Anh chị quan niệm như thế nào về một đoạn văn hay trong một thiên truyện ngắn?
[FONT=&]Theo quan niệm đó, hãy phân tích cái hay của đoạn văn dưới đây– đoạn văn mà nhiều người cho là hay nhất, cảm động nhất trong truyện ngắn Những đứa con trong gia đình của nhà văn Nguyễn Thi.[/FONT]
[FONT=&]Theo quan niệm đó, hãy phân tích cái hay của đoạn văn dưới đây– đoạn văn mà nhiều người cho là hay nhất, cảm động nhất trong truyện ngắn Những đứa con trong gia đình của nhà văn Nguyễn Thi.[/FONT]
[FONT=&]Bài làm:[/FONT]
[FONT=&]Thế nào là một đoạn văn hay?
[/FONT]
[FONT=&]Câu hỏi này có lẽ không còn mới. Từ khi biết đọc, biết yêu và cảm nhận văn học, con người đã bao lần tự cho mình quyền thẩm định văn chương- bằng niềm say mê và chủ quan rất khác biệt.[/FONT]
[FONT=&]Vậy mà đến giờ, người ta vẫn băn khoăn đi tìm một định nghĩa xác thực, một nguyên lý để đánh giá văn chương. Công việc ấy có lẽ còn tiếp nối qua nhiều thế hệ, bởi văn chương mãi mãi là văn chương, thứ nghệ thuật kỳ diệu và biến ảo.[/FONT]
[FONT=&]Có một nhà văn Pháp cho rằng: “ Một tiểu thuyết hay trước hết phải làm cho người ta rung động”.[/FONT]
[FONT=&]Nhận định ấy đã được Thạch Lam tiếp nhận, thậm chí dùng làm hướng đi cho nhiều truyện ngắn của ông. Đúng vậy nhiều khi văn chương tác động đến người đọc qua sợi dây tình cảm mong manh. Giữa bộn bề câu chữ, choáng ngợp sự kiện, ta bỗng bắt gặp một đoạn văn tươi mới, tràn đầy cảm xúc, được viết bằng trái tim tha thiết của tác giả…truyện ngắn chợt đẹp lên biết bao, có hồn biết bao.[/FONT]
[FONT=&]Có những đoạn văn đọc lên ngân nga như một khúc nhạc, một bài thơ. Thứ văn chương ấy đánh mạnh vào cảm xúc, vào tâm hồn người đọc và để lại một ấn tượng khó phai. Cũng có những thứ văn được trau chuốt, gọt tỉa một cách công phu cầu kỳ, song nếu câu chữ không được thổi vào một thứ tình yêu, một niềm đam mê nghệ sĩ, thì chưa chắc đã sống được trong lòng người.[/FONT]
[FONT=&]Nhưng cũng có những đoạn văn tưởng chừng thô ráp, vụng về mà vẫn hay vẫn đẹp. Đó là thứ văn bắt nguồn từ hiện thực cuộc sống, nó đẹp một cáchsinh động tươi trẻ. Sâu hơn nữa, nó ẩn chứa tấm lòng người viết với cuộc đời,với con người…[/FONT]
[FONT=&]Lại có những đoạn văn không bộc lộ cảm xúc, chỉ toàn những triếtlý nhận định…song lại rất đáng trân trọng. Đó là văn của lý trí, của trí não,thứ văn chương giàu suy tưởng. Và dĩ nhiên, nó cụng không sống được nếu không có cái tài và cái tâm của người viết…[/FONT]
[FONT=&]Một đoạn văn hay không còn phụ thuộc vào tâm lý, trình độ, cảm xúc người đọc. Có nhiều người chỉ cảm nhận cái hay từ những đoạn văn trữ tình nhẹ nhàng của Anđersen, Pautopski, Thạch Lam…Nhiều người lại mê chất dữ dội,bạo liệt trong truyện ngắn châu Mỹ La tinh, trong Kafka, hay kiểu tài hoa nghệ sĩ như Nguyễn Tuân.[/FONT]
[FONT=&]Tuy nhiên, văn chương còn phải qua sự thẩm định hà khắc của thời gian. Những áng văn bất hủ thì còn mãi tỏa sáng ngàn đời.[/FONT]
[FONT=&]Nằm trong tổng thể của một thiên truyện ngắn, đoạn văn hay còn phải góp phần đề cao, tô điểm, làm nổi bật chủ đề. Đoạn văn hay nhiều lúc là tâm điểm của truyện ngắn, ý tưởng mà nó chuyển tải xuyên suốt, thống lĩnh cảtác phẩm. Đôi khi đoạn văn hay chỉ là đoạn trữ tình ngoại đề, tả cảnh hay mở,kết…nhưng vẫn phải gắn liền với truyện ngắn, có liên quan chặt chẽ đến tổng thể.[/FONT]
[FONT=&]Nói cho cùng, đoạn văn chỉ là tập hợp của từ và ngữ. Cấu thành nên một đoạn văn hay – dở là chất dính kết từ trái tim, tâm hồn và trí não của tác giả. Cũng là cacbon thôi,sắp xếp của mạch có thể biến nó thành kim cương nhưng cũng có thể là than đen sì sì, là bùn…Không có tình yêu của người nghệ sĩ, không thể có những đoạn văn hay. Một đoạn văn hay phải đạt đến độ chín của ngôn từ, nghệ thuật, phải lung linh, cháy sáng cảm xúc tư tưởng của tác giả. Văn gần với cuộc đời, với hiệnthực cuộc sống. Đoạn văn hay – là sự kết hợp tài hoa giữa cuộc sống – tâm hồn người viết và sự nhạy cảm của người đọc. Nó tạo đà cho truyện thăng hoa…[/FONT]
[FONT=&]Theo quan niệm trên, đoạn văn hay trong Những đứa con trong gia đình là một đoạn văn rất đắc, đầy xúc động.[/FONT]
[FONT=&]“ Chị Chiến ra đứng giữa sân, kéo cái khăn trên cổ xuống, cũng xắn tay áo để lộ hai bắp tay tròn vo sạm đỏ màu cháy nắng, rồi dang cả thân người to và chắc nịch của mình nhấc bổng một đầu bàn thờ má lên. Việc ghé vào một đầu. Nào, đưa má sang ở tạm bên nhà chú, chúng con đi đánh giặc trả thù cho ba má, đến chừng nước nhà độc lập chúng con lại đưa má về. Việt khiêng trước.Chị Chiến khiêng lich bịch phía sau. Nghe tiếng chân chị. Việt thấy thương chị lạ. Lần đầu tiên Việt mới thấy lòng mình rõ như thế. Còn mối thù thằng Mỹ thì có thể rờ thấy được, vì nó đang đè nặng trên vai.[/FONT]
[FONT=&]Hai chị em khiêng má băng qua tắt qua dãy đất cày trước cửa, men theo chân vườn thoảng mùi hoa cam, con đường hồi trước má vẫn đi để lội hết đồng này sang đồng khác.[/FONT]
[FONT=&]Đọc đoạn văn, nghe không gian bông thơm ngát mùi hoa cam,thứ hương đồng quê ấy tưởng chỉ thoảng qua mà đọng lại, thơm mãi trong lòng. Phải chăng đó còn hương thơm của tấm lòng người mẹ để lại, ủ lại trong vườn đất quê nhà. Ngập trong hương thơm là những đứa con đầy yêu thương và cũng biết căm thù. Thứ hương “ tâm linh” ấy như dẫn dắt, chỉ đường cho những bước đi vững chãi trên lối quen thuộc của má, và sẽ theo mãi bước đường hành quân của Chiến– Việt. Chỉ một chút tinh tế, nhưng đoạn văn bông đẹp hơn rất nhiều, hiện thực được tắm trong cảm xúc bâng khâng, dìu dịu…
[/FONT]
[FONT=&]Chiến hiện ra đúng như một con người của ruộng đồng, của đất đai Nam Bộ. Chiến giống má, đẹp vẻ đẹp rắn rỏi chắc nịch. Mọi hành động của người con gái này đều dứt khoát, ẩn chứa sức mạnh dẻo dai của người phụ nữ Việt Nam.Nếu như nhiều người thường ca ngợi vẻ đẹp nữ tính ở những nét mềm mại, uyển chuyển,dịu dàng, thì Nguyễn Thi thường viết về những cô gái, bà mẹ giản dị, mộc mạc đến thô tháp nhưng mang sẵn trong mình phần “ thiên tính nữ” rất đặc trưng.Chiến có “ hai bắp tay tròn vo sạm đỏ màu cháy nắng”, “ thân người to và chắcnịch”, cô là hiện thân của má, của bao người phụ nữ lao động vất vả, đảm đang ,dẻo dai. Những động tác xem chừng mạnh bạo, quyết liệt ấy lại nhằm mục đích rất cảm động, chuyển bàn thờ cho má. Mới đêm trước, Chiến còn băn khoăn, lo nghĩ về việc chăm sóc, thờ cúng cho má biết để ai lo, vậy mà khi đã quyết định, cô lại làm thật nhanh chóng, lẹ làng. Bao yêu thương trong mỗi hành động của Chiến ! Ở đây, tình cảm không chỉ còn gói gọn trong chữ hiếu, mà nó là tình yêu máu thịt,sự gắn bó tha thiết.[/FONT]
[FONT=&]Chính việc làm thiêng liêng ấy đã tác động vào tâm hồn trẻ của Việt. Từ chỗ vô lo, muốn sao cũng được, Việt chợt “ thất thương chị lạ”. Hìnhnhư trong tiếng chân lịch bịch của chị, cậu nghe được cả một tình yêu, sự che chở âu yếm. Phải chăng khi sắp chia xa, người ta thấy thèm hơn bao giờ hết tình cảm gia đình, hay bởi “ Việt lần đầu mới thấy lòng mình như thế”. Những tình cảm đan cài, hòa trộn với nhau làm lòng Việt rối bời nhưng cũng khiến cậu thanh thản lạ. Có những mất mát, đau thương nhưng cũng có sự vĩnh hằng. Má mất đi,song má vẫn hiện hữu trong căn nhà, trong trái tim hai chị em, trong hình hài và suy nghĩ của Chiến – Việt. Câu văn bỗng chùng xuống như lời thủ thỉ tâm tình, như giọng khẽ khàng âu yếm. “ Nào đưa má sang ở tạm bên nhà chú, chúng con đi đánh giặc trả thù cho ba má, đến chừng nước nhà độc lập chúng con lại đưa má về. Dù phải chia xa, phải đi đánh giặc đối đầu với hiểm nguy, gian khổ,những đứa con vẫn bình tâm, thanh thản bởi có má chở che, bởi có tình yêu thương dẫn bước. Hành động tưởng chừng quyết liệt ấy ở một góc độ nào đó lạimang ý nghĩa tâm linh, một chiều sâu tâm thức. Má luôn ở bên các con, luôn sống mãi.[/FONT]
[FONT=&]Cũng bởi yêu thương, người ta biết căm thù. Còn gì hiện thực hơn khi lòng căm thù “ đang đè nặng hai vai”. Hai chị em khiêng bàn thờ má, đi tiếp con đường “ hồi trước má vẫn đi để lội hết đồng này qua bưng khác”. Dường như vẫn còn dáng bương bả của má thấp thoáng đâu đó trên những nẻo đường mà các con sắp qua.[/FONT]
[FONT=&]Đoạn văn rất ngắn, nhưng cô đọng lại nhiều thứ cảm xúc suy nghĩ. Những câu văn giản dị như lời nói, như được xới lên từ ruộng cày, đất đai, làng xóm. Nó như một thứ triết lý của cuộc đời, một cuộc đời được tái hiện sinh động, chân thực qua những hành động toát lên bản chất. Nhưng cũng nhờ thế nó mang tầm khái quát triết lý của cả một dân tộc bất khuất dũng cảm mà đầy lòng yêu thương. Đoạn văn như minh chứng cho tình cảm con người Viêt Nam, như đúc kết ý nghĩa cuộc chiến đấu của nhân dân ta. Đó là cuộc chiến tranh của nhiều thế hệ, giản dị mà kiên cường, căm thù mà yêu thương, quyết liệt mà thanh thản.Trong sự mất mát luôn có mầm của sự sống, niềm tin vào chiến thắng. Tình cảm ít được bộc lộ trực tiếp nhưng cứ tràn ra ngoài câu chữ, thấm thía vào lòng người đọc. Ta như hiểu thêm về cái ngọn nguồn sức mạnh dân tộc, đó là truyền thống gia đình.[/FONT]
[FONT=&]Và hương hoa cam cứ mãi thoảng bay. Thứ mùi thơm được gợi tả rất“ tiết kiệm” ấy lại quấn lấy bước chân hai người trẻ tuổi. Vào thời khắc riêng tư ấy, hoa cam dìu dịu bỗng trở nên vô cùng thiêng liêng, khắc sâu vào tâm trí rung cảm sâu xa…Nó gợi mở một liên tưởng trữ tình, đằm thắm về tình thương yêu,về cõi tâm linh sâu kín.[/FONT]
[FONT=&]Nếu chỉ xét trên phương diện nghệ thuật, đoạn văn có vẻ không có gì thật sâu sắc. Nhưng đây là đoạn văn rất Nguyễn Thi. Từ những sự việc tưởng chừng “ thỏn mỏn” nhất ông đã khơi dậy những tình cảm thiêng liêng, những chiều sâu tư tưởng. Đoạn văn cảm động bởi thứ tình cảm mộc mạc mà thẳm sâu. NguyễnThi lại rẩy vào trang viết hương thơm vừa đủ độ, làm câu chữ thêm óng ánh, chan chứa tình yêu thương, Nguyễn Thi không “ mổ xẻ” tâm lí nhân vật, ông để cho tình cảm Chiến – Việt hiện ra trôi theo ngoại cảnh, hành động, như là một sự phát triển tất yếu, rất hồn nhiên, mộc mạc. Những phẩm chất cao quý toát lên chính từ sự bình dị giản đơn ấy.[/FONT]
[FONT=&]Đọc Những đứa con trong gia đình, ta không thể không nhắc, không nhớ đến đoạn văn trên – điểm gút của chủ đề truyện ngắn này.[/FONT]
[FONT=&]
[/FONT]
[FONT=&]Đặng Thanh Vân ( Trường chuyên Amsterdam – Hà Nội ).[/FONT]
Sửa lần cuối bởi điều hành viên: