• HÃY CÙNG TẠO & THẢO LUẬN CÁC CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC [Vn Kiến Thức] - Định hướng VnKienthuc.com
    -
    Mọi kiến thức & Thông tin trên VnKienthuc chỉ mang tính chất tham khảo, Diễn đàn không chịu bất kỳ trách nhiệm liên quan
    - VnKienthuc tạm khóa đăng ký tài khoản tự động để hạn chế SEO bẩn, SPAM, quảng cáo. Chưa đăng ký, KHÁCH vẫn có thể đọc và bình luận.

Những triết lý về cuộc đời và nghĩa thời đại của bi kịch Trương Ba trong tác phẩm “Hồn Trương Ba, da

nang moi

New member
Đề bài: Những triết lý về cuộc đời và nghĩa thời đại của bi kịch Trương Ba trong tác phẩm “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” được hiểu như thế nào?

Bài làm

“Hồn Trương Ba, da hàng thịt” là vở kịch được Lưu Quang Vũ hiện đại hóa dựa trên một cốt truyện dân gian nhấn mạnh vào sự phản kháng của linh hồn nhân hậu, thanh cao chống lại sự lấn át và chế ngự của thể xác thô lỗ, phàm tục.

Vở kịch đặt ra những vấn đề sâu sắc, có ý nghĩa triết lý về cuộc đời. Thứ nhất cuộc sống chỉ có ý nghĩa khi mình được sống thật nhất với giá trị của mình mà không phải chắp vá, sống gửi, sống nhờ. Không được sống với đúng mình thì đó là cuộc sống đầy đau khổ và bi kịch. Thứ hai, con người là tổng thể thống nhất, hài hòa giữa thể xác và tâm hồn. Không thể có một tâm hồn thanh cao trong một thể xác phàm tục, tội lỗi và ngược lại. Khi con người bị vướng vào những hành động bẩn thỉu thì không thể đổi lỗi cho thân xác để tự an ủi rằng mình vẫn còn một tâm hồn thanh cao, siêu phàm. Thứ ba, tồn tại trong chúng ta là cả phần Con lẫn phần Người. Không nên để phần bản năng lấn át, làm tha hóa phẩm chất văn minh trong mỗi con người. Mỗi chúng ta nên dũng cảm nhìn nhận những cái xấu trong chính bản thân mình để trở nên cầu toàn hơn. Cuộc đối thoại giữa hồn và xác trong đoạn trích chính là một sự tự mổ xẻ bản thân để nhận ra những thói hư, tật xấu tồn tại trong mình.

Vở kịch được công diễn trong thời điểm nhạy cảm (1984), xã hội chuyển biến mạnh mẽ nhưng cũng đầy phức tạp. Con người Việt Nam trong chiến tranh đã quen sống cho cộng đồng, bây giờ chuyển sang thời kỳ mới, thời kỳ sống cho cái “tôi” , cho một phần riêng tư. Khi cuộc chiến lùi xa, người ta mới nghĩ đến chuyện phải phấn đấu cho đời sống của mỗi người đạt đến sự hoàn thiện cả về vật chất lẫn tinh thần. Và trong cái bộn bề phức tạp ấy, vở kịch đã mạnh mẽ đặt ra những vấn đề có ý nghĩa thời đại sâu sắc thông qua những triết lý về cuộc đời, về lẽ sống, cái chết. Mặc dầu đã xuất hiện hơn hai mươi năm nhưng bi kịch của Trương Ba và những người thân của ông không hề xa lạ với cuộc sống của chúng ta ngày nay. Vở kịch còn như rất mới mẻ khi những vấn đề muôn thuở của cuộc sống vẫn nhức nhối trong từng lời thoại. Lưu Quang Vũ cho rằng cuộc sống của con người không thể tùy tiện đi ngược lại quy luật tự nhiên, quy luật xã hội. Nếu cứ cố gắng chống, cưỡng lại và xếp đặt lại nó thì sẽ tạo nên bi kịch cho cuộc đời, giống như cuộc sống không đáng có của Trương Ba. Ông còn dám nói thẳng vào những điều bất công, vô lý đầy rẫy xung quanh chúng ta. Sự sai lầm của quan trên khiến cho dân tình tan nát, đảo ddien, đầy nước mắt. Đế Thích làm cho Trương Ba sống lại chỉ vì để thỏa mãn thú chơi cờ của cá nhân ông ta; quan niệm trên muốn cho ai sống thì được sống, tắc trách, vô cảm với cuộc sống của kẻ dưới, gây nên bao cái chết oan khốc tên bừa nên cu Tị phải chết oan, quan thiên đình này nhầm lẫn nên làm cho Trương Ba chết). Cuộc sống còn có nhiều cái xấu, nhiều người xấu: lý trưởng, trương tuần khốn khiếp sẵn sàng thu lợi lộc ngay trên cái chết của con người, đứa con hết lòng yêu thương lại tiêm nhiễm nhiều thói tật… Lưu Quang Vũ lôi ra ánh sáng những kẻ ru mình trong tâm hồn thanh cao trọng sạch, đổ mọi tội lỗi cho ham muốn phàm tục. Đó chính là những kẻ sống giả, không dám sống thật với bản thân, nguy cơ đẩy con người đến chỗ bị tha hóa mà không biết. Ngoài ra, ông còn hướng tới phê phán thói xấu chạy theo những ham muốn tầm thường khiến con người mất chất, trở nên phàm tục, thô thiển (Trương Ba khi sống lại đã thông thạo việc giết heo, mổ lợn, buôn bán gian dối, khinh bỉ bà con hàng xóm, kết thân với giới chức sắc, chơi cờ bằng những nước đi tầm thường, tiểu nhân…).

Đoạn trích là những xung đột bên trong con người qua cuộc đối thoại có tính giả trưởng giữa linh hồn và xác thịt nhằm hướng tới một vấn đề mang chiều sâu triết học: những bi kịch nảy sinh từ sự tồn tại đầy nghịch lý, trái tự nhiên khiến cái dung tục có cơ hội ngự trị, lấn át và đồng hóa những gì vốn thanh cao, tốt đẹp. Từ đó, đề xuất và cổ vũ cho cuộc đấu tranh bảo vệ những phẩm tính cao quý của con người nhằm hướng tới khát vọng sống trong sạch, hài hòa giữa thể xác – tâm hồn, vật chất – tinh thần và hoàn thiện nhân cách.
 
CHAT
  1. No shouts have been posted yet.

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top