rubi_mos2002
New member
- Xu
- 0
Tại sao con người lừa dối khi phần thưởng là nhỏ?
Nói ngắn gọn, lý do con người thỉnh thoảng lừa dối, mặc cho những phần thưởng họ thu được là nhỏ, đó là họ cảm thấy vui.
Dù chúng ta có xu hướng giả định rằng việc lừa dối nên gây ra những cảm xúc tiêu cực như tội lỗi, thì đó không phải là kết luận của một loạt nghiên cứu được thực hiện bởi Nicole E. Ruedy (University of Washington) và các cộng sự.
Trong những nghiên cứu của họ, những người gian lận trong một nhiệm vụ giải quyết vấn đề - dù họ thu được ít lợi lạc - đã trải nghiệm một kiểu 'niềm vui của người lừa dối' (Ruedy et al., 2013). Họ cảm thấy hài lòng hơn về bản thân và hạnh phúc hơn những người không gian lận.
Khi được hỏi, hầu hết mọi người trong nghiên cứu nghĩ rằng một ai đó đã gian lận sẽ cảm thấy tồi tệ, hoặc ít ra là có sự mâu thuẫn trong tư tưởng. Nhưng dự đoán của họ về việc những người gian lận sẽ cảm thấy thế nào là sai hoàn toàn.
Một lý do con người có ít cảm xúc tiêu cực trong nghiên cứu này đó là bản thân hành vi gian lận không làm hại ai. Những người tham gia đơn giản chỉ là liếc nhìn những câu trả lời cho những bài toán và logic.
Nicole Ruedy giải thích:
"Khi con người làm việc gì đó sai trái, làm hại người khác, ví dụ như cho điện giật người khác, thì phản ứng nhất quán của họ trong nghiên cứu trước là họ cảm thấy tồi tệ về hành vi của họ. Nghiên cứu của chúng tôi tiết lộ rằng con người thực sự có thể trải nghiệm một 'niềm vui của người gian lận' sau khi làm một việc gì đó trái đạo đức nhưng không trực tiếp làm hại ai."
Nếu bạn từng tự hỏi tại sao con người gian lận, ví dụ, ăn cắp một món hàng trong cửa hàng khi giá trị món hàng là nhỏ, thì nghiên cứu này có thể giải thích về điều đó:
Con người có cảm xúc tốt đẹp khi họ gian lận có thể là một lý do họ vô đạo đức ngay cả khi phần thưởng là nhỏ.
Nguồn: spring.org.uk
Nói ngắn gọn, lý do con người thỉnh thoảng lừa dối, mặc cho những phần thưởng họ thu được là nhỏ, đó là họ cảm thấy vui.
Dù chúng ta có xu hướng giả định rằng việc lừa dối nên gây ra những cảm xúc tiêu cực như tội lỗi, thì đó không phải là kết luận của một loạt nghiên cứu được thực hiện bởi Nicole E. Ruedy (University of Washington) và các cộng sự.
Trong những nghiên cứu của họ, những người gian lận trong một nhiệm vụ giải quyết vấn đề - dù họ thu được ít lợi lạc - đã trải nghiệm một kiểu 'niềm vui của người lừa dối' (Ruedy et al., 2013). Họ cảm thấy hài lòng hơn về bản thân và hạnh phúc hơn những người không gian lận.
Khi được hỏi, hầu hết mọi người trong nghiên cứu nghĩ rằng một ai đó đã gian lận sẽ cảm thấy tồi tệ, hoặc ít ra là có sự mâu thuẫn trong tư tưởng. Nhưng dự đoán của họ về việc những người gian lận sẽ cảm thấy thế nào là sai hoàn toàn.
Một lý do con người có ít cảm xúc tiêu cực trong nghiên cứu này đó là bản thân hành vi gian lận không làm hại ai. Những người tham gia đơn giản chỉ là liếc nhìn những câu trả lời cho những bài toán và logic.
Nicole Ruedy giải thích:
"Khi con người làm việc gì đó sai trái, làm hại người khác, ví dụ như cho điện giật người khác, thì phản ứng nhất quán của họ trong nghiên cứu trước là họ cảm thấy tồi tệ về hành vi của họ. Nghiên cứu của chúng tôi tiết lộ rằng con người thực sự có thể trải nghiệm một 'niềm vui của người gian lận' sau khi làm một việc gì đó trái đạo đức nhưng không trực tiếp làm hại ai."
Nếu bạn từng tự hỏi tại sao con người gian lận, ví dụ, ăn cắp một món hàng trong cửa hàng khi giá trị món hàng là nhỏ, thì nghiên cứu này có thể giải thích về điều đó:
Con người có cảm xúc tốt đẹp khi họ gian lận có thể là một lý do họ vô đạo đức ngay cả khi phần thưởng là nhỏ.
Nguồn: spring.org.uk