Đôi lời với nhà văn Nguyên Ngọc

Ngọc Suka

Cộng tác viên
Củ Chi còn, thì Sài Gòn mất”, đó chính là nỗi ám ảnh luôn treo trên đầu bọn mỹ ngụy, nên từ những năm 1966 – 1969 bọn mỹ ngụy đã thực hiện rất nhiều trận càn quét, dội bom, rải chất độc … để bằng mọi giá phá hủy “thành trì thép” Củ Chi, tính trung bình mỗi mét vuông đất Củ Chi chứa đến 3kg mảnh bom pháo, 100.24 gram chất hóa học.

Đôi lời với nhà văn Nguyên Ngọc

images

Mọi hành động dù điên cuồng đến đâu cũng không làm lung lay ý chí của những người con mảnh đất thép, họ vẫn “một tấc không đi, một ly không rời”, họ kiên cường bám trụ mảnh đất thép chấp nhận sự hy sinh, tra tấn … của giặc để nuôi dưỡng những chiến sỹ cách mạng, quyết tâm biến Củ Chi thành mảnh đất liên lạc và trở thành bàn đạp cho giải phóng Sài Gòn sau này.

Để kịp phục vụ kháng chiến, thanh niên, du kích địa phương đã phải tranh thủ đào hầm liên tục ngày đêm không nghỉ, đất đào xong phải gánh đi đổ xuống song hoặc rải khắp rừng để tránh sự phát hiện của địch. Tại một số vùng, đất được đổ ra đồng, sáng sớm nông dân đi cày phi tang lớp đất được đổ từ đêm hôm trước … Chỉ trong vòng 02 năm dân quân Củ Chi đã đào được 250km địa đạo để phục vụ cho cuộc kháng chiến.

Những con người làm nên “đất thép, thành đồng” Củ Chi nhiều lắm, họ không bao giờ biết run sợ trước họng súng của kẻ thù, họ tin tưởng vào cuộc chiến chính nghĩa của dân tộc ta, họ kiên cường đến độ thành thép.

Như mẹ Nguyễn Thị Rành trong 22 năm (1947 – 1969), đã tiễn 8 người con trai của mình là Dúng, Sóc, Vẻ, Hè, Huội, Sướng, Nâng, Luôn lần lượt ra đi theo tiếng gọi của non sông … các anh ra đi và mãi mãi không trở về … chẳng gì có thể bù đắp cho nỗi đau của mẹ.


Bài viết trên trang cá nhân nhà văn Nguyên Ngọc

Còn, còn rất nhiều những hy sinh, mất mát như vậy để tạo nên huyền thoại của đất nước này.

Vậy mà, hôm nay nhà văn Nguyên Ngọc dường như đang cố gắng định nghĩa lại những nỗi mất mát, những nỗi đau ấy bằng lý lẽ hết sức trơ trẽn. Ông đang cho rằng những sự hy sinh của nhân dân trong cuộc kháng chiến đều xuất phát từ tội lỗi của ai đó, phải chăng ông cho rằng việc chúng ta đứng dậy phá tan xiềng xích, kiên cường kháng chiến đến gần một thế kỷ là hoàn toàn vô ích?.

Hình như ông đang cố tình quên ai đã đẩy dân tộc ta đến cảnh nước mất, nhà tan, ai đã gieo rắc biết bao tội ác kinh hoàng lên chính đồng bào của ông?.

Ông cũng quên luôn rằng, nếu không có họ đã chấp nhận cái chết để che chở, bảo bọc những người như ông thì có lẽ ngày hôm nay ông cũng chẳng còn ngồi đó lành lặn mà chơi Facebook.

Có thể, một hành động vô tâm có thể khiến ta bị tổn thương trên thân thể, vết thương trên thân thể rồi sẽ lành lặn và để lại chút sẹo, nhưng có những hành động vô tình đã làm tổn thương đến lòng tự trọng, nhưng khi lòng tự trọng bị tổn thương liệu có lành được không?.

Khi ta còn tự trọng thì sự tha thứ sẽ vẹn nguyên giá trị, và người được tha thứ sẽ cảm thấy hãnh diện và sung sướng . Nếu như đã đánh mất lòng tự trọng thì đừng nói đến sự tha thứ nữa vì lúc ấy nó rẻ rúng và vô giá trị.

Hùng Lạc
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top