S
steppe huynh
Guest
“Không có gì thuộc về con người mà xa lạ đối với tôi”
(Ngữ văn 11 Nâng cao – tập 2. NXB Giáo dục, trang 127)
Anh / chị nghĩ như thế nào về cách ngôn La – tinh cổ nói trên?
I Mở bài:
- Cuộc thăm dò ý kiến năm 2005 với câu hỏi ai là nhà triết học vĩ đại nhất của mọi thời đại do trạm phát sóng thứ tư của đài BBC tổ chức, kết quả nhận được: Mac là nhà triết học vĩ đại nhất trong 10 nhà triết học vĩ đại nhất mỗi thời đại.
- Câu cách ngôn La – tinh cổ mà Mác yêu thích: “Không có gì thuộc về con người mà xa lạ với tôi”.
- Câu nói này có ý nghĩa gì mà Mác lại yêu thích?
II Thân bài:
1.Giải thích câu ngạn ngữ
- Những gì “thuộc về con người”:
+ Cái xấu – sự tầm thường.
+ Cái tốt – sự cao cả.
- Nội dung câu nói mang tính nhân bản, nhân văn sâu sắc, nhấn mạnh tính chất “ nhân loại phổ biến” của con người.
2. Bình luận
- Câu nói là một công thức bóng bẫy nói lên lòng yêu đời, là tượng trưng của niềm vui trên mọi mặt của cuộc sống, là sự khẳng định hạnh phúc được sống làm người trên thế gian này.
- Câu cách ngôn muốn khuyên chúng ta tìm hiểu, nhận định con người trên quan điểm toàn diện.
- Mỗi con người đều có thể có hai mặt: tốt – xấu.
- Có thể mắc phải sai lầm hoặc có khả năng vươn tới những điều lớn lao, cao cả.
- Trong thực tế:
+ Một số người tỏ thái độ cực đoan đối với tính “ nhân loại phổ biến” của con người.
+ Một số khác lại khắc kỉ với chính mình, hoặc không dám vươn lên để chiếm lĩnh các đỉnh cao.
3.Bài học thực tiễn
- Biết kiềm chế những dục vọng, những ước muốn tầm thường của bản thân.
- Tự tin vào sức mình để vươn lên chiếm lĩnh đỉnh cao.
- Biết chấp nhận, cảm thông và thấu hiểu người khác.
III. Kết bài:
- Rút ra bài học cho bản thân.
- Câu cách ngôn mà Mác thích nhất chính là lời khuyên dành cho chúng ta, phải luôn luôn tìm cách hiểu biết bản chất phức tạp của con người và đời sống con người bởi con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội. Luôn luôn tự nhủ rằng ta chưa hiểu hết người khác như trong câu tự bạch cuối cùng của Mác (Câu châm ngôn mà cha thích? Phải hoài nghi tất cả). Nhớ rằng, ta không thể nói đến việc giải phóng con người và mưu cầu hạnh phúc cho con người chừng nào chưa hiểu hết con người mà bản thân mỗi người chỉ là một đại diên.
(Ngữ văn 11 Nâng cao – tập 2. NXB Giáo dục, trang 127)
Anh / chị nghĩ như thế nào về cách ngôn La – tinh cổ nói trên?
DÀN Ý
I Mở bài:
- Cuộc thăm dò ý kiến năm 2005 với câu hỏi ai là nhà triết học vĩ đại nhất của mọi thời đại do trạm phát sóng thứ tư của đài BBC tổ chức, kết quả nhận được: Mac là nhà triết học vĩ đại nhất trong 10 nhà triết học vĩ đại nhất mỗi thời đại.
- Câu cách ngôn La – tinh cổ mà Mác yêu thích: “Không có gì thuộc về con người mà xa lạ với tôi”.
- Câu nói này có ý nghĩa gì mà Mác lại yêu thích?
II Thân bài:
1.Giải thích câu ngạn ngữ
- Những gì “thuộc về con người”:
+ Cái xấu – sự tầm thường.
+ Cái tốt – sự cao cả.
- Nội dung câu nói mang tính nhân bản, nhân văn sâu sắc, nhấn mạnh tính chất “ nhân loại phổ biến” của con người.
2. Bình luận
- Câu nói là một công thức bóng bẫy nói lên lòng yêu đời, là tượng trưng của niềm vui trên mọi mặt của cuộc sống, là sự khẳng định hạnh phúc được sống làm người trên thế gian này.
- Câu cách ngôn muốn khuyên chúng ta tìm hiểu, nhận định con người trên quan điểm toàn diện.
- Mỗi con người đều có thể có hai mặt: tốt – xấu.
- Có thể mắc phải sai lầm hoặc có khả năng vươn tới những điều lớn lao, cao cả.
- Trong thực tế:
+ Một số người tỏ thái độ cực đoan đối với tính “ nhân loại phổ biến” của con người.
+ Một số khác lại khắc kỉ với chính mình, hoặc không dám vươn lên để chiếm lĩnh các đỉnh cao.
3.Bài học thực tiễn
- Biết kiềm chế những dục vọng, những ước muốn tầm thường của bản thân.
- Tự tin vào sức mình để vươn lên chiếm lĩnh đỉnh cao.
- Biết chấp nhận, cảm thông và thấu hiểu người khác.
III. Kết bài:
- Rút ra bài học cho bản thân.
- Câu cách ngôn mà Mác thích nhất chính là lời khuyên dành cho chúng ta, phải luôn luôn tìm cách hiểu biết bản chất phức tạp của con người và đời sống con người bởi con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội. Luôn luôn tự nhủ rằng ta chưa hiểu hết người khác như trong câu tự bạch cuối cùng của Mác (Câu châm ngôn mà cha thích? Phải hoài nghi tất cả). Nhớ rằng, ta không thể nói đến việc giải phóng con người và mưu cầu hạnh phúc cho con người chừng nào chưa hiểu hết con người mà bản thân mỗi người chỉ là một đại diên.
Nguồn: St