Trang Dimple
New member
- Xu
- 38
Ai Cập cổ đại là một nền văn minh cổ đại nằm ở Đông Bắc châu Phi, tập trung dọc theo hạ lưu của sông Nile thuộc khu vực ngày nay là đất nước Ai Cập. Đây là một trong sáu nền văn minh phát sinh một cách độc lập trên thế giới. Nền văn minh Ai Cập được thống nhất lại vào năm 3150 TCN (theo trình tự thời gian của bảng niên đại Ai Cập) với sự thống nhất chính trị của Thượng và Hạ Ai Cập dưới thời vị pharaon đầu tiên (Narmer, thường được gọi là Menes). Lịch sử của Ai Cập cổ đại đã trải qua một loạt các thời kỳ vương quốc ổn định, và các giai đoạn hỗn loạn giữa chúng được gọi là các giai đoạn chuyển tiếp: Cổ Vương quốc thời kỳ Sơ kỳ Đồ đồng, Trung Vương quốc tương ứng giai đoạn Trung kỳ Đồ Đồng và Tân Vương quốc ứng với Hậu kỳ Đồ đồng.
Ai Cập đạt đến đỉnh cao của quyền lực của nó vào giai đoạn Tân Vương quốc, trong thời kỳ Ramesside, vào thời điểm đó nó sánh ngang với đế quốc Hittite, đế quốc Assyria và đế chế Mitanni, trước khi bước vào giai đoạn dần suy yếu. Ai Cập đã bị xâm chiếm hoặc chinh phục bởi một loạt các cường quốc nước ngoài, chẳng hạn như người Canaan/Hyksos, Lybia, người Nubia, Assyria, Babylon, Ba Tư dưới triều đại Achaemenid, và người Macedonia trong thời kỳ chuyển tiếp thứ ba và cuối thời kỳ Ai Cập cổ đại. Sau khi Alexander Đại Đế qua đời, một trong những tướng lĩnh của ông, Ptolemy I Soter, đã tuyên bố ông là vị vua mới của Ai Cập. Triều đại Ptolemy gốc Hy Lạp này đã cai trị Ai Cập cho đến năm 30 TCN khi nó rơi vào tay đế quốc La Mã và trở thành một tỉnh La Mã.
Sự thành công của nền văn minh Ai Cập cổ đại một phần đến từ khả năng thích ứng của nó với các điều kiện của thung lũng sông Nile cho sản xuất nông nghiệp. Từ việc có thể dự đoán trước lũ lụt và việc điều tiết thủy lợi ở khu vực thung lũng màu mỡ đã tạo ra nhiều nông sản dư thừa, giúp nuôi dưỡng một lượng dân số đông hơn, tạo điều kiện phát triển xã hội và văn hóa. Với việc có nhiều nguồn lực dư thừa, nhà nước đã tập trung vào việc khai thác khoáng sản ở các thung lũng và các khu vực sa mạc xung quanh, cũng như việc sớm phát triển một hệ thống chữ viết độc lập, tổ chức xây dựng tập thể và các dự án nông nghiệp, thương mại với khu vực xung quanh, và xây dựng một đội quân nhằm mục đích đánh bại kẻ thù nước ngoài và khẳng định sự thống trị của Ai Cập. Thúc đẩy và tổ chức những hoạt động này là một bộ máy quan lại gồm các ký lục ưu tú, những nhà lãnh đạo tôn giáo, và các quan lại dưới sự kiểm soát của một pharaon, người đảm bảo sự hợp tác và đoàn kết của toàn thể người dân Ai Cập dưới một hệ thống tín điều tôn giáo tinh vi.
Những thành tựu của người Ai Cập cổ đại bao gồm khai thác đá, khảo sát và kỹ thuật xây dựng hỗ trợ cho việc xây dựng các công trình kim tự tháp, đền thờ, và cột tháp tưởng niệm; một hệ thống toán học, một hệ thống thực hành y học hiệu quả, hệ thống thủy lợi và kỹ thuật sản xuất nông nghiệp, những tàu thủy đầu tiên được biết đến trên thế giới, Ai Cập đã để lại một di sản lâu dài. Nghệ thuật và kiến trúc của nó đã được sao chép rộng rãi, và các cổ vật của nó còn được đưa tới khắp mọi nơi trên thế giới. Những tàn tích hùng vĩ của nó đã truyền cảm hứng cho trí tưởng tượng của du khách và nhà văn trong nhiều thế kỷ. Sự quan tâm mới hình thành dành cho những cổ vật và các cuộc khai quật trong thời kỳ cận đại ở châu Âu và Ai Cập dẫn đến việc khai sinh ra ngành Ai Cập học để nghiên cứu nền văn minh Ai Cập và một sự đánh giá đúng đắn hơn đối với di sản văn hóa của nó.
Trên cơ sở công cụ bằng đồng và nền kinh tế nông nghiệp, cư dân Ai Cập cổ đại từ rất sớm đã sáng tạo nên một nền văn minh tinh thần vô cùng rực rỡ, trong đó, những thành tựu chủ yếu là chữ viết, văn học, kiến trúc và các kiến thức khoa học tự nhiên.
1. Chữ viết
Từ khi xã hội có giai cấp bắt đầu hình thành, chữ viết ở Ai Cập đã ra đời. Chữ viết của Ai Cập cổ đại lúc đầu là chữ tượng hình, tức là muốn viết chữ để biểu thị một vật gì thì vẽ hình thù của vật ấy. Vì vậy, nhìn vào các bản viết chữ Ai Cập cổ đại, ta thấy các hình vẽ như người, các loại động vật (chim, gia súc, dã thú, côn trùng), cây cối, mặt trời, mặt trăng, sao, nước, núi non v.v...
Đối với các khái niệm trừu tượng hoặc phức tạp thì phải dùng phương pháp mượn ý. Ví dụ, muốn viết chữ khát thì vẽ hình con bò đứng bên cạnh chữ nước, chữ chính nghĩa thì vẽ lông đà điểu, vì lông đà điểu hầu như dài bằng nhau.
Tuy nhiên, hai phương pháp ấy chưa đủ để ghi mọi khái niệm, vì vậy dần dần xuất hiện những hình vẽ biểu thị âm tiết. Những hình vẽ biểu thị âm tiết này vốn là những chữ biểu thị một từ nhưng đồng âm với âm tiết mà người ta muốn sử dụng. Ví dụ, con mắt tiếng Ai Cập là ar, do đó hình con mắt còn biểu thị âm tiết ar.
Dần dần, những chữ chỉ âm tiết biến thành chữ cái, ví dụ, hòn núi nhỏ đọc là ca được dùng để biểu thị phụ âm k. Tổng số chữ tượng hình của Ai Cập cổ đại có khoảng 1000 chữ, trong đó số chữ cái có 24 chữ.
Vào thiên kỷ II TCN, người Híchxốt đã học tập chữ cái của người Ai Cập để ghi ngôn ngữ của mình. Về sau, loại chữ viết truyền sang Phênixi, trên cơ sở ấy, người Phênixi đã sáng tạo ra vần chữ cái đầu tiên trên thế giới.
Chữ viết cổ của Ai Cập thường được viết trên đá, gỗ, đồ gốm, vải gai, da... nhưng chất liệu dùng để viết phổ biến nhất là giấy papyrus. Vốn là ở hai bên bờ sông Nin có một loại cây là papyrus, người Ai Cập lấy thân loại cây này chẻ thành những tờ giấy, ép mỏng rồi phơi khô. Đó là loại giấy sớm nhất thế giới. Do vậy, về sau trong ngôn ngữ nhiều nước châu Âu, giấy được gọi là papier, paper... Để viết trên các loại giấy đó, người Ai Cập cổ dùng bút làm bằng thân cây sậy, còn mực thì làm bằng bồ hóng.
Loại chữ tượng hình này được dùng trong hơn 3000 năm, sau đó, không còn ai biết đọc loại chữ này nữa.
Vào thế kỷ V, một học giả Ai Cập tên là Ghêrapôlông đã nghiên cứu cách đọc loại chữ cổ này nhưng không thành công. 1000 năm sau, đến thế kỷ XVII mới có một số người đặt lại vấn đề đó nhưng vẫn chưa có kết quả.
Năm 1798, Bônapác (tức Napôlêông sau này) viễn chinh sang Ai Cập. Tại một địa điểm gần thành phố Rôdétta (Rosetta), trong khi đào chiến hào, binh lính Pháp đã phát hiện được một tấm bia, đặt tên là tấm bia Rôdétta. Trên tấm bia này khắc hai thứ chữ: phần trên khắc chữ Ai Cập cổ, phần dưới khắc chữ Hy Lạp. Ngay sau đó, các học giả tìm cách giải mã thứ chữ đó nhưng kết quả vẫn chưa hơn gì những lần trước. Mãi đến năm 1822, Sampôliông (Champollion), một nhà ngôn ngữ học người Pháp 32 tuổi mới tìm được cách đọc thứ chữ này. Chính từ đó, một môn khoa học mới được ra đời, đó là môn Ai Cập học. Học giả nhiều nước, như Pháp, Đức, Anh... đã nghiên cứu ngôn ngữ Ai Cập, biên soạn sách tiếng Ai Cập cổ, đặc biệt biên soạn cuôn Từ điển chữ tượng hình Ai Cập. Nhờ đọc được chữ Ai Cập cổ, người ta mới biết được nhiều tư liệu quý giá thuộc các lĩnh vực như lịch sử, văn học, thiên văn, toán học... của Ai Cập cổ đại.
2. Văn học
Ai Cập cổ đại có một kho tàng văn học khá phong phú, bao gồm tục ngữ, thơ ca trữ tình, các câu chuyện mang tính chất đạo lý, giáo huấn, trào phúng, truyện thần thoại... Trong số đó, Truyện hai anh em, Nói Thật và Nói Láo, Nói chuyện với linh hồn của mình, Lời kể của Ipuxe, Lời răn dạy của Đuaúp, Sống sót sau vụ đắm thuyền v.v... là những truyện tương đối tiêu biểu.
Truyện Nói Thật và Nói Láo kể chuyện hai anh em, người anh tên là Nói Láo, người em tên là Nói Thật. Nói Láo huênh hoang rằng có một vật có thể chứa được cả núi rừng. Nói Thật không chứng minh được như thế là nói láo nên đã bị móc mắt. Nói Thật trở thành đầy tớ của người anh và bị đày đọa rất cực khổ. Nhưng có một cô gái xinh đẹp đã yêu và lấy anh chàng mù lòa và sinh được một đứa con trai. Lớn lên, đứa con quyết báo thù cho cha. Một hôm, nó dắt một con bò của mình đến nhà của Nói Láo. Nói Láo muốn đổi con bò, nhưng đứa bé không đồng ý, lại còn bịa ra nhiều chuyện hoang đường về con bò của mình. Hơn nữa, nó còn xin các thần phán xử Nói Láo. Các thần không tin những lời bịa đặt về con bò và nhớ lại những chuyện hoang đường mà trước kia Nói Láo đã bịa đặt. Vì vậy, cuối cùng đứa bé đã được thắng kiện.
Lời kể của Ipuxe nói về những biến động lớn lao trong xã hội do cuộc khởi nghĩa của quần chúng năm 1750 TCN đem lại:
“Hãy xem: Sự việc hình như không bao giờ xảy ra ấy cuối cùng đã xảy ra rồi. Nhà vua đã bị những người nghèo khổ bắt”.
“Hãy xem: Những người trong cung đình đã bị đuổi ra khỏi cung điện của nhà vua”.
“Hãy xem: Dân thường trong nước đã biến thành phú ông. Những người giàu có đã biến thành những người không có của cải”.
“Hãy xem: Những người vốn bị quản lý thì lại biến thành chủ nô. Những kẻ bản thân mình vốn bị người khác sai khiến thì nay lại sai khiến người khác”.
Lời răn dạy của Đuaúp là những lời của một người cha trên đường tiễn con lên kinh đô để học, khuyên con phải chăm chỉ học tập để sau này làm quan, nếu không sẽ phải làm thợ thủ công, mà làm thợ gì cũng rất cực khổ:
“Ta chưa hề thấy người thợ điêu khắc hoặc người thợ làm đồ trang sức được làm sứ giả, nhưng ta lại thấy một người thợ đồng làm việc bên lò. Ngón tay của anh ta giống như da cá sấu, mùi trên mình anh ta còn hôi hơn cá. “
“Con xem, ngoài nghề làm quan ra, không có một nghề nghiệp nào là không có người cai quản, vì bản thân ông quan mới là người cai quản”.
Truyện Sống sót sau vụ đắm thuyền nói về một người vâng lệnh vua cùng 120 thủy thủ đi thuyền đến một vùng mỏ. Giữa biển, thuyền gặp bão, tất cả thủy thủ đều chết, chỉ một mình người ấy nhờ có một khúc gỗ nên được sống sót. Anh ta bị giạt vào một hòn đảo. Chúa đảo là một con rắn lớn, đã dùng mồm cắp anh về chỗ ở của rắn. Rắn bảo anh cứ yên tâm ở lại đó, sau 4 tháng sẽ có thuyền từ kinh thành đến đón anh về. Sự việc xảy ra đúng như lời nói của rắn. Anh hết lời cảm ơn rắn. Khi rời đảo, Rắn tặng anh nhiều tặng phẩm, chúc anh lên đường mạnh khỏe và nói với anh rằng sau khi anh rời hòn đảo thì đảo sẽ biến thành làn sóng. Hai tháng sau, thuyền về đến kinh thành, anh yết kiến vua, dâng lễ vật từ đảo đem về, được vua phong cho làm thị vệ.
3. Tôn giáo
Giống như cư dân các quốc gia cổ đại khác, người Ai Cập trong thời kỳ này thờ rất nhiều thứ: các thần tự nhiên, các thần động vật, linh hồn người chết, thần đá, thần lửa, thần cây...
Các thần tự nhiên chủ yếu gồm có Thiên thần, Địa thần và Thủy thần.
Thiên thần, gọi là thần Nut, là một nữ thần thường được thể hiện thành hình tượng một người đàn bà hoặc một con bò cái. Địa thần là một nam thần gọi là thần Ghép. Thủy thần, tức là thần sông Nin, gọi là thần Odirix. Chính nhờ có vị thần này mà ruộng đồng tươi tốt, bốn mùa thay đổi, cây cối chết rồi sống lại. Vì vậy, trong các bài thánh ca ngợi thần Odirix có những câu:
“Ngài ban ngũ cốc và thực phẩm trên toàn trái đất cho loài người. Ngài làm cho con người được no đủ. Ngài hiện hình thành nước”.
Ngoài chức năng nói trên, thần Odirix còn được quan niệm là thần Âm phủ, là Diêm vương.
Cũng như loài người, các thần cũng thường kết hợp với nhau và tạo thành những thần mới. Thần không khí Su chính là kết quả của sự kết hợp của Thiên thần Nut và Địa thần Ghép.
Về sau, cùng với sự hình thành nhà nước tập quyền trung ương, thần Mặt Trời trở thành vị thần quan trọng nhất. Nơi thờ thần Mặt Trời đầu tiên là thành Iunu, người Hy Lạp gọi là Hêliôpôlix. Thần Mặt Trời ở đây gọi là thần Ra.
Theo truyền thuyết, thần Ra hiện hình thành một vầng mặt trời xuất hiện từ một đóa hoa sen, từ đó mặt đất mới có ánh sáng. Thần Ra sinh ra thần Ghép và thần Nut. Thần Ghép bị cây cối che phủ. Trên mình thần Nut thì đầy tinh tú. Những ngôi sao ấy di chuyển trên thân thể thần Nut. Một hôm, thân Ra khóc, từ trong nước mắt của thần Ra đã sinh ra loài người.
Đến khi thần Ra già, xương của thần biến thành bạc, thịt của thần biến thành vàng, tóc biến thành đồng. Vì thần Ra đã già nên một số thần và loài người không phục tùng thần Ra nữa. Vì vậy, thần Ra sai nữ thần Hato hủy diệt loài người. Khi Hato bắt đầu giết loài người, thần Ra đổi ý, muốn ngăn thần Hato lại. Thần Ra bèn đổ mấy thùng rượu ngon trước mặt Hato, Hato uống say rồi ngủ thiếp đi, do đó loài người được cứu khỏi bị hủy diệt. Sau đó, thần Ra cưỡi trên lưng thân Bò bay lên trời.
Đến thời Trung vương quốc, Tépbơ (Thèbes) trở thành kinh đô của cả nước. Vì vậy, thần Mặt Trời Amôn của Tépbơ trở thành vị thần cao nhất của Ai Cập. Thời kỳ này, thần Amôn cũng được gọi là Amôn-Ra. Người Ai Cập tin rằng, hàng ngày thần Amôn-Ra ngự thuyền vàng đi trên bầu trời, ban đêm thì xuống thế giới dưới đất, sáng sớm lại lên vương quốc ban ngày chiếu những tia sáng của mình lên mặt đất. Bài thánh ca ngợi thần Amôn-Ra viết:
“Thần Amôn-Ra nhân từ, xin ngài hãy tỉnh lại!
Kẻ thống trị cả hai thế giới, vị thần nhân từ và huy hoàng chói lọi. Khi ngài ngự trên vòm trời cao, các thần và mọi người đều phải lạy vầng thái dương, kẻ thù của ngài cũng phải quỳ gối trước mặt ngài. Trời đang vui mừng, đất đang hân hoan. Ngài đem lại cho các thần và mọi người niềm vui của ngày lễ hội”.
Đến thời Ichnatôn (1424-1388 TCN) thuộc vương triều XVIII thời Tân vương quốc, do thế lực của tầng lớp tăng lữ thờ thần Amôn ở Tépbơ quá mạnh nên ông đã tiến hành một cuộc cải cách tôn giáo. Ông chủ trương thờ một vị thần Mặt Trời mới gọi là thần Atôn. Thần Atôn được coi là vị thần duy nhất, nên việc thờ cúng các thần khác đều bị cấm. Trong bài thánh ca ca ngợi thần Atôn có đoạn:
“Ngài là vị thần duy nhất đã sáng tạo ra mặt đất theo ý nguyện của con người, sáng tạo ra người, sáng tạo ra tất cả các động vật đi bằng chân trên mặt đất, sáng tạo ra các loài chim dùng cánh bay trên bầu trời. Ngài sáng tạo ra đất đai của Xyri, của Nubi và của Ai Cập. Ngài đã quy định chỗ ở cho mọi loài, đã chuẩn bị mọi thứ cần thiết cho chúng sinh.
Mỗi loài đều có thức ăn riêng, thời gian sống cho mỗi loài đều được định sẵn.”
Ngoài thần Mặt Trời, người Ai Cập còn thờ thần Mặt Trăng Tốt (Thoth). Thần Tốt còn được quan niệm là thần văn tự, kế toán và trí tuệ. Thần Mặt Trăng được thể hiện dưới hình tượng một con người đầu chim hồng hạc hoặc đầu khỉ.
Người Ai Cập cổ đại cũng rất coi trọng việc thờ người chết. Họ quan niệm rằng trong mỗi con người đều có một hình bóng gọi là “can” (linh hồn) hoàn toàn giống người đó như cái bóng ở trong gương. Khi con người mới ra đời thì linh hồn chui vào trong thân thể, khi con người chết thì linh hồn rời khỏi thể xác. Từ đó, linh hồn tồn tại độc lập nhưng con người không thể nhìn thấy, chỉ có thể thấy được trong giấc mộng. Linh hồn tồn tại đến khi thi thể người chết hủy nát thì mới chết hẳn. Nhưng nếu thi thể được bảo tồn thì linh hồn một lúc nào đó sẽ nhập vào thể xác và con người sẽ sống lại. Chính vì quan niệm như vậy nên người Ai Cập mới có tục ướp xác.
Người Ai Cập cổ đại tin rằng thế giới âm phủ cũng giống như thế giới trần gian, ở đó cũng có sông Nin, thần Ra ngự thuyền đi trên đó. Chúa tể của âm phủ là thần Odirix. Người mới chết phải chịu sự xét xử của vị thần này. Khi xét xử, thần Odirix ngồi trên ngai vàng, người chết được giải đến trước mặt Thần. Thần Tốt và thần Arubix cân quả tim của người chết, đĩa cân bên kia là nữ thần chân lý và chính nghĩa. Nếu người chết có nhiều tội thì trái tim sẽ nặng, lập tức người chết bị một con yêu quái đến ăn thịt.
Người Ai Cập cổ đại còn thờ nhiều loại động vật từ dã thú, gia súc, chim đến côn trùng như chó sói, cá sấu, rắn, sơn dương, cừu, mèo, hồng hạc, đặc biệt là bò mộng Apix.
Bò mộng Apix có đến 30 đặc điểm như toàn thân màu đen, trước trán có hình tứ giác màu trắng, trên lưng có hình vẽ chim ưng, phía dưới lưỡi có cục thịt thừa hình con bọ hung v.v... Nếu phát hiện ra loại bò ấy thì phải cử hành lễ mừng rất long trọng. Chủ bò và người thầy cúng phát hiện ra con bò ấy đều được thưởng rất hậu. Bò Apix được chở trong chiếc thuyền nạm vàng xuôi dòng sông Nin đưa đến đền thờ chủ thần ở Memphix. Khi bò Apix chết, cả nước phải cử hành tang lễ cho đến khi tìm được con bò thiêng mới. Hêrôdôt, nhà sử học Hy Lạp thế kỷ V TCN cho biết thêm rằng, nếu ai cố ý giết con bò này thì sẽ bị xử tử, còn nếu không cố ý mà giết chết bò thì sẽ bị thầy cúng phạt tiền.
Có nơi, cá sấu Xuhôc cũng được coi là một vị thần thiêng liêng. Các thầy cúng thường đưa rượu thịt đến cho cá sấu ăn uống.
Do nhiều loại động vật được thần thánh hóa như vậy, nên người Ai Cập cổ đại thường rất quý các gia súc. Ví dụ, nếu mèo tự nhiên mà chết thì tất cả những người trong nhà đều phải cạo lông mày; nếu chó chết thì mọi người trong nhà phải cạo tóc. Các con vật chết cũng phải được ướp xác như người.
Ngoài các con vật có thực, người Ai Cập còn thờ các con vật tưởng tượng như phượng hoàng, nhân sư.
Theo truyền thuyết, phượng hoàng sinh ra từ trong lửa đậu trên một ngọn cây ở Hêliôpôlix (gần Memphix). Tiếng hót của nó hay đến nỗi mặt trời cũng phải lắng nghe. Sáng sớm chính là hiện thân của phượng hoàng được đem dâng cho thần Ra. Đến chiều, khi mặt trời lặn, phượng hoàng chết, sáng hôm sau lại sống lại, lại hót véo von để chào đón bình minh.
Còn nhân sư (Sphynx) là con vật đầu người mình thú. Người Ai Cập tin rằng loài vật này sống trong sa mạc gần đó. Con nhân sư được quan niệm là kẻ bảo vệ đắc lực chống lại mọi thế lực thù địch và hung hãn. Vì vậy, tượng nhân sư thường được đặt trước đền miếu.
4. Kiến trúc và điêu khắc.
Nghệ thuật kiến trúc của Ai Cập cổ đại đã đạt đến trình độ rất cao. Các công trình kiến trúc tiêu biểu là cung điện, đền miếu, đặc biệt nhất là Kim tự tháp.
a) Kim tự tháp
Kim tự tháp là những ngôi mộ của các vua Ai Cập thuộc vương triều III và vương triều IV thời Cổ vương quốc. Các ngôi mộ ấy được xây ở vùng sa mạc ở Tây Nam Cairô ngày nay.
Kim tự tháp được bắt đầu xây dựng từ thời vua Giêde (Djeser), vua đầu tiên của vương triều III, vương triều đầu tiên của thời Cổ vương quốc. Đây là một ngôi tháp có bậc cao 60m, đáy là một hình chữ nhật dài 120m, rộng 106m. Xung quanh tháp Giêde có đền thờ và mộ những thành viên trong gia đình và những người thân cận. Toàn bộ khu lăng này được bao bọc bởi một vòng tường xây bằng đá vôi.
Thời kỳ Kim tự tháp được xây dựng nhiều nhất và đồ sộ nhất là thời vương triều IV. Vua đầu tiên của vương triều này là Xnêphru, đã xây cho mình hai Kim tự tháp, cái thứ nhất cao 36,5m; cái thứ hai cao 99m. Các vua kế tiếp như Kêốp, Kêphren, Mikêrin đều xây dựng những Kim tự tháp rất lớn: Kim tự tháp Kêốp (tên Ai Cập) là Hufu cao 146,5m; Kim tự tháp Kêphren cao 137m; Kim tự tháp Mikêrin cao 66m.
Trong số các Kim tự tháp ở Ai Cập cao lớn nhất, tiêu biểu nhất là Kim tự tháp của Kêốp, con của Xnêphru. Kim tự tháp Kêốp xây thành hình thấp chóp, đáy là một hình vuông mỗi cạnh 230m, bốn mặt là những hình tam giác ngoảnh về bốn hướng đông, tây, nam, bắc. Toàn bộ Kim tự tháp được xây bằng những tảng đá vôi mài nhẵn, mỗi tảng nặng 2,5 tấn và có tảng nặng 30 tấn. Để xây Kim tự tháp này, người ta đã dùng đến 2.300.000 tảng đá với một khối lượng là 2.408.000m3. Phương pháp xây Kim tự tháp là ghép các tảng đá được mài nhẵn với nhau chứ không dùng vữa, thế mà các mạch ghép kín đến mức một lá kim loại mỏng cũng không thể lách qua được. Ở mặt phía Bắc của Kim tự tháp Kêốp, cách mặt đất hơn 13m, có một cái cửa thông với hầm mộ, Kim tự tháp Kêốp có hai hầm mộ: một hầm mộ nằm ở sâu 30m dưới lòng đất và một hầm mộ ở giữa Kim tự tháp cách mặt đất 40m. Người ta cho rằng theo thiết kế ban đầu, hầm mộ ở sâu dưới đất, nhưng khi đã làm xong thì Kêôp thay đổi ý kiến, bắt phải xây ở trên cao.
Hơn 2000 năm sau, nhà sử học Hy Lạp Hêrôđôt đến Ai Cập còn được nghe cư dân ở đây kể lại quá trình xây Kim tự tháp. Hêrôdôt cho biết, sau khi quyết định xây Kim tự tháp, Kêốp đã huy động toàn thể nhân dân lao động trong nước đến công trường làm việc. Họ được tổ chức thành từng đội gần 100.000 người, cứ 3 tháng thì thay phiên một lần. Kim tự tháp được xây ở tả ngạn sông Nin, nhưng nơi khai thác đá lại ở hữu ngạn. Vì vậy, người ta phải dùng thuyền chở đá từ nơi khai thác đến xây Kim tự tháp. Từ bến đá đến khu lăng mộ, người ta phải xây một con đường bằng những tảng đá mài nhẵn, dài hơn 900m, rộng 18m và chỗ cao nhất là 15m. Chỉ riêng việc xây con đường này đã mất 10 năm. Từ đây, người ta để đá lên xe trượt rồi dùng người hoặc bò kéo để chở đá đến công trường. Không kể thời gian làm đường và hầm mộ dưới đất, việc xây Kim tự tháp đã kéo dài 20 năm mới hoàn thành.
Việc xây dựng Kim tự tháp, như Hêrôđôt nói, “đã đem lại cho nhân dân Ai Cập cổ đại không biết bao nhiêu tai họa”.
Nhưng nhân dân Ai Cập cổ đại, bằng bàn tay và khối óc của mình, đã để lại cho nền văn minh nhân loại những công trình kiến trúc vô giá. Trải qua gần 5.000 năm, các Kim tự tháp hùng vĩ vẫn đứng sừng sững ở vùng sa mạc Ai Cập bất chấp thời gian và mưa nắng. Vì vậy, từ lâu người Arập có câu: “Tất cả đều sợ thời gian, nhưng thời gian sợ Kim tự tháp”. Và cũng chính vì vậy, từ thời cổ đại, người ta đã xếp Kim tự tháp Kêốp là kỳ quan số một trong bảy kỳ quan thế giới. Đến nay, trong bảy kỳ quan ấy, cũng chỉ còn lại mỗi Kim tự tháp mà thôi
(Còn tiếp)
Nguồn :
Ai Cập đạt đến đỉnh cao của quyền lực của nó vào giai đoạn Tân Vương quốc, trong thời kỳ Ramesside, vào thời điểm đó nó sánh ngang với đế quốc Hittite, đế quốc Assyria và đế chế Mitanni, trước khi bước vào giai đoạn dần suy yếu. Ai Cập đã bị xâm chiếm hoặc chinh phục bởi một loạt các cường quốc nước ngoài, chẳng hạn như người Canaan/Hyksos, Lybia, người Nubia, Assyria, Babylon, Ba Tư dưới triều đại Achaemenid, và người Macedonia trong thời kỳ chuyển tiếp thứ ba và cuối thời kỳ Ai Cập cổ đại. Sau khi Alexander Đại Đế qua đời, một trong những tướng lĩnh của ông, Ptolemy I Soter, đã tuyên bố ông là vị vua mới của Ai Cập. Triều đại Ptolemy gốc Hy Lạp này đã cai trị Ai Cập cho đến năm 30 TCN khi nó rơi vào tay đế quốc La Mã và trở thành một tỉnh La Mã.
Sự thành công của nền văn minh Ai Cập cổ đại một phần đến từ khả năng thích ứng của nó với các điều kiện của thung lũng sông Nile cho sản xuất nông nghiệp. Từ việc có thể dự đoán trước lũ lụt và việc điều tiết thủy lợi ở khu vực thung lũng màu mỡ đã tạo ra nhiều nông sản dư thừa, giúp nuôi dưỡng một lượng dân số đông hơn, tạo điều kiện phát triển xã hội và văn hóa. Với việc có nhiều nguồn lực dư thừa, nhà nước đã tập trung vào việc khai thác khoáng sản ở các thung lũng và các khu vực sa mạc xung quanh, cũng như việc sớm phát triển một hệ thống chữ viết độc lập, tổ chức xây dựng tập thể và các dự án nông nghiệp, thương mại với khu vực xung quanh, và xây dựng một đội quân nhằm mục đích đánh bại kẻ thù nước ngoài và khẳng định sự thống trị của Ai Cập. Thúc đẩy và tổ chức những hoạt động này là một bộ máy quan lại gồm các ký lục ưu tú, những nhà lãnh đạo tôn giáo, và các quan lại dưới sự kiểm soát của một pharaon, người đảm bảo sự hợp tác và đoàn kết của toàn thể người dân Ai Cập dưới một hệ thống tín điều tôn giáo tinh vi.
Những thành tựu của người Ai Cập cổ đại bao gồm khai thác đá, khảo sát và kỹ thuật xây dựng hỗ trợ cho việc xây dựng các công trình kim tự tháp, đền thờ, và cột tháp tưởng niệm; một hệ thống toán học, một hệ thống thực hành y học hiệu quả, hệ thống thủy lợi và kỹ thuật sản xuất nông nghiệp, những tàu thủy đầu tiên được biết đến trên thế giới, Ai Cập đã để lại một di sản lâu dài. Nghệ thuật và kiến trúc của nó đã được sao chép rộng rãi, và các cổ vật của nó còn được đưa tới khắp mọi nơi trên thế giới. Những tàn tích hùng vĩ của nó đã truyền cảm hứng cho trí tưởng tượng của du khách và nhà văn trong nhiều thế kỷ. Sự quan tâm mới hình thành dành cho những cổ vật và các cuộc khai quật trong thời kỳ cận đại ở châu Âu và Ai Cập dẫn đến việc khai sinh ra ngành Ai Cập học để nghiên cứu nền văn minh Ai Cập và một sự đánh giá đúng đắn hơn đối với di sản văn hóa của nó.
Trên cơ sở công cụ bằng đồng và nền kinh tế nông nghiệp, cư dân Ai Cập cổ đại từ rất sớm đã sáng tạo nên một nền văn minh tinh thần vô cùng rực rỡ, trong đó, những thành tựu chủ yếu là chữ viết, văn học, kiến trúc và các kiến thức khoa học tự nhiên.
1. Chữ viết
Từ khi xã hội có giai cấp bắt đầu hình thành, chữ viết ở Ai Cập đã ra đời. Chữ viết của Ai Cập cổ đại lúc đầu là chữ tượng hình, tức là muốn viết chữ để biểu thị một vật gì thì vẽ hình thù của vật ấy. Vì vậy, nhìn vào các bản viết chữ Ai Cập cổ đại, ta thấy các hình vẽ như người, các loại động vật (chim, gia súc, dã thú, côn trùng), cây cối, mặt trời, mặt trăng, sao, nước, núi non v.v...
Đối với các khái niệm trừu tượng hoặc phức tạp thì phải dùng phương pháp mượn ý. Ví dụ, muốn viết chữ khát thì vẽ hình con bò đứng bên cạnh chữ nước, chữ chính nghĩa thì vẽ lông đà điểu, vì lông đà điểu hầu như dài bằng nhau.
Tuy nhiên, hai phương pháp ấy chưa đủ để ghi mọi khái niệm, vì vậy dần dần xuất hiện những hình vẽ biểu thị âm tiết. Những hình vẽ biểu thị âm tiết này vốn là những chữ biểu thị một từ nhưng đồng âm với âm tiết mà người ta muốn sử dụng. Ví dụ, con mắt tiếng Ai Cập là ar, do đó hình con mắt còn biểu thị âm tiết ar.
Dần dần, những chữ chỉ âm tiết biến thành chữ cái, ví dụ, hòn núi nhỏ đọc là ca được dùng để biểu thị phụ âm k. Tổng số chữ tượng hình của Ai Cập cổ đại có khoảng 1000 chữ, trong đó số chữ cái có 24 chữ.
Vào thiên kỷ II TCN, người Híchxốt đã học tập chữ cái của người Ai Cập để ghi ngôn ngữ của mình. Về sau, loại chữ viết truyền sang Phênixi, trên cơ sở ấy, người Phênixi đã sáng tạo ra vần chữ cái đầu tiên trên thế giới.
Chữ viết cổ của Ai Cập thường được viết trên đá, gỗ, đồ gốm, vải gai, da... nhưng chất liệu dùng để viết phổ biến nhất là giấy papyrus. Vốn là ở hai bên bờ sông Nin có một loại cây là papyrus, người Ai Cập lấy thân loại cây này chẻ thành những tờ giấy, ép mỏng rồi phơi khô. Đó là loại giấy sớm nhất thế giới. Do vậy, về sau trong ngôn ngữ nhiều nước châu Âu, giấy được gọi là papier, paper... Để viết trên các loại giấy đó, người Ai Cập cổ dùng bút làm bằng thân cây sậy, còn mực thì làm bằng bồ hóng.
Loại chữ tượng hình này được dùng trong hơn 3000 năm, sau đó, không còn ai biết đọc loại chữ này nữa.
Vào thế kỷ V, một học giả Ai Cập tên là Ghêrapôlông đã nghiên cứu cách đọc loại chữ cổ này nhưng không thành công. 1000 năm sau, đến thế kỷ XVII mới có một số người đặt lại vấn đề đó nhưng vẫn chưa có kết quả.
Năm 1798, Bônapác (tức Napôlêông sau này) viễn chinh sang Ai Cập. Tại một địa điểm gần thành phố Rôdétta (Rosetta), trong khi đào chiến hào, binh lính Pháp đã phát hiện được một tấm bia, đặt tên là tấm bia Rôdétta. Trên tấm bia này khắc hai thứ chữ: phần trên khắc chữ Ai Cập cổ, phần dưới khắc chữ Hy Lạp. Ngay sau đó, các học giả tìm cách giải mã thứ chữ đó nhưng kết quả vẫn chưa hơn gì những lần trước. Mãi đến năm 1822, Sampôliông (Champollion), một nhà ngôn ngữ học người Pháp 32 tuổi mới tìm được cách đọc thứ chữ này. Chính từ đó, một môn khoa học mới được ra đời, đó là môn Ai Cập học. Học giả nhiều nước, như Pháp, Đức, Anh... đã nghiên cứu ngôn ngữ Ai Cập, biên soạn sách tiếng Ai Cập cổ, đặc biệt biên soạn cuôn Từ điển chữ tượng hình Ai Cập. Nhờ đọc được chữ Ai Cập cổ, người ta mới biết được nhiều tư liệu quý giá thuộc các lĩnh vực như lịch sử, văn học, thiên văn, toán học... của Ai Cập cổ đại.
2. Văn học
Ai Cập cổ đại có một kho tàng văn học khá phong phú, bao gồm tục ngữ, thơ ca trữ tình, các câu chuyện mang tính chất đạo lý, giáo huấn, trào phúng, truyện thần thoại... Trong số đó, Truyện hai anh em, Nói Thật và Nói Láo, Nói chuyện với linh hồn của mình, Lời kể của Ipuxe, Lời răn dạy của Đuaúp, Sống sót sau vụ đắm thuyền v.v... là những truyện tương đối tiêu biểu.
Truyện Nói Thật và Nói Láo kể chuyện hai anh em, người anh tên là Nói Láo, người em tên là Nói Thật. Nói Láo huênh hoang rằng có một vật có thể chứa được cả núi rừng. Nói Thật không chứng minh được như thế là nói láo nên đã bị móc mắt. Nói Thật trở thành đầy tớ của người anh và bị đày đọa rất cực khổ. Nhưng có một cô gái xinh đẹp đã yêu và lấy anh chàng mù lòa và sinh được một đứa con trai. Lớn lên, đứa con quyết báo thù cho cha. Một hôm, nó dắt một con bò của mình đến nhà của Nói Láo. Nói Láo muốn đổi con bò, nhưng đứa bé không đồng ý, lại còn bịa ra nhiều chuyện hoang đường về con bò của mình. Hơn nữa, nó còn xin các thần phán xử Nói Láo. Các thần không tin những lời bịa đặt về con bò và nhớ lại những chuyện hoang đường mà trước kia Nói Láo đã bịa đặt. Vì vậy, cuối cùng đứa bé đã được thắng kiện.
Lời kể của Ipuxe nói về những biến động lớn lao trong xã hội do cuộc khởi nghĩa của quần chúng năm 1750 TCN đem lại:
“Hãy xem: Sự việc hình như không bao giờ xảy ra ấy cuối cùng đã xảy ra rồi. Nhà vua đã bị những người nghèo khổ bắt”.
“Hãy xem: Những người trong cung đình đã bị đuổi ra khỏi cung điện của nhà vua”.
“Hãy xem: Dân thường trong nước đã biến thành phú ông. Những người giàu có đã biến thành những người không có của cải”.
“Hãy xem: Những người vốn bị quản lý thì lại biến thành chủ nô. Những kẻ bản thân mình vốn bị người khác sai khiến thì nay lại sai khiến người khác”.
Lời răn dạy của Đuaúp là những lời của một người cha trên đường tiễn con lên kinh đô để học, khuyên con phải chăm chỉ học tập để sau này làm quan, nếu không sẽ phải làm thợ thủ công, mà làm thợ gì cũng rất cực khổ:
“Ta chưa hề thấy người thợ điêu khắc hoặc người thợ làm đồ trang sức được làm sứ giả, nhưng ta lại thấy một người thợ đồng làm việc bên lò. Ngón tay của anh ta giống như da cá sấu, mùi trên mình anh ta còn hôi hơn cá. “
“Con xem, ngoài nghề làm quan ra, không có một nghề nghiệp nào là không có người cai quản, vì bản thân ông quan mới là người cai quản”.
Truyện Sống sót sau vụ đắm thuyền nói về một người vâng lệnh vua cùng 120 thủy thủ đi thuyền đến một vùng mỏ. Giữa biển, thuyền gặp bão, tất cả thủy thủ đều chết, chỉ một mình người ấy nhờ có một khúc gỗ nên được sống sót. Anh ta bị giạt vào một hòn đảo. Chúa đảo là một con rắn lớn, đã dùng mồm cắp anh về chỗ ở của rắn. Rắn bảo anh cứ yên tâm ở lại đó, sau 4 tháng sẽ có thuyền từ kinh thành đến đón anh về. Sự việc xảy ra đúng như lời nói của rắn. Anh hết lời cảm ơn rắn. Khi rời đảo, Rắn tặng anh nhiều tặng phẩm, chúc anh lên đường mạnh khỏe và nói với anh rằng sau khi anh rời hòn đảo thì đảo sẽ biến thành làn sóng. Hai tháng sau, thuyền về đến kinh thành, anh yết kiến vua, dâng lễ vật từ đảo đem về, được vua phong cho làm thị vệ.
3. Tôn giáo
Giống như cư dân các quốc gia cổ đại khác, người Ai Cập trong thời kỳ này thờ rất nhiều thứ: các thần tự nhiên, các thần động vật, linh hồn người chết, thần đá, thần lửa, thần cây...
Các thần tự nhiên chủ yếu gồm có Thiên thần, Địa thần và Thủy thần.
Thiên thần, gọi là thần Nut, là một nữ thần thường được thể hiện thành hình tượng một người đàn bà hoặc một con bò cái. Địa thần là một nam thần gọi là thần Ghép. Thủy thần, tức là thần sông Nin, gọi là thần Odirix. Chính nhờ có vị thần này mà ruộng đồng tươi tốt, bốn mùa thay đổi, cây cối chết rồi sống lại. Vì vậy, trong các bài thánh ca ngợi thần Odirix có những câu:
“Ngài ban ngũ cốc và thực phẩm trên toàn trái đất cho loài người. Ngài làm cho con người được no đủ. Ngài hiện hình thành nước”.
Ngoài chức năng nói trên, thần Odirix còn được quan niệm là thần Âm phủ, là Diêm vương.
Cũng như loài người, các thần cũng thường kết hợp với nhau và tạo thành những thần mới. Thần không khí Su chính là kết quả của sự kết hợp của Thiên thần Nut và Địa thần Ghép.
Về sau, cùng với sự hình thành nhà nước tập quyền trung ương, thần Mặt Trời trở thành vị thần quan trọng nhất. Nơi thờ thần Mặt Trời đầu tiên là thành Iunu, người Hy Lạp gọi là Hêliôpôlix. Thần Mặt Trời ở đây gọi là thần Ra.
Theo truyền thuyết, thần Ra hiện hình thành một vầng mặt trời xuất hiện từ một đóa hoa sen, từ đó mặt đất mới có ánh sáng. Thần Ra sinh ra thần Ghép và thần Nut. Thần Ghép bị cây cối che phủ. Trên mình thần Nut thì đầy tinh tú. Những ngôi sao ấy di chuyển trên thân thể thần Nut. Một hôm, thân Ra khóc, từ trong nước mắt của thần Ra đã sinh ra loài người.
Đến khi thần Ra già, xương của thần biến thành bạc, thịt của thần biến thành vàng, tóc biến thành đồng. Vì thần Ra đã già nên một số thần và loài người không phục tùng thần Ra nữa. Vì vậy, thần Ra sai nữ thần Hato hủy diệt loài người. Khi Hato bắt đầu giết loài người, thần Ra đổi ý, muốn ngăn thần Hato lại. Thần Ra bèn đổ mấy thùng rượu ngon trước mặt Hato, Hato uống say rồi ngủ thiếp đi, do đó loài người được cứu khỏi bị hủy diệt. Sau đó, thần Ra cưỡi trên lưng thân Bò bay lên trời.
Đến thời Trung vương quốc, Tépbơ (Thèbes) trở thành kinh đô của cả nước. Vì vậy, thần Mặt Trời Amôn của Tépbơ trở thành vị thần cao nhất của Ai Cập. Thời kỳ này, thần Amôn cũng được gọi là Amôn-Ra. Người Ai Cập tin rằng, hàng ngày thần Amôn-Ra ngự thuyền vàng đi trên bầu trời, ban đêm thì xuống thế giới dưới đất, sáng sớm lại lên vương quốc ban ngày chiếu những tia sáng của mình lên mặt đất. Bài thánh ca ngợi thần Amôn-Ra viết:
“Thần Amôn-Ra nhân từ, xin ngài hãy tỉnh lại!
Kẻ thống trị cả hai thế giới, vị thần nhân từ và huy hoàng chói lọi. Khi ngài ngự trên vòm trời cao, các thần và mọi người đều phải lạy vầng thái dương, kẻ thù của ngài cũng phải quỳ gối trước mặt ngài. Trời đang vui mừng, đất đang hân hoan. Ngài đem lại cho các thần và mọi người niềm vui của ngày lễ hội”.
Đến thời Ichnatôn (1424-1388 TCN) thuộc vương triều XVIII thời Tân vương quốc, do thế lực của tầng lớp tăng lữ thờ thần Amôn ở Tépbơ quá mạnh nên ông đã tiến hành một cuộc cải cách tôn giáo. Ông chủ trương thờ một vị thần Mặt Trời mới gọi là thần Atôn. Thần Atôn được coi là vị thần duy nhất, nên việc thờ cúng các thần khác đều bị cấm. Trong bài thánh ca ca ngợi thần Atôn có đoạn:
“Ngài là vị thần duy nhất đã sáng tạo ra mặt đất theo ý nguyện của con người, sáng tạo ra người, sáng tạo ra tất cả các động vật đi bằng chân trên mặt đất, sáng tạo ra các loài chim dùng cánh bay trên bầu trời. Ngài sáng tạo ra đất đai của Xyri, của Nubi và của Ai Cập. Ngài đã quy định chỗ ở cho mọi loài, đã chuẩn bị mọi thứ cần thiết cho chúng sinh.
Mỗi loài đều có thức ăn riêng, thời gian sống cho mỗi loài đều được định sẵn.”
Ngoài thần Mặt Trời, người Ai Cập còn thờ thần Mặt Trăng Tốt (Thoth). Thần Tốt còn được quan niệm là thần văn tự, kế toán và trí tuệ. Thần Mặt Trăng được thể hiện dưới hình tượng một con người đầu chim hồng hạc hoặc đầu khỉ.
Người Ai Cập cổ đại cũng rất coi trọng việc thờ người chết. Họ quan niệm rằng trong mỗi con người đều có một hình bóng gọi là “can” (linh hồn) hoàn toàn giống người đó như cái bóng ở trong gương. Khi con người mới ra đời thì linh hồn chui vào trong thân thể, khi con người chết thì linh hồn rời khỏi thể xác. Từ đó, linh hồn tồn tại độc lập nhưng con người không thể nhìn thấy, chỉ có thể thấy được trong giấc mộng. Linh hồn tồn tại đến khi thi thể người chết hủy nát thì mới chết hẳn. Nhưng nếu thi thể được bảo tồn thì linh hồn một lúc nào đó sẽ nhập vào thể xác và con người sẽ sống lại. Chính vì quan niệm như vậy nên người Ai Cập mới có tục ướp xác.
Người Ai Cập cổ đại tin rằng thế giới âm phủ cũng giống như thế giới trần gian, ở đó cũng có sông Nin, thần Ra ngự thuyền đi trên đó. Chúa tể của âm phủ là thần Odirix. Người mới chết phải chịu sự xét xử của vị thần này. Khi xét xử, thần Odirix ngồi trên ngai vàng, người chết được giải đến trước mặt Thần. Thần Tốt và thần Arubix cân quả tim của người chết, đĩa cân bên kia là nữ thần chân lý và chính nghĩa. Nếu người chết có nhiều tội thì trái tim sẽ nặng, lập tức người chết bị một con yêu quái đến ăn thịt.
Người Ai Cập cổ đại còn thờ nhiều loại động vật từ dã thú, gia súc, chim đến côn trùng như chó sói, cá sấu, rắn, sơn dương, cừu, mèo, hồng hạc, đặc biệt là bò mộng Apix.
Bò mộng Apix có đến 30 đặc điểm như toàn thân màu đen, trước trán có hình tứ giác màu trắng, trên lưng có hình vẽ chim ưng, phía dưới lưỡi có cục thịt thừa hình con bọ hung v.v... Nếu phát hiện ra loại bò ấy thì phải cử hành lễ mừng rất long trọng. Chủ bò và người thầy cúng phát hiện ra con bò ấy đều được thưởng rất hậu. Bò Apix được chở trong chiếc thuyền nạm vàng xuôi dòng sông Nin đưa đến đền thờ chủ thần ở Memphix. Khi bò Apix chết, cả nước phải cử hành tang lễ cho đến khi tìm được con bò thiêng mới. Hêrôdôt, nhà sử học Hy Lạp thế kỷ V TCN cho biết thêm rằng, nếu ai cố ý giết con bò này thì sẽ bị xử tử, còn nếu không cố ý mà giết chết bò thì sẽ bị thầy cúng phạt tiền.
Có nơi, cá sấu Xuhôc cũng được coi là một vị thần thiêng liêng. Các thầy cúng thường đưa rượu thịt đến cho cá sấu ăn uống.
Do nhiều loại động vật được thần thánh hóa như vậy, nên người Ai Cập cổ đại thường rất quý các gia súc. Ví dụ, nếu mèo tự nhiên mà chết thì tất cả những người trong nhà đều phải cạo lông mày; nếu chó chết thì mọi người trong nhà phải cạo tóc. Các con vật chết cũng phải được ướp xác như người.
Ngoài các con vật có thực, người Ai Cập còn thờ các con vật tưởng tượng như phượng hoàng, nhân sư.
Theo truyền thuyết, phượng hoàng sinh ra từ trong lửa đậu trên một ngọn cây ở Hêliôpôlix (gần Memphix). Tiếng hót của nó hay đến nỗi mặt trời cũng phải lắng nghe. Sáng sớm chính là hiện thân của phượng hoàng được đem dâng cho thần Ra. Đến chiều, khi mặt trời lặn, phượng hoàng chết, sáng hôm sau lại sống lại, lại hót véo von để chào đón bình minh.
Còn nhân sư (Sphynx) là con vật đầu người mình thú. Người Ai Cập tin rằng loài vật này sống trong sa mạc gần đó. Con nhân sư được quan niệm là kẻ bảo vệ đắc lực chống lại mọi thế lực thù địch và hung hãn. Vì vậy, tượng nhân sư thường được đặt trước đền miếu.
4. Kiến trúc và điêu khắc.
Nghệ thuật kiến trúc của Ai Cập cổ đại đã đạt đến trình độ rất cao. Các công trình kiến trúc tiêu biểu là cung điện, đền miếu, đặc biệt nhất là Kim tự tháp.
a) Kim tự tháp
Kim tự tháp là những ngôi mộ của các vua Ai Cập thuộc vương triều III và vương triều IV thời Cổ vương quốc. Các ngôi mộ ấy được xây ở vùng sa mạc ở Tây Nam Cairô ngày nay.
Kim tự tháp được bắt đầu xây dựng từ thời vua Giêde (Djeser), vua đầu tiên của vương triều III, vương triều đầu tiên của thời Cổ vương quốc. Đây là một ngôi tháp có bậc cao 60m, đáy là một hình chữ nhật dài 120m, rộng 106m. Xung quanh tháp Giêde có đền thờ và mộ những thành viên trong gia đình và những người thân cận. Toàn bộ khu lăng này được bao bọc bởi một vòng tường xây bằng đá vôi.
Thời kỳ Kim tự tháp được xây dựng nhiều nhất và đồ sộ nhất là thời vương triều IV. Vua đầu tiên của vương triều này là Xnêphru, đã xây cho mình hai Kim tự tháp, cái thứ nhất cao 36,5m; cái thứ hai cao 99m. Các vua kế tiếp như Kêốp, Kêphren, Mikêrin đều xây dựng những Kim tự tháp rất lớn: Kim tự tháp Kêốp (tên Ai Cập) là Hufu cao 146,5m; Kim tự tháp Kêphren cao 137m; Kim tự tháp Mikêrin cao 66m.
Trong số các Kim tự tháp ở Ai Cập cao lớn nhất, tiêu biểu nhất là Kim tự tháp của Kêốp, con của Xnêphru. Kim tự tháp Kêốp xây thành hình thấp chóp, đáy là một hình vuông mỗi cạnh 230m, bốn mặt là những hình tam giác ngoảnh về bốn hướng đông, tây, nam, bắc. Toàn bộ Kim tự tháp được xây bằng những tảng đá vôi mài nhẵn, mỗi tảng nặng 2,5 tấn và có tảng nặng 30 tấn. Để xây Kim tự tháp này, người ta đã dùng đến 2.300.000 tảng đá với một khối lượng là 2.408.000m3. Phương pháp xây Kim tự tháp là ghép các tảng đá được mài nhẵn với nhau chứ không dùng vữa, thế mà các mạch ghép kín đến mức một lá kim loại mỏng cũng không thể lách qua được. Ở mặt phía Bắc của Kim tự tháp Kêốp, cách mặt đất hơn 13m, có một cái cửa thông với hầm mộ, Kim tự tháp Kêốp có hai hầm mộ: một hầm mộ nằm ở sâu 30m dưới lòng đất và một hầm mộ ở giữa Kim tự tháp cách mặt đất 40m. Người ta cho rằng theo thiết kế ban đầu, hầm mộ ở sâu dưới đất, nhưng khi đã làm xong thì Kêôp thay đổi ý kiến, bắt phải xây ở trên cao.
Hơn 2000 năm sau, nhà sử học Hy Lạp Hêrôđôt đến Ai Cập còn được nghe cư dân ở đây kể lại quá trình xây Kim tự tháp. Hêrôdôt cho biết, sau khi quyết định xây Kim tự tháp, Kêốp đã huy động toàn thể nhân dân lao động trong nước đến công trường làm việc. Họ được tổ chức thành từng đội gần 100.000 người, cứ 3 tháng thì thay phiên một lần. Kim tự tháp được xây ở tả ngạn sông Nin, nhưng nơi khai thác đá lại ở hữu ngạn. Vì vậy, người ta phải dùng thuyền chở đá từ nơi khai thác đến xây Kim tự tháp. Từ bến đá đến khu lăng mộ, người ta phải xây một con đường bằng những tảng đá mài nhẵn, dài hơn 900m, rộng 18m và chỗ cao nhất là 15m. Chỉ riêng việc xây con đường này đã mất 10 năm. Từ đây, người ta để đá lên xe trượt rồi dùng người hoặc bò kéo để chở đá đến công trường. Không kể thời gian làm đường và hầm mộ dưới đất, việc xây Kim tự tháp đã kéo dài 20 năm mới hoàn thành.
Việc xây dựng Kim tự tháp, như Hêrôđôt nói, “đã đem lại cho nhân dân Ai Cập cổ đại không biết bao nhiêu tai họa”.
Nhưng nhân dân Ai Cập cổ đại, bằng bàn tay và khối óc của mình, đã để lại cho nền văn minh nhân loại những công trình kiến trúc vô giá. Trải qua gần 5.000 năm, các Kim tự tháp hùng vĩ vẫn đứng sừng sững ở vùng sa mạc Ai Cập bất chấp thời gian và mưa nắng. Vì vậy, từ lâu người Arập có câu: “Tất cả đều sợ thời gian, nhưng thời gian sợ Kim tự tháp”. Và cũng chính vì vậy, từ thời cổ đại, người ta đã xếp Kim tự tháp Kêốp là kỳ quan số một trong bảy kỳ quan thế giới. Đến nay, trong bảy kỳ quan ấy, cũng chỉ còn lại mỗi Kim tự tháp mà thôi
(Còn tiếp)
Nguồn :
- Lịch sử văn minh thế giới
- Tác giả: Vũ Dương Ninh (Chủ biên), Nguyễn Gia Phu, Nguyễn Quốc Hùng, Đinh Ngọc Bảo
- Nhà xuất bản Giáo dục