Ôn tập - phần 4: Chuyên đề địa lý dân cư và xã hội

Tongthieugia

New member
Xu
0
Xem thêm:


I. ĐẶC ĐIỂM DÂN SỐ VÀ PHÂN BỐ DÂN CƯ NƯỚC TA

Các bạn cần nắm đươc:

- Trình bày được những đặc điểm cơ bản của dân số và phân bố dân nước ta.
- Xác định và phân tích được nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng dân số và hậu quả của sự gia tăng dân số, phân bố. dân cư không đều.
- Trình bày được những chiến lược phát triển dân số và sử dụng hợp lí nguồn lao động.

Kiến thức:

1. Đông dân, có nhiều thành phần dân tộc:
* Đông dân:
- Theo SLTK của cuộc tổng điều tra dân số và nhà ở vào ngày 1/4/2009 DS nước ta là: 85.789.537 người. Đứng thứ 3 ĐNA, thứ 13 thế giới.
- Đánh giá: Nguồn lao động dồi dào và thị trường tiêu thụ rộng lớn.
- Khó khăn: phát triển KT, giải quyết việc làm...
* Nhiều thành phần dân tộc:
- Có 54 dân tộc, dân tộc Kinh chiếm 86,2%, còn lại là các dân tộc ít người.

- Thuận lợi: đa dạng về bản sắc văn hoá và truyền thống dân tộc.
- Khó khăn: sự phát triển không đều về trình độ và mức sống giữa các dân tộc.

2. Dân số còn tăng nhanh, cơ cấu dân số trẻ:
a. Dân số còn tăng nhanh: Bình quân mỗi năm tăng thêm 947 nghìn người.
- Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên giảm.
Ví dụ: giai đoạn 1989 - 1999 tỉ lệ gia tăng dân số trung bình là 1,7% đến giai đoạn 200 - 2005 là 1,32%.
- Hậu quả của sự gia tăng dân số : tạo nên sức ép lớn về nhiều mặt.
b. Cơ cấu dân số trẻ
- Trong độ tuổi lao dộng chiếm 64%, mỗi năm tăng thêm khỏang 1,15 triệu người.
- Thuận lợi: Nguồn lao động đồi dào, năng động, sáng tạo.
- Khó khăn sắp xếp việc làm.
Nguyên nhân của sự gia tăng DS: Do trình độ phát triển kinh tế - xã hội và Chính sách dân số, Tâm lí xã hội; Ytế, chế độ dinh dưỡng...

3. Phân bố dân cư chưa hợp lí
- Đồng bằng tập trung 75% dân số.
(VD: Đồng bằng sông Hồng mật độ 1225 người/km[SUP]2)[/SUP]; miền núi chiếm 25% dân số (Vùng Tây Bắc 69 người/km[SUP]2[/SUP])
+ Nông thôn chiếm 73, 1% dân số, thành thị chiếm 26,9% dân số.
* Nguyên nhân:
+ Điều kiện tự nhiên.
+ Lịch sử định cư.
+ Trình độ phát triển KT-XH, chính sách...
về sự thay đổi tỷ trọng dân số giữa thành thị và nông thôn: Quá trình CN hoá, hiện đại hoá đất nước thúc đẩy quá trình đô thị hoá làm tăng tỉ lệ dân thành thị

4. Chiến lược phát triển dân số hợp lí và sử dụng có hiệu nguồn lao động nước ta:
- Phân bố lại dân cư
- Nâng cao chất lượng cuộc sóng dân cư...
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Chuyên đề đô thị hóa của địa lý dân cư

II. ĐÔ THỊ HÓA

* Yêu cầu nắm được
- Trình bày và giải thích được một số đặc điểm của đô thị hoá ở nước ta.
- Phân tích được ảnh hưởng qua lại giữa đô thị hóa và phát triển kinh tế - xã hội. - Hiểu được sự phân bố mạng lưới đô thị ở nước ta.

*Nôi dụng
Đô thị hoá là quá trình tăng nhanh số dân thành thị, sự tập trung dân cư vào các đô thị lớn và phổ biến lối sống thành thị. Đó là những đặc điểm chung của quá trình đô thi hoá. Vậy đô thị hoá ở nước ta có những đặc điểm gì? Đô thị hoá có ảnh hưởng như thế nào tới phát triển kinh tế – xã hội? Có rất nhiều ảnh hưởng

1. Đặc điểm
a) Quá trình đô thị hóa diễn ra chậm chạp, trình độ đô thị hóa thấp.
- Quá trình đô thị hoá chậm:
+ Thế kỉ thứ
III trước CN đã có đô thị đầu tiên (Cổ Loa).
+ Năm 2005: tỉ lệ dân đô thị mới là 26,9%.
- Trình độ đô thị hóa,thấp:
+ Tỉ lệ dân đô thị thấp.
+ Cơ sở hạ tầng của các đô thị ở mức độ thấp so với khu vực và thế giới.
b) Tỉ lệ dân thành thị tăng
c) Phân bố đô thị không đều giữa các vùng
- Số thành phố lớn còn quá ít so với số lượng đô thị.

2. Mạng lươí đô thị
- Mạng lưới đô thị được phân thành 6 loại.
- Năm 2007: có 5 thành phố trực thuộc Trung ương, 2 đô thị đặc biệt.
- Tiêu chí cơ bản nào để phân loại các ĐT VN thành 6 loại:
Các tiêu chí: Số dân, chức năng, mật độ DS, tỉ lệ dân tham gia vào hoạt động sản xuất phi nông nghiệp

3. Ảnh hưởng cuả Đô thị hóa đến phát triển kinh tế – xã hội:
- Tích cực:
+ Tác động mạnh đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế
+ Ảnh hưởng rất lớn đến phát tnển kinh tế - xã hội của phương, các vùng.
+ Tạo động lực cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế.
+ Tạo ra nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động.
- Tiêu cực:
+ Ô nhiễm môi trường
+ An ninh trật tự xã hội,…

Tại Việt Nam:
Năm 2005: khu vực đô thị đóng góp 70,4%
GDP cả nước, 84% GDP công nghiệp và xây dựng, 87% GDP dịch vụ, 80% ngân sách nhà nước.
Các đô thị là thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hoá lớn, là nơi sử dụng đông đảo lực lượng lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật, có sơ sở vật chất kĩ thuật hiện đại, có sức hút đối với đầu tư trong và ngoài nước

Cảm ơn các bạn đã theo dõi!
 
III. TIÊU CHÍ VÀ PHÂN LOẠI ĐÔ THỊ Ở VIỆT NAM

Tiêu chí và phân loại đô thị ở Việt Nam

Quy mô đô thị phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Ở Việt Nam, Chính phủ đã có văn bản quy định thông qua tiêu chí và phân loại đô thị cho từng thời kỳ.

I. Tiêu chí đô thị Việt Nam sau 1975
Theo Quyết định số 132 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) ký ngày 5/5/1990 và Nghị định số 72/2001/NĐ - CP ngày 5/10/2001 của Chính phủ ban hành quy định về việc phân loại đô thị và cấp quản lý đô thị có các tiêu chí.

Ta thấy rằng, tiêu chí phân loại đô thị Việt Nam trong những năm qua đã có những thay đổi. Các tiêu chí xác định đô thị của Việt Nam năm 2001 so với quyết định ban hành năm 1990 đã có những khác biệt về tỷ lệ lao động phi công nông nghiệp trong tổng số lao động tăng từ 60% lên 65%; cơ sở hạ tầng phục vụ các hoạt động của dân cư năm 1990 chưa được đề cập cụ thể, đến năm 2001 quy định tối thiểu phải đạt 70% mức tiêu chuẩn, quy định đối với từng loại đô thị. Năm 1990 dân số thành thị nước ta chiếm 19,0% trong tổng dân số.

Thời kỳ giữa hai cuộc tổng điều tra dân số (1989 - 1999), quy mô dân số thành thị của Việt Nam đã tăng lên với tỷ lệ bình quân hàng năm là 3,36% với số tăng tuyệt đối 0,5 triệu người mỗi năm. Trong khi đó ở khu vực nông thôn tỷ lệ tăng dân số là 1,18%. Trong thời gian này, dân số cả nước đã tăng lên gần 12 triệu người trong đó khoảng 5,5 triệu người tăng lên ở khu vực thành thị và 6,5 triệu người tăng lên ở khu vực nông thôn1. Nếu so với các quốc gia khác trong khu vực Đông Nam Á, mức độ đô thị hoá của Việt Nam thấp hơn nhiều (Malaixia 56%, Thái Lan 34%, Myanma 27%...). Một số nước trên thế giới có tỷ lệ dân cư đô thị cao là Anh (91%), Ôxtrâylia (89%), Thuỵ Sĩ (87%), và Nhật Bản (78%).

II. Phân loại đô thị Việt Nam.
Nghị định số 72/2001/NĐ - CP của Chính phủ quy định phân loại đô thị và cấp quản lý đô thị, trong đó nêu rõ đô thị được chia thành 6 loại: Loại đặc biệt, loại I, loại II, loại III, loại IV và loại V.
Đô thị loại đặc biệt: Đô thị loại đặc biệt phải đảm bảo các tiêu chuẩn sau đây:

1. Thủ đô hoặc đô thị với chức năng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học - kỹ thuật, đào tạo, du lịch, dịch vụ đầu mối giao thông, giao lưu trong nước và quốc tế, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước.
2. Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động từ 90% trở lên.
3. Có cơ sở hạ tầng được xây dựng về cơ bản đồng bộ và hoàn chỉnh.
4. Quy mô dân số từ 1,5 triệu người trở lên.
5. Mật độ dân số bình quân từ 15.000 người/km2 trở lên.

Hiện tại Việt Nam chưa có thành phố lớn nào đạt tiêu chuẩn được xếp vào loại đô thị đặc biệt.
Đô thị loại 1: Đô thị loại I phải đảm bảo các tiêu chuẩn sau đây:
1. Đô thị với chức năng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu trong nước và quốc tế, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một vùng lãnh thổ liên tỉnh hoặc của cả nước;
2. Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động (từ 85% trở lên);
3. Có cơ sở hạ tầng được xây dựng nhiều mặt đồng bộ và hoàn chỉnh;
4. Quy mô dân số phải đạt 50.000 đến dưới một triệu dân;
5. Mật độ dân số bình quân từ 12.000 người/km2 trở lên.

Trước giải phóng, Việt Nam chỉ có thủ đô Hà Nội được xếp vào loại đô thị loại 1 và sau giải phóng miền Nam 1975 có thêm thành phố Hồ Chí Minh. Đến cuối 2003, hai thành phố Đà Nắng và Hải Phòng đã được Chính phủ công nhận là đô thị loại 1. Như vậy, tính đến năm 2003, Việt Nam đã có 4 đô thị loại 1 trực thuộc trung ương đó là: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và Hải Phòng.

Thành phố Hồ Chí Minh có quy mô dân số thành thị năm 1979 là 2,7 triệu, cao nhất và cao gấp 3 lần so với thủ đô Hà Nội. Tổng điều tra dân số năm 1999, dân số đô thị của thành phố HCM là 4,2 triệu người, tăng gấp 1,5 lần so với năm 1979. Tỷ lệ tăng dân số thành thị bình quân năm của Hà Nội trong thời kỳ 1979 - 1999 là 8,6%, của TP. Hồ Chí Minh là 7,8%.

Đô thị loại II. Đô thị loại II phải đảm bảo các tiêu chuẩn sau đây:
1. Đô thị với chức năng là trung tâm chính trị, kinh tế văn hoá, khoa học kỹ thuật, du lịch, dịch vụ, đầu mối giao thông, gia lưu trong vùng liên tỉnh, hoặc cả nước, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một vùng lãnh thổ liên tỉnh hoặc một số lĩnh vực đối với cả nước;
2. Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động từ 80% trở lên;
3. Có cơ sở hạ tầng được xây dựng nhiều mặt tiến tới đồng bộ và hoàn chỉnh;
4. Quy mô dân số từ 25 vạn người trở lên;
5. Mật độ dân số bình quân từ 10.000 người/km2 trở lên.

Theo quyết định số 132 -HĐBT (nay là Chính phủ) ký ngày 5/5/1990. Đô thị loại II của Việt Nam trong những năm 1990 gồm có 3 thành phố: Đà Nẵng, Hải Phòng, Cần Thơ. Dựa trên tiêu chí của Chính phủ quy định về phân cấp đô thị của Việt Nam, trong Cuối sách "Dân số học đô thị" được xuất bản năm 2001, đã đưa ra danh sách các thành phố thuộc loại này ở Việt Nam, gồm 10 thành phố: Hải Phòng, Đà Nẵng, Vinh, Huế, Biên Hoà, Cần Thơ, Nam Định, Nha Trang, Quy Nhơn, Vũng Tàu. Nhưng Đà Nẵng và Hải Phòng đã được nâng lên thành đô thị loại 1 nên chỉ còn 8 thành phố nêu trên là đô thị loại 2. Quy mô dân số thành phố loại này là trung bình từ 36 vạn tới 1 triệu người, chiếm 15% dân số đô thị Việt Nam.

Đô thị loại III. Đô thị loại III phải đảm bảo các tiêu chuẩn sau đây:
1. Đô thị với chức năng là trung tâm chính trị kinh tế, văn hoá khoa học kỹ thuật, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu trong tỉnh hoặc vùng liên tỉnh, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một tỉnh hoặc một số lĩnh vực đối với vùng liên tỉnh;
2. Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động từ 75% trở lên;
3. Có cơ sở hạ tầng được xây dựng từng mặt đồng bộ và hoàn chỉnh;
4. Quy mô dân số từ 10 vạn người trở lên;
5. Mật độ dân số bình quân từ 8.000 người/km2 trở lên.

Theo sự phân loại trên, đô thị loại III là đô thị do cấp tỉnh quản lý, gồm 12 thành phố: Thái Nguyên, Hạ Long, Đà Lạt, Mỹ Tho, Long Xuyên, Buôn Mê Thuột, Cà Mau, Hải Dương, Thanh Hoá, Việt Trì, Yên Bái, Pleiku. Các thành phố trên chiếm 10% dân cư đô thị cả nước.

Đô thị loại IV: Đô thị loại IV phải đảm bảo các tiêu chuẩn sau đây:
1. Đô thị với chức năng là trung tâm tổng hợp hoặc chuyên ngành về chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu trong tỉnh có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một tỉnh hoặc một vùng trong tỉnh;
2. Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động từ 70% trở lên;
3. Có cơ sở hạ tầng đã hoặc đang được xây dựng từng mặt đồng bộ và hoàn chỉnh;
4. Quy mô dân số từ 5 vạn người trở lên;
5. Mật độ dân số bình quân từ 6.000 người/km2 trở lên.

Đô thị loại IV của Việt Nam thực chất là các đô thị hành chính. Trong những năm 1990 ở Việt Nam có tổng cộng 48 đô thị loại IV như: Cẩm Phả, Vĩnh Long, Cà Mau, Hoà Bình, Lai Châu, Hà Giang....
Theo một số nhà nghiên cứu khoa học về đô thị, đô thị loại IV của Việt Nam là các thị xã, trung tâm của tỉnh, trực thuộc tỉnh, hiện nay ở Việt Nam có 61 đô thị thuộc loại này nằm ở một số vùng như Đồng Bằng sông Hồng (11 đơn vị), Đồng bằng sông Cửu Long (13 đơn vị), Duyên hải Trung Bộ (14 đơn vị), các tỉnh miền núi và trung du Bắc Bộ (16 đơn vị), Tây Nguyên và Đông Nam Bộ (7 đơn vị). Các đô thị loại IV là trung tâm hành chính, kinh tế của một tỉnh và là đô thị hạt nhân có sức hút kinh tế và có ảnh hưởng lớn về kinh tế, chính trị, văn hoá của tỉnh. Hạ tầng cơ sở, của đô thị loại IV chưa đầy đủ, còn nghèo nàn, lạc hậu sơ với đô thị cấp I, II, III. Dân số đô thị loại IV của Việt Nam chiếm 30% tổng dân số đô thị cả nước.

Đô thị loại V. Đô thị loại V phải đảm bảo các tiêu chuẩn sau đây:
1. Đô thị với chức năng là trung tâm tổng hợp hoặc chuyển ngành về chính trị, kinh tế, văn hoá và dịch vụ, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một huyện hoặc một cụm xã;
2. Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động từ 65% trở lên;
3. Có cơ sở hạ tầng đã hoặc đang được xây dựng nhưng chưa đồng bộ và hoàn chỉnh;
4. Quy mô dân số từ 4.000 người trở lên.
5. Mật độ dân số bình quân từ 2.000 người /km2 trở lên.

Đô thị loại V ở Việt Nam theo quyết định số 132 - HĐBT ngày 5/5/1990 có: Vĩnh An, Tam Điệp, Phú Thọ, Đồ Sơn, Hà Nam, Vị Thanh, Gò Công, Sầm Sơn, Bỉm Sơn, Sông Công, Hưng Yên.... Cho đến nay một số công trình nghiên cứu đã đưa ra số đô thị loại V bao gồm những thị xã trực thuộc tỉnh và những thị trấn trung tâm của một huyện hoặc trực thuộc huyện, tổng số có trên 500 đơn vị quy mô dân số từ 4.000 đến 3 vạn dân chiếm 13% tổng số dân thành thị của Việt Nam. Các thị xã, thị trấn này phần lớn là trung tâm hành chính, thương mại, tiểu thủ công nghiệp có ảnh hưởng trong phạm vi tỉnh liên huyện.

Như vậy, xét về tổng thể số các thành phố trên 0,5 triệu dân ở nước ta chưa nhiều. Dân số thành thị hiện nay chiếm 23,7% dân số cả nước với 656 đô thị bao gồm 4 thành phố trực thuộc trung ương, 83 thành phố, thị xã thuộc tỉnh và trên 500 thị trấn thuộc huyện. Đây là tiền đề cũng như thế mạnh của Việt Nam trong thời kỳ đầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top