Ôn tập Sinh học 12 theo bài (Chương 1) (BÀI 1 - BÀI 6)

Bão lá

New member
Xu
0
ÔN TẬP SINH HỌC 12 THEO BÀI (CHƯƠNG 1) (BÀI 1- BÀI 6)



BÀI 1
GEN, MÃ DI TRUYỀN VÀ QUÁ TRÌNH NHÂN ĐÔI ADN


I.Gen

1. Khái niệm

Gen là một đoạn của phân tử ADN mang thông tin mã hoá 1 chuỗi pôlipeptit hay 1 phân tử A RN

2.Cấu trúc chung của gen cấu trúc

* Gen cấu trúc có 3 vùng :
- Vùng điều hoà đầu gen : mang tín hiệu khởi động
- Vùng mã hoá : mang thông tin mã hoá a.a
- Vùng kết thúc :nằm ở cuối gen mang tín hiệu kết thúc phiên mã

II. Mã di truyền

1. Khái niệm
* Mã di truyền là trình tự các nuclêôtit trong gen quy định trình tự các a.a trong phân tử prôtêin



BÀI 2 PHIÊN MÃ VÀ DỊCH MÃ


I. Phiên mã

1. Cấu trúc và chức năng của các loại ARN
(Nội dung PHT)

2. Cơ chế phiên mã

* Thời điểm: xảy ra trước khi tế bào tổng hợp prôtêin

* Diễn biến: dưới tác dụng của enzim ARN-pol, 1 đoạn pt ADN duỗi xoắn và 2 mạch đơn tách nhau ra

+ Chỉ có 1 mạch làm mạch gốc
+ Mỗi nu trong mỗi mạch gốc kết hợp với 1 Ri nu tự do theo NTBS
Agốc - Umôi trường
Tgốc - Amôi trường
Ggốc – Xmôi trường
Xgốc – Gmôi trường
→ chuỗi poli ribonucleotit có cấu trúc bậc 1. nếu là tARN , rARN thì tiếp tục hình thành cấu trúc ko gian bậc cao hơn
+ sau khi hình thành ARN chuyển qua màng nhân tới tế bào chất, ADN xoắn lại như cũ

* Kết quả : một đoạn pt ADN→ 1 Pt ARN

* Ý nghĩa : hình thanh ARN trực tiếp tham gia vào qt sinh tổng hợp prôtêin quy định tính trạng

II. Dịch mã

1. Hoạt hoá a.a

- Dưới tác động của 1 số E các a.a tự do trong mt nội bào dc hoạt hoá nhờ gắn với hợp chất ATP

- Nhờ tác dụng của E đặc hiệu, a.a dc hoạt hoá liên kết với tARN tương ứng → phức hợp a.a - tARN

2. Tổng hợp chuỗi pôlipeptit

- mARN tiếp xúc với ri ở vị trí mã đầu (AUG), tARN mang a.a mở đầu (Met) → Ri, đối mã của nó khớp với mã của a.a mở đầu.mARN theo NTBS

- a.a 1- tARN→ tới vị trí bên cạnh, đối mã của nó khớp với mã của a.a 1.mARN theo NTBS, liên kết peptit dc hình thành giữa a.a mở đầu và a.a 1

- Ri dịch chuyển 1 bộ ba. mARNlàmcho tARN ban đầu rời khỏi ri, a.a2-tARN →Ri, đối mã của nó khớp với mã của a.a2.mARN theo NTBS, liên kết peptit dc hình thàn giữa a.a1 và a.a2

- Sự chuyển vị lại xảy ra đến khi Ri tiếp xúc với mã kết thúc.mARN thì tARN cuối cùng rời khỏi ri→ chuỗi polipeptit dc giải phóng

- Nhờ tác dụng của E đặc hiệu, a.a mở đầu tách khỏi chuỗi poli, tiếp tục hình thành cấu trúc bậc cao hơn→ pt prôtêin hoàn chỉnh

*Lưu ý : mARN dc sử dụng để tổng hợp vài chục chuỗi poli cùng loại rồi tự huỷ, còn riboxôm được sử dụng nhiều lần.


BÀI 3: ĐIỀU HOÀ HOẠT ĐỘNG CỦA GEN


I. Khái quát về điều hoà hoạt động của gen

- Điều hoà hoạt động của gen chính là điều hoà lượng sản phẩm của gen dc tạo ra trong tế bào nhằm đảm bảo cho hoạt động sống của tế bào phù hợp với điều kiện môi trường cũng như sự phát triển bình thường của cơ thể.

- Ở sinh vật nhân sơ, điều hoà hoạt động gen gen chủ yếu được tiến hành ở cấp độ phiên mã.

- Ở sinh vật nhân thực, sự điều hoà phức tạp hơn ở nhiều cấp độ từ mức ADN (trước phiên mã), đến mức phiên mã, dịch mã và sau dịch mã.

II. Điều hoà hoạt động của gen ở sinh vật nhân sơ

1. Mô hình cấu trúc ope ron Lac

- các gen có cấu trúc liên quan về chức năng thường dc phân bố liền nhau thành từng cụm và có chung 1 cơ chế điều hoà gọi chung la ôpe ron

- cấu trúc của 1 ôperon gồm :
+ Z,Y,A : các gen cấu trúc
+ O (operator) : vùng vận hành
+ P (prômoter) : vùng khởi động
+ R: gen điều hoà

2. Sự điều hoà hoạt động của ôperon lac

* Khi môi trường không có lactôzơ: gen điều hoµ R tổng hợp prôtêin ức chế, prôtêin ức chế gắn vào gen vận hành O làm ức chế phiên mã của gen cấu trúc (các gen cấu trúc không biểu hiên)

* Khi môi trường có lactôzơ: gen điều hoà R tổng hợp prôtêin ưc chế, lactôzơ như là chất cảm ứng gắn vào và làm thay đổi cấu hình prôtêin ức chế, prôtêin ức chế bị bất hoạt không găn dc vào gen vận hành O nên gen được tự do vận hành hoạt động của các gen cấu trúc A,B,C giúp chúng phiên mã và dịch mã (biểu hiện).




BÀI 4: ĐỘT BIẾN GEN



I. Đột biên gen

1. Khái niệm

- Là những biến đổi nhỏ trong cấu của gen liên quan đến 1 (đột biến điểm ) hoặc một số cặp nu
- Đa số đột biến gen là có hại, một số có lợi hoặc trung tính
* Thể đột biến: là những cá thể mang đột biến đã biểu hiện ra kiểu hình của cơ thể

2. Các dạng đột biến gen ( chỉ đề cập đến đột biến điểm)

- Thay thê một cặp nu
- Thêm hoặc mất một cặp nu

II. Nguyên nhân và cơ chế phỏt sinh đột biến gen

1 Nguyên nhân

- Tia tử ngoại
- Tia phóng xạ
- Chất hoá học
- Sốc nhiệt
- Rối loạn qt sinh lí sinh hoá trong cơ thể
- Một số vi rút...

2. Cơ chế phát sinh đột biến gen

a. Sự kết cặp không đúng trong nhân đôi AND

* Cơ chế : bazơ niơ thuộc dạng hiếm , có những vị trí liên kết hidro bị thay đổi khiến chúng kết cặp không đúng khi tái bản

b. Tác động của các nhân tố đột biến

- Tác nhân vật lí (tia tử ngoại)
- Tác nhân hoá học( 5BU): thay thế cặp A-T bằng G-X
- Tác nhân sinh học (1 số virut): đột biến gen

III. Hậu quả và ý nghĩa của đột biến gen

1. Hậu quả của đôt biến gen

- Đột biến gen làm biến đổi cấu trúc mARN biến đổi cấu trúc prôtêin thay đổi đột ngột về 1 hay 1 số tính trạng.
- Đa số có hại, giảm sức sốn, gen đột biến làm rối loạn qt sinh tổng hợp prôtêin
- Một số có lợi hoặc trung tính

2. Vai trò và ý nghĩa của đột biến gen

a. Đối với tiến hoá

- Làm xuất hiện alen mới
- Cung cấp nguyên liệu cho tiến hoá và chọn giống.

b. Đối với thực tiễn


BÀI 5: NHIỄM SẮC THỂ VÀ ĐỘT BIẾN CẤU TRÚC NST



I. Nhiễm sắc thể

1. Hình thái và cấu trúc hiển vi của NST
(SGK)

2. Cấu trúc siêu hiển vi

Thành phần : ADN và prôtêin hi ston

* Các mức cấu trúc:
+ Sợi cơ bản( mức xoắn 1)
+ Sợi chất nhiễm sắc( mức xoắn 2)
+ Crômatit ( mức xoăn 3)

* Mỗi NST có 3 bộ phận chủ yếu
+ Tâm động:
+Đầu mút
+Trình tự khởi đầu nhân đôi ADN

3. Chức năng của NST

-Lưu giữ , bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền

II. Đột biến cấu trúc NST

1. Khái niệm

Là những biến đổi trong cấu trúc của NST, có thể làm thay đổi hình dạng và cấu trúc NST

2. Các dạng đột biến cấu trúc NST và hậu quả của chúng

* Nguyên nhân:

- Tác nhân vật lí, hoá học , sinh học

45.png


BÀI 6 - ĐỘT BIẾN SỐ LƯỢNG NHIỄM SẮC THỂ



Là sự thay đổi về số lượng NST trong tế bào : lệch bội, tự đa bội , dị đa bội

I. Đột biến lệch bội

1. Khái niệm: Là đột biến làm biến đổi số lượng NST chỉ xảy ra ở 1 hay 1 số cặo NST tương đồng

Gồm : + Thể không nhiễm
+ Thể một nhiễm
+ Thể một nhiễm kép
+ Thể ba nhiễm
+ Thể bốn nhiễm
+ Thể bốn nhiễm kép

2. Cơ chế phát sinh

* Trong giảm phân: một hay vài cặp ST nào đó không phân li tạo giao tử thừa hoặc thiếu một vài NST . các giao tử này kết hợp với giao tử bình thường sẽ tạo các thể lệch bội
* Trong nguyên phân ( tế bào sinh dưỡng ) : một phần cơ thể mang đột biến lệch bội và hình thành thể khảm

3. Hậu quả

Mất cân bằng toàn bộ hệ gen ,thường giảm sức sống ,giảm khả năng sinh sản hoặc chết

4. Ý nghĩa

Cung cấp nguyên liệu cho tiến hoá
-sử dụng lệch bội để đưa các NST theo ý muốn vào 1 giống cây trồng nào đó

II. Đột biến đa bội

1. Tự đa bội

a. Khái niệm

là sự tăng số NST đơn bội của cùng 1 loài lên một số nguyên lần
- Đa bội chẵn : 4n ,6n, 8n
1. Đa bội lẻ:3n ,5n, 7n

b. Cơ chế phát sinh
- thể tam bội: sự kết hợp của giao tử nvà giao tử 2n trong thụ tinh
- thể tứ bội: sự kết hợp giữa 2 giao tư 2n hoặc cả bộ NST không phân li trong lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử

2. Dị đa bội

a. Khái niệm

là hiện tượng làm gia tăng số bộ NST đơn bội của 2 loài khác nhau trong một tế bào
b. Cơ chế

Phát sinh ở con lai khác loài ( lai xa)
Cơ thể lai xa bất thụ
Ở 1 số loài thực vật các cơ thể lai bất thụ tạo dc các giao tử lưõng bội do sự không phân li của NST không tương đồng, giao tử này có thể kết hợp với nhau tạo ra thể tứ bội hữu thụ

3. Hậu quả và vai trò của đa bội thể

- Tế bào to, cơ quan sinh dưỡng lớn, phát triển khoẻ, chống chịu tốt
- Các thể tự đa bội lẻ không sinh giao tử bình thường
- Khá phổ biến ở thực vật, ít gặp ở động vật

Nguồn: sưu tầm*

Xem thêm

Cấu trúc, cơ chế tổng hợp, chức năng của protein, tính đặc trưng và đa dạng của protein
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Câu 1. Tham khảo bảng mã di truyền và trả lời các câu hỏi sau:

a) Các côđon nào trong mARN mã hoá glixin?

b) Có bao nhiêu côđon mã hoá lizin? Đối với mỗi côđon hãy viết bộ ba đối mã bổ sung.

c) Khi côđon AAG trên mARN được dịch mã thì axit amin nào được bổ sung vào chuỗi pôlipeptit?

Câu 2: Một đoạn chuỗi pôlipeptit là Arg-Gly-Ser-Phe-Val-Asp-Arg được mã hoá bởi đoạn ADN sau:

- G G X T A G X T X T T X X T T G G G G A -
- X X G A T X G Ã G A A G G A A X X X X T -

Mạch nào là mạch mã gốc? Đánh dấu mỗi mạch bằng hướng đúng của nó.

Câu 3: Một đoạn pôlipeptit gồm các axit amin sau:... Val-Trp-Lys-Pro...

Biết rằng các axit amin được mã hoá bởi bộ ba sau:

Val: GUU; Trp: UGG; Lys: AAG; Pro: XXA

a) Bao nhiêu côđon mã hoá cho đoạn pôlipeptit đó?

b) Viết trình tự các nuclêôtit tương ứng trên đoạn mARN.

Câu 4: Một đoạn mARN có trình tự các nuclêôtit như sau:

5'...XAUAAGAAUXUUGX...3'

a) Viết trình tự nuclêôtit của ADN đã tạo ra mARN này.

b) Viết 4 axit amin có thể được dịch mã từ điểm khởi đầu của đoạn mARN.

c) Cho rằng đột biến thay thế nu xảy ra trong ADN làm cho nu thứ 3 là U của mARN được thay bằng G:

5'...XAG*AAGAAUXUUGX...3'

Hãy viết trình tự axit amin của chuỗi pôlipeptit được tổng hợp từ đoạn gen bị biến đổi trên.

d) Cho rằng việc bổ sung thêm 1 nu xảy ra trong ADN làm cho G được thêm vào giữa nu thứ 3 và thứ 4 của mARN này:

5'...XAUG*AAGAAUXUUGX...3'

Hãy viết trình tự axit amin của chuỗi pôlipeptit được tổng hợp từ đoạn gen bị biến đổi trên.

e) Trên cơ sở những thông tin ở (c) và (d), loại đột biến nào trong ADN có ảnh hưởng lớn lên P được dịch mã (thay thế hay thêm)? Giải thích.

Câu 5: Số lượng NST lưỡng bội của một loài 2n=10. Đột biến có thể tạo ra tối đa bao nhiêu loại thể ba ở loài này?

Câu 6: Bộ lưỡng bội NST của một loài sinh vật có 2n=24.

a) Có bao nhiêu NST ở thể đơn bội, thể tam bội và thể tứ bội?

b)Trong các dạng đa bội trên, dạng nào là đa bội lẻ, dạng nào là đa bội chẵn?

c) Nêu cơ chế hình thành các dạng đa bội trên.

Câu 7: Trong phép lai giữa hai cá thể có kiểu gen sau đây:

(bố) AaBbCcDcEe x (mẹ)aaBbccDdee

Các cặp gen quy định của các tính trạng khác nhau nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau. Hãy cho biết:

a) Tỉ lệ đời con có kiểu hình trội về tất cả 5 tính trạng là bao nhiêu?

b) Tỉ lệ đời con có kiểu hình giống mẹ là bao nhiêu?

c) Tỉ lệ đời con có kiểu gen giống bố là bao nhiêu?

Câu 8: Bệnh mù màu đỏ và xanh lục ở người do 1 gen lặn liên kết với NST X. Một phụ nữ bình thường có bố bị mù màu lấy một người chồng bình thường"

a) Xác suất để đứa con đầu lòng của cặp vợ chồng này là con trai bị bệnh mù màu là bao nhiêu?

b) Xác suất để đứa con đầu lòng của cặp vợ chồn này là con gái bị bệnh mù màu là bao nhiêu?

Câu 9: Nếu có 2 dòng ruồi giấm thuần chủng, một dòng có kiểu hình mắt nâu và một dòng có kiểu hình mắt đỏ son. Làm thế nào để có thể biết được lôcut gen quy định tính trạng màu mắt này là nằm trên NST thường, NST giới tính X hay trong ti thể?

Biết rằng tính trạng màu mắt do 1 gen quy định.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top