Những tiến bộ và hạn chế của nền dân chủ trong Đại cách mạng Pháp với nền dân chủ cổ đại.

Trang Dimple

New member
Xu
38
Những tiến bộ và hạn chế của nền dân chủ trong Đại cách mạng Pháp với nền dân chủ cổ đại.


Cách mạng Pháp là một điển hình cao đẹp về thắng lợi của tư tưởng cách mạng, lí luận cách mạng. Thế kỉ ánh sáng đã cho ra đời những nhà tư tưởng lớn như Mông texkiơ, Điđơrô, Vôn te, Rút xô... mà nhân loại mãi mãi biết ơn. Các ông không những để lại cho nhân loại những tư tưởng, những triết lí, những cơ chế pháp luật, những tư tưởng đẹp hơn và phát triển nhanh chóng gấp nhiều lần so với chế độ phong kiến, mà còn để lại những áng thơ văn kiệt xuất, mang tính nhân đạo sâu sắc.


Nhờ tính tích cực, chủ động, sáng tạo của quần chúng, của đẳng cấp thứ ba (lúc đó chiếm tới 99% dân số) đã có những sáng tạo vĩ đại. Cuộc cách mạng này không chỉ sáng tạo ra những hình thức đấu tranh mới, mà còn sáng tạo ra những tổ chức cách mạng mới vô cùng phong phú, từ việc phát động quần chúng tổ chức quân đội, phá ngục Baxti...đến việc tổ chức ra Hội nghị lập hiến. Cách mạng đã giải quyết được những vấn đề hết sức tiến bộ, từ thấp đến cao: từ chế độ quân chủ chuyên chế đến chế độ quân chủ lập hiến, tiếp theo là nền cộng hoà rồi nền chuyên chính Gia cô banh. Từ xây dựng cơ chế tam quyền phân lập đến ban hành pháp lệnh về ruộng đất, qui định mối quan hệ giữa nhà nước và giáo hội... và cao nhất là cho ra đời bản Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền nổi tiếng.


Cách mạng Pháp cũng đã có cống hiến lớn cho việc hình thành một quốc gia dân téc thống nhất, một thị trường dân téc thống nhất tư bản chủ nghĩa. Nã xoá bỏ quí téc thế tập và sự ngăn cách phong kiến đối với lãnh thổ và giao lưu kinh tế văn hoá. Nó cải tổ cơ chế hành chính quan liêu. Với đạo luật ngày 15- 1- 1790 đã chia cả nước Pháp thành 83 tỉnh, có diện tích bằng nhau, có cơ cấu tổ chức thống nhất...)


Cách mạng Pháp đã thể hiện tính nhân văn sâu sắc, nhất là quyền con người. Có thể nói bất cứ cuộc cách mạng nào đã là cách mạng thì cũng do con người và vì con người, nhưng ở đại cách mạng Pháp, cái độc đáo là nó cho ra đời vào thế kỉ ánh sáng, thể hiện trong triết học ánh sáng, nó xoay quanh vấn đề quyền con người. Bởi vì, sau những đêm dài trung cổ con người đã bị chà đạp một cách thô bạo. Sù tàn nhẫn đó trước hết là trên lĩnh vực kinh tế, rồi đến các lĩnh vực tư tưởng, văn hoá, xã hội. Chủ nghĩa nhân văn trong đại cách mạng Pháp được chuẩn bị trong đổi mới tư tưởng, trong thơ ca, kịch, nhạc hoạ...ngay từ thế kỉ XVII. Đến thế kỉ ánh sáng, thế kỉ XVIII nó đã chín muồi và thấm vào cuộc sống con ngườiđể trở thành động lực mạnh mẽ, đủ sức lật nhào mọi thể chế tập tục cổ hủ lạc hậu có từ ngàn xưa. Một khi quyền con người được đảm bảo thì mọi mặt của xã hội, nhất là sức sản xuất xã hội sẽ được phát triển. Cho nên cái vĩ đại nhất của cách mạng Pháp là đã cho ra đời được bản Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền nổi tiếng cho đến nay cả nhân loại tiến bộ vẫn còn phải phấn đấu để thực hiện.


Trong quan hệ quốc tế, cách mạng Pháp đã tạo dựng nên một nền ngoại giao hoà bình mang cả tính cách mạng lẫn tính nhân đạo sâu sắc. Khẩu hiệu “chiến tranh với các lâu đài, hoà bình với các lều tranh” thể hiện tư tưởng nhân văn cao cả. Trong điều kiện bấy giê, khi mà cuộc đấu tranh giữa lực lượng cách mạng tư sản mới lớn lên với thế lực phong kiến phản động già cỗi, bảo thủ của châu Âu thì chỉ có một nền hoà bình như thế mới là đúng đắn chứ không thể là hoà bình bằng bất cứ giá nào. Không như vậy thì không bảo vệ được quyền sống của con người và quyền được hưởng tự do, hạnh phóc của đại chúng.


Mặc dầu có rất nhiều đóng góp cho nhân loại nhưng nền dân chủ Pháp cũng không tránh khỏi những hạn chế. Đó là việc coi nhẹ quyền lợi của giai cấp công nhân. Điều đó không có gì là lạ bởi với sự thừa nhận quyền tư hữu là bất khả xâm phạm và thừa nhận sự bất bình đẳng về tài sản, cổ vũ cho sự làm giàu của giai cấp tư sản thì không thể nào lại đồng thời bảo vệ quyền lợi của giai cấp công nhân được. Năm 1791, cách mạng đã cho ra đời bộ luật Sapơliê nhằm cấm công nhân không được bãi công, cấm lập các tổ chức bảo vệ quyền lợi công nhân như hội ái hữu hay các hội khác... đây chính là điểm hạn chế lớn trong nền dân chủ Pháp.


Ngoài ra, trong tiến trình cách mạng, lúc đầu cách mạng có thái độ triệt để chưa từng có với giáo hội. Cô thể, đã ra sắc lệnh tách giáo hội Pháp ra khỏi ảnh hưởng của giáo hoàng Rôma, đặt giáo hội lệ thuộc vào nhà nước. Cha xứ do giáo dân tuyển cử và nhà nước bổ nhiệm, trả lương. Tài sản của giáo hội bị tịch thu đưa vào tài sản quốc gia. Phát mại tài sản của tăng lữ, dẫu nó đã bị phân tán...Trước tình hình phong kiến và quí téc tăng lữ câu kết với nhau chặt chẽ để chống phá cách mạng nhất là thế lực phong kiến châu Âu và giáo hoàng Rô ma lúc đó rất lớn thì biện pháp kiên quyết triệt để là cần thiết. Nhưng rồi trong tiến trình cách mạng, giai cấp đại tư sản đã dần dần chiếm lấy đặc quyền và đến khi đại tư sản chấp chính, thì họ đã từng bước nhượng bộ và thoả hiệp với giáo hội.

NGUỒN : DIENDANKIENTHUC.NET*
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top