vanchuong83
New member
- Xu
- 0
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT VÀ LỊCH SỬ THỂ LOẠI VĂN HỌC
Phạm Thị Thúy Vinh – K19 Cao học văn
Chuyên ngành: Lí luận văn học
Đề tài: “Phẩm tiết ” (Nguyễn Huy Thiệp) – lịch sử hay tiểu thuyết?
Phạm Thị Thúy Vinh – K19 Cao học văn
Chuyên ngành: Lí luận văn học
Đề tài: “Phẩm tiết ” (Nguyễn Huy Thiệp) – lịch sử hay tiểu thuyết?
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Thể loại vốn là một vấn đề không mới mẻ của lý luận văn học nhưng đây vẫn là vấn đề mang tính thời sự vì những lý do sau:
Trước hết, do tầm quan trọng của của chính bản thân vấn đề thể loại. Theo Likhatrov: “thể loại chứa đựng toàn bộ tính văn học của văn học”; và theo M. Bakhtin: “lịch sử văn học, trước hết là lịch sử hình thành, phát triển, tương tác giữa các thể loại”; và “thể loại chứ không phải phương pháp hoặc trường phái sáng tác chính là những nhân vật chính của tấn kịch lịch sử văn học.
Thứ hai, thể loại là vấn đề thời sự vì nó vẫn đang được tranh luận. Văn học luôn luôn vận động cùng với một hệ thống thể loại vừa lặp lại, vừa sai lệch. Vì vậy, việc nhận thức về thể loại không hề đơn giản, thậm chí là đầy lầm lẫn.
2. Lịch sử nghiên cứu thể loại đã kéo dài 2300 năm với các kiến giải của nhiều nhà nghiên cứu lỗi lạc.
Mở đầu là quan niệm về thể loại của Aristotle. Với hạt nhân cơ sở là thuyết bắt chước, nghệ thuật là sự mô phỏng tự nhiên, ông chia văn học làm ba thể loại: kịch, trữ tình và tự sự.
Mỹ học Hêghen với quan niệm nghệ thuật là trò chơi, làm biến đổi khách thể vốn có; thế giới vận động theo nguyên tắc “tam đoạn luận”, tương ứng với ba giai đoạn vận động đó là ba thể loại văn học: sử thi, trữ tình và kịch.
Mĩ học Mac – Lê Nin trên cơ sở của lý thuyết phản ánh đã chia văn học thành ba thể loại: tự sự, trữ tình và kịch.
Bước sang thế kỉ XX, vấn đề thể loại được xem xét ở những góc độ mới như nhìn nhận từ phía tiếp nhận của người đọc…
Theo Bakhtin, “thực ra cho đến ngày nay, lý thuyết về các thể loại đã hoàn bị ấy hầu như không được bổ sung được gì cơ bản so với cái mà Aristotle đã làm. Thi pháp học của ông hiện nay vẫn là nền móng không gì lay chuyển nổi của lý thuyết thể loại”. Nhưng trong thế kỉ văn học mới, khi tiểu thuyết lên ngôi và chúng tỏ vai trò thống soái, thu hút tất cả các thể loại khác đi theo nó và thậm chí tự đi chệch cái nòng cốt thể loại cố hữu của mình bằng một tinh thần phê phán thì lý luận thể loại cổ điển tỏ ra lúng túng.
Bakhtin xuất hiện, ông đã nâng lí thuyết thể loại lên một vị trí quan trọng chưa từng thấy, giải quyết vấn đề thể loại bằng một nhãn quan sâu sắc, dưới ánh sáng của một tư duy triết học mới mẻ. Trong bài tiểu luận này, người viết đi sâu nghiên cứu quan điểm thể loại của Bakhtin và sử dụng lý thuyết đó soi sáng bản chất thể loại của một tác phẩm đến nay vẫn gây nhiều tranh cãi – “Phẩm tiết” (Nguyễn Huy Thiệp).
PHẦN NỘI DUNG
- LÝ LUẬN THỂ LOẠI CỦA BAKHTIN
Bakhtin được xem là người mở ra hệ hình tư duy của thế kỉ XXI: hệ hình tư duy đặt vấn đề.
Toàn bộ cố gắng của quá khứ (thế kỉ XIX về trước) là để xây dựng thuyết nhất nguyên về bản thể của thế giới, nhằm trả lời cho câu hỏi: cái gì là thế giới? Tức là xác lập một tư duy cụ thể, duy lý về thế giới. Nhưng bước sang thế kỉ XX, Châu Âu nhận ra, thế giới không vận hành theo cái có lý mà là cái phi lý. Chủ nghĩa duy lí sụp đổ. Nhận thức được sự sụp đổ của các đại tự sự đó, Bakhtin xác lập một hệ thống triết học khác: triết học nhân bản liên chủ thể.
Triết học Bakhtin giải quyết tất cả các bình diện khác nhau của đời sống con người. Đời sống con người, theo ông bao gồm ba bình diện quan hệ:
- Tôi và anh: đây là quan hệ tư tưởng, quan hệ trong đầu. Con người đối thoại để bớt cô đơn.
- Tôi và chúng ta (trong đó có tôi): Con người trốn vào thế giới để tham gia lễ hội hóa trang. Cái tôi ẩn mình vào Lý thuyết thể loại của Bakhtin được xây đám đông, bình đẳng, dân chủ nhưng nếu không cẩn thận, cái ta sẽ đàn áp cái tôi.
- Tôi và nó (vắng mặt): Quan hệ này là bình diện sáng tạo ngôn từ đầy cô đơn của con người, là hành vi nhận thức thế giới đầy băn khoăn: “Chúng nó là ai?”
Quan niệm thể loại
Theo Bakhtin, tất cả các hệ thống lý thuyết thể loại đều có nền móng rất vững chắc từ Aristotle. Nhưng bước sang thế kỉ mới, với sự lên ngôi bá quyền của tiểu thuyết, hệ thống lý luận văn học đã có tỏ ra bất lực. Hệ thống lý thuyết thể loại đứng trước sự tất yếu phải xây dựng lại tận gốc. Và Bakhtin đã thực hiện triệt để điều đó.
Trên cơ sở nền tảng là triết học liên chủ thể, Bakhtin đi tìm bản chất của lời nói chứ không phải chỉ tìm bản chất nghệ thuật của tác phẩm văn học. Ông là người đầu tiên đặt thể loại văn học cùng một dãy với thể loại lời nói để xem xét. Theo Bakhtin, bất cứ hoạt động lời nói nào cũng có thể của lời nói. Ông chia ra làm hai thể phát ngôn: độc thoại và đối thoại.
Độc thoại có 3 đặc điểm chính: là một nguyên tắc thế giới quan, là một kiểu phát ngôn mà các đối tượng tham gia phát ngôn không tách ra thành quan hệ liên chủ thể được. Độc thoại có tham vọng vắt kiệt nghĩa trong một lần phát ngôn; lời độc thoại bao giờ cũng cho nó là lời nói duy nhất có quyền tồn tại, nó độc chiếm chân lý, lời của nó là lời tiên tri, phán truyền; tiếng nói độc thoại ghét tiếng nói tự phê phán, tiếng nói khác, tiếng nói lạ.
Đối thoại: là một nguyên tắc thế giới quan liên chủ thể. Có sự tách ra thành nhiều đối tượng tham thoại, không có khoảng cách giá trị, không có khoảng cách thời gian. Trong đối thoại, chủ đề thoại có thể được chuyển đổi mau lẹ, giống như một dòng chảy, một dòng ý thức lỏng. Kết cấu cú pháp của đối thoại là phi mạch lạc.
Trên nguyên tắc nhìn nhận đó, khi nghiên cứu văn học, Bakhtin chủ trương xem xét thể chứ không xem xét loại. Tương ứng với hai kiểu phát ngôn lời nói, Bakhtin chia văn học làm 2 thể cơ bản: tương ứng với độc thoại là sử thi, tương ứng với đối thoại là tiểu thuyết.
Trong triết học nhân bản của Bakhtin, đối thoại là phạm trù nền: “Đối thoại là bản chất của ý thức, bản chất của cuộc sống con người(…) Sống tức là tham gia đối thoại…” (Mỹ học sáng tạo ngôn từ - Bakhtin). Vì vậy, trong văn học, ông cũng đặt tiểu thuyết ở vị trí trung tâm. Sử thi như một thể loại được sử dụng để đối sánh nhằm làm nổi bật sự khác biệt cũng như tính chất mới mẻ, ưu việt của tiểu thuyết.
1.3. Lý luận tiểu thuyết
1.3.1. Tiểu thuyết là thể loại duy nhất còn trẻ
Các thể loại phi tiểu thuyết mà sử thi là đại biểu, là những thể loại đã hoàn tất, thậm chí già nua. Những vấn đề “nòng cốt thể loại”, “những thành tố cơ bản của chúng” đã định hình, hoàn bị, thậm chí trở thành quy phạm. Nhưng tiểu thuyết tự tạo cho mình một chỗ đứng riêng đầy mới mẻ. “Tiểu thuyết là thể loại văn chương duy nhất đang biến chuyển và còn chưa định hình”. Nó là thể loại văn chương duy nhất mà bộ xương thể loại không đông kết được. Vì vậy, không thể xây dựng một định nghĩa quy phạm về tiểu thuyết đang tác động trong văn học như một hệ thống các dấu hiệu thể loại cố định. Chỉ có thể xác định được hạt nhân cấu trúc của nó – những đặc điểm quy định cả phương hướng biến đổi của chính bản thân nó lẫn phương hướng ảnh hưởng và tác động của nó đến toàn bộ nền văn học.
1.3.2. Hạt nhân cấu trúc của tiểu thuyết
1.3.2.1. Phong cách lời
Tính ba chiều có ý nghĩa phong cách học tiểu thuyết, gắn liền với ý thức đa ngữ được thể hiện trong tiểu thuyết. Tiểu thuyết được xây dựng trên nguyên tắc đối thoại, vì vậy nó mang tính chất đa thanh, nhiều giọng. Các giọng nói có thể phản biện, tranh cãi, phủ định nhau tạo nên tính “có vấn đề” trong tác phẩm tiểu thuyết. Đối lập hoàn toàn với tiếng nói độc thoại trong sử thi. Lời trong sử thi là lời kể về chuyện ngày xưa, về quá khứ đã hoàn tất, nên nó là lời phán truyền trang trọng khẳng định tính tuyệt đối đúng và cái nhìn đơn nhất. Tiểu thuyết từ chối thứ ngôn ngữ điếc đặc và khép kín đó để bước vào một thế giới đa ngữ tích cực. Trong thế giới văn hóa mới mẻ đó, các ngôn ngữ chuyển động và gia nhập tiến trình tác động lẫn nhau và soi sáng cho nhau một cách tích cực. Trong điều kiện các ngôn ngữ soi sáng cho nhau ấy, chúng thiết lập những mối quan hệ hoàn toàn mới. Vì vậy, mỗi ngôn ngữ dường như ra đời lần thứ hai, trở nên khác trước về chất đối với cái ý thức sáng tạo sử dụng ngôn ngữ ấy. Đây là điều không thể có trong thứ ngôn ngữ khép kín của sử thi.
1.3.2.2. Tọa độ không gian và thời gian kiến tạo hình tượng
Sử thi đặt thế giới hình tượng ở thời “quá khứ tuyệt đối”, nghĩa là quá khứ đã hoàn kết, xong xuôi. Quá khứ tuyệt đối còn là hiện tại đã được quá khứ hóa, tức là đẩy cái hiện tại về quá khứ, làm cho nó can dự tới quá khứ, gián cách nó với hiện tại bằng một “khoảng cách sử thi tuyệt đối”, tạo nên một cấp giá trị - thời gian hoàn toàn khác khiến thế giới của anh hùng được miêu tả và thế giới của ca sĩ, thính giả bị cách ly, không thể với tới. Đó là một đặc điểm cấu thành hình thái của sử thi như một thể loại. Ngược lại, kéo cái thế giới anh hùng của lịch sử về trên cùng một cấp giá trị - thời gian với bản thân mình và những người cùng thời với mình (cả trên kinh nghiệm cá nhân và hư cấu cá nhân) tức là làm một cuộc đảo lộn cơ bản, bước từ thế giới sử thi sang thế giới của tiểu thuyết.
Quá khứ tuyệt đối không phải là thời gian theo nghĩa hữu hạn và chính xác mà là một thứ phạm trù thời gian – giá trị có tính chất tôn ti.
1.3.2.3. Khu vực tiếp giáp giữa hình tượng nghệ thuật và cái dương đại đang tiếp diễn
Hình tượng nghệ thuật trong sử thi được xây dựng theo nguyên tắc “cự ly hóa” trong một thế giới khép kín hoàn chỉnh. Hình tượng nghệ thuật trở nên xa cách, không có bất cứ khả năng tiếp xúc nào với cái hiện tại vốn dang dở, chưa hoàn thành. Nó được đặt ở một vị trí cao cả, chỉ có thể nghiêm túc ngưỡng vọng chứ không thể chạm tay vào.
Tiểu thuyết ngược lại, nó kéo hình tượng về khu vực “tiếp xúc thô bạo và xuồng xã tối đa. Về cơ bản, đó là hành động hạ bệ, tức là kéo đối tượng từ xa lại gần, phá bỏ khoảng cách sử thi, và nói chung công kích, xóa bỏ mọi sự xa cách”. Đối tượng được tiếp cận tối đa, được nhìn ngó từ khắp phía, ngay cả phía cần giấu giếm nhất. Một cuộc giải phẫu khôi hài diễn ra trước mắt. Cái thế giới xa cách, uy nghiêm của sử thi, đến tiểu thuyết bị kéo về trong một khu vực tiếp xúc tối đa. Khoảng cách giữa một bên là tác giả, độc giả, với một bên là cái thế giới được miêu tả được rút ngắn lại, thân mật hóa đến mức suồng sã. Họ được xếp đặt trên cùng một bình diện thời gian - giá trị, cùng ở một cấp bậc, làm cho họ trở thành những người sống cùng thời với nhau, giao du với nhau, tranh biện với nhau, thậm chí là giễu nhại nhau… Thế giới của sử thi là là thế giới hoàn toàn khép kín của quá khứ. Tiểu thuyết tiếp xúc với môi trường cái hiện tại chưa hoàn thành, chính đặc điểm này không cho phép thể loại ấy bị đông cứng lại. Người viết tiểu thuyết thiên về tất cả những gì còn chưa xong xuôi, cần tiếp tục lý giải, thậm chí tự phủ định…
Tiểu thuyết là thể loại duy nhất không mang tính quy phạm. Nó là hiện thân của tính uyển chuyển, mãi mãi tìm tòi, mãi mãi tự khảo sát bản thân mình và xét lại những dạng thức đã định hình. Tiểu thuyết không thể sống chung với các thể loại đã hoàn bị khác mà tự tách ra khẳng định ngôi vị thống soái, giễu nhại các thể loại khác và tiểu thuyết hóa chúng, giải phóng chúng khỏi tất cả những gì ước lệ, khô cứng, khiên cưỡng và thiếu sức sống đang kìm hãm sự phát triển của bản thân chúng, khỏi tất cả những gì biến chúng thành một sự cách điệu, mô phỏng những loại hình đã chết rồi. Quan trọng nhất, tiểu thuyết đưa vào trong những thể loại ấy “tính vấn đề”, tính dở dang đặc thù về hàm nghĩa và sự tiếp xúc sống động với thời hiện tại chưa hoàn tất và đương chuyển biến.
2. Bản chất thể loại của Phẩm tiết
Phẩm tiết cùng với Kiếm sắc và Vàng lửa tạo nên trùm ba truyện lịch sử vang danh của Nguyễn Huy Thiệp. Xung quanh ba tác phẩm này, giới nghiên cứu không ngớt lời khen chê. Người phê phán Thiệp xuyên tạc lich sử. Người ngợi ca Thiệp có những cách tân táo bạo về kĩ thuật viết văn. Vậy đây là tác phẩm văn hay sử? Trong bài tiểu luận này, người viết lựa chọn Phẩm tiết để đi sâu tiếp cận dưới sự soi sáng của lý thuyết thể loại của Bakhtin. Từ đó mà có sự nhìn nhận chính xác hơn về vấn đề thể loại văn học và có cái nhìn chân xác về các hiện tượng văn học dưới góc nhìn lý luận.
Phẩm tiết của Nguyễn Huy Thiệp viết về vấn đề lịch sử, nhân vật lịch sử. Nhưng không vì thế mà ta khẳng định đó là một tác phẩm sử thi. Mà soi vào lý thuyết thể loại của Bakhtin, ta có thể thấy đó là tác phẩm đậm chất tiểu thuyết. Nó minh chứng đầy đủ và thuyết phục cho tất cả những luận điểm của Bakhtin về đặc trưng của tiểu thuyết.
- Phong cách lời
- Tọa độ không gian và thời gian kiến tạo hình tượng
3.3. Khu vực tiếp giáp giữa hình tượng nghệ thuật và cái khu vực đương đại đang tiếp diễn
Việc đảo lộn trật tự tôn ti đã khiến thế giới hình tượng Nguyễn Huy Thiệp bước từ thế giới quá khứ xa xôi và khép kín trở về tiếp xúc gần gũi với thời đương đại. Những độ vênh lệch giữa lịch sử và hư cấu tạo nên một sự tranh cãi gay gắt cho độc giả. Độc giả không còn có thể đọc tác phẩm một cách thoải mái và lười biếng vì mọi vấn đề nhà văn đưa ra đã hoàn kết nữa. Kĩ thuật ngụy tạo lịch sử, hư cấu, tầm thường hóa vĩ nhân của Nguyễn Huy Thiệp đã khiến không ít độc giả phải giận dữ và cãi lại. Như vậy, Nguyễn Huy Thiệp đã thành công trong việc viết một tiểu thuyết đa thanh trong đó ông cố tình đập vỡ một tư tưởng trung tâm đã định hình và phong kín như một quy phạm về giá trị. Cái mà ông muốn tạo nên là một không gian còn bỏ ngỏ, không gian dồn nén vào đó nhiều chiều kích của vấn đề chưa có lời giải đáp cuối cùng để buộc người đọc phải trực tiếp tham gia vào thế giới đó và thẩm định nó trên khả năng lựa chọn, sắp xếp các cứ liệu có sẵn phù hợp với tầm đón đợi của mình. Thế giới trong truyện lịch sử Nguyễn Huy Thiệp không còn là thế giới quá khứ đã xong xuôi, đã được định giá, bị phong kín nữa, mà là một thế giới mở ngỏ để tất cả độc giả có thể tham gia bình phẩm và viết tiếp. Đó thực sự là thế giới của tiểu thuyết đa thanh.
(Sưu tầm)