Ôn tập kiến thức để làm đoạn văn nghị luận xã hội

Dạng bài đoạn văn nghị luận xã hội là một dạng của đề thi tốt nghiệp THPT. Đây là dạng đặc biệt quan trọng, hãy nắm vững một số kiến thức cơ bản rồi bắt đầu luyện viết. Dạng bài này sẽ thường gồm nghị luận về một tư tưởng đạo lí và hiện tượng đời sống. Thêm vào đó, muốn chinh phục được điểm cao cần nắm vững các thao tác lập luận vững chắc, chèn các dẫn chứng thuyết phục người đọc.


1. Lí thuyết

Dạng bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí.


a. Kiến thức chung
- Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí là dạng đề thường bàn về một quan điểm, một tư tưởng như: lòng dũng cảm, lòng khoan dung, thói vô cảm, vô trách nhiệm,…
- Dấu hiệu để nhận biết kiểu bài này là thường là những câu nói trực tiếp để trong ngoặc kép của các nhà tư tưởng, các danh nhân nổi tiếng hoặc những câu văn, câu thơ,ý kiến trích dẫn trong tác phẩm văn học,…

b. Cách làm
- Cần tìm hiểu tư tưởng trong câu nói là tư tưởng gì? đúng sai như thế nào? Từ đó xác định phương hướng bàn luận (nội dung) và cách bàn luận (sử dụng thao tác lập luận nào).

c. Dàn ý khái quát
* Mở bài: Giới thiệu tư tưởng đạo lí cần bàn.
* Thân bài:
- Giải thích tư tưởng đạo lí.
- Phân tích mặt đúng, bác bỏ mặt sai.
- Phương hướng phấn đấu.
*Kết bài:Ý nghĩa tư tưởng, đạo lí trong đời sống.
- Bài học nhận thức cho bản thân.

Dạng bài nghị luận về một hiện tượng đời sống

a. Kiến thức chung
Nghị luận về một hiện tượng đời sống là dạng đề mang tính thời sự, bàn về một vấn đề của xã hội (tốt – xấu) đang diễn ra trong cuộc sống hàng ngày như: tai nạn giao thông, bạo lực học đường, tiêu cực trong thi cử, …

b. Cách làm
- Cần nêu rõ hiện tượng, phân tích mặt đúng, sai, lợi, hại. Chỉ ra nguyên nhân.
- Bày tỏ thái độ, ý kiến của người viết bắng các thao tác lập luận phù hợp.
- Bàn luận và đưa ra những đề xuất, giải pháp của mình trước hiện tượng đó.

c. Dàn ý khái quát
* Mở bài: Giới thiệu hiện tượng đời sống cần nghị luận.
* Thân bài:
- Triển khai các vấn đề cần nghị luận
- Thực trạng của hiện thực đời sống, tác động (tích cực, tiêu cực)
- Thái độ của xã hội đối với hiện tượng, lí giải nguyên nhân (nguyên nhân khách quan, chủ quan), giải pháp để giải quyết hiện tượng.
*Kết bài:
- Khái quát lại vấn đề nghị luận.
- Thái độ của bản thân về hiện tượng đời sống cần nghị luận.

2. Một số đề thực hành phần làm văn

Đề 1:“Việc tổ chức lễ hội cần dựa trên nguyên tắc tôn trọng ý nguyện của cộng đồng; đồng thời, đề cao các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp và tính nhân văn, loại bỏ các hủ tục không còn phù hợp với xã hội văn minh.”Viết một đoạn văn 200 từ bày tỏ suy nghĩ của mình về ý kiến trên.

Đề 2: Anh/chị hãy nêu quan điểm riêng của mình về thực trạng sử dụng mạng xã hội Facebook của lớp trẻ ngày nay. (Trả lời trong một đoạn văn khoảng 200 chữ.)

Lời giải

Đề 1:
+ Giải thích ý kiến để thấy được: lễ hội là sự kiện văn hóa mang tính cộng đồng. Lễ là hệ thống những hành vi, động tác nhằm biểu hiện sự tôn kính của con người với thần linh, phản ánh những ước mơ chính đáng của con người trước cuộc sống mà bản thân họ chưa có khả năng thực hiện. Hội là sinh hoạt văn hóa, tôn giáo, nghệ thuật của cộng đồng, xuất phát từ nhu cầu cuộc sống.

Việc tổ chức lễ hội cần phù hợp với giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp có tính nhân văn. Vì vậy, cần loại bỏ các hủ tục không còn phù hợp với xã hội văn minh. Duy trì các lễ hội truyền thống và những hoạt động trong lễ hội cần đặt trong bối cảnh một xã hội đang “xây dựng một nền văn hóa tiên tiến” bên cạnh việc gìn giữ “bản sắc văn hóa dân tộc”

+ Chứng minh tính đúng đắn (hoặc sai lầm; hoặc vừa đúng, vừa sai) của ý kiến bằng việc bày tỏ sự đồng tình (hoặc phản đối; hoặc vừa đồng tình, vừa phản đối) đối với ý kiến. Lập luận phải chặt chẽ, có sức thuyết phục.
+ Bình luận để rút ra bài học cho bản thân và những người xung quanh về vấn đề tổ chức lễ hội cần có tính nhân văn, vừa mang “bản sắc văn hóa của dân tộc”,vừa hòa vào “nền văn hóa tiên tiến của thế giới”.

Đề 2: HS thể hiện kĩ năng viết đoạn văn (diễn đạt kiểu diễn dịch hay quy nạp, hoặc tổng phân hợp…); trình bày ngắn gọn quan điểm của mình, có thể theo hướng:

-Tuổi trẻ cần nhận thức rõ mặt lợi, hại của Facebook để luôn là người sử dụng thông minh, hiệu quả, hướng tới cái đẹp, cái lành mạnh, có ích.
- Chỉ dùng Facebook với mức độ cần thiết, không kết bạn dễ dãi, không đưa lên những nội dung xấu, tuyệt đối không làm ảnh hưởng ấu đến người khác.
- Không nên để lộ bản thân mình quá nhiều.
- Phải ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt…


Sưu tầm
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top