nucuoixaydung
New member
- Xu
- 0
Nội dung, phương hướng cơ bản nhằm đổi mới, kiện toàn hệ thống chính trị?
Việc đổi mới hệ thống chính trị phải hướng vào việc thực hiện mục tiêu chủ yếu là nhằm thực hiện tốt dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy quyền làm chủ của nhân dân.
1. Đổi mới tổ chức và phương thức lãnh đạo của Đảng.
Để thực hiện vai trò lãnh đạo của Đảng trong tình hình mới, cần tập trung làm tốt những vấn đề sau:
Một là, nâng cao nhận thức và thực hiện đúng vai trò hạt nhân chính trị và trình độ lãnh đạo của tổ chức Đảng ở các cấp để phát huy tính chủ động, sáng tạo và tinh thần trách nhiệm của các tổ chức trong hệ thống chính trị trong việc thực hiện đường lối của Đảng.
Hai là, đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng cần nâng cao nhận thức và có quan niệm đúng đắn về sự lãnh đạo toàn diện của Đảng. Trước hết là việc đổi mới, việc ra Nghị quyết và chỉ đạo thực hiện các Nghị quyết của Đảng. Phát huy dân chủ trong sinh hoạt Đảng, giữ vững đoàn kết thống nhất trong Đảng. Tăng cường công tác kiểm tra, thực hiện nghiêm túc nguyên tắc tập trung dân chủ và quy chế làm việc; tăng cường công tác giáo dục rèn luyện nâng cao phẩm chất đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên của Đảng...
2. Đổi mới và nâng cao hiệu quả quản lý của Nhà nước.
Để Nhà nước làm nhiệm vụ quản lý và lãnh đạo xã hội, cần làm tốt một số vấn đề sau:
- Phát huy mạnh mẽ vai trò của hệ thống chính quyền Nhà nước trong việc mở rộng và thực hiện dân chủ, hoàn thiện cơ chế dân chủ, thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, cụ thể hoá phương châm dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra.
- Chăm lo xây dựng, kiện toàn bộ máy của Nhà nước từ Trung ương đến cơ sở, có cơ cấu gọn nhẹ, hoạt động có hiệu quả, đội ngũ cán bộ có phẩm chất và năng lực với tinh thần trách nhiệm cao. Hoạt động của cơ quan Nhà nước phải đặt nhiệm vụ phục vụ nhân dân lên trên hết, giải quyết đúng đắn và nhanh chóng các công việc có liên quan trực tiếp đến đời sống của nhân dân. Giáo dục cán bộ, công chức Nhà nước xây dựng và thực hành phong cách "Trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với dân", "Nghe dân nói, nói dân hiểu, làm dân tin"...
- Xây dựng cơ chế và biện pháp để kiểm tra, kiểm soát, ngăn ngừa và trừng trị tệ quan liêu, tham nhũng, lộng quyền, xâm phạm quyền làm chủ của nhân dân; ngăn chặn và khắc phục tình trạng dân chủ hình thức, dân chủ cực đoan, đồng thời nghiêm trị những hoạt động phá hoại gây rối...
- Thực hiện nghiêm túc nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và trong sinh hoạt của bộ máy Nhà nước.
3. Đổi mới và kiện toàn các đoàn thể chính trị-xã hội.
Những năm qua các tổ chức chính trị-xã hội, các đoàn thể quần chúng nhân dân đã phát huy vai trò của mình trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đáp ứng yêu cầu của thời kỳ phát triển mới, các tổ chức chính trị - xã hội cần được đổi mới toàn diện theo hướng sau đây:
- Nâng cao hơn nữa nhận thức của toàn xã hội về vị trí, vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp và các đoàn thể quần chúng. Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng hoạt động của các đoàn thể nhân dân, các tổ chức xã hội nghề nghiệp... các tổ chức quần chúng.
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội theo hướng mở rộng và đa dạng hoá các hình thức tập hợp quần chúng nhân dân, đáp ứng yêu cầu và chăm lo lợi ích thiết thực, chính đáng và hợp pháp của nhân dân.
- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể nhân dân tập trung hướng mạnh về cơ sở. Lãnh đạo thực hiện tốt quy chế dân chủ, đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân, ngăn chặn và chống mọi hành động vi phạm quyền làm chủ của nhân dân. Tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đổi mới hình thức tuyên truyền, vận động nhân dân; gắn hoạt động của các tổ chức đoàn thể quần chúng trong việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, an ninh, quốc phòng... với việc nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
Nguồn sưu tầm
Việc đổi mới hệ thống chính trị phải hướng vào việc thực hiện mục tiêu chủ yếu là nhằm thực hiện tốt dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy quyền làm chủ của nhân dân.
1. Đổi mới tổ chức và phương thức lãnh đạo của Đảng.
Để thực hiện vai trò lãnh đạo của Đảng trong tình hình mới, cần tập trung làm tốt những vấn đề sau:
Một là, nâng cao nhận thức và thực hiện đúng vai trò hạt nhân chính trị và trình độ lãnh đạo của tổ chức Đảng ở các cấp để phát huy tính chủ động, sáng tạo và tinh thần trách nhiệm của các tổ chức trong hệ thống chính trị trong việc thực hiện đường lối của Đảng.
Hai là, đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng cần nâng cao nhận thức và có quan niệm đúng đắn về sự lãnh đạo toàn diện của Đảng. Trước hết là việc đổi mới, việc ra Nghị quyết và chỉ đạo thực hiện các Nghị quyết của Đảng. Phát huy dân chủ trong sinh hoạt Đảng, giữ vững đoàn kết thống nhất trong Đảng. Tăng cường công tác kiểm tra, thực hiện nghiêm túc nguyên tắc tập trung dân chủ và quy chế làm việc; tăng cường công tác giáo dục rèn luyện nâng cao phẩm chất đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên của Đảng...
2. Đổi mới và nâng cao hiệu quả quản lý của Nhà nước.
Để Nhà nước làm nhiệm vụ quản lý và lãnh đạo xã hội, cần làm tốt một số vấn đề sau:
- Phát huy mạnh mẽ vai trò của hệ thống chính quyền Nhà nước trong việc mở rộng và thực hiện dân chủ, hoàn thiện cơ chế dân chủ, thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, cụ thể hoá phương châm dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra.
- Chăm lo xây dựng, kiện toàn bộ máy của Nhà nước từ Trung ương đến cơ sở, có cơ cấu gọn nhẹ, hoạt động có hiệu quả, đội ngũ cán bộ có phẩm chất và năng lực với tinh thần trách nhiệm cao. Hoạt động của cơ quan Nhà nước phải đặt nhiệm vụ phục vụ nhân dân lên trên hết, giải quyết đúng đắn và nhanh chóng các công việc có liên quan trực tiếp đến đời sống của nhân dân. Giáo dục cán bộ, công chức Nhà nước xây dựng và thực hành phong cách "Trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với dân", "Nghe dân nói, nói dân hiểu, làm dân tin"...
- Xây dựng cơ chế và biện pháp để kiểm tra, kiểm soát, ngăn ngừa và trừng trị tệ quan liêu, tham nhũng, lộng quyền, xâm phạm quyền làm chủ của nhân dân; ngăn chặn và khắc phục tình trạng dân chủ hình thức, dân chủ cực đoan, đồng thời nghiêm trị những hoạt động phá hoại gây rối...
- Thực hiện nghiêm túc nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và trong sinh hoạt của bộ máy Nhà nước.
3. Đổi mới và kiện toàn các đoàn thể chính trị-xã hội.
Những năm qua các tổ chức chính trị-xã hội, các đoàn thể quần chúng nhân dân đã phát huy vai trò của mình trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đáp ứng yêu cầu của thời kỳ phát triển mới, các tổ chức chính trị - xã hội cần được đổi mới toàn diện theo hướng sau đây:
- Nâng cao hơn nữa nhận thức của toàn xã hội về vị trí, vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp và các đoàn thể quần chúng. Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng hoạt động của các đoàn thể nhân dân, các tổ chức xã hội nghề nghiệp... các tổ chức quần chúng.
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội theo hướng mở rộng và đa dạng hoá các hình thức tập hợp quần chúng nhân dân, đáp ứng yêu cầu và chăm lo lợi ích thiết thực, chính đáng và hợp pháp của nhân dân.
- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể nhân dân tập trung hướng mạnh về cơ sở. Lãnh đạo thực hiện tốt quy chế dân chủ, đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân, ngăn chặn và chống mọi hành động vi phạm quyền làm chủ của nhân dân. Tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đổi mới hình thức tuyên truyền, vận động nhân dân; gắn hoạt động của các tổ chức đoàn thể quần chúng trong việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, an ninh, quốc phòng... với việc nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
Nguồn sưu tầm