"Nỗi buồn chiến tranh" của Bảo Ninh là một trong những tác phẩm xuất sắc viết về chiến tranh

Áo Dài

Cô gái Việt Nam
Thành viên BQT
"Chiến tranh là cõi không nhà cửa, lang thang khốn khổ và phiêu bạt vĩ đại, là cõi không đàn ông, không đàn bà, là thế giới thảm sầu vô cảm và tuyệt tự khủng khiếp nhất của dòng giống con người. "
(Nỗi buồn chiến tranh - Bảo Ninh)
Bạn đã đọc tác phẩm " Nỗi buồn chiến tranh" của Bảo Ninh chưa ? Nếu chưa thì hãy đọc thôi ! Thực sự đây là một cuốn sách rất đáng đọc.
Truyện ngắn Nỗi Buồn Chiến Tranh là tác phẩm đặc sắc của nhà văn Bảo Ninh.


FB_IMG_1636296812644.jpg

Nỗi buồn chiến tranh - Bảo Ninh (Nguồn ảnh: Sưu tầm)
1. Tác giả Bảo Ninh:

Vị tác giả này được người ta gọi với những cái tên rất lạ như “người tải văn ra ngoài biên giới” hay “nhà văn ít người hiểu nổi”.

Báo chí nói rằng Bảo Ninh là một người rất kiệm lời. Trong mọi câu chuyện, tác giả của cuốn Nỗi Buồn Chiến Tranh luôn ngắc ngứ, thậm chí diễn đạt rất khó khăn. Cũng chính vì vậy, mọi tinh hoa trong con người kỳ lạ này đã dồn hết vào các con chữ.

2. Tác phẩm "Nỗi buồn chiến tranh"

Nỗi Buồn Chiến Tranh ban đầu có tên “Thân phận của tình yêu” bởi nó kể lại câu chuyện của hai người trẻ tên Kiên và Phương. Họ mang trong mình tình yêu trong sáng, ngây ngô của tuổi 17 nhưng phải tạm chia cách vì Phương đi theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc.

Ngày Kiên nhập ngũ, Phương tiễn người yêu của mình trên một chặng đường dài. Không may, trên tuyến tàu hàng hải ra tiền tuyến, Phương bị cưỡng bức nên mang trong mình thái độ điềm nhiên khinh nhờn và thờ ơ lãnh đạm sau biến cố kinh khủng ấy.

Sau 10 năm chiến tranh, Phương may mắn sống sót trở về cuộc sống hòa bình. Vậy nhưng, những vết thương trên thân thể và tâm hồn khiến anh không thể hòa nhập vào dòng chảy của cuộc sống hiện đại. Kiên trở thành một nhà văn cấp phường khó tính, kỳ quặc mà chẳng ai có thể hiểu.

Nhà văn hậu chiến viết về những ký ức ám ảnh của cuộc đấu tranh tàn khốc. Những giấc mơ gắn liền với cái chết, có người hy sinh vì anh, cũng có người đã chết vì những lỗi lầm của anh. Tất cả sống lại trong cuốn tiểu thuyết của Kiên dưới những hình hài hỗn độn. Chẳng ai có thể hiểu được chúng, trừ một người đàn bà câm sống trên gác áp mái tòa nhà.

Hồi ức đưa Kiên trở lại ngày anh gặp Phương. Anh muốn cùng Phương quay về thời yêu nhau bất chấp nhưng cô đã buông rơi mình trong trụy lạc. Hai người đã khác xa nhau của tuổi 17, khi chiến tranh và biến cố cuộc đời đã gạch chi chít vào những nét chỉ tay.

Chán chường trước cuộc sống hiện tại, Kiên tự tay đốt thành tro cuốn tiểu thuyết của mình và cuộc đời anh cũng dừng lại từ đó. Anh ra đi. Những gì còn sót lại là mớ bản thảo rối bời được người đàn bà câm gom góp, cất giữ.

Nỗi Buồn Chiến Tranh day dứt nhiều hơn buồn. Người đọc lạc vào những trang sách như đang cất bước trong mê cung tâm tưởng với đủ loại người, đủ loại tính cách, đủ loại quan điểm sống mà ít nhiều đều mang tính huỷ diệt. Nhận diện chiến tranh dưới góc nhìn bi quan và tiêu cực, Nỗi Buồn Chiến Tranh khắc hoạ cái định nghĩa bi thảm về chiến tranh, rằng “Chiến tranh là cõi không nhà không cửa, lang thang khốn khổ và phiêu bạt vĩ đại, là cõi không đàn ông, không đàn bà, là thế giới thảm sầu, vô cảm, là tuyệt tự khủng khiếp nhất của dòng giống con người.” Trong cái cõi ấy, có hàng ngàn thanh niên, như Kiên, dù đã tự hỏi mình nhưng vẫn nhiệt tình cống hiến, để rồi khi nó qua đi, cả cuộc đời đã không còn lại gì nữa.

Nỗi buồn chiến tranh là một tiểu thuyết hướng nội và chủ quan hoá triệt để. Những xung đột và những vận động cơ bản của tiểu thuyết đều diễn ra trong thế giới nội tâm của nhân vật. Mở ra bằng mùa mưa đầu tiên ở Cánh Bắc sau chiến tranh và cuộc hành trình đi tìm hài cốt đồng đội của Kiên trong những cánh rừng già, những dự cảm của Kiên báo hiệu những xung đột cơ bản trong cuộc đời anh. Những kỷ niệm có thể là êm đềm, có thể là ác hại nhưng đều đã để lại những vết thương mà tới bây giờ một năm đã qua, hay mười năm, hay hai mươi năm nữa vẫn còn đau, đau mãi. Dự cảm đó cụ thể dần thành ý thức về một cuộc đời khác nào con thuyền bơi ngược dòng sông không ngừng bị đẩy lùi về dĩ vãng mà lòng tin và lòng ham sống không phải là những ảo tưởng mà là nhờ sức mạnh của hồi tưởng. Hai xung đột nội tâm cơ bản trong cuộc đời của Kiên được anh ý thức một cách thiêng liêng thành một “thiên mệnh” chi phối sự sinh tồn của anh trong những ngày hậu chiến, “thiên mệnh” dẫn dắt anh trong hai cuộc phiêu lưu cuối cùng cả cuộc đời: hành trình tìm lại và phục sinh quá khứ và hành trình sáng tạo văn chương.

Có nhiều tác phẩm viết về chiến tranh, nhưng “Nỗi buồn chiến tranh” lại là tác phẩm đầu tiên khai thác sự tàn khốc và đề cao vai trò cá nhân trong xã hội, quyền sống, hạnh phúc và đau khổ của con người với tư cách một cá thể độc lập. Những góc nhìn đánh giá có thể nói là còn khá lạ lẫm trong thời kì tác phẩm ra đời, nhưng lại là những góc nhìn chân thực, khách quan và vượt ra ngoài khuôn khổ, đưa văn học Việt Nam bước ra ngoài biên giới lãnh thổ. Cuốn tiểu thuyết còn vượt qua khỏi lãnh địa văn chương sang các lĩnh vực khác như tâm thần học, tâm lý học, giới sử học và các khoa học khác cũng rất quan tâm. Sự đổi mới trong cả cách nhìn và lối viết ấy khiến cho chiến tranh và con người bước ra từ cuộc chiến hiện lên với tính hiện thực, phức tạp, đa chiều, nhiều ám ảnh. Và chính nó cũng khiến cho con người nhận thức được điều quý giá nhất của nhân loại: đó chính là hòa bình.

Gấp lại “Nỗi buồn chiến tranh” – giống như trở về từ một lát cắt lịch sử với những nỗi niềm day dứt vô hạn, có thể độc giả sẽ còn bị ám ảnh dai dẳng bởi những nỗi đau thương và mất mát đến khôn cùng. Và rồi “nỗi buồn chiến tranh” sẽ còn mãi mãi được khắc ghi qua từng năm tháng như một lời nhắc nhở: “Chúng ta còn sống trong hòa bình – Hãy cố gắng để bảo vệ hòa bình!”

Nguồn: Tổng hợp
 
Nỗi buồn chiến tranh (tên ban đầu là Thân phận của tình yêu) của nhà văn Bảo Ninh (tên thật là Hoàng Ấu Phương, quê Bảo Ninh, Quảng Bình) ra đời năm 1990 và nổi tiếng khắp thế giới.

Tác phẩm sau khi xuất bản đã nhận Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 1991, rồi bị cấm từ năm 1993 đến 2005, đến 2006 lại được phép xuất bản trở lại.

Bảo Ninh là nhà văn cựu chiến binh, quê Quảng Bình, sinh năm 1952 tại Nghệ An, trong một gia đình nhiều đời nho gia, bố là nhà ngữ học nổi tiếng Hoàng Tuệ, từng làm Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học, nghiên cứu về chuẩn tiếng Việt và nhiều vấn đề liên quan đến chính sách ngôn ngữ của Nhà nước.

Sau năm 1975, Hoàng Ấu Phương được giải ngũ, học Trường viết văn Nguyễn Du khóa III, bắt đầu viết văn từ năm 1987. Thời đi bộ đội, Phương từng đọc tiểu thuyết Phía Tây không có gì lạ của nhà văn Erich Maria Remarque (1898 - 1970) viết về Thế chiến thứ nhất. Hòa bình, thân phụ nhà văn sau chuyến đi Pháp có mang về tập tiểu thuyết Cuộc đời và số phận của Grossman (1905 - 1964), viết về cuộc sống người dân Xô-viết trong chiến tranh chống phát xít. Cả hai cuốn sách có tính phản tư về lịch sử đều có ảnh hưởng đến tư tưởng và nghệ thuật của Bảo Ninh.

Khi viết Nỗi buồn chiến tranh theo kiểu phản tư, không phải Bảo Ninh không biết trước những hiểm nguy đang chờ đợi ông. Nghệ thuật của ông có tính chất dấn thân và suốt thời gian hơn 30 năm, trước bao dư luận, ông vẫn giữ thái độ im lặng bình thản. Từ đây ta thấy ý thức nghệ thuật và tinh thần dũng cảm của nhà văn Bảo Ninh.

Một điểm đặc biệt của "Nỗi buồn chiến tranh" đó là, giống như các tác phẩm của Nam Cao, nó rất thật, thật đến mức trần trụi và mỉa mai, rồi từ đó cho người đọc thấy được nhiều khía cạnh khác nhau của cuộc chiến tranh.
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top