Nơi giao lưu,chia sẻ kiến thức vật lí 12 !!

kuta tutu

New member
Xu
0
NƠI GIAO LƯU CHIA SẺ KIẾN THỨC VẬT LÍ 12

Mình mở topic này mong nhận được sự đóng góp nhiều từ các bạn...điều đó không chỉ làm tăng lên nguồn kiến thức mà còn làm cho diễn đàn mình thêm sôi động !

mình xin được mở đầu bằng 2 bài vật lí :

1, Dao động điều hoà có phương trình \[x=2cos(2.\pi.t+\frac{\pi}{6})\](cm)
.HỎI lần thứ 2007 vật đi qua vị trí có li độ x = -1 (cm) là vào thời điểm nào ???
2,dao động điều hòa có phương trình \[x = Acos(5.\pi.t+\pi)\] .hỏi kể từ lúc t = 0, lần thứ 9 mà động năng bằng thế năng là vào thời điểm nào ??
 
2 bài này dùng đường tròn lượng giác là nhanh nhất.
B1, xét 2 trường hợp:
+Vật đi theo chiều dương: t=1003T+T/4= 1003,25(s)
+Vật đi theo chiều âm: t=1003T+5T/12=1003,41(s)
B2,
t=2T+T/8=0,85(s)
 
+Vật đi theo chiều dương: t=1003T+T/4= 1003,25(s)
+Vật đi theo chiều âm: t=1003T+5T/12=1003,41(s)
mình tưởng vật chỉ đi theo 1 chiều là chiều dương chứ!
đó là vị trí ở âm hay dương
nhưng hix
tớ mới học
giải đến đây thi tịt nì
T=1(s)
th1:t=1/4 + n (n chính là trong 2n pi)
th2:t=-1/2 + n
vậy thì tớ nghĩ n=2006 nhỉ
hay thế nào ạ
hix, hix,các bậc tiềm bối giúp với
 
mình thêm bài nữa nhé!
b2. Một vật dd với biên độ A, tần số f. Thời gian ngắn nhất để vật đi được quãng đường có độ dài A là bao nhiêu?
____mọi người cùng nhau thảo luận nhé__sẽ có thưởng nếu ai giải đúng..
 
Bài mới nhé:
cho con lắc lò xo khối lượng không đáng kể với đội dãn tỉ lệ với khối lượng của vật treo vào nó, cứ treo 40g thì độ dãn là 1cm. bỏ qua mọi lực ma sát và lực cản của môi trường.
a. tính độ cứng k của lò xo
b. Treo lò xo 1 vật nặng m = 400gram. Kéo vật theo phương thẳng đứng xuống vị trí cân bằng 1 đoạn 3cm rồi buông tay không vận tốc ban đầu, xác định chu kì dao động và phương trình dao động của lò xo/
bài này dễ thêm bài nữa.
Bài 2. con lắc lò xo (1 quả cầu gắn vào lò xo có khối lượng không đáng kể) đang dao động điều hòa với chu kì T = 1s nếu chọn gốc tọa độ tại vị trí cân bằng O và chiều dương hướng xuống thì sai khi dao động được 2,5 s thì quả cầu ở vị trí \[x = -5\sqrt{2}\]
đi theo chiều âm của quỹ đạo vận tốc đạt giá trị \[10\Pi \sqrt{2} cm/s\]
a. viết phương trình dao động.
b. M và N là lần lượt là vị trí thất nhất và cao nhất của vật, P là trung điểm của OM, Q là trung điểm của ON tính vận tốc trung bình khi vật đi từ P đến Q
c. tính lực đàn hồi lúc vật bắt đầu dao động và sau khi dao động được 2,5 s, giết lưc đàn hồi nhỏ nhất của lò xo trong qua trình dao động là 6N.
 
Chep chep. Thêm 1 bài nữa đi:
Bài tiếp: 1 hình trụ có khối lượng m1, bán kính R1, quay trơn quanh trục thẳng đứng đi qua tâm với vận tốc góc \[\omega 0\]
người ta áp vào khối trụ trên 1 khối trụ khác khối lượng m2, bán kính R2 sao cho chúng cùng đường sinh. lúc đầu mặt trụ trượt trên nhau, sau đó khối trụ 2 và 1 lăn không trượt trên nhau. Tính vận tốc góc của mỗi khối trụ khi 2 khối trụ đồng tốc, tính năng lượng tỏa ra khi quá trình ma trượt kết thúc
 
bài 1. K=40N. pt là x=3cos10t
bài 2 . pt 10sin(2pi t+pi/4)
vận tốc PQ=60cm/s
F ban dầu 12.83N F sau là 7,17N (K=40. đọ dãn vTCB=0,25m) sem hộ đúng ko bạn nhé
 
mình thêm bài nữa nhé!
b2. Một vật dd với biên độ A, tần số f. Thời gian ngắn nhất để vật đi được quãng đường có độ dài A là bao nhiêu?
____mọi người cùng nhau thảo luận nhé__sẽ có thưởng nếu ai giải đúng..
cũng đề cậu nếu hỏi thời gian lớn nhất đi A thì đáp án là T/3 xem thuởng đi nhé hu hu hu
 
chính xác là t min = T/6 <---- dùng đường tròn là ra .

tiếp 1 bài tương tự thế nhé :

Một vạt đao dong với biên độ A ,chu kì T .trong khoảng thời gian 2T/3 quãng đường lớn nhất,ngắn nhất mà vật đi được là bao nhiều ???
 
chính xác là t min = T/6 <---- dùng đường tròn là ra .

tiếp 1 bài tương tự thế nhé :

Một vạt đao dong với biên độ A ,chu kì T .trong khoảng thời gian 2T/3 quãng đường lớn nhất,ngắn nhất mà vật đi được là bao nhiều ???
cùng 1 thời gian mà vậy được các đoạn đường lớn nhất (hoặc nhỏ nhất) bài này mình nghĩ có 2 cách làm
Cách thứ nhất là dùng đường tròn và khảo sát định tính vận tốc lớn nhất (nhỏ nhất) và đảm bảo tính đối xứng của hình
còn cách 2 khảo sát định lượng mình nghĩ dùng tích phân (nghĩ vậy)
Các bạn nghĩ sao?
 
chính xác là t min = T/6 <---- dùng đường tròn là ra .

tiếp 1 bài tương tự thế nhé :

Một vạt đao dong với biên độ A ,chu kì T .trong khoảng thời gian 2T/3 quãng đường lớn nhất,ngắn nhất mà vật đi được là bao nhiều ???
quãng đừong lớn nhất đi 2T/3 là 3A bạn ah
quãng đuờng bé nhất đi 2T/3 là A(4-căn3) hu hu chắc đúng
 
1,Mạch điện xoay chiều gồm điện trở thuần R = 30 ôm . mắc nối tiếp với cuộn dây .Đặt điện thế hiệu dụng vào 2 đầu mạch một hiệu điện thế xoay chiều \[u = U\sqrt{2}sin(100 \pi.t)\] .Hiệu điẹn thế hiệu dụng ở 2 đầu cuộn dây là \[U_d = 60 V\] . Dòng điện trong mạch lệch pha\[ \frac{\pi}{6}\] so với u và lệch pha\[ \frac{\pi}{3}\] so với \[u_d\] .Hiệu điện thế hiệu dụng ở 2 đầu mạch U có giá trị là ???
 
1,Mạch điện xoay chiều gồm điện trở thuần R = 30 ôm . mắc nối tiếp với cuộn dây .Đặt điện thế hiệu dụng vào 2 đầu mạch một hiệu điện thế xoay chiều \[u = U\sqrt{2}sin(100 \pi.t)\] .Hiệu điẹn thế hiệu dụng ở 2 đầu cuộn dây là \[U_d = 60 V\] . Dòng điện trong mạch lệch pha\[ \frac{\pi}{6}\] so với u và lệch pha\[ \frac{\pi}{3}\] so với \[u_d\] .Hiệu điện thế hiệu dụng ở 2 đầu mạch U có giá trị là ???

ta co diện trở cuộn day là r khi đó có Z L/r=\[\sqrt{3}\] , \[Z L/(30+r)=\frac{1}{sqrt{3}}\]. suy ra có r=15 mà Ur=30 do R=2r nên UR=2Ur vậy UR=60 V
ta có \[U=\frac{(Ur+UR)}{cos30}=60\sqrt{3} V\]
 
thêm một bài về con lắc lò xo nữa nhé,
Con lắc lò xo có khối lượng m= 1 kg dd điều hòa và có cơ năng bằng 0,125 J. Tại thời điểm ban đầu, vật có vận tốc v= 0,25 m/s và gia tốc a= -6,25\[\sqrt{3}\]. Động năng con lắc tại thời điểm t= 7,25T là? (T là chu kì)
 
áp dụng công thức :

\[A^2 = x^2 + \frac{v^2}{{\omega}^2} \]

kết hợp với các giữ kiện về vận tốc ,gia tốc và cơ năng

ta tính dc \[\omega = 25\] , A = 2 cm ..tại thời điểm đầu vật có \[x= - \sqrt{3}\]

tại thời điểm \[t = 7,25T = 7T + \frac{T}{4} \]

vậy sau \[\frac{1}{4}\] chu kì vật có li đọ x = 1cm => thế năng = 0,03125 J => động năng = 0,09375 J
 
bài nữa nỳ :

1, cho cuộn dây có \[r = 5 \omega\] , \[Z_L\] mắc nối tiếp với biến trở R.Khi R nhận các giá trị \[4 \omega\] và \[11\omega\] thì công suất toàn mạch như nhau .Hỏi khi R bằng bao nhiêu thì công suất trên toàn mạch cực đại ???
 
bài nữa nỳ :

1, cho cuộn dây có \[r = 5 \omega\] , \[Z_L\] mắc nối tiếp với biến trở R.Khi R nhận các giá trị \[4 \omega\] và \[11\omega\] thì công suất toàn mạch như nhau .Hỏi khi R bằng bao nhiêu thì công suất trên toàn mạch cực đại ???
theo R=7ômêga( giải tính sau cơm đã)
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top