• HÃY CÙNG TẠO & THẢO LUẬN CÁC CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC [Vn Kiến Thức] - Định hướng VnKienthuc.com
    -
    Mọi kiến thức & Thông tin trên VnKienthuc chỉ mang tính chất tham khảo, Diễn đàn không chịu bất kỳ trách nhiệm liên quan
    - VnKienthuc tạm khóa đăng ký tài khoản tự động để hạn chế SEO bẩn, SPAM, quảng cáo. Chưa đăng ký, KHÁCH vẫn có thể đọc và bình luận.

[Ôn thi đại học] Thảo luận hóa vô cơ - Phần bài tập.

cacodemon1812

New member
Xu
0
Quy đổi hh về Fe; Cu và O[SUB]2[/SUB]
với số mol lần lượt là: a;b;c
ta có PT (1): 56a + 64b + 32c = 48.8
Khi tác dụng với HNO[SUB]3[/SUB]
Fe --> Fe[SUP]+3[/SUP] + 3e
Cu --> Cu[SUP]+2[/SUP] + 2e
O2 + 4e --> 2O-2
n e N[SUP]+5[/SUP] nhận = 6.72/22.4 *3 = 0.9 mol
=> 3a + 2b - 4c = 0.9 (2)
m muối = mFe(NO[SUB]3[/SUB])[SUB]3[/SUB] + Cu(NO[SUB]3[/SUB])[SUB]2[/SUB]
= 242a + 188b = 147.8 (3)
Từ (1) (2) và (3) => x = 0.3; y = 0.4; y = 0.2
=> Ct Fe[SUB]x[/SUB]O[SUB]y[/SUB] => x/2y = 3/4 => Ct: Fe[SUB]3[/SUB]O[SUB]4[/SUB]
 

QLC

New member
Xu
0
Cho 13,92g oxit sắt từ tác dụng với dung dịch HNO[SUB]3 [/SUB]thu được 0,448 lít khí N[SUB]x[/SUB]O[SUB]y[/SUB] (đktc). Khối lượng HNO[SUB]3[/SUB] nguyên chất đã tham gia phản ứng:
A 43,52g. B 89,11g. C 25,87g. D 35,28g
 

cacodemon1812

New member
Xu
0
Cho 13,92g oxit sắt từ tác dụng với dung dịch HNO[SUB]3 [/SUB]thu được 0,448 lít khí N[SUB]x[/SUB]O[SUB]y[/SUB] (đktc). Khối lượng HNO[SUB]3[/SUB] nguyên chất đã tham gia phản ứng:
A 43,52g. B 89,11g. C 25,87g. D 35,28g
Ta có:
nFe[SUB]3[/SUB]O[SUB]4[/SUB] = 0.06 mol
=> ne mà Fe[SUB]3[/SUB]O[SUB]4[/SUB] cho = 0.06 mol
=> n khí = 0.02 mol
=> n e khí nhận = 0.06 mol
=> 1 phân tử N[SUP]+5[/SUP] nhận 0.06/0.02 = 3 e --> N[SUP]+2[/SUP] => N[SUB]x[/SUB]O[SUB]y[/SUB] là NO
=> nHNO[SUB]3[/SUB] = 9nFe[SUB]3[/SUB]O[SUB]4[/SUB] + nNO = 0.06*9 + 0.02 = 0.56 mol
=>mHNO[SUB]3[/SUB] = 35.28 g
=> Đáp án D
 

h2hoa.ilove

New member
Xu
0
Cho 13,92g oxit sắt từ tác dụng với dung dịch HNO[SUB]3 [/SUB]thu được 0,448 lít khí N[SUB]x[/SUB]O[SUB]y[/SUB] (đktc). Khối lượng HNO[SUB]3[/SUB] nguyên chất đã tham gia phản ứng:
A 43,52g. B 89,11g. C 25,87g. D 35,28g

Mol Fe[SUB]3[/SUB]O[SUB]4[/SUB] = 0,06; mol khí = 0,02
3Fe[SUP]+8/3 [/SUP]----> 3Fe[SUP]3+[/SUP] + 1e
0,06.3-----------------0,06xN[SUP]+5[/SUP] + (5x - 2y)e ----> xN[SUP]+2y/x[/SUP]
==> 5x - 2y = 0,06/0,02 = 3
Nghiệm phù hợp: x = y = 1
==> m[SUB]HNO3 [/SUB]= (0,02 + 0,06.3.3).63 = 35,28 (g) ==> Đáp án D
 

h2hoa.ilove

New member
Xu
0
Trong bình kín dung tích 2,112l chứa khí CO và 1 lượng hh bột A gồm Fe[SUB]3[/SUB]O[SUB]4[/SUB] và FeCO[SUB]3[/SUB] ở 27,3[SUP]0[/SUP]C, áp suất trong bình là 1,4 atm (V chất rắn ko đáng kể). Nung nóng bình ở nhiệt độ cao để các pư xảy ra hoàn toàn. Hỗn hợp sau pư có tỉ khối so với H[SUB]2[/SUB] là 554/27. Hoà tan hoàn toàn hh A trong dd HNO[SUB]3[/SUB] loãng, thu được 1,792/3 lít hỗn hợp khí gồm NO và CO[SUB]2[/SUB] ở đktc. Thể tích dd HCl 2M tối thiểu để hoà tan hết A là:
A. 0,08
B. 0,07
C. 0,095
D. 0,065
 

cacodemon1812

New member
Xu
0
Trong bình kín dung tích 2,112l chứa khí CO và 1 lượng hh bột A gồm Fe[SUB]3[/SUB]O[SUB]4[/SUB] và FeCO[SUB]3[/SUB] ở 27,3[SUP]0[/SUP]C, áp suất trong bình là 1,4 atm (V chất rắn ko đáng kể). Nung nóng bình ở nhiệt độ cao để các pư xảy ra hoàn toàn. Hỗn hợp sau pư có tỉ khối so với H[SUB]2[/SUB] là 554/27. Hoà tan hoàn toàn hh A trong dd HNO[SUB]3[/SUB] loãng, thu được 1,792/3 lít hỗn hợp khí gồm NO và CO[SUB]2[/SUB] ở đktc. Thể tích dd HCl 2M tối thiểu để hoà tan hết A là:
A. 0,08
B. 0,07
C. 0,095
D. 0,065
Ta có:
Gọi số mol Fe[SUB]3[/SUB]O[SUB]4[/SUB] và FeCO[SUB]3[/SUB] lần lượt là a và b
- nCO = 0.12 mol
* TN1:
* Lưu ý* CO[SUB]2[/SUB] được sinh ra bởi FeCO[SUB]3[/SUB] nhiệt phân và CO tác dụng với 2 oxit ( Fe[SUB]3[/SUB]O[SUB]4[/SUB] và FeO )
Hỗn hợp sau phản ứng là CO và CO[SUB]2[/SUB] có tỉ khối so với H[SUB]2[/SUB] là 554/27
=> nCO : nCO[SUB]2[/SUB] = 5 : 22
Ta có: nCO sau phản ứng = 0.12 - 4a - b
nCO[SUB]2[/SUB] sau phản ứng = 4a + b + b = 4a + 2b
=> (0.12-4a - b) : (4a+2b) = 5 : 22 => 2.64 - 88a - 22b = 20a + 10b => 108a + 32b = 2.64 (1)
* TN2:
n hh khí = 2/75 mol
nNO = 1/3 (nFe[SUB]3[/SUB]O[SUB]4[/SUB] + nFeCO[SUB]3[/SUB]) - Bảo toàn e
=> nNO = ( a + b)/3
nCO[SUB]2 [/SUB]= nFeCO[SUB]3 [/SUB] - Bảo toàn nguyên tố
=> nCO[SUB]2[/SUB] = b
nCO[SUB]2 [/SUB]+ nNO = 2/75 => a/3 + 4b/3 = 2/75 (2)


Từ (1) và (2) => a = 0.02, b= 0.015
nHCl cần dùng = 8nFe[SUB]3[/SUB]O[SUB]4 [/SUB]+ 2nFeCO[SUB]3[/SUB] = 0.19 mol
=> V = 0.095 l
=> Đáp C
 

h2hoa.ilove

New member
Xu
0
Hỗn hợp X gồm 2 kim loại Mg và R.
- Cho 8 gam hh X vào dung dịch HCl lấy dư thu được 4,48l khí (đktc).
- Cho 16 gam hh X tác dụng vừa đủ với 11,2l Cl[SUB]2[/SUB] (đktc).
Xác định R.

A. Cu hoặc Zn
B. Cu hoặc Fe
C. Fe hoặc Zn
D. Fe hoặc Al
 

h2hoa.ilove

New member
Xu
0
Cho hh X gồm Al, Fe, Au vào bình đựng dung dịch HCl đậm đặc dư thu được V(l) H[SUB]2[/SUB] (đktc). Thêm từ từ dung dịch HNO[SUB]3[/SUB] đặc vào bình cho đến khi ngừng thoát khí thấy có 0,4 mol HNO[SUB]3[/SUB] tham gia tạo ra 8,96l (đktc) một khí ko màu, hoá nâu trong không khí và dung dịch B. Nếu lọc tách chất rắn trong bình (sau khi tác dụng với HCl) rồi cho toàn bộ nước lọc tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 27g kết tủa. Nếu cô cạn dung dịch thì thu được 166,5g muối khan. Số mol mỗi KL trong X lần lượt là:

A. 0,15 – 0,1 – 0,15
B. 0,3 – 0,2 – 0,3
C. 0,2 – 0,3 – 0,3
D. 0,1 – 0,15 – 0,15

Gọi mol Al = x; mol Fe = y; mol Au = z
Au + 3HCl + HNO[SUB]3[/SUB]----> AuCl[SUB]3[/SUB] + NO + H[SUB]2[/SUB]O (1)
3Fe[SUP]2+[/SUP] + 4H[SUP]+[/SUP] + NO[SUB]3[/SUB][SUP]-[/SUP] ----> 3Fe[SUP]3+[/SUP] + NO + H[SUB]2[/SUB]O (5)
Mol NO = 0,4 ==> NO[SUB]3[/SUB][SUP]-[/SUP] hết
Mol Fe[SUP]2+ [/SUP]= 27/90 = 0,3 ==> Mol NO (2) = 0,1 ==> Mol NO (1) = 0,3 ==> Mol Au = 0,3
Ta có: 133,5x + 0,3.162,5 + 303,5.0,3 = 166,5 ==> x = 0,2
==> Đáp án B.
 
Xin góp vài bài vào topic luyện thi nhé!

Câu 1.
Hòa tan m gam hỗn hợp Na[SUB]2[/SUB]O và Al[SUB]2[/SUB]O[SUB]3[/SUB] có tỉ lệ mol 1:1 vào lượng nước dư thu được dung dịch X. Cho 120 ml dung dịch HCl 1M vào dung dịch X thu được 9,36 gam kết tủa. Còn nếu cho 180 ml dung dịch HCl 1M vào dung dịch X thu được 10,92 gam kết tủa. Giá trị m là.
A. 12,30 gam
B. 11,48 gam
C. 13,12 gam
D. 14,76 gam

Câu 2. Sục 448 ml CO[SUB]2[/SUB] (đktc) vào 100 ml dung dịch chứa NaOH aM và Na[SUB]2[/SUB]CO[SUB]3[/SUB] bM thu được 100 ml dung dịch X.
+ Cho từ từ 100 ml dung dịch HCl 0,3M vào 100 ml dung dịch X thu được 224ml khí CO[SUB]2[/SUB] (đktc).
+ Cho từ từ 100 ml dung dịch X vào 100 ml dung dịch HCl 0,3M thu được 403,2 ml khí CO[SUB]2[/SUB] (đktc).
Giá trị của a là.
A. 0,3M
B. 0,2M
C. 0,15M
D. 0,1M
 

chuot sun

New member
Xu
0
Câu 1. Hòa tan m gam hỗn hợp Na[SUB]2[/SUB]O và Al[SUB]2[/SUB]O[SUB]3[/SUB] có tỉ lệ mol 1:1 vào lượng nước dư thu được dung dịch X. Cho 120 ml dung dịch HCl 1M vào dung dịch X thu được 9,36 gam kết tủa. Còn nếu cho 180 ml dung dịch HCl 1M vào dung dịch X thu được 10,92 gam kết tủa. Giá trị m là.
A. 12,30 gam
B. 11,48 gam
C. 13,12 gam
D. 14,76 gam

TH1:
n Al(OH)[SUB]3[/SUB] = 9.36/78 = 0,12 mol
n Al[SUB]2[/SUB]O[SUB]3[/SUB] = n HCl

TH2:
n Al(OH)[SUB]3[/SUB] [SUB]= [/SUB]10,92/78 = 0,14 mol
n Al(OH)[SUB]3[/SUB] < n HCl

=> TH1 HCl hết

Xét TH2:

Na[SUB]2[/SUB]O + H[SUB]2[/SUB]O ---> 2NaOH
x-------------------2x

Al[SUB]2[/SUB]O[SUB]3[/SUB] + 2NaOH + 3H[SUB]2[/SUB]O ---> 2Na[Al(OH)[SUB]4[/SUB]]
x---------2x--------------------2x

Na[Al(OH)[SUB]4[/SUB]] + HCl ---> NaCl + Al(OH)[SUB]3[/SUB] + H[SUB]2[/SUB]O
2x---------------2x----------------2x

Al(OH)[SUB]3[/SUB] + 3HCl ---> AlCl[SUB]3[/SUB] + 3H[SUB]2[/SUB]O
(0,18-2x)/3---(0,18-2x)

Ta có pt:
2x – (0,18-2x)/3 = 0,14
=> x = 0,75 mol

m[SUB]hh [/SUB]= 0,075.(23.2+16+27.2+16.3) = 12,3 gam

---> chọn A
 
Câu 3. Điện phân với điện cực trơ dung dịch chứa 0,3 mol AgNO[SUB]3[/SUB] với I = 2,68A trong thời gian t giờ thu được dung dịch X với hiệu suất điện phân 100%. Cho 22,4 gam bột Fe vào X thấy thoát ra khí NO (sản phẩm khử duy nhất) và sau các phản ứng hoàn toàn thu được 34,28 gam chất rắn. Giá trị của t là
A. 1
B. 0,6
C. 0,25
D. 1,2

Câu 4. Đốt cháy hỗn hợp gồm 1,92 gam Mg và 4,48 gam Fe với hỗn hợp khí X gồm Cl[SUB]2[/SUB] và O[SUB]2[/SUB], sau phản ứng chỉ thu được hỗn hợp Y gồm các oxit và muối clorua (không còn khí dư). Hòa tan Y bằng một lượng vừa đủ 120 ml dung dịch HCl 2M, thu được dung dịch Z. Cho AgNO[SUB]3[/SUB] dư vào dung dịch Z thu được 56,69 gam kết tủa. Phần trăm thể tích của Cl[SUB]2[/SUB] trong hỗn hợp X là.
A. 51,72%
B. 76,70%
C. 53,85%
D. 56,36%

Câu 5. Cho m gam hỗn hợp Fe, Cu vào dung dịch chứa 0,03 mol Fe(NO[SUB]3[/SUB])[SUB]3[/SUB] và 0,09 mol AgNO[SUB]3[/SUB], sau một thời gian phản ứng, lọc tách được 9,76 gam hỗn hợp chất rắn X và dung dịch Y. Cho thêm 2,16 gam bột Al vào Y đến khi các phản ứng hoàn toàn thu được 8,74 gam hỗn hợp kim loại và được dung dịch Z. Giá trị của m bằng.
A. 5,02.
B. 6,99.
C. 5,66.
D. 6,56
 
CHAT
  1. No shouts have been posted yet.

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top