Chia Sẻ Đời sống văn hóa của cư dân Văn Lang Âu Lạc

Trang Dimple

New member
Xu
38
Trên cơ sở nền kinh tế nông nghiệp lúa nước và kết cấu xóm làng bền chặt, cư dân Văn Lang – Âu Lạc đã tiến hành khai hoang, phát triển kinh tế, làm thủy lợi, chống giặc ngoại xâm. Và cũng chính từ đó, người Việt cổ đã định hình cho mình một lối sống, cách ứng xử tâm lí, tôn giáo, nghệ thuật, toát lên những đặc điểm của đời sống văn hóa, vật chất và tinh thần.


1. Văn hóa vật chất
1.1. Cư trú
Nhà được dựng theo kiểu nhà sàn. Nguyên liệu là gỗ, tre, nứa, lá. Nhà có mái cong hình thuyền hoặc mái tròn và sàn thấp.

Nhà chưa có vách, đuôi mái gối sát sàn nhà. Cầu thang lên đặt trước nhà. Các ngôi nhà được bố trí quây tụ ở ven đồi, đỉnh gò, chân núi, nếu gần sông suối thì nằm trên các giải đất cao để tránh lụt lội.

1.2 Trang phục
* Đầu tóc: có 3 kiểu chính
Cắt ngắn ngang vai dùng cho cả nam lẫn nữ
Búi tóc búi lên đỉnh đầu, có trường hợp chít khăn lên búi tóc. Loại kiểu tóc này cũng được cả nam lẫn nữ sử dụng. Về nữ, có trường hợp chít khăn lên búi tóc.
Loại kiểu tóc kết đuôi sam v có vành khăn nằm ngang trán thì chỉ dùng cho phụ nữ.

* Mặc: Cách phục sức đã có sự phân biệt nam nữ.

Nữ mặc váy, thân để trần, đi chân đất. Váy có hai kiểu là kín và mở, ngắn đến đầu gối, có khi có đệm váy. Phụ nữ giàu có ăn mặc có phần chải chuốt hơn, khăn chóp nhọn trùm lên búi tóc, đủ cả váy, áo và yếm, áo cánh xẻ ngực, thắt lưng có trang trí. Váy kín có trang trí, buông chùng đến gót chân, đệm váy có hình chữ nhật cũng có trang trí, thả trước bụng hay sau mông.

Nam đi chân không, ở trần, mặc khố. Khố có hai kiểu, kiểu quấn một vòng và kiểu quấn hai vòng. Có đuôi thả đằng sau.

Trang phục lễ hội không phân biệt nam nữ. Thường là váy kết bằng lá hay bằng lông vũ. Mũ kết bằng lông chim có cắm thêm bông lau ở phía trên hoặc phía trước.

Đồ trang sức: người thời Hùng Vương cả nam lẫn nữ đều rất ưa thích dùng dùng đồ trang sức. Nam cũng như nữ đều đeo vòng tai. Ngoài ra, c|c trang sức hạt chuỗi, nhẫn và vòng tay rất phổ biến.

Hình dáng của vòng tay rất đa dạng: hình vành khăn, hình tròn, hình tròn có mấu. Hạt chuỗi có hình trụ, hình trái xoan, hình tròn. Vòng nhẫn hình tròn hoặc hình bện thừng. Vòng tay có tiết diện chữ nhật, hình ống, hoặc có cánh. Chất liệu của c|c đồ trang sức là những kim loại cao cấp như vàng bạc. Thường là bằng đá, đồng thau, rất ít khi bằng ngọc nhưng được tạo thành với khiếu thẩm mỹ cao.

1.3 Ăn uống

Thức ăn chính là gạo nếp tẻ, đã có dụng cụ bếp núc như nồi, chõ. Sách Lĩnh Nam Chích Quái ghi lại là dân Lạc đã biết làm mắm: "Lấy cầm thú, cá, ba ba làm mắm".
Họ cũng biết làm rượu, làm bánh. Thức ăn thường là cá, gà, vịt, chim, heo, chó, trâu, hươu, nai, cáo, khỉ, ba ba, rùa, cua ốc... với các hương liệu: gừng muối, trầu cau, đất hun.

2. Văn hóa xã hội
2.1 Hôn nhân
Có một số tục lệ như lấy gói đất, gói muối tượng trưng cho tình nghĩa vợ chồng. Vì thế có câu: "Tục hôn nhân lấy gói đất (hoặc lấy gói muối) làm đầu". Một số nghi thức khác trong hội lễ ghi nhận được là ném bùn, ném đất và hoa quả vào người chàng rể. Nghi thức chủ yếu nhất là hai vợ chồng mới ăn chung bát cơm nếp. Sau khi ăn bát cơm nếp, họ được cộng đồng công nhận là vợ chồng.
2.2 Tang ma

Khi trong nhà có người chết, người ta giã vào cối, đó là tín hiệu thông tin cho hàng xóm, láng giềng biết để đến giúp đỡ. Người chết có quyền đem theo một số tài sản để sử dụng trong cuộc sống khác. Các đồ tùy táng là những đồ dùng hàng ngày và đồ trang sức.

Thời ấy người chết được hỏa t|ng hay được chôn cất. Các nhà khảo cổ học đã đào được các quan tài độc mộc. Đó là một thân cây khoét rỗng có hình dáng giống như chiếc thuyền độc mộc.
2.3 Phong tục khác
Khi trẻ sơ sinh ra đời, dân Lạc có tục lệ lót ổ cho trẻ bằng lá chuối tươi. Khi trẻ lớn lên được làm lễ thành đinh, Lễ thành đinh mang tính thử thách năng lực của các thanh niên, thường được tổ chức những buổi thi tài trong các ngày hội. Sau lễ thành đinh, thanh niên trở thành thành viên lao động mới của xã hội.

3. Văn hóa tinh thần
3.1 Vẽ:
Nghệ thuật vẽ đã rất phổ biến với các hoa văn đa dạng trên các đồ gốm, trên các trống đồng. Không những thế cư dân Văn Lang đã biết dùng màu để vẽ.

Tục xăm mình là một minh chứng về nghệ thuật vẽ màu của người Văn Lang. Đề tài chính của nghệ thuật này là con người đang hoạt động, đang sống hồn nhiên. Đó là quang cảnh nhảy múa, thổi khèn, giã cối... hoặc là quan hệ giữa con người và thiên nhiên.

Mặt trống đồng như một vũ trụ mà trung tâm là mặt trời. Hoạt động của con người quây tròn chung quanh mặt trời đang tỏa sáng.
3.2. Nghệ thuật tạo tượng phát triển rất cao.

Chất liệu là đất nung, đồng thau, đá... những bức tượng mang dáng vẻ rất hồn nhiên, sinh động, ví dụ như bức tượng người ngồi thổi khèn, tượng người cõng nhau nhảy múa thổi khèn cho thấy sự thoải mái, thanh nhàn trong cuộc sống đơn giản.

Bên cạnh đề tài là con người còn có các động vật gần trong sinh hoạt của con người: gà, chó, chim...

3.3 Âm nhạc

Qua các hiện vật khảo cổ tìm được qua hình ảnh trên các trống đồng, ta thấy cư dân Văn Lang rất ưa ca hát, nhảy múa. Họ hát đối đ|p, đ|nh trống, đ|nh cồng hoặc hòa tấu cùng nhau với đủ các dụng cụ âm nhạc mà họ đã sáng tạo được như sau: Trống đồng có âm thanh dũng mạnh-trống da-Cồng chiêng (mỗi giàn chiêng có từ 6 đến 8 chiếc)-Chuông nhạc-Phách-Khèn...

3.4 Hội lễ

Hội lễ là một phần trong cuộc sống của dân Lạc. Trong các buổi lễ hội có những sinh hoạt như sau: Tục lệ đánh trống đồng: hoặc do một người đánh hoặc hòa tấu từng cặp trống đực cái, người đánh trống bận lễ phục hình chim ở tư thế ngồi hay đứng. Múa nhảy ca hát: Người trình diễn cũng bận lễ phục hình chim, có múa hóa trang, múa vũ trang, múa hát giao duyên nam nữ.
Múa hóa trang thường đội mũ có gắn lông chim, có từ ba đến bảy người, có người cầm vũ khí, cầm khèn. Hội giã cối: từng đôi nam nữ cầm chày dài giã cối tròn tạo nên hình ảnh tượng trưng cho sự sinh phồn. Các cuộc đua thuyền hào hứng với những chiếc thuyền độc mộc mình thon, mũi cong, đuôi én. Mọi sinh hoạt trên đều gắn với điều cầu mong thiết thực của cuộc sống như mong mưa thuận, gió hòa, mong được mùa, mong sinh sản được nhiều.

3.5 Tín ngưỡng:

dân Lạc thờ các lực lượng thiên nhiên (thần núi, thần sông, thần đất); thờ các vật thiêng (thần rồng, chim, hổ); thờ anh hùng (Phù Đổng).

3.6. Truyện kể:
thời đại Hùng Vương - An Dương Vương để lại trong nền văn hóa dân tộc một kho tàng truyện kể phong phú, giúp ta hình dung được phần nào cách sống của người thời ấy.

Truyện Trầu Cau nói về nguồn gốc của thói quen ăn trầu. Truyện Bánh Chưng Bánh Dày giải thích quan niệm trời tròn đất vuông cùng tục nấu bánh chưng của người Việt vào các dịp Tết.

Truyện An Tiêm cho biết thời ấy con người đã biết trồng trọt. Truyện Sơn Tinh-Thủy Tinh là cách giải thích mộc mạc nhưng rất trữ tình về nạn lụt lội hàng năm ở miền quanh núi Ba Vì. Mối tình thơ mộng giữa Tiên Dung và Chử Đồng Tử được cụ thể hóa bằng hình ảnh đầm Dạ Trạch và bãi Tự Nhiên. Tinh thần yêu nước được sớm tuyên dương qua hình ảnh của Phù Đổng Thiên Vương.

Các truyền thuyết thần thoại ấy đã được kể từ thế hệ n{y đến thế hệ khác, truyền mãi đến nay, qua biết bao thời gian mà vẫn giữ được tính tưởng tượng dồi dào của người Lạc xưa.
 
Sửa lần cuối:
Bài viết hữu ích <3

Thả tim thêm cho bạn này <3 <3 <3
Câu 1. Nêu những chuyển biến về kinh tế, xã hội đưa đến sự ra đời nhà nước Văn Lang
Gợi ý làm bài

– Những chuyển biến trong đời sống kinh tế:

+ Trải qua nhiều thế kỉ lao động, do kĩ thuật luyện kim ngày càng phát triển, công cụ bằng đồng thau ngày càng nhiều. Vào thời Đông Sơn, từ nửa đầu thiên niên kỉ I TCN, công cụ lao động bằng đồng thau trở nên phổ biến và con người còn biết rèn sắt. Nhờ vậy, cư dân bây giờ đã khai phá vùng châu thổ sông Hồng, sông Mã, sống Cả thành những cánh đồng màu mỡ, có nền kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước, dùng cày với sức kéo của trâu, bò.

+ Cùng với nghề nông, cư dân Đông Sơn còn săn bắt, chăn nuôi, đánh bắt và làm các nghề thủ công nghiệp. Nghề làm đồ gốm và đúc đồng rất phát triển. Sự phân công lao động trong xã hội giữa nông nghiệp và thủ công nghiệp đã hình thành.

– Những chuyển biến xã hội:

+ Sự phát triển kinh tế đã dẫn đến những chuyển biến xã hội.

+ Từ thời Phùng Nguyên đã bắt đầu có hiện tượng phân hóa giữa giàu và nghèo. Trải qua nhiều thế kỉ tồn tại và phát triển, đến thời Đông Sơn, sự phân hóa xã hội trở nên phổ biến hơn. Điều này được phản ánh qua những hiện vật chôn theo trong các khu mộ táng.

– Sự chuyển biến kinh tế – xã hội nói trên đòi hỏi cấp thiết phải có các hoạt động trị thủy, thủy lợi để phục vụ nông nghiệp. Cùng thời gian này, yêu cầu chông ngoại xâm cũng được đặt ra. Những điều đó đã dẫn đến sự ra đời sớm của nhà nước Văn Làng I Âu Lạc.

Câu 2. Trình bày cơ cấu tổ chức nhà nước Văn Lang – Âu Lạc
Gợi ý làm bài

– Do yêu cầu của công cuộc chống ngoại xâm cùng với yêu cầu bảo vệ nền kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước trước nạn lũ lụt thường xuyên đe dọa, đã đẩy mạnh quá trình hình thành nhà nước. Quốc gia Văn Lang ra đời (vào khoảng thế kỉ VII TCN).

– Tổ chức nhà nước Văn Lang còn rất đơn giản, sơ khai. Đứng đầu đất nước là vua Hùng, giúp việc có các Lạc hầu, Lạc tướng. Cả nước được chia làm 15 bộ. Đứng đầu mỗi bộ là Lạc tướng. Dưới bộ là các làng do Bồ chính cai quản.

– Cuôi thế kỉ III TCN, nhà Tần đem quân đánh xuông Văn Làng. Cuộc kháng chiến bùng nổ và kéo dởi từ năm 214 đến năm 208 TCN. Nhân dân Lạc Việt của nước Văn Làng và nhân dân Âu Việt (hay Tây Âu, sống ở phía Bắc nước Văn Làng) đã đứng lên chiến đáu chông quân xâm lược Tần dưới sự lãnh đạo của Thục Phán. Năm 208 TCN, cuộc chiến đáu kết thúc thắng lợi. Thục Phán tự xưng là An Dương Vương, lập ra nước Âu Lạc, đóng đô ở cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội).

– Bộ mấy Nhà nước Âu Lạc không có gì thay đổi so với thời Văn Làng. Tuy nhiên, việc tổ chức quản lí đất nước được chặt chẽ hơn, lãnh thổ Âu Lạc được mở rộng hơn trên cơ sở sáp nhập Văn Làng và Âu Việt. Kinh đô cổ Loa được xây dựng kiên cô”, có quân đông, vũ khí tốt.

– Trong xã hội Văn Lang – Âu Lạc, có ba tầng lớp là vua quan quý tộc, dân tự do và nô tì.

Câu 3. Hãy trình bày đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang – Âu Lạc.
Gợi ý làm bài

– Đời sống vật chất:

+ Nguồn lương thực chính của cộng đồng cư dân Văn Lang – Âu Lạc là thóc gạo (gạo nếp và gạo tẻ), ngoài ra còn có các loại củ như khoai, sắn. Thức ăn bấy giờ đã khá phong phú, gồm các loại rau củ, các sản phẩm của nghề đánh cá, chăn nuôi, săn bắt như cá, tôm, gở, lợn…

+ Trong lao động và sinh hoạt, nam thường đóng khố, cởi trần; nữ mặc vấy, áo. Vào các ngày lễ hội, CƯ dân Việt cổ đã biết mặc đẹp hơn. Đồ dùng trong gia đình có nhiều loại như nôi, bát, chậu… bằng gô”m và đồng thau. Nhà ở của họ là những nhà sởn được làm bằng gỗ, tre, nứa, lá.

– Đời sống tinh thần:

+ Cư dân Việt cổ có tục nhuộm răng đen, ăn trầu, xăm mình. Cả nam, nữ đều thích đeo đồ trang sức làm bằng đá, đồng thau, vỏ các loại nhuyễn thể.

+ Tín ngưỡng chủ yếu và phổ biến của cư dân Văn Lang – Âu Lạc là sùng bái tự nhiên như thờ thần Mặt Trời, thần Sống, thần Núi và tục phồn thực với những lễ nghi cầu mùa, mong mưa thuận gió hòa, giống nòi phát triển. Nét đặc sắc của cư dân Việt cổ là tục thờ cúng, sùng kính những người có công với làng nước. Tục lệ cưới xin, ma chay, lễ hội khá phổ biến, nhất là hội mùa.

– Sự ra đời của nhà nước Văn Lang – Âu Lạc đã mở ra thời đại dựng nước và giữ nước đầu tiên của dân tộc, hình thành nền văn minh Việt Nam đầu tiên – văn minh sông Hồng.

Câu 4. Việc sử dụng phổ biến công cụ bằng đá trong lao động của cư dân Đông Sơn có ý nghĩa gì?
Gợi ý làm bài

– Làm chuyển biến đời sống kinh tế nông nghiệp và thủ công nghiệp. Nhờ có công cụ bằng đồng (sau là gang, sắt), cư dân bấy giờ đã khai phá vùng châu thổ sông Hồng, song Mã, sống cả thành những cánh đồng màu mỡ, có nền kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước, dùng cày với sức kéo của trâu, bò.

– Phân công lao động trong xã hội giữa nông nghiệp và thủ công nghiệp thành những ngởnh kinh tế độc lập với nhiều thành tựu to lớn.

– Chứng tỏ trình độ chế tác công cụ lao động (lưỡi cày, lưỡi cuốc…) bằng đồng của cư dân Đông Sơn phát triển cao. Nền nông nghiệp trồng lúa nước dùng cày (thay thế cho nông nghiệp dùng cuốc đá) sử dụng sức kéo của trâu bò cho năng suất cao hơn trước.

Câu 5. Vì sao Nhà nước Âu Lạc đạt trình độ phát triển cao hơn so với nhà nước Văn Lang?
Gợi ý làm bài

So với Nhà nước Văn Lang, Nhà nước Âu Lạc đạt trình độ phát triển cao hơn về mọi mặt: nước Âu Lạc ra đời là một bước phát triển mới, có sự kế tục và hoàn thiện cao hơn Nhà nước Văn Lang ở các điểm sau:

– Hoàn chỉnh bộ mấy tổ chức của Nhà nựớc Văn Làng: việc tổ chức quản lí đất nước được chặt chẽ hơn, lãnh thổ được mở rộng hơn.

– Về mặt quân sự và quốc phòng, Nhà nước Âu Lạc có bước phát triển mới, mạnh mẽ: có quân đội mạnh, vũ khí tốt, đặc biệt có thành cổ Loa kiên cố, vững chắc. Thành cổ Loa là một công trình lao động sáng tạo đồ sộ, một thành tựu về khoa học quân sự của nhân dân Âu Lạc, biểu hiện cho sự phát triển của Nhà nước Âu Lạc.

Câu 6. “Quốc gia Văn Lang – Âu Lạc tồn tại trên dưới 500 năm TCN. Bằng sức lao động sáng tạo và sự đấu tranh kiên cường, bền bỉ, người Việt cổ đã xây dựng cho mình một nền văn minh bản địa đậm đà bản sắc dân tộc”
(Trích Đại cương Lịch sử Việt Nam tập 1, trang 51 – 52, NXB Giáo dục, 2003)
Bằng những kiến thức lịch sử đã học, hãy làm sáng tỏ nhận định trên.

Gợi ý làm bài

Trên cơ sở nền kinh tế nông nghiệp lúa nước và kết cấu xóm làng bền chặt, cư dân Văn Lang – Âu Lạc đã tiến hành khai hoang, phát triển kinh tế, làm thủy lợi, chống giặc ngoại xâm. Và cũng chính từ đó, người Việt cổ đã định hình cho mình một lối sống, cách ứng xử tâm lí, tôn giáo, nghệ thuật, toát lên những đặc điểm của đời sống văn hóa, vật chất và tinh thần.

a) Đời sống vật chất:

– Nguồn lương thực chính của cộng đồng cư dân Văn Lang – Âu Lạc là thóc gạo (gạo nếp và gạo tẻ), ngoài ra còn có các loại củ như khoai, sắn. Thức ăn bấy giờ đã khá phong phú, gồm các loại rau củ, các sản phẩm của nghề đánh cá, chăn nuôi, săn bắt như cá, tôm, gở, lợn…

– Trong lao động và sinh hoạt, nam thường đóng khô”, cởi trần; nữ mặc vấy, áo. Vào các ngày lễ hội, CƯ dân Việt cổ đã biết mặc đẹp hơn. Đồ dùng trong gia đình có nhiều loại như nôi, bát, chậu… bằng gốm và đồng thau. Nhà ở của họ là những nhà sởn được làm bằng gỗ, tre, nứa, lá.

b) Đời sống tinh thần:

– Cư dân Việt cổ có tục nhuộm răng đen, ăn trầu, xăm mình. Cả nam, nữ đều thích đeo đồ trang sức làm bằng đá, đồng thau, vỏ các loại nhuyễn thể.

– Tín ngưỡng chủ yếu và phổ biến của CƯ dân Văn Lang – Âu Lạc là sùng bái tự nhiên như thờ thần Mặt Trời, thần Sống, thần Núi và tục phồn thực với những lễ nghi cầu mùa, mong mưa thuận gió hòa, giống nòi phát triển.

– Nét đặc sắc của cư dân Việt cổ là tục thờ cúng, sùng kính những người có công với làng nước.

– Tục lệ cưới xin, ma chay, lễ hội khá phổ biến, nhất là hội mùa.
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top