẽ không bao giờ giải thích hết được.

4. Tìm hiểu tình huống truyện

Hai tình huống cơ bản:
+ Nhĩ bị liệt toàn thân nằm trên giường bệnh
+ Nhĩ phát hiện ra vẻ đẹp của bãi bồi ven sông và người thân.
Tạo ra một chuỗi các tình huống nghịch lí, tác giả muốn lưu ý người đọc đến một nhận thức về cuộc đời: cuộc sống và số phận của một con người chứa đầy những sự bất thường – nghịch lí ngẫu nhiên vượt ra ngoài những dự định và ước muốn cả những hiểu biết và toan tính của người ta.
- Qua những suy nghĩ của nhân vật Nhĩ, truyện có ý nghĩa tổng kết sự trải nghiệm của cả đời người, con người ta trên đường đời thật khó tránh được những cái điều vòng vèo hoặc chùng chình – vẻ đẹp của cuộc sống êm đềm bình lặng của người thân yêu – thì có khi phải đến lúc sắp giã biệt cuộc đời ta mới thấm thía và cảm nhận được.

II. Đọc – hiểu văn bản

1. Phân tích những cảm xúc và suy nghĩ của nhân vật Nhĩ


- Khung cảnh thiên nhiên có chiều sâu rộng, từ những bông bằng lăng phía ngoài cửa sổ đến con sông Hồng màu đỏ nhạt lúc đã vào thu, vòm trời bãi bồi bên kia sông.
Nhĩ cảm nhận cảnh vật bằng cảm xúc tinh tế - không gian và những cảnh sắc ấy vốn quen thuộc gần gũi nhưng lại rất mới mẻ với Nhĩ. Lần đầu tiên anh cảm nhận tất cả vẻ đẹp và sự giàu có của nó.
Cảm nhận của Nhĩ về người thân:
Trong hoàn cảnh bệnh tật lâu dài, mọi sự chăm sóc đều nhờ vào vợ con. Buổi sáng hôm đó, bằng trực giác, Nhĩ đã hiểu thời gian của đời mình chẳng còn bao lâu nữa.
Nhĩ cảm nhận lần đầu tiên về sự vất vả, tần tảo, chịu thương chịu khó và sự âu yếm yêu thương của vợ anh .
- Cảm nhận về người vợ:
+ Những ngón tay gầy guộc, âu yếm vuốt ve bên vai chồng.
+ Liên đang mặc tấm áo vá…
“ Suốt đời anh làm em khổ tâm… Mà em cứ nín thinh…” “có hề sao đâu”.
Đoạn văn diễn tả sự thấu hiểu và biết ơn sâu sắc của Nhĩ với vợ:
“Cũng như cảnh bãi bồi đang nằm phơi mình bên kia – tâm hồn Liên vẫn giữ nguyên vẹn những nét tần tảo và chịu đựng hi sinh từ bao đời xưa – và cũng chính nhờ vào điều đó mà sau nhiều tháng bôn tẩu tìm kiếm …, Nhĩ đã thấy được nơi nương tựa là gia đình trong những ngày này”.
-Cách miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế, thể hiện sự hiểu biết sâu sắc về tâm hồn con người, về cách viết rất tài hoa của Nguyễn Minh Châu.
- Người cha khao khát được khám phá vẻ đẹp cuộc sống của bãi bồi bên kia sông – một vẻ đẹp vô cùng tươi mới – thân thuộc nhưng với hoàn cảnh của anh lúc này đặt chân đến được là điều không thể - khát khao ấy xâm chiếm tâm hồn anh mãnh liệt nhưng vì không thể thực hiện nên khó diễn tả thành lời cho đứa con trai còn ít tuổi – chưa có những trải nghiệm như anh hiểu nổi.
- Khi nhận ra vẻ đẹp của bãi bồi bên kia sông vào buổi sáng đầu thu- cũng là lúc Nhĩ nhận ra mình sắp phải từ giã cõi đời.Muốn đặt chân lên bãi bồi bên kia sông:
- Những giá trị bình thường bị người ta lãng quên – bỏ qua lúc tuổi trẻ - khi những ham muốn xa vời đang lôi cuốn con người tìm đến. Sự nhận thức này chỉ đến với người ta ở cái thái độ đã từng trải. Với Nhĩ đó là lúc cuối đời, bởi thế đó là sự thức tỉnh xen lẫn niềm ân hận và nỗi xót xa.
- Không thể thực hiện được cái mình khát khao – Nhĩ phải nhờ đến người con trai- nhưng vì không thể giải thích cho nó hiểu – nên trên đường đi cậu bé đã sa vào trò chơi hấp dẫn nó gặp bên đường (Bởi đứa con không hiểu được ước muốn của người cha đề rồi lỡ chuyến đò sang ngang duy nhất trong ngày, nó nhận lời một cách miễn cưỡng)
* Câu chuyện của Nhĩ và cậu con trai – sự chiêm nghiệm của anh về quy luật của đời người:
Con người ở trên đời thật khó tránh được những cái vòng vèo hoặc chùng chình.
- Khi thấy con đò ngang vừa chạm mũi vào bờ đất bên này Nhĩ đã thu hết tâm lực dồn vào cử chỉ có vẻ kì quặc “anh đang cố…” Ý như khẩn thiết ra hiệu một người nào đó – hành động này có thể hiểu anh đang nôn nóng thúc giục cậu con trai anh mau kẻo lỡ đò.
Hình ảnh này còn gợi ra ý nghĩa khái quát hơn:
+ Muốn thức tỉnh mọi người về cái vòng vèo chùng chình mà chúng ta đang sa vào trên đường đời – để dứt ra khỏi nó – để hướng tới những giá trị đích thực vốn rất giản dị gần gũi và bền vững.
Nhân vật Nhĩ trong truyện là nhân vật tư tưởng – một loại nhân vật nổi lên trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu giai đoạn sau 1975 – nhà văn đã gửi gắm qua nhân vật nhiều điều quan sát suy ngẫm – triết lí về cuộc đời con người nhưng nhân vật không là cái loa phát ngôn cho tác giả - những chiêm nghiệm triết lí đã được chuyển hoá vào trong đời sống nội tâm của nhân vật với diễn biến của tâm trạng dưới sự tác động của hoàn cảnh được miêu tả tinh tế, hợp lí.

2. Tìm hiểu một đặc điểm nổi bật trong nghệ thuật của truyện: sáng tạo những hình ảnh có ý nghĩa biểu tượng

Hình ảnh biểu tượng thường có hai lớp nghĩa: nghĩa thực và nghĩa biểu tượng qua hình ảnh.
Một số hình ảnh mang nghĩa biểu tượng:
- Hình ảnh bãi bồi ven sông và toàn bộ khung cảnh: Vẻ đẹp của đời sống vừa bình dị vừa thân thuộc – hình ảnh của quê hương xứ sở của mỗi người.
- Hình ảnh bờ sông bên này bị sụt lở:
“tiếng những tảng đất lở bên này sông…đổ ụp vào trong giấc ngủ của Nhĩ lúc gần sáng. Bông hoa bằng lăng cuối thu sắc tím đậm hơn”: sự sống của nhân vật Nhĩ đã vào những ngày cuối tuần.
- Người con trai sà vào trò chơi đám cờ thế gợi ra những điều mà Nhĩ cho là vòng vèo, chùng chình không tránh khỏi.
- Hành động của Nhĩ có vẻ khác thường ở cuối truyện: đu mình nhô người ra ngoài giơ một cánh tay gầy guộc ra phía ngoài cửa sổ khoát khoát như đang khẩn thiết ra hiệu cho một người nào đó: phải thoát ra, dứt ra khỏi sự chùng chình để hướng tới giá trị đích thực, giản dị mà bền vững.

III. Tổng kết

1.Nghệ thuật


- Sự miêu tả tâm lý tinh tế.
- Cách sử dụng nhiều hình ảnh giàu tính biểu tượng.
- Xây dựng tình huống truyện giàu sức biểu hiện.
- Trần thuật theo dòng tâm trạng của nhân vật.

2. Nội dung

Truyện ngắn Bến quê đã thể hiện những suy ngẫm trải nghiệm của nhà văn về cuộc sống và thức tỉnh sự trân trọng đối với vẻ đẹp bình dị, gần gũi của cuộc sống quê hương.
[/FONT]
 
[FONT=&quot]NHỮNG NGÔI SAO XA XÔI (Trích)[/FONT]

[FONT=&quot](Lê Minh Khuê)[/FONT]
[FONT=&quot]

I.Đọc, tìm hiểu chung về văn bản

1. Tác giả - tác phẩm

a) Tác giả
:

Lê Minh Khuê sinh năm 1949
- Quê: Tĩnh Gia – Thanh Hoá.
- Là Thanh niên xung phong trong kháng chiến chống Mĩ.
- Viết văn từ những năm 70.
Là cây bút truyện ngắn, ngòi bút miêu tả tâm lí tinh tế, sâu sắc đặc biệt là khi viết về phụ nữ.
- Đề tài trước 1975: Đều viết về cuộc sống chiền đấu của thanh niên xung phong và bộ đội trên tuyến đường Trường Sơn, gây được chú ý của bạn đọc.
- Sau 1975: Những sáng tác của Lê Minh Khuê bám sát những biến chuyển của đời sống – đề cập nhiều vấn đề bức xúc của xã hội và con người với tinh thần đởi mới mạnh mẽ.

b) Tác phẩm:

Những ngôi sao xa xôi là một trong những tác phẩm đầu tay của Lê Minh Khuê.
* Xuất xứ: Viết năm 1971 – cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước đang diễn ra ác liệt.
- Đây là một truyện ngắn được viết ngay trong thời kì chiến tranh nên không tránh khỏi những hạn chế trong cách phản ánh hiện thực và con người. Tác phẩm này thể hiện chủ nghĩa anh hùng, vẻ đẹp tâm hồn, tư tưởng và những tác phẩm chất cao cả của con người Việt Nam trong cuộc chiến tranh yêu nước được nhìn nhận theo khuynh hướng sử thi.
Truyện viết về ba cô gái trong một tổ trinh sát phá bom ở một cao điểm trên tuyến đường Trường Sơn những năm kháng chiến chống Mĩ.
Đây là một trong những đề tài của nhiều tác phẩm thơ truyện – ca khúc thời kháng chiến chống Mĩ:
- Đường Trường Sơn. Những cô gái Thanh niên xung phong. Anh bộ đội lái xe.
Tiêu biểu là những bài thơ của: Phạm Tiến Duật, Lâm Thị Mĩ Dạ, Nguyễn Minh Châu (Truyện ngắn “Mảnh trăng cuối rừng”).
* Ngôi kể:
- Ngôi thứ nhất thông qua lời kể của nhân vật chính. Lựa chọn ngôi kể này, nhà văn đã tạo được thuận lợi để biểu hiện đời sống nội tâm với nhiều cảm xúc ấn tượng hồi tưởng của nhân vật làm hiện lên vẻ đẹp trong sáng hồn nhiên của những cô gái thanh niên xung phong.
* Đọc
* Tóm tắt truyện: (SGV 150 - 151)
- Ba nữ thanh niên xung phong làm thành một tổ trinh sát mặt đường tại một trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn gồm ba cô gái rất trẻ: Định – Nho – Chị Thao (lớn tuổi hơn một chút).
- Nhiệm vụ của họ là quan sát địch ném bom – đo khối lượng đất đá phải san lấp do bom địch gây ra – đánh dấu những vị trí bom chưa nổ và phá bom.
- Họ ở trong một cái hang dưới chân cao điểm – tách xa đơn vị, cuộc sống gian khổ khó khăn nhưng họ vẫn có những nét vui vẻ hồn nhiên của tuổi trẻ, mơ mộng, yêu thương, gắn bó trong tình đồng đội.
- Truyện tập trung miêu tả nhân vật Phương Định – nhân vật chính – cô gái giàu cảm xúc, mơ mộng, hồn nhiên luôn nhớ những kỉ niệm của tuổi thiếu nữ, gia đình, thành phố thân yêu.
- Phần cuối tập trung miêu tả hành động và tâm trạng của các nhân vật trong 1 lần phá bom – Nho bị thương và sự lo lắng chăm sóc của hai người.

2. Chú thích

II. Đọc – hiểu truyện

1. Những nét tính cách chung của 3 cô gái TNXP trong tổ trinh sát mặt đường


- Hoàn cảnh sống, chiến đấu: bom đạn – nguy hiểm – ác liệt – gian khổ - khó khăn.
- Họ ở trên một cao điểm, giữa một vùng trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn – nơi tập trung nhiều bom đạn – nguy hiểm – ác liệt.
+ Ở trong một cái hang dưới chân cao điểm.
+ Đường bị đánh lở loét màu đất đỏ trắng lẫn lộn.
+ Hai bên đường không có lá xanh – những thân cây bị tước khô cháy…
+ Một vài thùng xăng – ô tô méo mó han gỉ.
- Công việc:
+ Đo khối lượng đất đá lấp vào hố bom
+ Đếm – phá bom chưa nổ.
+ Những công việc mạo hiểm với cái chết – khó khăn – gian khổ.
+ Luôn căng thẳng thần kinh.
+ Đòi hỏi sự dũng cảm và hết sức bình tĩnh.
- Chúng tôi bị bom vùi luôn.
- Khi bò trên cao điểm chỉ thấy hai con mắt lấp lánh cười: Hàm răng trắng khuôn mặt nhem nhuốc – “Những con quỉ mắt đen”.
- Chạy trên cao điểm cả ban ngày.
- Thần chết không thích đùa: nằm trong ruột quả bom.
- Đất bốc khói, không khí bàng hoàng, máy bay ầm ĩ.
- Thần kinh căng như chão, tim đập bất chấp cả nhịp điệu, chân chạy trên những nền đất có nhiều quả bom chưa nổ.
- Thời tiết nóng bức: trên 30˚.
Xong việc thở phào, chạy về hang
Họ là những cô gái trẻ, dễ xúc cảm, hay mơ mộng.
- Dễ vui và cũng dễ trầm tư
- Thích làm đẹp cho cuộc sống của mình ngay ở trên chiến trường.
- Nho thích thêu thùa.
- Chị Thao chăm chép bài hát.
- Phương Định thích ngắm mình trong gương, ngồi bó gối mơ mộng rồi hát.
* Họ cũng có những nét cá tính riêng.
- Chị Thao lớn tuổi hơn một chút, làm tổ trưởng từng trải hơn – không dễ dàng hồn nhiên – ước mơ và dự tính về tương lai- có vẻ thiết thực hơn, nhưng cũng không thiếu những khao khát rung động của tuổi trẻ. Chị chiến đấu dũng cảm, bình tĩnh nhưng lại rất sợ khi nhìn thấy máu chảy.
- Quê hương của họ: Họ là những cô gái còn rất trẻ đến từ Hà Nội – là thanh niên xung phong.
+ Tinh thần trách nhiệm cao với nhiệm vụ.
+ Dũng cảm.
+ Tình đồng đội gắn bó.

2. Nét tính cách riêng của mỗi người.

a) Nhân vật Phương Định


Là một cô gái Hà Nội xung phong vào chiến trường.
- Từ một cô gái thành phố vào chiến trường
- Có một thời học sinh hồn nhiên, sống vô tư bên mẹ trong một căn buồng nhỏ ở thành phố yên tĩnh trong những ngày thanh bình trước chiến tranh ở thành phố của mình.
- Những kỉ niệm ấy luôn sống lại trong cô ngay giữa chiến trường dữ dội – nó vừa là niềm khao khát, vừa làm dịu mát tâm hồn trong hoàn cảnh căng thẳng, khốc liệt của chiến trường.
+ Có những năm tháng tuổi thơ hồn nhiên – êm đềm bên mẹ.
+ Là một cô gái hồn nhiên hay mơ mộng, nhiều ước mơ, thích ca hát, khá xinh đẹp.
[/FONT]
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top