Qua các phương tiện thông tin đại chúng, dư luận được biết trong những ngày vừa qua TAND tỉnh Hà Giang đang xét xử vụ án môi giới mại dâm và quan hệ tình dục với người chưa thành niên xảy ra ở một trường học nọ.
Một tình huống gây bất ngờ cho Hội đồng xét xử (HĐXX) và những người tham dự phiên tòa là bị cáo - nguyên hiệu trưởng muốn tụt quần “trình hàng” ngay tại phòng xử án để khẳng định bản thân không có năng lực và từ đó chứng minh mình vô tội. Nghe câu chuyện nực cười này, ai cũng nghi ngờ ở kiến thức xã hội và chuẩn mực đạo đức của một con người đã từng bị đặt nhầm chỗ trên bục giảng để thuyết trình về kiến thức xã hội và chuẩn mực đạo đức cho thế hệ trẻ.
Theo các quy định của Luật Tố tụng hình sự nước ta, trong quá trình giải quyết vụ án, để thu thập chứng cứ, Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát có thể áp dụng biện pháp khám người, nhận dạng, xem xét dấu vết trên cơ thể. Các biện pháp trên đây được thực hiện theo một thủ tục, trình tự chặt chẽ và không được đi ngược lại truyền thống đạo đức, không vi phạm nhân phẩm, danh dự của con người. Nó phải được thực hiện ở phòng kín, nam khám nam, nữ khám nữ và có một người cùng giới chứng kiến. Quá trình tiến hành và kết quả của việc tiến hành các biện pháp trên đây phải được thể hiện trong một biên bản tố tụng có đầy đủ chữ ký của những người có mặt. Đáng tiếc là ông giáo - nguyên hiệu trưởng nọ đã không biết hay cố tình không biết để định làm một việc chưa từng có trong lịch sử tố tụng hình sự ở VN. Cũng may HĐXX đã bác bỏ đề nghị vô lý và ngây ngô nêu trên của bị cáo.
Bạn đọc vẫn còn nhớ cách đây 5-6 năm trước, TAND TP Hà Nội đã xét xử vụ án một quan chức phạm tội hiếp dâm trẻ em. Trong hồ sơ vụ án có một tài liệu là kết luận giám định về tình trạng bộ phận sinh dục của người bị hại. Theo kết luận giám định này thì màng trinh còn nguyên vẹn, các vùng khác không bị tổn thương… nhưng bị cáo vẫn bị kết tội vì bị cáo thừa nhận có quan hệ tình dục. Như vậy, từ quy định của pháp luật đến thực tiễn xét xử các vụ án xâm phạm tình dục, tình trạng cơ quan sinh dục của bị can, bị cáo không phải là đối tượng bắt buộc phải giám định và cũng không phải là chứng cứ để khẳng định bị can, bị cáo có phạm tội hay không.
Trở lại vụ án ở Hà Giang, trách nhiệm hình sự của các bị cáo nay mai sẽ được HĐXX quyết định, nhưng việc bị cáo -nguyên hiệu trưởng nọ đòi được chứng minh mình không phạm tội bằng việc tụt quần “khoe hàng” ngay tại công đường cũng là tình huống chưa từng có trong thực tiễn xét xử.
Một tình huống gây bất ngờ cho Hội đồng xét xử (HĐXX) và những người tham dự phiên tòa là bị cáo - nguyên hiệu trưởng muốn tụt quần “trình hàng” ngay tại phòng xử án để khẳng định bản thân không có năng lực và từ đó chứng minh mình vô tội. Nghe câu chuyện nực cười này, ai cũng nghi ngờ ở kiến thức xã hội và chuẩn mực đạo đức của một con người đã từng bị đặt nhầm chỗ trên bục giảng để thuyết trình về kiến thức xã hội và chuẩn mực đạo đức cho thế hệ trẻ.
Theo các quy định của Luật Tố tụng hình sự nước ta, trong quá trình giải quyết vụ án, để thu thập chứng cứ, Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát có thể áp dụng biện pháp khám người, nhận dạng, xem xét dấu vết trên cơ thể. Các biện pháp trên đây được thực hiện theo một thủ tục, trình tự chặt chẽ và không được đi ngược lại truyền thống đạo đức, không vi phạm nhân phẩm, danh dự của con người. Nó phải được thực hiện ở phòng kín, nam khám nam, nữ khám nữ và có một người cùng giới chứng kiến. Quá trình tiến hành và kết quả của việc tiến hành các biện pháp trên đây phải được thể hiện trong một biên bản tố tụng có đầy đủ chữ ký của những người có mặt. Đáng tiếc là ông giáo - nguyên hiệu trưởng nọ đã không biết hay cố tình không biết để định làm một việc chưa từng có trong lịch sử tố tụng hình sự ở VN. Cũng may HĐXX đã bác bỏ đề nghị vô lý và ngây ngô nêu trên của bị cáo.
Bạn đọc vẫn còn nhớ cách đây 5-6 năm trước, TAND TP Hà Nội đã xét xử vụ án một quan chức phạm tội hiếp dâm trẻ em. Trong hồ sơ vụ án có một tài liệu là kết luận giám định về tình trạng bộ phận sinh dục của người bị hại. Theo kết luận giám định này thì màng trinh còn nguyên vẹn, các vùng khác không bị tổn thương… nhưng bị cáo vẫn bị kết tội vì bị cáo thừa nhận có quan hệ tình dục. Như vậy, từ quy định của pháp luật đến thực tiễn xét xử các vụ án xâm phạm tình dục, tình trạng cơ quan sinh dục của bị can, bị cáo không phải là đối tượng bắt buộc phải giám định và cũng không phải là chứng cứ để khẳng định bị can, bị cáo có phạm tội hay không.
Trở lại vụ án ở Hà Giang, trách nhiệm hình sự của các bị cáo nay mai sẽ được HĐXX quyết định, nhưng việc bị cáo -nguyên hiệu trưởng nọ đòi được chứng minh mình không phạm tội bằng việc tụt quần “khoe hàng” ngay tại công đường cũng là tình huống chưa từng có trong thực tiễn xét xử.
PGS - TS Phạm Hồng Hải