Đỗ Thị Lan Hương
Active member
- Xu
- 16,068
Hơn mười năm trường kì kháng chiến, nghĩa quân Lam Sơn đã trải qua biết bao gian khổ, đau thương cuối cùng cũng giành thắng lợi. Thừa lệnh Lê Lợi, Nguyễn Trãi đã khảo soạn "Bình Ngô đại cáo" mở ra một kỉ nguyên mới - kỉ nguyên hoà bình, độc lập, tự chủ. Đoạn trích "Nước Đại Việt ta" đã mở đầu cho bài cáo thể hiện sâu sắc niềm tự hào dân tộc.
"Nước Đại Việt ta" - một áng văn tràn đầy niềm tự hào dân tộc
Ngay sau khi cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược thắng lơi, thừa lệnh Lê Lợi, Nguyễn Trãi bắt tay khảo soạn Bình Ngô đại cáo, bố cáo cùng thiên hạ toàn bộ cuộc chiến đấu gian nan mà hào hùng, lẫm liệt. Đoạn trích Nước Đại Việt ta là đoạn mở đầu bài cáo. Với lời văn hào hùng, thống thiết, Nước Đại Việt ta đã thể hiện sâu sắc niềm tự hào, khẳng định độc lập chủ quyền và tự cường dân tộc.
Hơn mười năm trường kì kháng chiến, nghĩa quân Lam sơn đã trải qua biết bao gian khổ, đau thương. Biết bao xương máu đã đổ xuống để chống giặc và bảo vệ đất nước. Với Bình Ngô đại cáo, nước ta đã mở ra một kỉ nguyên mới. Đó là kỉ nguyên hòa bình, độc lập, tự chủ. Từ đây, đất nước bước vào vận hội mới. Từ đây muôn dân no ấm, xã hội thái bình, thịnh trị. Khắp nơi rộn vang tiếng hát ngợi ca bậc minh quân.
Nền hòa bình ấy có được là bởi ta có lòng nhân nghĩa, muôn người biết hợp lực cùng nhau, hết lòng vì nước quên thân, không ngại hi sinh, mất mát. Bởi thế, mở đầu bài đại cáo, Nguyễn Trãi nêu cao lập trường nhân nghĩa của dân tộc với những câu văn hết sức sắc bén trong niềm tự hào lớn lao:
“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”.
Nhân nghĩa vốn là một tư tưởng đã có từ lâu đời. Nhưng ở mỗi thời đại lại có một quan niệm khác nhau. Các thời đại trước chỉ đưa ra một khái niệm chung chung, chưa thực sự rõ ràng. Với nguyễn Trãi, nhân nghĩa là một khái niệm rất rộng lớn và thiết thực. Ông khẳng định “nhân nghĩa” trước hết là cốt ở “yên dân”, làm cho đời sống nhân dân được yên ổn, ấm no, hạnh phúc. Dân có yên thì xã hội mới thái bình, đất nước hùng mạnh. Vượt lên trên tất cả, Nguyễn Trãi lấy dân làm cội gốc. Nhà nước vì dân mà phục vụ. Đó là một tư tưởng rất tiến bộ trong thời đại của ông. Nếu đời Đường thấy được vai trò của dân chúng rất quan trọng đối với nền thể chính: “Vua là thuyền, dân là nước. Nước có thể nâng thuyền lên. Nước cũng có thể làm lật thuyền”. (Đường Minh Hoàng)
Nhưng đó chỉ mới là nhìn thấy chứ chưa thực sự đề cao và xem trọng. Nguyễn Trãi không chỉ bằng lời nói. Ông thực sự thực hành tư tưởng của mình trong cuộc đời làm quan của ông. Thấy được vai trò lịch sử của dân chúng, Nguyễn Trãi cũng xác định rõ trách nhiệm của triều đình. Chiến tranh là điều không ai mong muốn. Việc xuất quân trước hết là lo diệt trừ kẻ tàn bạo, bảo vệ kẻ yếu, đem lại công bằng cho muôn người, kỉ cương cho đất nước. Đó đồng thời cũng là lời khuyên giải đối với Lê Lợi khi lên nắm quyền điều hành đất nước. Quan điểm của Nguyễn Trãi rất rõ ràng là hạn chế chiến chinh, tăng cường sức dân. Kế sách ấy vừa lấy được lòng dân, không lo bạo loạn, vừa làm cho tiềm lực đất nước trở nên hùng mạnh đủ sức gìn giữ hòa bình dài lâu.
Có thể nói tư tưởng nhân nghĩa vốn đã có từ lâu. Nhưng đến thời Nguyễn Trãi, tư tưởng ấy đã nâng cao hơn một bước sáng chói. Ông gắn tư tưởng nhân nghĩa với tinh thần yêu nước chống giặc bảo vệ tổ quốc. Câu văn khảng khái, tràn đầy niềm tự haò về truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Nó không phải nằm trên lí thuyết suông mà đã được thực chứng trong cuộc kháng chiến vừa qua.
Tiếp đến, niềm tự hào ấy bùng lên như một lời ca sảng khoái khi ông khẳng định nền độc lập, chủ quyền và sức mạnh tự cường của dân tộc ta trong mấy nghìn năm qua:
“Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
Núi sông bờ cõi đã chia
Phong tục Bắc, Nam cũng khác
Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương
Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau
Song hào kiệt đời nào cũng có”.
Với lời văn rắn rỏi, dẫn chứng thuyết phục, lí lẽ sắc bén, hào hùng, Nguyễn Trãi nêu cao sức mạnh nguồn cội làm nên chiến thắng của đan tộc ta. Suốt mấy trăm năm, thời kì nào đất nước ta cũng bị giặc phương Bắc xâm lược và đặt ách đô hộ. Song, chưa bao giờ dân tộc ta bị khuất phục, chịu kiếp nô lệ. Biết bao cuộc khỡi nghĩa đã nổ ra. Và từng bước ta đã gây dựng được nền độc lập. Nguyễn Trãi khẳng định tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau, song hào kiệt anh hùng đời nào cũng có. Các anh hùng hào kiệt lập nên chiến công hiển hách, làm cho quân thù khiếp nhược, tháo chạy bao lần. Đó là niềm tự hào lớn, không thể nào phủ nhận được.
Nền độc lập ấy được duy trì với quốc hiệu Đại Việt, với lịch sử, văn hiến, văn hóa, phong tục tập quán lâu đời, được tôn trọng và gìn giữ. Giặc phương Bắc với âm mưu đồng hóa thâm độc thế nhưng bản sắc dân tộc Việt vẫn âm thầm tồn tại và trỗi dậy mỗi khi đất nước hào bình. Sức mạnh tự cường dân tộc chưa bao giờ bị dập tắt. Càng trong đau thương, dân tộc ta càng tỏa sáng và khẳng định mình mạnh mẽ hơn. Ta cũng có những triều đại vững mạnh nắm quyền điều hành đất nước cùng song song tồn tại với bắc triều.
Đó là niềm tự hào không sao chối cãi được. Không phải là kiêu ngạo, khoe khoang, mà đó là lòng tự hào về sức sống bất diệt. Sức mạnh ây trở thành điểm tựa tinh thần đến muôn đời. Cuối cùng, ông khẳng định sự thất bại của kẻ thù như một quy luật tất yếu:
“Lưu Cung tham công nên thất bại
Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong
Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô
Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã
Việc xưa xem xét
Chứng cớ còn ghi”.
Kẻ thù tham lam, tàn bạo, lập trường phi nghĩa vốn đã đi ngược lại với đạo lí. Chúng còn viện cớ mà xâm lược cướp bóc nước ta thì nhất định thất bại, diệt vong. Ta vì muôn dân, thuận với ý trời, lập trường chính nghĩa mà kháng chiến, giành lấy thắng lợi vẻ vang. Đó cũng là một lời cảnh tỉnh đanh thép, nhắc nhở, răn dạy kẻ thù chớ vì lòng tham mà trái với mệnh trời, làm điều phi nghĩa.
So với Sông núi nước Nam của Lý Thường Kiệt, ở Nước Đại Việt ta, quan niệm đất nước đã được nâng cao lên nhiều bậc. Chủ quyền đất nước không những gắn với biên cương, lãnh thổ mà còn gắn với lịch sử, văn hóa, phong tục, tập quán và sức mạnh cội nguồn dân tộc. Nó nằm trong tổng hòa các giá trị thiêng liêng, được gìn giữ và phát triển qua nhiều thời đại. Những giá trị quý báu ấy không thể để quân giặc xúc phạm, coi thường và xâm phạm đến. Công việc kháng chiến, tiêu diệt kẻ thù, quét sạch bọn tham tàn ra khởi biên cương, bờ cõi cũng là để khẳng định sức mạnh bất khả khuất phục và lấy lại tôn nghiêm của dân tộc vậy.
Sức mạnh thuyết phục của đoạn trích chính là ở chỗ nhận rõ lập trường của hai bên. Tiếp theo đó là lói lập luận sắc bến, hùng hồn đầy sức mạnh của Nguyễn Trãi. Ông vận dụng ngôn ngữ như đang chỉ đạo một đoàn quân. Mỗi câu, mỗi chữ là một đạo quân tinh nhuệ, thiện chiến tấn công trực diện vào nhân tâm kẻ thù. Trong cuộc chiến này, Nguyễn Trãi là một vị tướng oai dũng phi thường. Kẻ thù dù có gian xảo nhưng cũng không thể nào ngụy biện cho hành động phi nghĩa của mình được.
Đoạn trích "Nước Đại Việt ta" là một khúc ca hào hùng, sảng khoái ca ngợi thắng lợi, khẳng định lập trường dân tộc. Đồng thời thể hiện niềm tự hào lớn lao của dân tộc ta về lịch sử dân tộc và sức mạnh chiến thắng kẻ thù. Với giá trị về lịch sử và văn chương, đoạn trích Nước Đại Việt ta và bản hùng ca Bình Ngô đại cáo mãi mãi còn vang vọng đến ngàn năm sau.
"Nước Đại Việt ta" - một áng văn tràn đầy niềm tự hào dân tộc
Ngay sau khi cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược thắng lơi, thừa lệnh Lê Lợi, Nguyễn Trãi bắt tay khảo soạn Bình Ngô đại cáo, bố cáo cùng thiên hạ toàn bộ cuộc chiến đấu gian nan mà hào hùng, lẫm liệt. Đoạn trích Nước Đại Việt ta là đoạn mở đầu bài cáo. Với lời văn hào hùng, thống thiết, Nước Đại Việt ta đã thể hiện sâu sắc niềm tự hào, khẳng định độc lập chủ quyền và tự cường dân tộc.
Hơn mười năm trường kì kháng chiến, nghĩa quân Lam sơn đã trải qua biết bao gian khổ, đau thương. Biết bao xương máu đã đổ xuống để chống giặc và bảo vệ đất nước. Với Bình Ngô đại cáo, nước ta đã mở ra một kỉ nguyên mới. Đó là kỉ nguyên hòa bình, độc lập, tự chủ. Từ đây, đất nước bước vào vận hội mới. Từ đây muôn dân no ấm, xã hội thái bình, thịnh trị. Khắp nơi rộn vang tiếng hát ngợi ca bậc minh quân.
Nền hòa bình ấy có được là bởi ta có lòng nhân nghĩa, muôn người biết hợp lực cùng nhau, hết lòng vì nước quên thân, không ngại hi sinh, mất mát. Bởi thế, mở đầu bài đại cáo, Nguyễn Trãi nêu cao lập trường nhân nghĩa của dân tộc với những câu văn hết sức sắc bén trong niềm tự hào lớn lao:
“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”.
Nhân nghĩa vốn là một tư tưởng đã có từ lâu đời. Nhưng ở mỗi thời đại lại có một quan niệm khác nhau. Các thời đại trước chỉ đưa ra một khái niệm chung chung, chưa thực sự rõ ràng. Với nguyễn Trãi, nhân nghĩa là một khái niệm rất rộng lớn và thiết thực. Ông khẳng định “nhân nghĩa” trước hết là cốt ở “yên dân”, làm cho đời sống nhân dân được yên ổn, ấm no, hạnh phúc. Dân có yên thì xã hội mới thái bình, đất nước hùng mạnh. Vượt lên trên tất cả, Nguyễn Trãi lấy dân làm cội gốc. Nhà nước vì dân mà phục vụ. Đó là một tư tưởng rất tiến bộ trong thời đại của ông. Nếu đời Đường thấy được vai trò của dân chúng rất quan trọng đối với nền thể chính: “Vua là thuyền, dân là nước. Nước có thể nâng thuyền lên. Nước cũng có thể làm lật thuyền”. (Đường Minh Hoàng)
Nhưng đó chỉ mới là nhìn thấy chứ chưa thực sự đề cao và xem trọng. Nguyễn Trãi không chỉ bằng lời nói. Ông thực sự thực hành tư tưởng của mình trong cuộc đời làm quan của ông. Thấy được vai trò lịch sử của dân chúng, Nguyễn Trãi cũng xác định rõ trách nhiệm của triều đình. Chiến tranh là điều không ai mong muốn. Việc xuất quân trước hết là lo diệt trừ kẻ tàn bạo, bảo vệ kẻ yếu, đem lại công bằng cho muôn người, kỉ cương cho đất nước. Đó đồng thời cũng là lời khuyên giải đối với Lê Lợi khi lên nắm quyền điều hành đất nước. Quan điểm của Nguyễn Trãi rất rõ ràng là hạn chế chiến chinh, tăng cường sức dân. Kế sách ấy vừa lấy được lòng dân, không lo bạo loạn, vừa làm cho tiềm lực đất nước trở nên hùng mạnh đủ sức gìn giữ hòa bình dài lâu.
Có thể nói tư tưởng nhân nghĩa vốn đã có từ lâu. Nhưng đến thời Nguyễn Trãi, tư tưởng ấy đã nâng cao hơn một bước sáng chói. Ông gắn tư tưởng nhân nghĩa với tinh thần yêu nước chống giặc bảo vệ tổ quốc. Câu văn khảng khái, tràn đầy niềm tự haò về truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Nó không phải nằm trên lí thuyết suông mà đã được thực chứng trong cuộc kháng chiến vừa qua.
Tiếp đến, niềm tự hào ấy bùng lên như một lời ca sảng khoái khi ông khẳng định nền độc lập, chủ quyền và sức mạnh tự cường của dân tộc ta trong mấy nghìn năm qua:
“Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
Núi sông bờ cõi đã chia
Phong tục Bắc, Nam cũng khác
Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương
Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau
Song hào kiệt đời nào cũng có”.
Với lời văn rắn rỏi, dẫn chứng thuyết phục, lí lẽ sắc bén, hào hùng, Nguyễn Trãi nêu cao sức mạnh nguồn cội làm nên chiến thắng của đan tộc ta. Suốt mấy trăm năm, thời kì nào đất nước ta cũng bị giặc phương Bắc xâm lược và đặt ách đô hộ. Song, chưa bao giờ dân tộc ta bị khuất phục, chịu kiếp nô lệ. Biết bao cuộc khỡi nghĩa đã nổ ra. Và từng bước ta đã gây dựng được nền độc lập. Nguyễn Trãi khẳng định tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau, song hào kiệt anh hùng đời nào cũng có. Các anh hùng hào kiệt lập nên chiến công hiển hách, làm cho quân thù khiếp nhược, tháo chạy bao lần. Đó là niềm tự hào lớn, không thể nào phủ nhận được.
Nền độc lập ấy được duy trì với quốc hiệu Đại Việt, với lịch sử, văn hiến, văn hóa, phong tục tập quán lâu đời, được tôn trọng và gìn giữ. Giặc phương Bắc với âm mưu đồng hóa thâm độc thế nhưng bản sắc dân tộc Việt vẫn âm thầm tồn tại và trỗi dậy mỗi khi đất nước hào bình. Sức mạnh tự cường dân tộc chưa bao giờ bị dập tắt. Càng trong đau thương, dân tộc ta càng tỏa sáng và khẳng định mình mạnh mẽ hơn. Ta cũng có những triều đại vững mạnh nắm quyền điều hành đất nước cùng song song tồn tại với bắc triều.
Đó là niềm tự hào không sao chối cãi được. Không phải là kiêu ngạo, khoe khoang, mà đó là lòng tự hào về sức sống bất diệt. Sức mạnh ây trở thành điểm tựa tinh thần đến muôn đời. Cuối cùng, ông khẳng định sự thất bại của kẻ thù như một quy luật tất yếu:
“Lưu Cung tham công nên thất bại
Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong
Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô
Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã
Việc xưa xem xét
Chứng cớ còn ghi”.
Kẻ thù tham lam, tàn bạo, lập trường phi nghĩa vốn đã đi ngược lại với đạo lí. Chúng còn viện cớ mà xâm lược cướp bóc nước ta thì nhất định thất bại, diệt vong. Ta vì muôn dân, thuận với ý trời, lập trường chính nghĩa mà kháng chiến, giành lấy thắng lợi vẻ vang. Đó cũng là một lời cảnh tỉnh đanh thép, nhắc nhở, răn dạy kẻ thù chớ vì lòng tham mà trái với mệnh trời, làm điều phi nghĩa.
So với Sông núi nước Nam của Lý Thường Kiệt, ở Nước Đại Việt ta, quan niệm đất nước đã được nâng cao lên nhiều bậc. Chủ quyền đất nước không những gắn với biên cương, lãnh thổ mà còn gắn với lịch sử, văn hóa, phong tục, tập quán và sức mạnh cội nguồn dân tộc. Nó nằm trong tổng hòa các giá trị thiêng liêng, được gìn giữ và phát triển qua nhiều thời đại. Những giá trị quý báu ấy không thể để quân giặc xúc phạm, coi thường và xâm phạm đến. Công việc kháng chiến, tiêu diệt kẻ thù, quét sạch bọn tham tàn ra khởi biên cương, bờ cõi cũng là để khẳng định sức mạnh bất khả khuất phục và lấy lại tôn nghiêm của dân tộc vậy.
Sức mạnh thuyết phục của đoạn trích chính là ở chỗ nhận rõ lập trường của hai bên. Tiếp theo đó là lói lập luận sắc bến, hùng hồn đầy sức mạnh của Nguyễn Trãi. Ông vận dụng ngôn ngữ như đang chỉ đạo một đoàn quân. Mỗi câu, mỗi chữ là một đạo quân tinh nhuệ, thiện chiến tấn công trực diện vào nhân tâm kẻ thù. Trong cuộc chiến này, Nguyễn Trãi là một vị tướng oai dũng phi thường. Kẻ thù dù có gian xảo nhưng cũng không thể nào ngụy biện cho hành động phi nghĩa của mình được.
Đoạn trích "Nước Đại Việt ta" là một khúc ca hào hùng, sảng khoái ca ngợi thắng lợi, khẳng định lập trường dân tộc. Đồng thời thể hiện niềm tự hào lớn lao của dân tộc ta về lịch sử dân tộc và sức mạnh chiến thắng kẻ thù. Với giá trị về lịch sử và văn chương, đoạn trích Nước Đại Việt ta và bản hùng ca Bình Ngô đại cáo mãi mãi còn vang vọng đến ngàn năm sau.
Sửa lần cuối: