Ôn tập - Phần 2: Chuyên đề Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ và ý nghĩa của vị trí địa lí Việt Nam

Tongthieugia

New member
Xu
0
VỊ TRÍ ĐỊA LÍ - PHẠM VI LÃNH THỔ - Ý NGHĨA CỦA VỊ RÍ ĐỊA LÍ VIỆT NAM ĐỐI VỚI KINH TẾ, CHÍNH TRỊ, QUỐC PHÒNG

Mặc dù phần vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ của Việt Nam dược nói ở nhiều bài viết, nhiều tài liệu nhưng mình vẫn thống kê và cho vào phần ôn tập để khẳng định lại một lần nữa:

* Yêu cầu:
- Hiểu được cách vẽ lược đồ Việt Nam bằng việc sử dụng hệ thống ô vuông (hệ thống kinh vĩ tuyến).
- Xác định được vị trí địa lí nước ta và một số đối tượng địa lí quan trọng

* Nội dung
1. Vị trí địa lí

- Nằm ở rìa phía đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm khu vực Đông Nam Á.
- Hệ toạ độ địa lí:
+ Vĩ độ: 23[SUP]0[/SUP]23'B - 8[SUP]0[/SUP]34' B (kể cả đảo: 23[SUP]0[/SUP]23' B - 6[SUP]0[/SUP]50' B)
+ Kinh độ: 102[SUP]0[/SUP]09’Đ - l09[SUP]0[/SUP]24'Đ (kể cả đảo 101[SUP]0[/SUP]Đ – l07[SUP]0[/SUP]20’Đ).

2. Phạm vi lãnh thổ
a. Vùng đất
- Diện tích đất liền và các hải đảo 331.212 km[SUP]2[/SUP]
- Biên giới:
+ Phía Bắc giáp Trung Quốc với đường biên giới dài 1400km.
+ Phía Tây giáp Lào 2100km, Campuchia hơn 1100km.
+ Phía Đ và N giáp biển dài 3260km
- Nước ta có hơn 4000 đảo lớn nhỏ, trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa (Đà Nẵng), Trường Sa (Khánh Hoà).
b. Vùng biển:
- Diện tích khoảng 1 triệu km[SUP]2[/SUP] gồm vùng nội thuỷ, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và vùng thềm lục địa.
c. Vùng trời: là khoảng không gian bao trùm trên lãnh thổ.

3. Ý nghĩa của vị trí địa lí
a. Ý nghĩa về tự nhiên
- Thiên nhiên mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.
- Đa dạng về động - thực vật, nông sản.
- Nằm trên vành đai sinh khoáng nên có nhiều tài nguyên khoáng sản.
- Có sự phân hoá da dạng về tự nhiên, phân hoá Bắc – Nam, Đông - Tây, thấp - cao.
Khó khăn: bão, lũ lụt, hạn hán

b. Ý nghĩa kinh tế văn hóa, xã hội và quốc phòng:.
- Về kinh tế:
+ Có nhiều thuận lợi để phát triển cả về giao thông đường bộ, đường biển, đường không với các nước trên thế giới tạo điều kiện thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới.
+ Vùng biển rộng lớn, giàu có, phát triển các ngành kinh tế (khai thác, nuôi trồng, đánh bắt hải sản, giao thông biển, du lịch…).

- Về văn hoá - xã hội: Thuận lợi cho nước ta chung sống hoà bình, hợp tác hữu nghị và cùng phát triển với các nước láng giềng và các nước trong khu vực Đông Nam Á.

- Về chính trị và quốc phòng: Là khu vực quân sự đặc biệt quan trọng của vùng Đông Nam Á.

Cảm ơn các bạn đã quan tâm!
Đặt câu hỏi thắc mắc tại: Hỏi đáp địa lí
Đường dây nóng tư vấn ôn thi TNĐHCĐ: 0963283158
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top