S
steppe huynh
Guest
Người ta thường hay tự an ủi bản thân mỗi khi gặp phải việc gì không tốt lành bằng câu: “Cái số mình nó như vậy !”
Anh (chị) có suy nghĩ như thế nào về câu đó?
Dàn ý I. Mở bài:
- Giới thiệu một câu chuyện nhỏ:
Nó thường hay nói với má : “ Sao mẹ con mình khổ thế này hở má?”
Má lại trả lời : “Ráng đi con, cái “số” mình nó vậy!”.
- Đưa ra vấn đề: Tại sao người ta thường hay tự an ủi bản thân mỗi khi gặp phải việc gì không tốt lành bằng câu: “Cái số mình nó như vậy !”
II. Thân bài:
1.Giải thích khái niệm “cái số”
- Trong đời sống tinh thần của người Việt, chịu ảnh hưởng của tư tưởng duy tâm, nhiều người có cùng một suy nghĩ là con người tồn tại trên cõi đời này đều gắn liền với sự sắp đặt của trời, do trời đã định sẵn, gọi ngắn gọn là số phận.
- Theo quan niệm đó, thì trong xã hội có người có “số sướng”, từ nhỏ đến lớn được hưởng hạnh phúc, cuộc sống lúc nào cũng tràn ngập niềm vui và thường gặp may mắn (“số đỏ”). Ngược lại, sẽ có người chịu “số khổ”, cuộc đời toàn gặp những chuyện rủi ro, buồn phiền, mất mát…(“số đen”)
- Vậy khi gặp phải chuyện không tốt lành đến với mình, họ phải tự an ủi bằng câu: “Cái số mình nó như vậy!”
2. Bình luận về câu nói: “Cái số mình nó như vậy!”
+ Đúng là nó có tính chất tự an ủi bản thân, sau những gì không may mắn xảy ra với mình, thì tự an ủi là điều cần thiết. Bản thân người nói câu đó sẽ có thời gian suy ngẫm lại mọi việc, bình tĩnh, rút kinh nghiệm, tự tìm cho mình bài học…
+ Tuy nhiên, không vì quan niệm này mà đổ lỗi cho số phận, dễ dàng chịu đựng những điều vô lí, thậm chí ấm ức, oan trái để mà sống. Ca dao Việt Nam có câu: “Sông khô xuống nước cũng khô, Phận nghèo đi tới nơi mô cũng nghèo”, hoặc việc học sinh thi trượt thì đỗ lỗi cho số phận “học tài thi phận” … do những ý nghĩ như vậy mà cam chịu, chấp nhận hoàn cảnh, hoặc chán nản không muốn phấn đấu nữa.
+ Con người phải biết “cải tạo số phận”, vượt lên trên số phận để mà sống vui, sống khỏe, sống đẹp, có những suy nghĩ mạnh mẽ, khỏe khoắn để tự tin xây đắp cuộc sống của mình sau mỗi lần gặp “sự cố” (“Xưa nay nhân định thắng thiên cũng nhiều” Truyện Kiều- Nguyễn Du hay câu thành ngữ: “Sông có khúc, người có lúc”; “Ai giàu ba họ, ai khó ba đời”…).
+ Đôi lúc điều gì đó mà con người ta không tự quyết định được thì gán cho nó cái mác “tại số phận”. Nhưng số phận nằm ngay trong suy nghĩ và hành động của chúng ta.
+ Bác bỏ quan niệm số phận để làm chủ cuộc đời của mình là một ý thức cần thiết của con người. Trong xã hội ta, nhiều người nông dân sống rất cực khổ nhưng không vì suy nghĩ kiểu an phận, họ quyết tâm cải tạo số phận, học hỏi cách làm ăn mà trở nên giàu có, là những tấm gương tiêu biểu trong xã hội (dẫn chứng Bill Gates, Nguyễn Thị Ngọc Chức giám đốc công ty TNHH Thương mại và dịch vụ Hoàng Quan…). Có thể mọi việc là tại chính bản thân ta hay từ sự không may mắn mà người khác mang đến, tất cả đều hiện hữu chứ không phải là “số phận” trừu tượng kia.
III. Kết bài:
Liên hệ bản thân, rút ra quan niệm sống “khỏe mạnh về tinh thần”, luôn cố gắng vượt qua chướng ngại vật trên đường đời như lời dạy của Bác luôn tin vào qui luật cuộc sống: “sự vật vần xoay đà định sẵn, hết mưa là nắng hửng lên thôi”; hay: “Sống ở trên đời người cũng vậy, Gian nan rèn luyện mới thành công”.
Anh (chị) có suy nghĩ như thế nào về câu đó?
Dàn ý
- Giới thiệu một câu chuyện nhỏ:
Nó thường hay nói với má : “ Sao mẹ con mình khổ thế này hở má?”
Má lại trả lời : “Ráng đi con, cái “số” mình nó vậy!”.
- Đưa ra vấn đề: Tại sao người ta thường hay tự an ủi bản thân mỗi khi gặp phải việc gì không tốt lành bằng câu: “Cái số mình nó như vậy !”
II. Thân bài:
1.Giải thích khái niệm “cái số”
- Trong đời sống tinh thần của người Việt, chịu ảnh hưởng của tư tưởng duy tâm, nhiều người có cùng một suy nghĩ là con người tồn tại trên cõi đời này đều gắn liền với sự sắp đặt của trời, do trời đã định sẵn, gọi ngắn gọn là số phận.
- Theo quan niệm đó, thì trong xã hội có người có “số sướng”, từ nhỏ đến lớn được hưởng hạnh phúc, cuộc sống lúc nào cũng tràn ngập niềm vui và thường gặp may mắn (“số đỏ”). Ngược lại, sẽ có người chịu “số khổ”, cuộc đời toàn gặp những chuyện rủi ro, buồn phiền, mất mát…(“số đen”)
- Vậy khi gặp phải chuyện không tốt lành đến với mình, họ phải tự an ủi bằng câu: “Cái số mình nó như vậy!”
2. Bình luận về câu nói: “Cái số mình nó như vậy!”
+ Đúng là nó có tính chất tự an ủi bản thân, sau những gì không may mắn xảy ra với mình, thì tự an ủi là điều cần thiết. Bản thân người nói câu đó sẽ có thời gian suy ngẫm lại mọi việc, bình tĩnh, rút kinh nghiệm, tự tìm cho mình bài học…
+ Tuy nhiên, không vì quan niệm này mà đổ lỗi cho số phận, dễ dàng chịu đựng những điều vô lí, thậm chí ấm ức, oan trái để mà sống. Ca dao Việt Nam có câu: “Sông khô xuống nước cũng khô, Phận nghèo đi tới nơi mô cũng nghèo”, hoặc việc học sinh thi trượt thì đỗ lỗi cho số phận “học tài thi phận” … do những ý nghĩ như vậy mà cam chịu, chấp nhận hoàn cảnh, hoặc chán nản không muốn phấn đấu nữa.
+ Con người phải biết “cải tạo số phận”, vượt lên trên số phận để mà sống vui, sống khỏe, sống đẹp, có những suy nghĩ mạnh mẽ, khỏe khoắn để tự tin xây đắp cuộc sống của mình sau mỗi lần gặp “sự cố” (“Xưa nay nhân định thắng thiên cũng nhiều” Truyện Kiều- Nguyễn Du hay câu thành ngữ: “Sông có khúc, người có lúc”; “Ai giàu ba họ, ai khó ba đời”…).
+ Đôi lúc điều gì đó mà con người ta không tự quyết định được thì gán cho nó cái mác “tại số phận”. Nhưng số phận nằm ngay trong suy nghĩ và hành động của chúng ta.
+ Bác bỏ quan niệm số phận để làm chủ cuộc đời của mình là một ý thức cần thiết của con người. Trong xã hội ta, nhiều người nông dân sống rất cực khổ nhưng không vì suy nghĩ kiểu an phận, họ quyết tâm cải tạo số phận, học hỏi cách làm ăn mà trở nên giàu có, là những tấm gương tiêu biểu trong xã hội (dẫn chứng Bill Gates, Nguyễn Thị Ngọc Chức giám đốc công ty TNHH Thương mại và dịch vụ Hoàng Quan…). Có thể mọi việc là tại chính bản thân ta hay từ sự không may mắn mà người khác mang đến, tất cả đều hiện hữu chứ không phải là “số phận” trừu tượng kia.
III. Kết bài:
Liên hệ bản thân, rút ra quan niệm sống “khỏe mạnh về tinh thần”, luôn cố gắng vượt qua chướng ngại vật trên đường đời như lời dạy của Bác luôn tin vào qui luật cuộc sống: “sự vật vần xoay đà định sẵn, hết mưa là nắng hửng lên thôi”; hay: “Sống ở trên đời người cũng vậy, Gian nan rèn luyện mới thành công”.
Nguồn: St