Chia Sẻ Nước Mĩ- lịch sử 9

Trang Dimple

New member
Xu
38
Từ sau chiến tranh thế giới thứ 2, kinh tế Mĩ phát triển nhảy vọt, đứng đầu thế giới, trở thành siêu cường. Với sự vượt trội về kinh tế, khoa học - kĩ thuật, hiện nay nước Mĩ đang giữ vai trò hàng đầu trong nền kinh tế chính trị thế giới và quan hệ quốc tế.

Lịch Sử 9 -Bài 8:NƯỚC MỸ.

I. TÌNH HÌNH KINH TỀ NƯỚC MỸ SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI.



* 1945-1950: giàu mạnh ,chiếm ưu thế tuyệt đối về mọi mặt trong thế giới tư bản :


+ Sản lượng công nghiệp Mĩ chiếm hơn một nưả sản lượng công nghiệp thế giới .


+ Sản lượng nông nghiệp bằng 2 lần sản lượng của Anh,Pháp, Cộng hòa Liên bang Đức, Itali & Nhật Bản cộng lại .(1949)


+ Nắm trong tay ¾ dự trữ vàng toàn thế giới.


+ Quân sự mạnh nhất thế giới , độc quyền về hạt nhân


+ Sau CTTGII Mĩ trở thành trung tâm kinh tế, tài chính
duy nhất của thế giới.


+ Vẫn còn những bất công xã hội như kỳ thị chủng tộc , phân biệt giàu nghèo…


Nguyên nhân kinh tế tăng trưởng nhanh sau CTTGII :


-Thu nhiều lợi nhuận nhờ buôn bán vũ khí .


-Không bị chiến tranh tàn phá


-Tài nguyên phong phú, nhân công dồi dào


-Tận dụng khoa học- kĩ thuật tiến tiến .


-Tập trung sản xuất và tư bản cao.


-Quân sự hóa nền kinh tế để buôn bán vũ khí


* Thập niên sau 1970s:


-Không còn giữ ưu thế ( Sản lượng công nghiệp chiếm 39,8% của thế giới ) do sự cạnh tranh của Nhật bản và Tây Âu .


-Kinh tế Mĩ không ổn định, thường xuyên xảy ra suy thoái.


-Sự phân biệt giàu nghèo , kỳ thị chủng tộc .


-Không ổn định về kinh tế chính trị &
xã hội ở Mĩ.


-Chi phí nhiều cho quân sự như chạy đua vũ trang , thực hiện chiến tranh xâm lược .


II. SỰ PHÁT TRIỂN VỀ KHOA HỌC – KỸ THUẬT.


- Mĩ là nước khởi đầu cuộc cách mạng khoa học -kĩ thuật lần thứ hai.


- Do có nhiều nhà khoa học lỗi lạc di cư sang Mĩ, vì ở đây có điều kiện hòa bình và đầy đủ phương tiện làm việc.


- Đạt được những thành tựu kì diệu: đi đầu sáng tạo ra công cụ sản xuất mới, nguồn năng lượng mới, những vật liệu tổng hợp mới; khoa học vũ trụ, thông tin liên lạc, giao thông vận tải ,cuộc cách mạng xanh trong nông nghiệp; sản xuất vũ khí hiện đại .


- Nhờ khoa học – kỹ thuật nên kinh tế Mỹ phát triển nhanh và đời sống vật chất nhân dân được nâng cao .

III. CHÍNH SÁCH ĐỐI NỘI , ĐỐI NGOẠI CỦA MỸ SAU CHIẾN TRANH.


- Thể chế dân chủ ngày càng chặt chẽ, vô hiệu hóa hoạt động của công đoàn


- Đảng Dân Chủ và Cộng hòa thay nhau cầm quyền phục vụ lợi ích của tập đoàn tư bản cầm quyến .


* Đối nội :


-Cấm Đảng Cộng sản Mỹ hoạt động .


-Chống lại phong trào đình công ,loại bỏ những người tiến bộ ra khỏi bộ máy nhà nước


-Thực hiện
chính sách phân biệt chủng tộc .


Thí dụ : “Mùa hè nóng bỏng” – da đen- 1963-1969-1975.


Phong trào phản chiến –“Chiến tranh Việt Nam” 1960-1972.



* Đối ngoại : đề ra ”Chiến lược toàn cầu”, mưu đồ bá chủ thế giới :


+ Mục tiêu :


- Ngăn chặn , đẩy lùi , tiêu diệt các nước XHCN.


- Đàn áp phong trào giải phóng dân tộc, phong trào công nhân, phong trào dân chủ tiến bộ trên thế giới .


- Khống chế đồng minh của Mỹ bằng viện trợ.Nhưng thất bại ở Trung Quốc ,Triều Tiên và Việt Nam


+ Để thực hiện :


-Viện trợ kinh tế , quân sự cho đồng minh của Mỹ .


-Chạy đua vũ trang, chống Liên Xô và các nước XHCN.


-Lập khối quân sự , gây chiến tranh xâm lược .


-Xác lập trật tự thế giới đơn cực do Mỹ hoàn toàn khống chế và chi phối .


* Các khối quân sự do Mỹ đứng đầu là:NATO, SEATO, CENTO, ANZUS.


* Mỹ đã đạt được một số thành công , góp phần làm sụp đổ chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu.

Bài viết trên đã khái quát kiến thức Lịch Sử 9 -Bài 8:NƯỚC MỸ.Bút nghiên chúc các em học tập tốt. Hãy chia sẻ để cùng học tốt nhé.
 
Sửa lần cuối:
  1. Vì sao nước Mĩ lại trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất thế giới khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc?

Nước Mĩ lại trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất thế giới khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc vì:

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ thu được 114 tỉ USD lợi nhuận mà không một nước nào trên thế giới có được, lúc này Mĩ trở nên giàu có nhất thế giới. Có được như vậy là do:

+ Nước Mĩ ở xa chiến trường, được hai đại dương là Đại Tây Dương và Thái Bình Dương che chở, không bị chiến tranh tàn phá nên yên ổn và phát triển sản xuất.
+ Tranh thủ các nước đang tập trung cho chiến tranh, Mĩ đã buôn bán vũ khí và hang hóa cho các nước. Trong khi các nước đang hao người, tốn của cho chiến tranh, sản xuất bị đình đốn thì lại pahỉ dốc tiền ra mua vũ khí và hàng hóa của Mĩ với giá rất đắt, thậm chí phải chịu lãi suất của Mĩ rất lớn vì vay nợ. Ví vậy, trong thế giới tư bản, sau chiến tranh các nước nghèo đi thì Mĩ lại vươn lên chiếm ưu thế tuyệt đối về mọi mặt.

2. Hãy nêu những thành tựu chủ yếu về khoa học-kĩ thuật của Mĩ?


Mĩ là nước đứng đầu về khoa học-kĩ thuật và công nghệ trên thế giới, đã thu được nhiều thành tựu kỳ diệu trong tất cả các lĩnh vực:

- Sáng chế các cụ sản xuất mới: Máy tính, máy tự động, hệ thống máy tự động.
- Các nguồn năng lượng mới: Nguyên tử và mặt trời
- Những vật liệu tổng hợp mới.
- “Cách mạng xanh” trong nông nghiệp,cách mạng giao thông và thông tin lien lạc.
- Chinh phục vũ trụ: tháng 7-1969, lần đầu tiên đưa con người lên mặt trăng.
- Sản xuất các loại vũ khí hiện đại: Tên lửa chiến lược, máy bay tàng hình, vũ khí nguyên tử…
 
  1. Hãy trình bày những nét nổi bật trong chính sách đối ngoại của Mĩ từ sau chiến tranh thế giới thứ hai?

- Để thực hiện mục tiêu chiến lược của mình làm bá chủ toàn cầu, thống trị thế giới, giới cầm quyền Mĩ đã đề ra “Chiến lược toàn cầu” nhằm chống phá các nước xã hội chủ nghĩa, đẩy lùi phong trào giải phóng dân tộc. Thông qua hình thức “viện trợ”, Mĩ đã lôi kéo, khống chế các nước phụ thuộc thực hiện các chính sách thực dân kiểu mới về kinh tế, chính trị v.v…

- Mĩ lập các khối quân sự, gây nhiều cuộc chiến tranh xâm lược: Việt Nam, Triều Tiên.

- Sau khi trật tự thế giới “hai cực” bị phá vỡ, Mĩ ráo riết tiến hành nhiều chính sách, biện pháp để xác lập trật tự thế giới “đơn cực” do Mĩ chi phối và khống chế.

- Tuy đã thực hiện được một số mưu đồ, nhưng Mĩ cũng vấp phải nhiều thất bại nặng nề trong việc can thiệp vào Trung Quốc (1945-1946), Cu Ba (1959-1960), đặc biệt là reong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam (1954-1975)…
Trong cuộc chạy đua để xác lập thế giới “đơn cực” do Mĩ chi phối và khống chế, giới cầm quyền Mĩ luôn vấp phải sự phản đối của các nước đồng minh, của nhân loại tiến bộ và các lực lượng yêu chuộng hòa bình trên thế giới, khiến Mĩ k dễ dàng thực hiện tham vọng của mình.
 
Nước Mĩ câu hỏi và bài tập sách giáo khoa

(trang 34 sgk Lịch Sử 9): Những nguyên nhân nào làm cho địa vị kinh tế của Mĩ bị suy giảm?

Trả lời:
  • Sự vươn lên mạnh mẽ của các nước Tây Âu và Nhật Bản đã trở thành những trung tâm kinh tế-tài chính ngày càng cạnh tranh gay gắt với Mĩ.
  • Sự khủng hoảng có tính chất chu kì của nền kinh tế Mĩ.
  • Những chi phí khổng lồ cho việc chạy đua vũ trang và các cuộc chiến tranh xâm lược...
  • Sự chênh lệch giữa các tầng lớp xã hội, nhất là các nhóm cư dân - tầng lớp lao động bậc thấp, dẫn đến sự không ổn định về kinh tế, xã hội ở Mĩ.
(trang 34 sgk Lịch Sử 9): Hãy nêu những thành tựu chủ yếu về khoa học – kĩ thuật của Mĩ?

Trả lời:
  • Mĩ là nước đi đầu về khoa học - kĩ thuật và công nghệ trên thế giới, đã thu được nhiều thành tựu kì diệu trong tất cả các lĩnh vực như sáng chế các công cụ sản xuất mới (máy tính, máy tự động và hệ thống máy tự động), các nguồn năng lượng mới (nguyên tử và Mặt Trời...), những vật liệu tổng hợp mới, “cách mạng xanh” trong nông nghiệp, cách mạng trong giao thông và thông tin liên lạc.
  • Trong công cuộc chinh phục vũ trụ (tháng 7 - 1969, lần đầu tiên đưa con người lên Mặt Trăng...)
  • Mĩ đã sản xuất các loại vũ khí hiện đại (tên lửa chiến lược, máy bay tàng hình...).
  • Nhờ những thành tựu khoa học - kĩ thuật đó, nền kinh tế Mĩ không ngừng tăng trưởng; đời sống vật chất, tinh thần của người dân Mĩ có nhiều thay đổi nhanh chóng.
(trang 35 sgk Lịch Sử 9): Hãy trình bày những nét nổi bật trong chính sách đối ngoại của Mĩ từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

Trả lời:
  • Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, các đời tổng thống Mĩ bắt đầu từ Tru-man đã thi hành "chiến lược toàn cầu" phản cách mạng, nhằm chống phá các nước xã hội chủ nghĩa, đẩy lùi phong trào giải phóng dân tộc và thiết lập sự thống trị của Mĩ trên thế giới. Thực hiện chiến lược toàn cầu, Mĩ tiến hành "viện trợ" để lôi kéo, không chế các nước; lập ra các khối quân sự; chạy đua vũ trang, gây chiến tranh xâm lược..
  • Trong việc thực hiện "chiến lược toàn cầu", Mĩ đã gặp nhiều thất bại nặng nề, tiêu biểu nhất là thất bại trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Mặt khác, Mĩ cũng thực hiện được một số mưu đồ như góp phần làm tan rã chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu.
  • Sau khi Liên Xô bị sụp đổ, dựa vào ưu thế về quân sự, kinh tế, khoa học - kĩ thuật... Các giới cầm quyền Mĩ ráo riết tiến hành nhiều chính sách, biện pháp để xác lập trật tự thế giới một cực do Mĩ hoàn toàn chi phối và khống chế. Nhưng giữa tham vọng và khả năng thực hiện vẫn có khoảng cách không nhỏ.
Câu 1 (trang 35sgk Sử 9): Vì sao nước Mĩ lại trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất thế giới khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc?

Lời giải:
  • Vì nước Mĩ được Đại Tây Dương và Thái Bình Dương che chở, không bị chiến tranh tàn phá.
  • Mĩ giàu lên trong chiến tranh nhờ được yên ổn để phát triển sản xuất và bán vũ khí, hàng hóa cho các nước tham chiến thu 114 tỉ đô la lợi nhuận
Bài tập 1 trang 28 Sách Bài Tập (SBT) Lịch Sử 9
Hãy khoanh tròn vào chữ in hoa trước ý trả lời đúng

Câu 1. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, nước Mĩ giàu lên nhanh chóng là do nguyên nhân chủ yếu sau :

A. Tập trung sản xuất và tập trung tư bản cao

B. Mĩ là nước đi đầu về khoa học-kĩ thuật và công nghệ

C. Không bị chiến trành tàn phá, được yên ổn bán sản xuất và bán vũ khí, hàng hoá cho các nước tham chiến.

D. Tài nguyên dồi dào, nhân công rẻ mạt.

Câu 2. Đặc điểm của nền kinh tế Mĩ sau năm 1945 đến nay là

A. Luôn thua kém các nước Anh, Pháp, Tây Đức về sản lượng công nghiệp

B. Luôn đứng đầu thế giới về kinh tế tài chính

C. Suy thoái và khủng hoảng liên miên

D. Luôn giữ ưu thế tuyệt đối trên thế giới

Câu 3. Nền kinh tế Mĩ không ngừng tăng trưởng là nhờ

A. Tìm ra nhiều dầu mỏ

B. Ứng dụng nhiều thành tựu khoa học – kĩ thuật

C. Xâm chiếm các nước đang phát triển để vơ vét tài nguyên

D. Nhân dân Mĩ tích cực lao động sản xuất.

Câu 4. Trong công cuộc chinh phục vũ trụ, Mĩ là nước đầu tiên đưa con người lên mặt trăng vào năm

A. 1949

B. 1957

C. 1961

D. 1969

Câu 5. Chính sách đối nội và đối ngoại của Mĩ nhằm phục vụ lợi ích của

A. toàn thể nhân dân lao động Mĩ

B. nước Mĩ

C. các cấp đoàn tư bản kếch sù của Mĩ

D. những người có thu nhập cao và trung bình ở Mĩ

Câu 6. Phong trào đấu tranh của các tầng lớp nhân dân Mĩ phản đối cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam diễn ra trong những năm

A. 1945-1975

B. 1969-1972

C. 1969-1975

D. 1970-1975

Câu 7. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, giới cầm quyền Mĩ đã đề ra “Chiến lược toàn cầu” nhằm

A. chống phá các nước XHCN, đẩy lùi phong trào đấu tranh dân tộc và thiết lập sự thống trị trên toàn thế giới.

B. thúc đẩy nền kinh tế của toàn thế giới phát triển

C. ứng dụng thành tựu khoa học – kĩ thuật của Mĩ trên toàn thế giới

D. thiết lập các khối quân sự và xây dựng căn cứ quân sự ở khắp mọi nơi

2-png.3097


Bài tập 2 trang 30 Sách Bài Tập (SBT) Lịch Sử 9
Hãy điền chữ Đ (đúng) hoặc chữ S (sai) vào ô [ ] trước câu trả lời sau

1. [ ] Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ đã vươn lên chiến vị trí tuyệt đối về mọi mặt trong thế giới tư bản.

2. [ ] Kinh tế Mĩ không ổn định do vấp phải nhiều cuộc suy thoái, khủng hoảng.

3. [ ] Sự chệnh lệnh giữa giàu nghèo giữa các tầng lớp trong xã hội, nhất là ở các nhóm dân cư- tầng lớp lao động bậc thấp, là nguồn gốc gây lên sự không ổn địnhvề kinh tế ở Mĩ.

4. [ ] Sau khi khôi phục kinh tế, các nước Tây Âu và Nhật Bản đã vươn lên mạnh mẽ, vượt Mĩ về kinh tế.

5. [ ] Dựa vào sự tăng trưởng kinh tế liên tục từ năm 1991 đến năm 2000 và vượt trội về các mặt kinh tế, khoa học – kĩ thuật, quân sự, các giới cầm quyền Mĩ ráo riết chuẩn bị nhiều chính sách, biện phát để xác laahp trật tự thế giới “Đơn cực” do Mĩ hoàn toàn chi phối và khống chế.

Hướng dẫn làm bài:

Đúng 1, 2, 5; Sai 3, 4.

Bài tập 4 trang 31 Sách Bài Tập (SBT) Lịch Sử 9
Những ý dưới đây, ý nào thuộc chính sách đối nội, ý nào thuộc chính sách đối ngoại của Mĩ

  1. Mĩ ban hành hàng loạt đạo luật phản động như cấm Đảng Cộng Sản Mĩ hoạt động
  2. Thực hiện chính sách phân biệt chủng tộc
  3. Mĩ đề ra "chiến lược toàn cầu" nhằm chống phá các nước XHCN
  4. Chống phong trào đình công và loại bỏ những người có tư tưởng tiến bộ ra khỏi bộ máy Nhà nước.
  5. Mĩ tiến hành “viện trợ” để lôi kéo, khống chế các nước nhận viện trợ.
  6. Lập các khối quân sự, gây ra nhiều cuộc chiên tranh xâm lược.
Hướng dẫn làm bài

Chính sách đối nội: 1, 2, 4; chính sách đối ngoại: 3, 5, 6

Bài tập 5 trang 31 Sách Bài Tập (SBT) Lịch Sử 9
Hãy nêu tình hình kinh tế nước Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai?

Hướng dẫn làm bài

Bước ra khỏi cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ đã thu được 114 tỉ USD lợi nhuận, trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất thế giới. Nước Mĩ ở xa chiến trường, được hai đại dương là Đại Tây Dương và Thái Bình Dương che chở, không bị chiến tranh tàn phá. Nước Mĩ giàu lên trong chiến tranh do được yên ổn phát triển sản xuất và bán vũ khí, hàng hoá cho các nước tham chiến. Vì vậy, sau chiến tranh, Mĩ đã vươn lên chiếm ưu thế tuyệt đối về mọi mặt trong thế giới tư bản.

Trong những năm 1945 - 1950, nước Mĩ chiếm hơn một nửa sản lượng công nghiệp toàn thế giới (56,47 % - 1948) ; sàn lượng nông nghiệp của Mĩ gấp 2 lần sản lượng nông nghiệp của năm nước Anh, Pháp, Tây Đức, l-ta-li-a và Nhật Bản cộng lại nắm trong tay 3/4 trữ lượng vàng của thế giới (24,6 tỉ USD), là chủ nợ duy nhất trên thế giới, về quân sự, Mĩ có lực lượng mạnh nhất thế giới tư bản và độc quyền vũ khí nguyên tử.

Trong những thâp niên tiếp sau, tuy vẫn còn đứng đầu thế giới về nhiều mặt nhưng kinh tế Mĩ không còn giữ ưu thế tuyệt đối như trước kia nữa.

Sản lượng công nghiệp chỉ còn chiếm 39,8% của thế giới (1973), dự trữ vàng cạn dần chỉ còn 11,9 tỉ USD (1974). Lần đầu tiên sau Chiến tranh thế giới thứ hai, chỉ trong vòng 14 tháng, đồng đôla Mĩ đã bị phá giá hai lần vào tháng 12 - 1973 và tháng 2 - 1974.

Có nhiều nguyên nhân làm cho địa vị kinh tế của Mĩ bị suy giảm như:
  1. Sau khi khôi phục kinh tế, các nước Tây Âu và Nhật Bản đã vươn lên mạnh mẽ và trở thành những trung tâm kinh tế ngày càng cạnh tranh gay gắt với Mĩ.
  2. Kinh tế Mĩ không ổn định do vấp phải nhiều cuộc suy thoái, khủng hoảng.
  3. Do theo đuổi tham vọng bá chủ thế giới, Mĩ đã phải chi những khoản tiền khổng lồ cho việc chạy đua vũ trang, sản xuất các loại vũ khí hiện đại rất tốn kém, thiết lập hàng nghìn căn cứ quân sự và nhất là tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược.
  4. Sự giàu nghèo quá chênh lệch giữa các tầng lớp trong xã hội, nhất là ở các nhóm dân cư - tầng lớp lao động bậc thấp, là nguồn gốc gây nên sự không ổn định về kinh tế và xã hội ở Mĩ.
Bài tập 6 trang 31 Sách Bài Tập (SBT) Lịch Sử 9
Vì sao nền kinh tế Mĩ lâm vào tình trạng suy thoái tương đối?

Hướng dẫn làm bài:

Những nguyên nhân đích thực của suy thoái kinh tế là đối tượng tranh luận sôi nổi giữa các nhà lý thuyết và những người làm chính sách mặc dù đa số thống nhất rằng các kỳ suy thoái kinh tế gây ra bởi sự kết hợp của các yếu tố bên trong (nội sinh) theo chu kỳ và các cú sốc từ bên ngoài (ngoại sinh). Ví dụ, những nhà kinh tế học chủ nghĩa Keynes và những lý thuyết gia theo lý thuyết chu kỳ kinh tế thực sẽ bất đồng về nguyên nhân của chu kỳ kinh tế, nhưng sẽ thống nhất cao rằng các yếu tố ngoại sinh như giá dầu, thời tiết, hay chiến tranh có thể tự chúng gây ra suy thoái kinh tế nhất thời, hoặc ngược lại, tăng trưởng kinh tế ngắn hạn. Trường phái kinh tế học Áo giữ quan điểm rằng lạm phát bởi cung tiền tệ gây ra suy thoái kinh tế ngày nay và các thời kỳ suy thoái đó là động lực tích cực theo nghĩa chúng là cơ chế tự nhiên của thị trường điều chỉnh lại những nguồn lực bị sử dụng không hiệu quả trong giai đoạn "tăng trưởng" hoặc lạm phát. Phần lớn học giả theo thuyết tiền tệ tin rằng những thay đổi triệt để về cơ cấu kinh tế không phải là nguyên nhân chủ yếu; nguyên nhân của các thời kỳ suy thoái ở Mỹ là bởi quản lý tiền tệ yếu kém.

Bài tập 7 trang 31 Sách Bài Tập (SBT) Lịch Sử 9
Nước Mĩ đã đạt được những thành tựu nổi bật như thế nào trong linh vực khoa học- kĩ thuật từ năm 1945 đến nay?

Hướng dẫn làm bài:

Trải qua nửa thế kỉ, cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật đã đạt được những tiến bộ phi thường tạo nên một bước "Đại nhảy vọt". Có thể khái quát bằng những lĩnh vực sau đây:
  • Một là, trong lĩnh vực khoa học cơ bản đã đạt được những phát minh to lớn trong Toán học, Vật lý, Hóa học và Sinh học. Dựa vào những phát minh to lớn của các ngành khoa học cơ bản, con người đã ứng dụng vào kĩ thuật và sản xuất để phục vụ cuộc sống của mình.
  • Hai là, những phát minh to lớn về những công cụ sản xuất mới, trong đó có ý nghĩa quan trọng bậc nhất là sự ra đời của máy tính điện tử, máy tự động và hệ thống máy tự động.
  • Ba là, trong tình trạng các nguồn năng lượng thiên nhiên đang ngày càng cạn kiệt, con người đã tìm ra được những nguồn năng lượng mới như năng lượng nguyên tử, năng lượng gió, năng lượng mặt trời,... trong đó năng lượng nguyên tử ngày càng được phổ biến và được sử dụng rộng rãi.
  • Bốn là, sáng chế ra những vật liệu mới trong tình hình các vật liệu tự nhiên đang cạn dần trong thiên nhiên. Chất pô-li-me đang giữ vị trí quan trọng hàng đầu trong đời sống hàng ngày của con người cũng như trong các ngành công nghiệp.
  • Năm là, cuộc cách mạng xanh trong nông nghiệp đã giải quyết được rất nhiều vấn nạn về lương thực, đói ăn kéo dài từ bao đời nay.
  • Sáu là, những tiến bộ thần kì trong lĩnh vực giao thông vận tải và thông tin liên lạc với những loại máy bay siêu âm khổng lồ, những tảu hỏa tốc độ cao,...và những phương tiện thông tin liên lạc, phát sóng vô tuyến hết sức hiện đại qua hệ thống vệ tinh nhân tạo (Hệ thống Định vị toàn cầu GPS)
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top