CÁC TÁC PHẨM VĂN HỌC TRUNG ĐẠI NGỮ VĂN 11 - HỌC KÌ 1

I. Vào phủ chúa Trịnh – Lê Hữu Trác

1. Tác giả

-
Lê Hữu Trác (1724 – 1791) hiệu là Hải Thượng Lãn Ông.

- Lê Hữu Trác tự nhận là “ông già lười ở đất Hải Thượng” – đây chính là cách thể hiện thái độ của ông đối với công danh và lợi lộc. Đối với ông, ông không màng đến công danh nên ông chọn về quê để bốc thuốc, chữa bệnh, cứu người.

- Lê Hữu Trác là vị danh y nổi tiếng đồng thời là một nhà thơ, nhà văn lỗi lạc cuối thế kỉ XVIII.

=> Là một tri thức, ông không ra làm quan cũng không sống thuần túy cuộc sống của nhà văn ẩn sĩ mà chọn con đường chữa bệnh cứu người.

2. “Thượng Kinh kí sự”

- “Thượng kinh kí sự” được Lê Hữu Trác viết nhân chuyến ra Thăng Long chữa bệnh cho thế tử Trịnh Cán năm 1782, hoàn thành năm 1783.

- Đây là cuốn sách ghi chép kí sự đến kinh đô, ghi chép việc Lê Hữu Trác lên kinh đô đã mắt thấy, tai nghe trên đường ông vào kinh để chữa bệnh cho thế tử Trịnh Cán và chúa Trịnh Sâm.

- Đây cũng được xem là bộ phụ lục của bộ “Hải Thượng Y Tông tâm lĩnh”.

3. Đoạn trích “Vào phủ chúa Trịnh”

- “Vào phủ chúa Trịnh” là một trong những đoạn trích tiêu biểu nằm trong cuốn “Thượng kinh kí sự”.

- Bước sang thế kỉ XVIII, chế độ phong kiến ở Việt Nam lâm vào tình trạng khủng hoảng và suy thoái trầm trọng. Đàng Ngoài chúa Trịnh lấn át vua Lê; bên cạnh cung vua là phủ chúa thâm nghiêm, đường bệ “cả trời Nam sang nhất là đây”. Những trang kí sự trung thực vô ngần của danh ý Lê Hữu Trác trong “Thượng kinh kí sự” nói chung và đoạn trích “Vào phủ chúa Trịnh” nói riêng sẽ đưa chúng ta đi sâu vào phủ để tai nghe, mắt thấy tường tận cuộc sống của giới quý tộc phong kiến thưở ấy.



Vào phủ chúa Trịnh
Giá trị hiện thực: Bức tranh chúa phủ

=> Bức tranh đời sống xã hội Việt Nam nửa cuối XVIII.
- Điểm nhìn: (Đặt mình vào vị thế của người dân).
- Cuộc sống xa hoa, lộng quyền của nhà chúa:
+ Quang cảnh (từ ngoài vào trong)
+ Cung cách sinh hoạt (lời ăn tiếng nói, lễ nghi)

Vẻ đẹp tài năng và nhân cách của Lê Hữu Trác:

- Tài năng: văn chương và y học
- Nhân cách: Giản dị, thanh cao, không bị ràng buộc bởi danh lợi

=> Lê Hữu Trác là một bậc túc nho, một danh y lỗi lạc, một nhà văn nhà thơ tài hoa.
Nghệ thuật kể chuyện tỉ mỉ, chân thật, giọng điệu hóm hỉnh: Kết hợp tự sự, miêu tả và trữ tình

II. Tự tình II – Hồ Xuân Hương

1. Tác giả Hồ Xuân Hương

-
Hồ Xuân Hương chưa rõ năm sinh, năm mất
- Theo các tài liệu nghiên cứu khoa học thì có thể thấy:
  • Thông minh, sắc sảo
  • Tài năng: Cầm, kỳ, thi, họa
  • Tính cách: Phóng khoáng
  • Vị trí văn học: “bà chúa thơ Nôm” (Xuân Diệu) => Thơ Nôm Hồ Xuân Hương rất đỗi tài hoa.
2. Chùm ba bài thơ “Tự tình”

- Hoàn cảnh sáng tác: Không có tài liệu nào ghi chép lại nhưng căn cứ vào ý thơ, tứ thơ thì rất có thể chùm ba bài thơ “Tự tình” được Hồ Xuân Hương sáng tác khi đã trải qua những đổ vỡ trong tình duyên.
- Nhan đề: Tự giãi bày cảm xúc, tình cảm => sự thay đổi trong quan niệm sáng tác của văn học trung đại (từ “thi dĩ ngôn chí” sang “thi ngôn tình”) => Ý thức về quyền sống, quyền được hạnh phúc của con người.

3. Bài thơ “Tự tình II

Tự tình II
ĐỀ: Đêm khuya cô đơn
- Không gian, thời gian tự tình: Đêm khuya, tiếng trống canh dồn.
- Tư thế, tâm thế tự tình “trơ”, cái hồng nhan>< nước non.
- Ngắt nhịp: 2/2/2/1 câu 1 bắt nhịp với 1/3/3 câu 2 => dồn dập.
THỰC: Tình duyên chưa tròn
- Rượu: Càng say càng tỉnh
- Vầng trăng bóng xế: Tình duyên không tròn đầy, tuổi xuân ngày một qua
LUẬN: Bực dọc duyên tình
- Bức tranh thiên nhiên: Rêu, đá
- Sự phản kháng mạnh mẽ của con người.
- Đảo, đối, động từ mạnh.



KẾT: Ngán ngẩm duyên phận
- Tâm trạng: ngán ngẩm cho tuổi xuân
- Xót xa duyên phận: san sẻ hạnh phúc => ám ảnh thân phận làm lẽ.





III. “Thu điếu” – Nguyễn Khuyến


1. Tác giả

- Là một bậc túc nho có tài năng, cốt cách thanh cao, có tấm lòng yêu nước, thương dân, kiên quyết không hợp tác với chính quyền thực dân Pháp.
- Sự nghiệp sáng tác:
  • Chủ yếu là chữ Nôm
    Thể loại: Thơ Đường Luật, hát nói, câu đối…
  • Nội dung: Bày tỏ tâm sự yêu nước thầm kín; đặc biệt thành công ở mảng thơ viết về làng cảnh Việt Nam.
    Nghệ thuật: Sử dụng từ láy giàu giá trị tạo hình và biểu cảm (Ví dụ: “Làn ao lóng lánh bóng trăng loe”, “Năm gian nhà cỏ thấp le te/ Ngõ tối đêm sâu đóm lập lòe”); cách gieo vần “tử vận” (vần hiểm hóc).
=> Nhà thơ tiêu biểu cho văn học trung đại Việt Nam nửa cuối TK XIX.
2. Tác phẩm

Thu điếu (Câu cá mùa thu)
Vẻ đẹp của cảnh thu điển hình cho mùa thu làng cảnh Việt Nam vùng đồng bằng Bắc Bộ
- Cảnh mùa thu với những chi tiết điển hình:

+ Không khí mùa thu được gợi lên bởi sự dịu nhẹ, thanh sơ của cảnh vật.
+ Dịu nhẹ, thanh sơ trong đường nét chuyển động: sóng hơi gợi tí, lá vàng khẽ đưa vèo, tầng mây lơ lửng…
- Cảnh đẹp nhưng tĩnh lặng và đượm buồn.

Tâm trạng của người đi câu (tâm sự của thi nhân)

Vẻ đẹp tâm hồn thi nhân: Tâm trạng thời thế, tấm lòng yêu thiên nhiên đất nước.

IV. “Thương vợ” – Tú Xương

1. Tác giả Tú Xương (1870 – 1907)
a. Cuộc đời
:
- Trần Tế Xương còn được gọi là Tú Xương, quê ở Vị Xuyên, huyện Mĩ Lộc, tỉnh Nam Định => Mảnh đất Vị Xuyên trở đi trở lại trong thơ Tú Xương như “Sông lấp”, “Đất Vị Hoàng”, “Tự trào”…

=> Có thể coi vùng đất Vị Xuyên là hình ảnh thu nhỏ của xã hội giao thời Tây – Tàu nhố nhăng.

- Thời đại: Buổi đầu chế độ thực dân nửa phong kiến. Hán học suy tàn.
- Bi kịch thi cử => Nhà Nho tài hoa nhưng không gặp thời.

b. Con người;
  • Thông minh
  • Cá tính: Sống phóng khoáng, không chịu gò mình vào khuôn phép
  • Đa tình: Giàu tình cảm, đặc biệt là tình cảm dành cho mảnh đất Vị Hoàng và ân tình với vợ.
c. Sự nghiệp sáng tác

- Chữ viết: Chủ yếu là chữ Nôm, số lượng: khoảng trên 100 bài
- Nội dung:
  • Phản ánh chân thực tình trạng lộn xộn, nhố nhăng của xã hội Việt Nam trong buổi đầu chế độ thực dân phong kiến.
  • Nỗi niềm tâm sự của người tri thức trước cảnh nước mắt nhà tan.
  • Tiếng nói trữ tình thấm đẫm yêu thương dành cho vợ.
- Nghệ thuật: Ông được mệnh danh là “ông hoàng thơ Nôm”.

2. Tác phẩm

* Đề tài: Người vợ
- Đây là đề tài ta đã từng bắt gặp nhiều trong tác phẩm văn học trung đại như “Khuê ai lục”- Ngô Thị Sĩ, câu đối khóc vợ của Nguyễn Khuyến, “Văn tế Trương Quỳnh Như” – Phạm Thái…

- Đa số các tác giả viết về vợ khi họ đã qua đời để bày tỏ lòng tiếc thương vô hạn. Tú Xương viết về vợ khi bà còn sống, không phải để tiếc thương mà để ca ngợi, tri ân. => Đây là điều hoàn toàn khác so với các tác giả trong văn học trung đại.

* Hình ảnh bà Tú:
- Giới thiệu chung
  • Tính cách: khoan hòa
  • Công việc: buôn bán nơi đầu sông cuối bãi
- Trong sáng tác của Tú Xương, bà Tú trở thành một hình tượng nghệ thuật, xuất hiện trong nhiều tác phẩm như: “Quan tại gia”, “Đau mắt”, “Thầy đồ dạy học”, “Văn tế sống vợ”, “Thương vợ”… => Hình ảnh bà Tú mang vẻ đẹp đại diện cho người phụ nữ Việt Nam truyền thống.

6 câu đầu: Hình ảnh bà Tú qua cái nhìn của ông Tú
- Bà Tú phải một mình làm lụng buôn bán, một mình xông pha lặn lội nơi đầu sông, bến chợ để kiếm sống.
- Vẻ đẹp của sự tần tảo, chịu thương, chịu khó, đảm đang tháo vát, chu đáo với chồng, với con.
2 câu cuối: Tiếng chửi của ông Tú
- Bất mãn trước thời cuộc, Tú Xương đã vì vợ mà lên tiếng chửi “Cha mẹ thói đời ăn ở bạc” – tố cáo hiện thực xã hội bất công với người phụ nữ.
- Tú Xương ý thức sự hờ hững của mình “Có chồng hờ hững” cũng là một biểu hiện của thói đời.
Nghệ thuật: Từ ngữ giản dị, giàu sức biểu cảm, vận dụng sáng tạo hình ảnh ngôn ngữ văn học dân gian (hình ảnh thân cò lặn lội, sử dụng nhiều thành ngữ), ngôn ngữ đời sống (cách nói khẩu ngữ, sử dụng tiếng chửi)

Phần Ôn tập học kì 1 môn ngữ văn 11 này tóm tắt những nội dung cơ bản nhất cần nắm ở một tác phẩm văn học trung đại trong chương trình học Ngữ văn 11, học kĩ những điều này, chắc chắn các bạn sẽ không còn lo lắng về kì thi nữa.
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top