Khi dạy ở châu Á, tôi đã thấy nhiều đào tạo về “Khởi nghiệp” và “Công ti khởi nghiệp” hơn ở bất kì chỗ nào khác nhưng đã không có nhiều công ti khởi nghiệp thành công ở châu Á. Một người bạn giải thích: “Phần lớn người châu Á thích mơ mộng nhưng không mấy người có hành động. Trong văn hoá của chúng tôi, thất bại là thứ tồi tệ. Mọi người đều sợ thất bại cho nên họ không thích nhận rủi ro. Mọi người mơ là “Bill Gates” hay “Steve Jobs” nhưng rất ít người nhận rủi ro của việc bắt đầu công ti riêng của họ. Học sinh ghi danh vào lớp khởi nghiệp để cho họ có thể nói về nó nhưng ít người dám làm nó.”
Tôi ngạc nhiên: “Để thành công, nhà doanh nghiệp phải sẵn lòng nhận rủi ro và thất bại như một phần của việc học. Mọi nhà doanh nghiệp thành công đều trải nghiệm thất bại nào đó, kể cả Bill Gates và Steve Jobs. Không người nào sẽ bắt đầu cái gì đó và thành công ngay lập tức. Tôi nghĩ mọi đào tạo khởi nghiệp nên nhắc tới việc học từ thất bại.”
Ông ấy nói: “Sợ thất bại chỉ là một trong nhiều yếu tố. Yếu tố khác là người châu Á thích đọc về mọi thứ mà họ quan tâm nhưng họ đọc quá nhiều về các câu chuyện công ti khởi nghiệp cho nên họ cứ nhảy từ ý tưởng này sang ý tưởng khác. Việc thiếu hội tụ này là điểm yếu trong các nhà doanh nghiệp vì họ thường bị sao lãng bởi ý tưởng khác tốt hơn. Họ không bao giờ hội tụ vào một thứ mỗi lúc mà nhảy khắp chốn để tìm cơ hội tốt nhất, nhưng không bao giờ làm bất kì cái gì đặc biệt.”
Tôi bảo ông ấy: “Trong trường hợp đó, họ cần kỉ luật về hội tụ vào một thứ mỗi lúc. Tất nhiên, họ có thể làm cái gì đó rồi học từ kinh nghiệm dù nó thành công hay thất bại. Nhảy qua qui trình khởi nghiệp mà không có chiều hướng nào là sự đảm bảo cho thất bại.”
Ông ấy giải thích thêm: “Nhiều nhà doanh nghiệp không nghiêm túc vì họ vẫn sống cùng gia đình họ và tận hưởng sự hỗ trợ của gia đình. Vì họ không đói, họ không có động cơ để nhận rủi ro. Như Steve Jobs thường khuyên: “Cứ đói khát, cứ dại khờ.” Nhưng họ không đói khát như con hổ đi tìm con mồi, bằng không nó có thể chết đói. Với một số người trong họ, khởi nghiệp chỉ là trò chơi mà họ chơi nhưng không nghiêm chỉnh.”
Tôi cười: “Nhà doanh nghiệp mà “thoải mái” trong cuộc sống và không cảm thấy thôi thúc làm cái gì đó sẽ không bao giờ thành công. Công ti khởi nghiệp là chuyện kinh doanh nghiêm chỉnh, không phải là trò chơi để chơi khi bạn có thời gian. Nếu họ không bị thất vọng với việc làm hay cuộc sống của họ, điều động viên họ làm cái gì đó thì đó là việc phí thời gian.”
Ông ấy nói thêm: “Nhưng có những lí do khác. Thứ nhất, có việc chia sẻ giới hạn trong các nhà doanh nghiệp vì mọi người đều che giấu ý tưởng của họ hay công việc của họ. Môi trường ở đây không đủ chín muồi như ở Thung lũng Silicon khi mọi người chia sẻ thành công của họ cũng như thất bại với người khác. Khi ông nhìn vào lí do chính mà khởi nghiệp không thành công ở đây, nó không phải là về thiếu kĩ năng hay tài năng, nhưng thay vì thế là thiếu việc kèm cặp và chia sẻ giữa mọi người. Sẽ mất thời gian cho môi trường này tiến hoá và chín muồi. Có thể trong vài năm tới. Điều thứ hai là hệ thống giáo dục của chúng tôi bị tụt lại nhiều năm sau các nước khác cho nên điều học sinh học gần như là lỗi thời. Để thành công trong doanh nghiệp khởi nghiệp, họ phải có tri thức và kĩ năng trong công nghệ đang nổi lên, không trong cái gì đó cũ vài năm trước. Chẳng hạn, một số nhà doanh nghiệp đang lập kế hoạch khai trương doanh nghiệp trực tuyến hay tạo ra websites khi thế giới đang chuyển vào Trí khôn nhân tạo và tính toán lượng tử. Chúng tôi không thể thúc đẩy ngành công nghiệp khởi nghiệp và phát triển nhiều nhà doanh nghiệp hơn dựa trên hệ thống giáo dục cổ xưa như điều chúng tôi có bây giờ. Cho dù có vài nhà doanh nghiệp thông minh học các kĩ năng này từ MOOCs hay các bài học trực tuyến và làm tốt, nhưng họ là thiểu số. Để phát triển môi trường khởi nghiệp qui mô lớn mà có thể tác động tới toàn thể nền kinh tế, chúng tôi cần thay đổi hệ thống giáo dục của mình trước hết.”
Tôi bảo ông ấy: “Tôi hoàn toàn đồng ý với ông. Không có hệ thống giáo dục đúng, kinh doanh khởi nghiệp không thể được hoàn thành.”
Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University
Một người viết cho tôi: “Em càng đọc về Cách mạng công nghiệp 4.0, em càng lo nghĩ về tương lai của em. Khi em đọc blog của thầy em còn bị sợ nữa. Dường như em làm gì cũng chẳng thành vấn đề, robots và công nghệ đang đẩy mọi người như em ra khỏi việc làm. Em có thể làm gì? Xin thầy lời khuyên.”
Đáp: Mặc dầu một số nhà kinh tế đã dự báo rằng Robots và Trí khôn nhân tạo sẽ lấy đi việc làm của con người nhưng em cần tự hỏi mình: “Ai tạo ra những công nghệ và robots này?” Câu trả lời là người kĩ thuật. Cho nên nếu em muốn đảm bảo rằng em sẽ có việc làm trong tương lai, em cần phát triển kĩ năng kĩ thuật. Ngày nay tiến bộ của công nghệ đã tạo ra nhiều cơ hội hơn cho những người có hay sẵn lòng học kĩ năng kĩ thuật.
Có những kĩ năng này không có nghĩa em phải đi tới trường. Có nhiều môn học trực tuyến mà em có thể học mà không phải trả tiền như Các môn học trực tuyến mở cho đại chúng (MOOCs.) hay các bài học trên Youtube. Nếu em đưa nỗ lực vào học, em có thể thành công. Vì có thiếu hụt công nhân có kĩ năng kĩ thuật, các công ti như Google, Microsoft, Amazon đang thuê những người không có bằng cấp, chừng nào họ có kĩ năng mà các công ti này cần.
Mùa hè năm ngoái, tôi đã dạy lớp lập trình máy tính năm tuần cho học sinh trung học như một phần của sáng kiến STEM. Trong vòng vài tuần, các đại diện từ Google và Facebook đã ở đó để thuê các học sinh hoàn thành môn học này. Họ bảo tôi: “Nếu các em có thể lập trình trong Java, Javascript, và Python, chúng tôi sẵn lòng thuê họ làm người lập trình.” Tôi hỏi: “Nhưng đây mới chỉ là những học sinh lớp 11 và 12 người mới qua vài tuần đào tạo.” Một đại diện giải thích: “Chúng tôi cần nhiều công nhân có kĩ năng. Chúng tôi đang thuê người tốt nghiệp đại học cho các việc làm chuyên sâu nhưng việc lập trình là đủ tốt cho học sinh trung học và những người không vào đại học. Bây giờ chúng tôi tuyển ở trường trung học để tìm công nhân có chất lượng vì chúng tôi cần nhiều người lập trình. Nếu họ giỏi lập trình, chúng tôi sẵn lòng đào tạo họ cho các việc làm khác nữa. Chúng tôi trả tiền cao cho các trường trung học để phát triển nhiều lớp máy tính hơn kiểu như thế này vì chúng tôi cần công nhân để lấp vào việc làm của chúng tôi.” Một người khác nói thêm: “Có nhiều việc làm trong công nghệ hơn là mọi người đã từng nghĩ. Nếu họ biết các kĩ năng chúng tôi cần, cách phát triển chúng thì họ sẽ có được việc làm tốt.”
Trên khắp báo chí tin tức ti vi, các công ti công nghệ đang phàn nàn về “kẽ hở kĩ năng” ngăn cản họ có công nhân mà họ cần. Và điều này KHÔNG chỉ ở Mĩ vì châu Âu và châu Á cũng có cùng vấn đề này nữa. Khi tôi ở Trung Quốc, tôi thấy nhiều quảng cáo về việc làm lập trình trên báo chí và bảng thông báo của họ. Tôi hỏi anh bạn của tôi và họ nói: “Chúng tôi cần nhiều người kĩ thuật vì các trường của chúng tôi không tạo ra đủ số họ.” Tôi ngạc nhiên: “Với một nước một tỉ người và hàng nghìn đại học và các ông không có đủ công nhân kĩ thuật sao?” Bạn tôi giải thích: “Người tốt nghiệp đại học ưa thích làm việc cho các công ti lớn với việc làm văn phòng tốt. Với họ, việc lập trình là không phù hợp cho giáo dục bốn năm vì lương thấp. Chúng tôi có thất nghiệp cao trong số những người tốt nghiệp đại học vì họ không sẵn lòng làm những việc làm trả lương thấp.”
Hiện thời, các vấn đề đang được nêu ra về thiếu hỗ trợ từ trường học để đáp ứng cho nhu cầu công nghiệp nhưg nhiều người hàn lâm vẫn duy trì lập trường của họ rằng đại học KHÔNG phải là trường hướng nghiệp và họ biết cái gì là tốt nhất cho học sinh của họ. Các công ti đổ lỗi cho các trường hội tụ quá nhiều và lí thuyết mà không hội tụ vào ứng dụng để phát triển nhu cầu được cần còn các trường lại đổ lỗi cho các công ti vì can thiệp vào công việc giáo dục của họ. Nhiều phụ huynh và học sinh giận các trường về việc thất nghiệp cao của người tốt nghiệp đại học và việc thiếu lời khuyên đúng từ các cố vấn nghề nghiệp. Những tranh cãi này vẫn tiếp tục và nạn nhân là học sinh những người không biết học cái gì và họ cần những kĩ năng nào.
Học sinh thường hỏi tôi: “Em cần kĩ năng nào và làm sao em phát triển các kĩ năng mà có thể làm cho em có việc làm tốt?” Trong nhiều năm tôi đã viết nhiều bài trên blog của tôi về chủ đề này mà đã được dịch sang nhiều thứ tiếng. Khi học sinh hỏi: “Em nên học cái gì?” Câu trả lời của tôi là: “Công nghệ, công nghệ và công nghệ.” Năm ngoái, một nữ sinh viên năm thứ ba đã than: “Nhưng em học Quản trị kinh doanh. Có trễ quá không?” Tôi bảo cô ấy: “Học bất kì cái gì không bao giờ là quá trễ. Mọi doanh nghiệp đều sẽ cần những người có kĩ năng kĩ thuật. Ngày nay mọi công ti kinh doanh đều đang trở thành công ti công nghệ. Là sinh viên về kinh doanh, em cần học lớp máy tính nào đó để làm mạnh kĩ năng của em. Bất kể em làm ở đâu, em làm kiểu công việc nào, em đều cần có kĩ năng kĩ thuật.”
Một học sinh trung học than: “Gia đình em nghèo và không thể đảm đương được giáo dục đại học cho em. Em cần có việc làm để hỗ trợ cho bố mẹ em.” Tôi giải thích: “Em không cần vào đại học để có việc làm. Điều em cần là kĩ năng và có nhiều chỗ mà em có thể học được những kĩ năng này. Em có thể học từ các lớp học trực tuyến như MOOCs, hay tham dự các khoá học lập trình máy tính ngắn để giúp cho em có việc làm. Em nên bắt đầu bằng các lớp lập trình trong Java, JavaScript, và Python. Một khi em có những kĩ năng này, học lớp Tính toán mây hay lớp phát triển mạng thì em sẽ làm tốt.”
Một người tốt nghiệp đại học hỏi “Em đã tốt nghiệp trong văn học. Em có thể học kĩ năng kĩ thuật không?” Tôi bảo anh ta: “Sao không? Là người có giáo dục đại học, em có thể học bất kì cái gì nếu em đưa nỗ lực vào. Thầy gợi ý rằng em học các lớp lập trình máy tính trong Java, và C++ rồi học lớp an ninh máy tính như phát hiện đe doạ Xi be và phát hiện xâm nhập và em có thể làm việc như chuyên viên an ninh máy tính.”
Có nhiều kĩ năng kĩ thuật được cần trong công nghiệp ngày nay, và khó mà kể ra mọi thứ. Sẽ có nhiều kĩ năng nữa nổi lên khi công nghệ đang thay đổi mọi lúc. Các lĩnh vực công nghệ sẽ tiếp tục tiến hoá nhanh vì việc thay đổi nhanh chóng đó. Vì nhiều đại học quá chậm thay đổi, nhiều công ti sẽ thuê người có kĩ năng mà họ cần thay vì dựa vào “bằng cấp” và qua thời gian, tôi nghĩ điều đó sẽ làm thay đổi nhiều thứ, đặc biệt là hệ thống giáo dục truyền thống.