Ôn tập - phần 6: Chuyên đề địa lý kinh tế

Tongthieugia

New member
Xu
0
I. CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ

* Nắm được

- Hiểu dược sự cần thiết phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH, HĐH).
- Trình bày được các thay đổi trong cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu thành phần kinh tế và cơ cấu lãnh thổ kinh tế nước ta trong thời kì Đổi mới.

* Nội dung

- Khái niệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế:
Cơ cấu kinh tế là tổng thể các ngành, lĩnh vực, bộ phận kinh tế với vị trí, tỷ trọng tương ứng của chúng và mối quan hệ hưu cơ tương đối ổn định hợp thành.Chuyển dịch cơ cấu kinh tế thực chất là sự phát triển không đều giữa các ngành, các lĩnh vực, bộ phận… Nơi nào có tốc độ phát triển cao hơn tốc độ phát triển chung của nền kinh tế thì sẽ tăng tỷ trọng. Ngược lại nơi nào có tốc độ phát triển chậm hơn tốc độ phát triển chung của nền kinh tế thì sẽ giảm tỷ trọng.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý là sự chuyển dịch sang một cơ cấu kinh tế có khả năng tái sản xuất mở rông cao, phản ánh được năng lực khai thác, sử dụng các nguồn lựcvà phải phù hợp với các quy luật, các xu hướng của thời đại.

1. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế:
- Tăng tỉ trọng khu vực II, giảm tỉ trong khu vực I và III.
- Tùy theo từng ngành mà trong cơ cấu lại có sự chuyển dịch riêng.

2. Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế
- Khu vực kinh tế Nhà nước giảm tỉ trọng nhưng vẫn giữ vai trò chủ dạo
- Tỉ trọng của kinh tế tư nhân ngày càng tăng
- Thành phấn kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh, đặc biệt từ khi nước ta gia nhập WTO.

3. Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ kinh tế
- Nông nghiệp: hình thành các vùng chuyên canh cây LT, thực phẩm, cây CN.
- Công nghiệp: hình thành các khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất có quy mô lớn...
- Cả nước đã hình thành 3 vùng kinh tế trọng điểm:
+ VKT trọng điểm phía Bắc
+ VKT trọng điểm miền Trung
+ VKT trọng điểm phía Nam

Suy cho cùng:
=>Sự chuyển dịch của cơ cấu kinh tế sẽ làm thay đổi quy mô, tỷ trọng và trình độ phát triển của các bộ phận cấu thành. Bộ phận kinh tế nào phát triển nhanh hơn sẽ lôi kéo và đòi hỏi cao hơn các nguồn lực phục vụ cho sự phát triển của nó.
Lực lượng sản xuất, mà trong đó con người là trọng tố cũng không nằm ngoài quy luật này. Nó cũng sẽ đòi hỏi và thu hút nhiều lao động hơn, đòi hỏi trình độ lao động cao hơn. Như vậy, sẽ làm thay đổi quy mô, tỷ trọng và trình độ của lao động trong các bộ phận kinh tế cấu thành. Điều đó tất yếu sẽ dẫn đến sự chuyển dịch về cơ cấu lao động.
Ngược lại, sự chuyển dịch cơ cấu lao động cũng tác động vào sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Tỷ trọng và trình độ phát triển lao động trong bộ phận kinh tế nào cao hơn sẽ là điều kiện thúc đẩy cho bộ phận kinh tế đó phát triển nhanh hơn và ngược lại. Tức là sẽ tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Tuy nhiên, nếu sự chuyển dịch cơ cấu lao động theo xu hướng không hợp lý sẽ làm cản trở sự phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý, làm cản trở sự phát triển của nền kinh tế quốc dân.
Như vậy, quy luật và xu hướng vận động của quy luật ở đây chính là: Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế kéo theo sự chuyển dịch cơ cấu lao động. Còn sự chuyển dịch cơ cấu lao động sẽ tác động hai chiều, làm thúc đẩy hoặc cản trở sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý.
Nắm bắt được quy luật này, chúng ta cần phải đào tạo nguồn nhân lực, tạo ra một cơ cấu lao động hợp lý, thúc đẩy sự chuyển dịch hợp lý của cơ cấu kinh tế, nhằm thực hiện mục tiêu và phương hướng phát triển của nền kinh tế quốc dân.
Cảm ơ các bạn đã quan tâm!
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
II. ĐẶC ĐIỂM NỀN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

Dù trên phương tiên đại chúng có nhiều vấn đề nói về vấn đề nông nghiệp của Việt Nam nhưng mình vẫn cô động lại chia sẻ để các bạn ôn lại. Cảm ơn các bạn theo dõi!

* Yêu cầu
- Biết được những thế mạnh và hạn chế của nông nghiệp nhiệt đới nước ta.
- Biết được đặc điểm của nền nông nghiệp nhiệt đới nước ta đang chuyển từ nông nghiệp cổ truyền sang nông nghiệp hiện đại, sản xuất hàng hoá quy mô lớn.
- Biết được xu thế chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn ở nước ta.

* Nội dung
1. Nền nông nghiệp nhiệt đới:
a) Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên cho phép nước ta phát triển một nền nông nghiệp nhiệt đới
- Thuận lợi:
+ Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có sự phân hoá rõ rệt, cho phép:
* Đa dạng hoá các sản phẩm nông nghiệp
* Áp dụng các biện pháp thâm canh, tăng vụ, chuyển dịch cơ cấu mùa vụ.
* Địa hình và đất trồng cho phép áp dụng các hệ thống canh tác khác nhau giữa các vùng.
- Khó khăn:
+ Thiên tai, sâu bệnh, dịch bệnh…

b)Nước ta đang khai thác ngày càng có hiệu quả đặc điểm của nền nông nghiệp nhiệt đới.
- Các tập đoàn cây trồng và vật nuôi được phân bố phù hợp hơn với các vùng sinh thái
- Cơ cấu mùa vụ, giống có nhiều thay đổi.
- Tính mùa vụ được khai thác tốt hơn.
- Đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm của nền nông nghiệp nhiệt đới:

2. Phát triển nền nông nghiệp hiện đại sản xuất hàng hóa góp phần nâng cao hiệu quả của nông nghiệp nhiệt đới :
- Nền nông nghiệp nước ta hiện nay tồn tại song song nền nông nghiệp cổ truyền và nền nông nghiệp hàng hóa.
- Đặc điểm chính của nền nông nghiệp cổ truyền và nền nông nghiệp hàng hóa.

3. Nền kinh tế nông thôn nước ta đang chuyển dịch rõ nét
- Áp dụng nhiều công nghệ hiện đại
- Thu nhập cải thiện đa dạng
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
III. VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TẠI VIỆT NAM

* Yêu cầu:
- Hiểu được sự thay đổi trong cơ cấu ngành nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi)
- Hiểu được sự phát triển và phân bố sản xuất cây lương thực – thực phẩm và sản xuất cây công nghiệp, các vật nuôi chủ yếu.
* Nội dung:
1. Ngành trồng trọt
Chiếm gần 75% giá trị sản lượng nông nghiệp
a. Sản xuất lương thực:
- Việc đẩy mạnh sản xuất lương thực có tầm quan trọng đặc biệt:
+ Đảm bảo lương thực cho nhân dân
+ Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi
+ Làm nguồn hàng xuất khẩu
+ Đa dạng hoá sản xuất nông nghiệp
- Nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi cho sản xuất lương thực:
+ Điều kiện tự nhiên
+ Điều kiện kinh tế - xã hội .
- Tuy nhiên cũng có những khó khăn
(thiên tai, sâu bệnh...)...
- Những xu hướng chủ yếu trong sản xuất lương thực
b. Sản xuất cây thực phẩm (Giảm tải)
c. Sản xuất cây công nghiệp và cây ăn quả:
* Cây công nghiệp:
- Ý nghĩa của việc phát triển cây công nghiệp
+ Sử dụng hợp lí tài nguyên đất, nước và khí hậu
+ Sử dụng tốt hơn nguồn LĐ nông nghiệp, đa dạng hóa nông nghiệp.
+ Tạo nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến
+ Là Mặt hàng xuất khẩu quan trọng
- Điều kiền phát triển:
+ Thuận lợi (về tự nhiên,xã hội)
+ Khó khăn (thị trường)
- Nước ta chủ yếu trồng cây CN có nguôn gốc nhiệt đới, ngoài ra còn có một số cây có nguồn gốc cận nhiệt.
- Cây công nghiệp lâu năm:
+ Có xu hướng tăng cả về năng suất, diện tích,sản lượng
+ Đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu sản xuất cây công nghiệp
+ Nước ta đã hình thành được các vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm với qui mô lớn.
+ Các cây công nghiệp lâu năm chủ yếu : cà phê, cao su, hồ tiêu, dừa, chè
- Cây công nghiệp hàng năm: mía, lạc, đậu tương, bông, đay, cói,, tằm, thuốc lá...
- Cây ăn quả


2. Ngành chăn nuôi .
- Tỉ trọng ngành chăn nuôi còn nhỏ (so với trồng trọt) nhưng đang có xu hướng tăng.
- Xu hướng phát triển của ngành chăn nuôi hiện nay:
+ Ngành chăn nuôi tiến mạnh lên sản xuất hàng hoá
+ Chăn nuôi trang trại theo hình thức công nghiệp
+ Các sản phẩm không qua giết mổ
(trứng, sữa) chiếm tỉ trọng ngày càng cao.
- Điều kiện phát triển ngành chăn nuôi nước ta:
+ Thuận lợi (cơ sở thức ăn được đảm bảo tốt hơn, dịch vụ giống, thú y có
nhiều tiến bộ...) ...
+ Khó khăn (giống gia súc, gia cầm
năng suất thấp, dịch bệnh...)
- Chăn nuôi lợn và gia cầm
+ Tình hình phát triển
+ Phân bố
- Chăn nuôi gia súc ăn cỏ.
+ Tình hình phát triển
+ Phân bố
( Dựa vào atlat địa lý Việt Nam, ở đây mình không đi sâu thống kê)
Cảm ơn các bạn đã quan tâm!
 
IV. vấn đề phát triển thủy sản và lâm nghiệp

* Cần nắm
- Phân tích được các điều kiện TL và KK đối với phát triển ngành thủy sản.
- Hiểu được đặc điểm phát triển và phân bố ngành thủy sản
- Biết được các vấn đề chính trong phát triển và phân bố sản xuất LN nước ta.

* Nội dung
1. Ngành thủy sản
a) Những điều kiện thuận lợi và khó khăn để phát triển thủy sản.
Điều kiện tự nhiên
* Thuận lợi:
- Có bờ biển dài, vùng đặc quyền kinh tế rộng
- Nguồn lợi hải sản khá phong phú

* Khó khăn
- Thiên tai, bão lụt thường xuyên
- Một số vùng ven biển môi trường bị suy thoái
Điều kiện xã hội
* Thuận lợi
- Nhân dân có nhiều kinh nghiệm và truyền thống đánh bắt nuôi trồng thủy sản
- Phương tiện tàu thuyền, các ngư cụ trang bị ngày càng tốt
- Dich vụ và chế biến thủy sản được mở rộng
- Thị trường tiêu thụ rộng lớn
- Chính sách khuyến ngư của Nhà nước

* Khó khăn
- Phương tiện đánh bắt còn chậm đổi mới.
- Hệ thống các cảng cá còn chứa đáp ứng yêu cầu
- Công nghiệp chế biến còn hạn chế… Sự phát triển và phân bố ngành thủy sản.

* Tình hình chung
- Ngành thủy sản có bước phát triển đột phá
- Nuôi trồng thủy sản chiếm tỉ trọng ngày càng cao

* Khai thác thủy sản:
- Sản lượng khai thác liên tục tăng
- Tất cả các tỉnh giáp biển đều đẩy mạnh đánh bắt hải sản, nhất là các tỉnh duyên hải NTB và Nam Bộ

* Nuôi trồng thủy sản:
- Hoạt động nuôi trồng thủy sản phát triển mạnh do:
+ Tiềm năng nuôi trồng thủy sản còn nhiều
+ Các sản phẩm nuôi trồng có giá trị khá cao và nhu cầu lớn trên thị trường
- Ý nghĩa:
+ Đảm bảo tốt hơn nguyên liệu cho các cơ sở công nghiệp chế biến, nhất là xuất khẩu
+ Điều chỉnh đáng kể đối với khai thác thủy sản
- Hoạt động nuôi trồng thủy sản phát triển mạnh nhất là nuôi tôm ở ĐBSCL và đang phát triển ở hầu hết các tỉnh duyên hải
- Nghề nuôi cá nước ngọt cũng phát triển, đặc biệt ở đòng bằng sông Cửu Long và ĐBSH.

2. Ngành lâm nghiệp
a) Ngành lâm nghiệp ở nước ta có vai trò quan trọng về mặt kinh tế và sinh thái.
- Kinh tế:
+ Tạo nguồn sống cho đông bào dân tộc ít người
+ Bảo vệ các hồ thủy điện, thủy lợi
+ Tạo nguồn ngliệu cho một số ngành CN
+ Bảo vệ an toàn cho nhân dân cả ở trong vùng núi, trung du và vùng hạ du.
- Sinh thái:
+ Chống xói mòn đất
+ Bảo vệ các loài động vật, thực vật quí hiếm
+ Điều hòa dòng chảy sông ngòi, chống lũ lụt và khô hạn
+ Đảm bảo cân bằng sinh thái và cân bằng nước.
b) Tài nguyên rừng nước ta vốn giàu có nhưng đã bị suy thoái nhiều

c) Sự phát triển và phân bố lâm nghiệp Mình đã nói ở nhiều phần địa lí lâm nghiệp Việt Nam, các bạn tham kh
 
I. CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ

* Nắm được

- Hiểu dược sự cần thiết phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH, HĐH).
- Trình bày được các thay đổi trong cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu thành phần kinh tế và cơ cấu lãnh thổ kinh tế nước ta trong thời kì Đổi mới.

* Nội dung

- Khái niệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế:
Cơ cấu kinh tế là tổng thể các ngành, lĩnh vực, bộ phận kinh tế với vị trí, tỷ trọng tương ứng của chúng và mối quan hệ hưu cơ tương đối ổn định hợp thành.Chuyển dịch cơ cấu kinh tế thực chất là sự phát triển không đều giữa các ngành, các lĩnh vực, bộ phận… Nơi nào có tốc độ phát triển cao hơn tốc độ phát triển chung của nền kinh tế thì sẽ tăng tỷ trọng. Ngược lại nơi nào có tốc độ phát triển chậm hơn tốc độ phát triển chung của nền kinh tế thì sẽ giảm tỷ trọng.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý là sự chuyển dịch sang một cơ cấu kinh tế có khả năng tái sản xuất mở rông cao, phản ánh được năng lực khai thác, sử dụng các nguồn lựcvà phải phù hợp với các quy luật, các xu hướng của thời đại.

1. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế:
- Tăng tỉ trọng khu vực II, giảm tỉ trong khu vực I và III.
- Tùy theo từng ngành mà trong cơ cấu lại có sự chuyển dịch riêng.

2. Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế
- Khu vực kinh tế Nhà nước giảm tỉ trọng nhưng vẫn giữ vai trò chủ dạo
- Tỉ trọng của kinh tế tư nhân ngày càng tăng
- Thành phấn kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh, đặc biệt từ khi nước ta gia nhập WTO.

3. Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ kinh tế
- Nông nghiệp: hình thành các vùng chuyên canh cây LT, thực phẩm, cây CN.
- Công nghiệp: hình thành các khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất có quy mô lớn...
- Cả nước đã hình thành 3 vùng kinh tế trọng điểm:
+ VKT trọng điểm phía Bắc
+ VKT trọng điểm miền Trung
+ VKT trọng điểm phía Nam

Suy cho cùng:
=>Sự chuyển dịch của cơ cấu kinh tế sẽ làm thay đổi quy mô, tỷ trọng và trình độ phát triển của các bộ phận cấu thành. Bộ phận kinh tế nào phát triển nhanh hơn sẽ lôi kéo và đòi hỏi cao hơn các nguồn lực phục vụ cho sự phát triển của nó.
Lực lượng sản xuất, mà trong đó con người là trọng tố cũng không nằm ngoài quy luật này. Nó cũng sẽ đòi hỏi và thu hút nhiều lao động hơn, đòi hỏi trình độ lao động cao hơn. Như vậy, sẽ làm thay đổi quy mô, tỷ trọng và trình độ của lao động trong các bộ phận kinh tế cấu thành. Điều đó tất yếu sẽ dẫn đến sự chuyển dịch về cơ cấu lao động.
Ngược lại, sự chuyển dịch cơ cấu lao động cũng tác động vào sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Tỷ trọng và trình độ phát triển lao động trong bộ phận kinh tế nào cao hơn sẽ là điều kiện thúc đẩy cho bộ phận kinh tế đó phát triển nhanh hơn và ngược lại. Tức là sẽ tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Tuy nhiên, nếu sự chuyển dịch cơ cấu lao động theo xu hướng không hợp lý sẽ làm cản trở sự phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý, làm cản trở sự phát triển của nền kinh tế quốc dân.
Như vậy, quy luật và xu hướng vận động của quy luật ở đây chính là: Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế kéo theo sự chuyển dịch cơ cấu lao động. Còn sự chuyển dịch cơ cấu lao động sẽ tác động hai chiều, làm thúc đẩy hoặc cản trở sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý.
Nắm bắt được quy luật này, chúng ta cần phải đào tạo nguồn nhân lực, tạo ra một cơ cấu lao động hợp lý, thúc đẩy sự chuyển dịch hợp lý của cơ cấu kinh tế, nhằm thực hiện mục tiêu và phương hướng phát triển của nền kinh tế quốc dân.
Cảm ơ các bạn đã quan tâm!


Ùm cảm pơn pạn, cái này rất hay và có ích. Thầy cô trên lớp không giải thích rõ và sau sác như vậy :X
 
V. Những thay đổi trong tổ chức lãnh thổ nông nghiệp của Việt Nam


Những thay đổi trong tổ chức lãnh thổ nông nghiệp ở nước ta:

1. Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp của nước ta trong những năm qua thay đổi theo hai xu hướng chính:
- Tăng cường chuyên môn hoá sản xuất, phát triển các vùng chuyên canh quy mô lớn.
- Đẩy mạnh đa dạng hoá nông nghiệp, cho phép:
+ Đa dạng hoá kinh tế nông thôn .
+ Khai thác hợp lý nguồn tài nguyên.
+ Sử dụng kết hợp nguồn lao động, tạo việc làm.
+ Giảm thiểu rủi ro trong thị trường nông sản.

2. Kinh tế trang trại có bước phát triển mới, thúc đẩy sản xuất nông lâm nghiệp và thuỷ sản theo hướng sàn xuất hàng hoá.

Trang trại phát triển về số lượng và loại hình à sản xuất nông nghiệp hàng hoá.
 
VI.VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN THỦY SẢN VÀ LÂM NGHIỆP TẠI VIỆT NAM

1. Ngành thủy sản

a) Những điều kiện thuận lợi và khó khăn để phát triển thủy sản.
(Tự nêu)
b) Sự phát triển và phân bố ngành thủy sản.
* Tình hình chung
- Ngành thủy sản có bước phát triển đột phá
- Nuôi trồng thủy sản chiếm tỉ trọng ngày càng cao
* Khai thác thủy sản:
- Sản lượng khai thác liên tục tăng
- Tất cả các tỉnh giáp biển đều đẩy mạnh đánh bắt hải sản, nhất là các tỉnh duyên hải NTB và Nam Bộ
* Nuôi trồng thủy sản:
- Hoạt động nuôi trồng thủy sản phát triển mạnh do:
+ Tiềm năng nuôi trồng thủy sản còn nhiều
+ Các sản phẩm nuôi trồng có giá trị khá cao và nhu cầu lớn trên thị trường
- Ý nghĩa:
+ Đảm bảo tốt hơn nguyên liệu cho các cơ sở công nghiệp chế biến, nhất là xuất khẩu
+ Điều chỉnh đáng kể đối với khai thác thủy sản
- Hoạt động nuôi trồng thủy sản phát triển mạnh nhất là nuôi tôm ở ĐBSCL và đang phát triển ở hầu hết các tỉnh duyên hải
- Nghề nuôi cá nước ngọt cũng phát triển, đặc biệt ở đòng bằng sông Cửu Long và ĐBSH.

2. Ngành lâm nghiệp
a) Ngành lâm nghiệp ở nước ta có vai trò quan trọng về mặt kinh tế và sinh thái.
- Kinh tế:
+ Tạo nguồn sống cho đông bào dân tộc ít người
+ Bảo vệ các hồ thủy điện, thủy lợi
+ Tạo nguồn ngliệu cho một số ngành CN
+ Bảo vệ an toàn cho nhân dân cả ở trong vùng núi, trung du và vùng hạ du.
- Sinh thái:
+ Chống xói mòn đất
+ Bảo vệ các loài động vật, thực vật quí hiếm
+ Điều hòa dòng chảy sông ngòi, chống lũ lụt và khô hạn
+ Đảm bảo cân bằng sinh thái và cân bằng nước.

b) Tài nguyên rừng nước ta vốn giàu có nhưng đã bị suy thoái nhiều
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top