• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

Chia Sẻ Những sự kiện lịch sử Việt Nam Thời cận đại

Trang Dimple

New member
Xu
38
1-9-1858 :Liên quân Pháp – Tây Ban Nha nổ súng vào thành Đà Nẵng, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam

Đến năm 1857, vua Tự Đức vẫn duy trì chính sách cấm đạo nghiệt ngã; tư bản phương Tây mượn cớ đó bèn đẩy mạnh việc vũ trang xâm lược nước ta. Giữa năm 1858, chiến hạm Pháp và chiến hạm Tây Ban Nha đến hội quân tại Hải Nam để chuẩn bị xâm lược Việt Nam. Có tới 13 chiếc thuyền của liên quân Pháp – Tây Ban Nha trang bị vũ khí hiện đại, trong đó có tàu chở tới 50 đại bác dàn trận ở cửa biển Đà Nẵng.

Mờ sáng ngày 1-9-1858, quân Pháp ngang ngược gởi tối hậu thư đòi triều đình phải trả lời. Sau đó, chúng ngang nhiên nã đại bác vào, bắn phá hệ thống đồn lũy của quân đội nhà Nguyễn, vây đánh hai thành An Hải và Điện Hải, chiếm bán đảo Sơn Trà, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược nước ta.

Mặc cho thái độ do dự của nhà Nguyễn, nhân dân ta ngay từ đầu đã anh dũng chống trả quyết liệt các cuộc tấn công của quân xâm lược để bảo vệ tổ quốc.


17-2-1859 :Quân Pháp đánh chiếm tỉnh thành Gia Định (Sài Gòn).

vncdlichsu.jpg


Sau khi chiếm bán đảo Sơn Trà, thực dân Pháp mở cuộc tấn công quy mô vào đánh chiếm thành Sài Gòn để thiết lập căn cứ quân sự. Trên đường tiến quân vào Sài Gòn theo đường biển, liên quân Pháp – Tây Ban Nha liên tục nã đạn đại bác từ ngoài khơi vào các pháo đài của quân triều đình ở các vùng ven biển, nhất là ở Vũng Tàu. Các đồn, bảo, các pháo đài bảo vệ thành Sài Gòn từ xa, liên tiếp thất thủ: pháo đài Phúc Thắng, bảo Lương Thiện (Biên Hòa), đồn Phúc Vĩnh, đồn Danh Nghĩa (Gia Định). Cửa biển Cần Giờ do Đề đốc Gia Định là Trần Trí chia quân đóng giữ, cũng lọt vào tây giặc. Quân giặc theo đường sông tiến áp sát tỉnh thành và đổ bộ công phá thành. Thành vỡ. Án sát Lê Tứ tự vẫn theo thành; Hộ đốc Vũ Duy Ninh rút khỏi thành, đến thôn Phúc Lý, huyện Phúc Lộc, cũng thắc cổ tự vẫn; Đề đốc Trần Trí, bố chánh Vũ Thực và lãnh binh Tôn Thất Năng đem tàn quân rút về bảo Tây Thái huyện Bình Long.

Chỉ sau một thời gian ngắn, quân Pháp đã kéo vào chiếm đóng Sài Gòn, tỉnh thành của Gia Định lúc bấy giờ.


6-1859 :Triều đình tổ chức hội nghị các triều thần để đưa ra phương lược chống giặc Pháp.

Triều đình tổ chức Hội nghị các triều thần bàn về phương lược chống giặc Pháp.

Có 5 loại ý kiến như sau:

1- Lấy thế thủ làm chính, vì: có giữ vững thì sau mới có thể bàn đến chuyện hòa hay chiến được.

2- Lấy kế chống giữ lâu dài làm chính, vì: thuyền tàu, súng đạn là cái sở trường của giặc; giặc muốn đánh mau thắng mau; ta không nên chống lại cái sở trường của chúng, mà phải kiên trì chống và giữ để đợi khi chúng mệt mỏi, cần giảng hòa, lúc đó ta sẽ tùy cơ ứng phó.

3- Quyết tâm giữ đất, tấn công giặc, quyết không nghị hòa với giặc. Cụ thể là: ở Quảng Nam, địch đã tiến sâu vào nội địa bằng đường sông, ta phải dụ chúng lên bộ để tiêu diệt chúng; ở Gia Định: ta nên hợp quân các tỉnh lại để nhất loạt tiến công, đốt phá, tiêu diệt địch.

4- Hòa có mức độ: nếu giặc chỉ yêu cầu tự do truyền đạo và thông thương buôn bán thì nên hòa; nếu đó chỉ là những yêu sách giaû dối thì phải cố sức giữ.

5- Nên hòa ngay.

1-1860 Pháp cử phái viên đến quân thứ Gia Định đưa ra bản dự thảo Hòa ước gồm 11 điều khoản.

Đầu năm 1860, Pagiơ (Page), tổng chỉ huy lực lượng viễn chinh Pháp-Tây Ban Nha tại Việt Nam cử phái viên đến quân thứ Gia Định đưa bản dự thảo Hòa ước gồm 11 điều khoản có nội dung như sau:
1- Hai bên chấm dứt mọi xung đột, ký kết hòa hiếu với nhau.
2- Sứ thần của Pháp được sử dụng đường bộ để đi từ Đà Nẵng vào kinh đô Huế.
3- Nước Nam đặt quan hệ ngoại giao với nước nào, thì nước Pháp cũng coi đó là bạn.
4- Triều đình Huế phải khoan tha, không được trả thù những người cộng tác với Pháp.
5- Pháp sẽ rút quân, ngay khi hòa ước này được hai bên ký kết.
6- Triều đình Huế không được bắt giữ, xét hỏi và xâm phạm đến tài sản của những người theo đạo Gia Tô một cách vô cớ; trường hợp giáo dân làm bậy thì chiếu luật trị tội.

7- Đối với giáo dân người Pháp phạm tội, triều đình phải giao cho nước Pháp xử lý, chứ không được đem giết hoặc đóng gông, khóa, trói.
8- Không được ngăn cản hoặc yêu sách ngoại lệ đối với thương thuyền của nước Pháp đến các cửa biển thông thương buôn bán.
9- Triều đình Huế cấp cho Tây Ban Nha một bản hòa ước.
10- Cho giáo sĩ Pháp được tự do đến những xã có dân theo đạo để giảng đạo.
11- Cho người Pháp đến bờ biển lập phố thông thương buôn bán.
Chỉ huy quân thứ Gia Định bác bỏ hẳn 3 điều cuối, còn 8 điều trên tạm thời chấp thuận lập biên bản giao cho phái viên Pháp mang về. Thấy vậy, Pagiơ ra lệnh tấn công, nhổ cừ, tràn vào sông và đổ bộ đánh chiếm khu vực Mai Sơn.

8-1860 :Triều đình cử Nguyễn Tri Phương vào Nam chỉ huy quân thứ Gia Định, tổ chức đánh Pháp

Triều đình cử Nguyễn tri Phương giữ chức Tổng thống quân vụ vào Nam chỉ huy quân thứ Gia Định, tổ chức việc đánh Pháp.Trước triều đình, Nguyễn Tri Phương đã vạch rõ âm mứu của giặc và đề xuất biện pháp chống địch.

Về phía địch, Nguyễn Tri Phương nhận định: Nam Kỳ là nơi thóc gạo, sản vật nhiều, tàu bè buôn bán rất có lợi, giặc Pháp biết đã lâu và cũng đã có ý đồ đánh chiếm đã lâu; hiện nay tỉnh thành Gia Định đã lọt vào tay chúng; chúng đã đặt đồn, đắp lũy, đặt phố xá, chiêu tập thuyền buôn người Thanh, người Kinh đánh thuế kiếm lời; chúng câu kết với bọn côn đồ Trung Quốc, bọn Hán gian để thêm vây cách; chúng thiết lập quan chức, tập hợp xã thôn, công khai tổ chức chiếm đóng lâu dài… Bởi vậy, âm mưu cướp Nam Kỳ của chúng đã rõ ràng. “Như thế không còn nói đến hòa nghị được nữa. Ta chỉ nên chuyên một mặt đánh và giữ”.

Về biện pháp chống giặc, Nguyễn Tri Phương đề nghị: quân số phải huy động từ 15.000 đến 20.000; không nên tụ quân ở một nơi, mà chia quân thành ba đạo: một đạo chính đóng tại đồn Phú Thọ, chỗ quân thứ Gia Định hiện đóng; một đạo đóng ở phủ hạt Tân An; một đạo đóng ở tỉnh hạt Biên Hòa. Phải phòng thủ các đường sông, ngòi lớn nhỏ. Phải vừa đánh và giữ, dần dần đắp thêm đồn lũy tiến sát đến chổ địch đóng quân. Phải trang bị từ 20 đến 30 cổ súng loại lớn, đường kính nòng từ 2 tấc 9 phân trở lên.


9-1861 :Khởi nghĩa của Nguyễn Trung Trực.
NGUYỄN tRUNG TRỰC.jpg


Nguyễn Trung Trực tên thật là Nguyễn Văn Lịch, làm nghề chài lưới. Năm 1861, phối hợp với Trương Định, ông đã chỉ huy đánh thắng một trận rất lớn trên sông Nhật Tảo (Bến Lức), đốt cháy tàu Étpêrăng (Espérance) (Hy Vọng) của giặc Pháp, giết chết nhiều địch và làm chết đuối nhiều tên khác, khiến Bôna vô cùng hỏang sợ.

Từ năm 1867, Nguyễn Trung Trực về Hà Tiên lập căn cứ riêng ở Hòn Chông. Chiến thắng oanh liệt tiếp theo của ông là trận tập kích vào Rạch Giá năm 1868, giết tên Tỉnh trưởng và hầu hết quân Pháp trong trại. Đây là một trong những trận đánh làm rung chuyển Soái phủ Nam Kỳ. Cũng năm 1868, Nguyễn Trung Trực bị quân Pháp vây bắt tại Phú Quốc. Ông nhận án tử hình ở Rạch Giá tháng 10-1868. Trước khi hy sinh, ông đã để lại một lời nói bất hủ nổi tiếng: “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây”

9-1861 :Khởi nghĩa của Trương Định chống Pháp ở Gia Định
Trương định.jpg

Từ năm 1861 đến 1862, ở Nam Kỳ đã nổi lên các trung tâm kháng chiến sau: Đỗ Trình Thoại, Trương Định ở Gò Công, Trần Xuân Hòa ở Mỹ Tho, Nguyễn Trung Trực ở Tân An, Thiên hộ Dương ở Đồng Tháp Mười, Quản Là ở Tây Ninh…

Trong giai đọan này, cuộc khởi nghĩa của Trương Định là tiêu biểu nhất. Người anh hùng này với trí dũng song toàn, từ đất Gò Công đã thu hút được nhiều anh tài như Đỗ Quang, Đỗ Trình Thoại, Âu Dương Lân, Nguyễn Thông… nghĩa quân của Trương Định ngày càng đông và uy thế lan rộng khắp các vùng từ Tân An, Mỹ Tho, Gò Công xuống Đồng Tháp Mười…Suốt những năm từ 1861 đến cuối 1864, nghĩa quân ông chiến đấu anh dũng và giành được nhiều thắng lợi. Tuy nhiên, do kẻ thù với vũ khí hiện đại, cuộc khởi nghĩa của Trương Định cũng nhanh chóng bị dập tắt. Ông hy sinh ở tuổi 44, Trương Định đã là cho Pháp khiếp sợ với nhiều chiến thắng ở Gò Công, Rạch Giá, Quý Sơn, Tân An…Trương Định còn nổi tiếng với khẩu hiệu “Phan – Lâm mãi quốc, triều đình khí dân”- nghĩa là (họ Phan, Lâm bán nước, Triều đình bỏ rơi dân chúng) thiêu trên lá cờ “Bình Tây đại nguyên soái”.

5-6-1862 :Triều đình Huế ký Hiệp ước Nhâm Tuất với Pháp.

Sau khi đánh chiếm song 3 trỉnh miền Đông Nam Kỳ (đầu năm 1862), tướng Pháp là Bôna đã nhân cơ hội lúc Tự Đức còn đang lưỡng lự hoặc muốn “nghị hòa”, cùng với các đại diện của triều đình Huế là Phan Thanh Giản và Lâm Duy Hiệp ký hiệp ước Nhâm Tuất ngày 5-6-1862.

Bảng Hiệp ước có 12 khoản, trong đó có những điểm chính sau: Triều đình thừa nhận việc cai quản 3 tỉnh miền Đông thuộc nước Pháp; Bồi thường cho Pháp 20 vạn quan chiến phí (tương đương 280 vạn lạng bạc); Mở ba cửa biển Đà Nẵng, Ba Lạt và Quảng Yên cho người Pháp thông thương; Cho phép người Pháp và Tây Ban Nha tự do truyền đạo Gia Tô, bãi bỏ lệnh cấm đạo trước đây; Phía Pháp sẽ trả lại tỉnh Vĩnh Long cho triều đình khi nào triều đình buộc dân chúng thôi chống Pháp…

Đến tháng 3-1863 Hiệp ước này mới được Napôlêông III phê chuẩn. Tháng 4-1863, Bôna và Guttierê mang Hiệp ước ra Huế để Tự Đức ký. Thực sự, đây là bước đầu của sự đầu hàng của triều đình Tự Đức.

6-1863 :Triều đình Huế cử phái đòan sang Pháp thương lượng chuộc lại ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ

Triều đình Huế cử phái đoàn sang Pháp với nhiệm vụ thương lượng chuộc lại bằng tiền ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ (Biên Hòa, Gia Định, Định Tường); đồng ý nhường hẳn cho Pháp chiếm đóng tại địa hạt thuộc tỉnh thành cuõ Gia Định (tức Sài Gòn), vùng phụ cận ngoại thành Định Tường, vùng Thủ Dầu Một thuộc tỉnh Biên Hòa, và đảo Côn Lôn.
Phái đoàn gồm: Hiệp biện đại học sĩ Phan Thanh Giản làm chánh sứ; Tả tham tri Bộ Lại Phạm Phú Thứ làm phó sứ; Án sát tỉnh Quảng Nam Ngụy Khắc Đản làm bồi sứ. Phái đoàn khởi hành ngày 21-6-1863, đến thủ đô Pari ngày 13-9-1863.
 
8-1864 :Cuộc bạo động diễn ra ở kinh thành Huế để phản đối việc triều đình ký hòa ước với Pháp

Cuộc vận động bạo động này được tiến hành từ tháng 7-1864. Cuộc bạo động diễn ra tại kinh thành Huế nhằm giết khâm sứ Pháp cùng Phan Thanh Giản, Trần Tiễn Thành và đàn áp các giáo dân xung quanh vùng phụ cận kinh thành để phản đối việc triều đình Huế ký hòa ước với Pháp. Cuộc bạo động do Nguyễn Văn Viện, một người dân bình thường ở tỉnh Bình Định, khởi xướng, cùng với sự tham gia của một số người trong dòng họ Tôn thất, như: tri huyện Hương Trà Tôn Thất Thanh, hộ vệ thân binh Tôn Thất Thừa, v.v…Nhưng vì thiếu tổ chức, quân nội ứng bên trong thành không kịp phối hợp hành động với quân bên ngoài thành theo như kế hoạch đã định, nên quân bên ngoài tuy đã lọt vào nội thành rồi nhưng buộc phải rút lui ngay. Do đó, việc bị bại lộ. Những người tham gia cuộc tổ chức bạo động đều bị trừng trị, triều đình sử chém biêu đầu Nguyễn Văn Viện; Tôn Thất Thanh, Tôn Thất Thừa đều bị tước bỏ họ Tôn Thất, chuyển sang họ mẹ và đều bị xử chém.

2-1865 :Triều đình ra lệnh cấm nhân dân ba tỉnh miền Tây Nam Kỳ chiêu mộ nghĩa binh chống Pháp
Tự Đức hạ lệnh cấm nhân dân ba tỉnh Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên không ai được chiêu mộ nghĩa binh chống đánh Pháp nữa; quan lại các tỉnh, phủ, huyện phải có trách nhiệm bắt giữ những người vi phạm lệnh này; những ai cố tình che dấu hoặc chứa chấp những người mộ nghĩa và nghĩa binh đều bị trị tội.

Hành động này của vua Tự Đức, cho thấy triều đình Huế đã hoàn toàn chấp thuận Hiệp ước đã ký với Pháp ngày 5-6-1862, điều đó cho thấy sự nhu nhược của triều đình Huế càng thêm sâu sắc hơn.

4-1866 pháp đòi triều đình Huế giao cả ba tỉnh miền Tây Nam Kỳ cho Pháp

Pháp cử phái viên đi tàu ra cửa Thuận An đưa thư đòi triều đình Huế phải giao nốt ba tỉnh Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên cho chúng, và hứa nếu được như vậy, chúng sẽ không đòi số bạc bồi thường chiến phí còn thiếu và sẽ giúp triều đình bình định vùng biển. Triều đình cử Phan Thanh Giản vào Gia Định thương lượng xin được giữ nguyên hòa ước đã ký năm 1862.

4-1866 pháp đòi triều đình Huế giao cả ba tỉnh miền Tây Nam Kỳ cho Pháp

Pháp cử phái viên đi tàu ra cửa Thuận An đưa thư đòi triều đình Huế phải giao nốt ba tỉnh Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên cho chúng, và hứa nếu được như vậy, chúng sẽ không đòi số bạc bồi thường chiến phí còn thiếu và sẽ giúp triều đình bình định vùng biển. Triều đình cử Phan Thanh Giản vào Gia Định thương lượng xin được giữ nguyên hòa ước đã ký năm 1862.

25-6-1867 pháp tuyên bố toàn bộ 6 tỉnh Nam Kỳ là lãnh địa của Pháp
Thiếu tướng hải quân, tổng chỉ huy quân đội viễn chinh Pháp tại Nam Kỳ ra bản tuyên bố: Toàn bộ 6 tỉnh Nam Kỳ là lãnh địa của Pháp; kể từ nay triều đình Huế không còn quyền lực gì đối với Nam Kỳ lục tỉnh nữa; một chính quyền duy nhất tồn tại ở Nam Kỳ: đó là chính quyền của người Pháp.

1-1868 :Triều đình ra lệnh giám sát chặt chẽ hoạt động của các giáo sĩ phương Tây.

Triều đình ra lệnh cho các nơi, nhất là ở các cửa biển, phải theo doõi, giám sát chặt chẽ các giáo sĩ phương Tây mới sang, cấm không được để cho bọn này lẻn trốn đến ẩn nấu ở các làng. Ai không làm tròn trách nhiệm, sẽ tùy mức sử phạt như: phạt đánh trượng; giảm bậc; giáng cấp; cách chức. có thể bị mấy hình thức sử phạt cùng một lúc.

10-1870 :Triều đình Huế gởi thư cho Soái phủ Pháp ở Gia Định xin Pháp trả lại 6 tỉnh Nam Kỳ.


Lợi dụng cuộc chiến tranh Pháp - Phổ, triều đình Huế viết thư gửi Soái phủ Pháp ở Gia Định để xin Pháp trả lại 6 tỉnh Nam Kỳ. Soái phủ Pháp chỉ viết thư đáp lễ chứ không hề đề cập tới đề nghị đó của triều đình.

Trước thái độ của Pháp, triều đình Huế chỉ còn biết tự an ủi nhau là : “Ta đương có việc ở biên giới phía bắc (tức việc bọn thổ phỉ Trung Quốc) việc ở nước Tây chưa nên nhân tiện hành động”.

11-1870 :Nguyễn Trường Tộ đề cử hai phương sách chống Pháp.

Nguyễn Trường Tộ, giáo dân người Nghệ An, đề nghị hai phương sách tối mật để chống Pháp:

1- Cử người vào Gia Định để vừa dò xét Pháp, vừa dùng kế “thuyết khách” sao cho Pháp trả lại 6 tỉnh, rút hết quân đội về nước để dẹp lọan trong nước, rồi sau đó trở lại buôn bán ở Việt Nam, cũng như người Anh ở Hạ Châu (Mã Lai).

2- Nên đặt quan hệ mật thiết với nước Anh, để hạn chế hành động của Pháp.

20-11-1873 :Thực dân Pháp tấn công thành Hà Nội lần thứ nhất.

Thực dân Pháp tấn công thành Hà Nội lần thứ nhất.jpg

Pháp gởi tối hậu thư cho Nguyễn Tri Phương buộc Nguyễn Tri Phương phải hạ khí giới, giao nộp thành Hà Nội cho chúng vào ngày 18-11-1873. Đồng thời hắn ngang ngược ra bản tuyên bố “Đường sông Hồng kể từ nay đã được khai thông buôn bán với các nước đã ký kết Hiệp ước với triều đình Huế, như: Pháp, Tây Ban Nha, Trung Hoa”.

Ngày 20-11-1873, quân Pháp chia làm hai mũi nổ súng tấn công vào hướng tây nam và đông nam thành Hà Nội. Mặc khác, các chuyến thuyền của Pháp ở các bờ sông cũng đua nhau câu đại bác vào thành.

Trước hành động ngang ngược của quân Pháp, Nguyễn Tri Phương đã tích cực cho quân dân chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu. Quân dân Hà Nội, dưới sự chỉ huy của Nguyễn Tri Phương, đã anh dũng chiến đấu bảo vệ Hà Nội trước sự tấn công xâm lược của thực dân Pháp. Trong trận chiến đấu bảo vệ thành Hà Nội, Nguyễn tri Phương bị trọng thương nặng, sau đó ông mất vào tháng 12-1873. Trước sức mạnh vũ khí hiện đại của Pháp, thành Hà Nội thất thủ.


21-12-1873 :Trận Cầu Giấy (Hà Nội). P.Gacniê bị giết.


P.Gacniê bị giết..jpg


Theo lệnh của Hòang Tá Viêm, Thống đốc quân thứ Tam Tuyên (Sơn Tây, Hưng Hóa, Tuyên Quang) và của Tôn Thất Thuyết, Tham tán quân thứ Tam Tuyên, Lưu Vĩnh Phúc đem quân đến mai phục ở khu Cầu Giấy cách thành Hà Nội hơn 2km và cho một nhóm đến sát thành Hà Nội khiêu chiến. Bấy giờ Phrăngxi Gacniê đang hội đàm buổi thứ hai với phái đòan của Trần Đình Túc ở trong thành. Thấy bên ngoài thành có động, Phrăngxi Gacniê bỏ họp, đem quân ra ngoài thành nghênh chiến rồi bị phục kích. Thiếu tá hải quân Phrăngxi Gacniê cùng một số sĩ quan thực dân bị giết chết tại trận. Tàn quân của Phrăngxi Gacniê rút vào trong thành cố thủ.

Chiến thắng Cầu Giấy có ý nghĩa quân sự và tâm lý hết sức quan trọng. Ở nhiều địa phương khác, cuộc kháng chiến chống Pháp nổi lên càng nhiều, khiến Pháp ngày càng bị sa lầy.

15-3-1874 :Triều Nguyễn ký hiệp ước Giáp Tuất với Pháp.


Triều đình Huế và Pháp ký kết bản hiệp ước mang tên “Hiệp ước hòa bình và liên minh” tại Sài Gòn. Hiệp ước này còn được gọi là “Hiệp ước Giáp Tuất” hay “Hiệp ước Philastre”. Triều Nguyễn thừa nhận chủ quyền của Pháp trên phần đất từ địa giới Nam tỉnh Bình Thuận đến hết Nam Kỳ.

Đại diện triều đình Huế là: Thượng thư Bộ Hình Lê Tuấn, chánh sứ; tả tham tri Bộ Lễ Nguyễn Văn Tường, phó sứ. Đại diện chính phủ Pháp là: Thiếu tướng hải quân, Phó thủy sư đô đốc kim Tổng chỉ huy quân đội viễn chinh Pháp tại Nam Kỳ Đuyprê (Dupré).

Hiệp ước gồm 22 điều khoaûn. Nội dung chính là:

1- Triều đình Huế thừa nhận chủ quyền của Pháp trên phần đất Việt Nam kể từ địa giới phía nam tỉnh Bình Thuận trở vào Nam (điều 5).

2- Nước Pháp thừa nhận chủ quyền của vua nước Nam trên phần đất Việt Nam kể từ địa giới phía Nam tỉnh Bình Thuận ra Bắc; thừa nhận nền độc lập hoaøn toàn của nước Nam, nghĩa là nước Nam không còn lệ thuộc vào bất cứ cường quốc nào (điều 2).

3- Vua nước Nam phải thi hành chính sách đối ngoại của mình cho phù với chính sách đối ngoại của nước Pháp; về mặc chính trị, không được thay đổi những mối quan hệ ngoại giao hiện nay với Pháp; không được tự ý ký hiệp ước thương mại với bất cứ một nước nào khác mà không báo cho chính phủ Pháp biết (điều 3).

4- Xóa bỏ Hiệp ước đã ký ngày 5-6-1862.

Qua Hiệp ước này cho thấy, triều đình Huế thực sự thừa nhận sự cai trị của Pháp ở xứ Nam Kỳ. Hiệp ước Giáp Tuất đã gây nên sự phản ứng dữ dội trong dân chúng cũng như các quan chức yêu nước. Từ đây, phong trào nhân dân đã có thực tiễn để đi tới một nhận thức mới mẻ là: Chống Pháp phải đi đôi với việc chống triều đình đầu hàng.


8-1-1877 :Tổng thống Pháp ra sắc lệnh chính thức thành lập thành phố Sài Gòn.

Tổng thống Pháp ra sắc lệnh chính thức thành lập thành phố Sài Gòn..jpg


Tổng thống Pháp ra sắc lệnh chính thức thành lập thành phố Sài Gòn. Sắc lệnh này được ban hành ngày 16-5-1877. Thành phố Sài Gòn do một viên Đốc lý, 2 viên Phó đốc lý và một Hội đồng thành phố cai quản. Thành phố Sài Gòn được xếp vào loại thành phố lớn hoặc thành phố cấp một. Đứng đầu là viên Đốc lý, có mọi quyền hành tương đương như Công sứ đầu tỉnh.

8-2-1880 :Tổng thống Pháp ký Sắc lệnh thành lập Hội đồng thuộc địa Nam Kỳ.

Tổng thống Pháp ký sắc lệnh thành lập Hội đồng thuộc địa Nam Kỳ. Chức năng của Hội đồng: Hội đồng thuộc địa Nam Kỳ chỉ có chức năng “Tư Vấn”. Hội đồng có thể làm mọi vấn đề như thuế má, chi thu của Ngân sách, phân chia khu vực hành chính v.v…, nhưng tuyệt đối không được đề cập tới vấn đề chính trị.

25-4-1882 :H.River đánh thành Hà Nội lần thứ hai, Hoàng Diệu tuẫn tiết.
River đánh thành Hà Nội lần thứ hai, Hoàng Diệu tuẫn tiết..jpg

Cuối tháng 3-1882, Trung tá hải quân Hăngri Rivie, theo lệnh của Thống đốc Nam Kỳ Lơ Miarơ đờ Vile, rời Sài Gòn, đem theo 2 chiến hạm cùng 300 quân ra tăng cường cho lực lượng viễn chinh Pháp đánh chiếm Bắc Kỳ. Đến đầu tháng 4-1882, Rivie đến Hà Nội chuẩn bị đánh chiếm Bắc Kỳ.

Sáng ngày 25-4-1882, Hăngri Rivie gởi tối hậu thư buộc Tổng đốc Hoàng Diệu hạ khí giới và giao nộp thành trước 8 giờ sáng. Đúng 8 giờ sáng: ba pháo thuyền của Pháp là Phăngpharơ, Mátxuy, Carabin từ bờ sông Hồng nã đại bác vào thành. Đến 10 giờ 45 phút, quân Pháp đổ bộ tấn công.

Quân và dân Hà Nội, dưới sự sự chỉ huy của Tổng đốc Hoàng Diệu, đã anh dũng chiến đấu bảo vệ Hà Nội trước sự tấn công xâm lược (lần thứ hai) của thực dân Pháp. Tuy nhiên, trước sức mạnh của quân Pháp, thành Hà Nội thất thủ. Tổng đốc Hoàng Diệu treo mình tự vẫn.

8-1882 :Trung Quốc điều quân chuẩn bị tranh chấp Việt Nam với Pháp.

Trung Quốc điều quân chuẩn bị tranh chấp Việt Nam với thực dân Pháp: Vua Thanh hạ lệnh cho Du Khoan (quyền Tổng đốc Quảng Đông), Nghê Văn Uốt (Tuần phủ Quảng Tây), Lưu Trường Hiệu (Tổng đốc Vân Quý) điều quân thủy, bộ chia đóng ở các nơi hiểm yếu để phòng bị và sẵn sàng nhảy vào chiến trường Bắc Kỳ để cùng Pháp xâu xé Việt Nam. Ngoài ra, hạ lệnh cho quan tỉnh Vân Nam là Tạ Kính Bưu đưa ba doanh quân sang đóng ở Quán Ty (huyện Trấn Yên, Hưng Hóa, Việt Nam). Nhân dân ta kịch liệt phản đối, lên án triều đình Huế đã để cho quân Thanh đến chiếm Bắc Kỳ. Tự Đức vội vàng ra dụ quan lại và dân chúng và thanh minh rằng “Người nước Thanh đâu có làm việc bất nghĩa như thế”.

25-8-1883 pháp buộc triều Nguyễn ký Hiệp ước Hácmăng

Triều đình Huế và thực dân Pháp ký “Hiệp ước hòa bình” tại Huế. Hiệp ước này còn được gọi là “Hiệp ước Hacmăng”.

Đại diện triều đình Huế là: Trần Đình Túc, Hiệp biện đại học sĩ, chánh sứ; Nguyễn Trọng Hiệp, Thượng thư Bộ Lại, phó sứ. Đại diện chính phủ Pháp là Hacmăng (Harmand).

Hiệp ước gồm 27 điều khoản. Nội dung bao trùm là: Triều đình Huế thừa nhận và chấp nhận Nam Kỳ là thuộc địa của Pháp; thừa nhận và chấp nhận nền bảo hộ của Pháp ở Trung Kỳ và Bắc Kỳ.

Triều đình Huế bị thực dân Pháp tước bỏ hoàn toàn quyền đối ngoại. Triều đình Huế muốn đặt quan hệ ngoại giao với bất kỳ nước nào đều phải được chính phủ Pháp cho phép (điều 1 Hiệp ước).

6-6-1884 pháp buộc triều Nguyễn ký điều ước Patơnốt.

Triều đình Huế và Pháp ký Hiệp ước tại Huế. Hiệp ước này còn được gọi là “Hiệp ước Patơnốt”.

Đại diện triều đình Huế là: Thượng thư Bộ Lại, kiêm phụ chánh thứ nhất Nguyễn Văn Tường; Thượng thư Bộ Hộ Phạm Thận Duật; quyền Thượng thư Bộ Công Tôn Thất Phan. Đại diện Pháp là Giuyn Patơnôtơrơ (Jules Patenôtre), đặc phái viên của Chính phủ Pháp bên cạnh hoàng đế Trung Hoa.

Hiệp ước gồm 19 điều khoản. Nội dung bao trùm là: Nước An Nam thừa nhận và chấp nhận nền bảo hộ của nước Pháp. Nước Pháp sẽ thay mặt nước An Nam trong mọi quan hệ đối ngoại. Người An Nam sống ở nước ngoài sẽ đặt dưới sự bảo hộ của nước Pháp (điều 1).

Hiệp ước này mang ý nghĩa một bản khai tử đối với chủ quyền đối ngoại của vua nước Nam.

5-7-1885 :Tôn Thất Thuyết đem quân tấn công tòa Khâm sứ Pháp ở Huế, mở đầu phong trào Cần Vương

Đêm mồng 4 rạng ngày mồng 5 tháng 7-1885: Tôn Thất Thuyết cùng Trần Xuân Sọan chỉ huy Phấn nghĩa quân mở cuộc tấn công quyết liệt vào đồn Mang Cá, khu nhượng địa, khu sứ quán của thực dân Pháp ở Huế. Cuộc chiến đấu diễn ra vô cùng ác liệt. Tảng sáng Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi cùng Tam cung rút khỏi kinh thành.

Cùng ngày 5-7-1885, Tôn Thất Thuyết ra bản thông báo cho khắp cả nước việc vua Hàm Nghi xuất bôn, và kêu gọi mọi người “Cần Vương”; thực dân Pháp đốt phá Bộ Binh và Bộ Lại là nơi làm việc của Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường.

Trên đường rút lui, vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết không ngừng bị giặc Pháp truy lùng. Đến đầu tháng 11-1888, vua Hàm Nghi bị sa vào tay giặc Pháp.

9-1885 :Khởi nghĩa Bãy Sậy bùng nổ.

Khởi nghĩa Bãy Sậy bùng nổ..jpg

Khởi nghĩa Bãi Sậy của Nguyễn Thiện Thuật bùng nổ từ năm 1885. Với lối đánh du kích, biến hóa phân tán, dựa vào thiên nhiên là chủ yếu, nghĩa quân đánh chiếm phủ thành Thường Tín, gây cho Pháp nhiều khó khăn.

Bãi Sậy là một trung tâm kháng chiến giáp giới hai tỉnh Hưng Yên và Bắc Ninh. Nghĩa quân ở các huyện Thanh Trì, Thanh Oai, Ứng Hòa, Thường Tín cùng đồng thời nổi dậy, phối hợp với nghĩa quân Bãi Sậy. Nghĩa quân Bãi Sậy đã vượt sông sang tấn công đánh chiếm huyện Thanh trì, Phú Xuyên, Thanh Oai. Tuần phủ Cao Xuân Dục đem lính đàn áp nghĩa quân. Nghĩa quân tản về các khu căn cứ.

Để hòng dập tắc được phong trào khởi nghĩa Bãi Sậy ngay từ khi bùng nổ, thực dân Pháp đã huy động một lực lượng binh lính lớn do Thiếu tướng Nêgriê, Trung tá Gôđa, liên tục tấn công suốt 3 tháng vào khu căn cứ của nghĩa quân ở Huyện Văn Giang và Yên Mỹ (tỉnh Hưng Yên). Mặc dù bị truy kích quyết liệt nhưng nghĩa quân vẫn kiên cường chiến đấu anh dũng.
 
1-11-1888 :Vua Hàm Nghi bị Pháp bắt.

Trong trận chiến đấu đêm ngày 31-10 rạng ngày 1-11-1888 để bảo vệ vua Hàm Nghi, chống lại quân Pháp do tên phản bội Trương Quang Ngọc dẫn đường, Tôn Thất Tiệp – con thứ của Tôn Thất Thiết – lúc đó là cận vệ của vua Hàm Nghi, đã anh dũng hy sinh. Vua Hàm nghi sa vào tay giặc và sau đó bị thực dân Pháp đưa đi đầy ở Angiêri (châu Phi).


19-05-1890: NGÀY SINH CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH


Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh ngày 19/05/1890 trong một gia đình trí thức yêu nước, nguồn gốc nông dân ở làng Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, nơi có truyền thống đấu tranh kiên cường chống ách thống trị nặng nề của thực dân phong kiến. Hoàn cảnh xã hội và giáo dục đã ảnh hưởng sâu sắc đến Hồ Chủ Tịch ngay từ thời niên thiếu.

Với tinh thần yêu nước nồng nàn, với sự sáng suốt về chính trị, Người đã bắt đầu suy nghĩ về những nguyên nhân thành bại của các phong trào yêu nước hồi bấy giời và quyết tâm đi tìm con đường đúng đắn để cứu dân, cứu nước.

Tháng 6/1911, Người ra nước ngoài, đi đến nước Pháp và nhiều nước Châu Âu, Á, Phi, Mỹ. Người hoà mình với những công nhân và những người dân thuộc địa, vừa lao động vừa sống, vừa học tập, nghiên cứu các học thuyết cách mạng. Năm 1917, thắng lợi vang dội của cách mạng tháng mười Nga đã đưa Hồ Chủ Tịch đến với chủ nghĩa Mac-LêNin. Ra sức nghiên cứu chủ nghĩa Mac-LêNin, Người đã nhận ra đường lối duy nhất đúng đắn để giải phóng dân tộc và giải phóng xã hội.

Cùng năm ấy, Người thành lập Hội những người Việt Nam yêu nước để tập hợp Việt kiều ở Pháp. Năm 1919, Người gia nhập Đảng Xã Hội của Pháp và hoạt động trong phong trào công nhân Pháp. Đầu năm đó, Người gửi đến hội nghị Vec-Xây (Pháp) “Bản yêu sách của nhân dân Việt Nam”, đòi chính phủ Pháp phải thừa nhận các quyền tự do và bình đẳng của dân tộc Việt Nam.

Tháng 12/1920, trong đại hội lần thứ 18 của Đảng Xã Hội Pháp, Người bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc Tế Cộng Sản và tham gia thành lập Đảng Cộng Sản Pháp. Sự kiện trên đây đánh dấu bước ngoặt trong đời hoạt động cách mạng của Người, bước ngoặt từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa Cộng Sản.

Năm 1921, Người tham gia thành lập hội liên hiệp các dân tộc và thuộc địa và năm 1922 xuất bản báo “Người Cùng Khổ” ở Pháp. Tháng 6/1923, Người từ Pháp đi Liên Xô, nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới, tiếp tục nghiên cứu chủ nghĩa Mác-LêNin và tham gia Quốc tế Cộng Sản. Cùng năm đó, Người được bầu vào đoàn chủ tịch Quốc Tế Nông Dân. Năm 1924, Người dự đại hội lần thứ 5 Quốc Tế Cộng Sản và được cử làm Uỷ viên bộ Phương Đông, phụ trách cục Phương Nam, hướng dận và xây dựng phong trào cách mạng và phong trào Cộng Sản ở các nước Đông Nam Á. Năm 1925, Người thành lập hội liên hiệp các nước bị áp bức ở Á Đông.

Tháng 6/1925, Người tổ chức Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí Hội, mà hạt nhân là Cộng Sản Đoàn, đồng thời ra báo Thanh Niên và mở lớp huấn luyện đào tạo hàng trăm cán bộ đưa vể nước hoạt động.

Ngày 3/2/1930, Người triệu tập hội nghị hợp nhất tại Cửu Long (Hương Cảng) để thống nhất các nhóm tại Cộng Sản trong nước thành Đảng Cộng Sản Việt Nam.

Trong thời gian từ 1930 đến 1940, Người ở nước ngoài tham gia công tác của Quốc Tế Cộng Sản, đồng thời theo dõi sát phong trào cách mạng trong nước và có những chỉ thị quý báu cho ban chấp hành Trung ương Đảng ta.

Năm 1941, sau 30 năm hoạt động ở nước ngoài Người về nước triệu tập hội nghị lần thứ 8 của Ban chấp hành trung ương Đảng, quyết định đường lối đánh Pháp, đuổi Nhật, thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất lấy tên là Việt Nam độc lập đồng minh (Việt Minh), gấp rút xây dựng lực lượng, đẩy mạnh phong trào đấu tranh cách mạng của quần chúng cả nước.

Ngày 22/12/1944, Người chỉ thị thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, tiền thân của quân đội nhân dân Việt Nam ngày nay và xây dựng căn cứ địa cách mạng.

Tháng 8/1945, trong không khí sục sôi cách mạng của thời kỳ tiền khởi nghĩa, Người cùng Trung Ương triệu tập đại hội quốc dân ở Tân Trào. Đại hội đã cử Người làm chủ tịch nước chính phủ lâm thời của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Người đã phát lệnh tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước. Ngày 2/9/1945, Người đọc bản tuyên ngôn độc lập trước nhân dân cả nước và nhân dân toàn thế giới tuyên bố thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, nhà nuớc công nông đầu tiên ở Đông Nam Á.

Trong những ngày đầu cách mạng, nước ta có nhiều khó khăn chồng chất và bị bao vây bốn phía. Nạn đói do Phát Xít Nhật – Pháp gây ra đã giệt hại hơn hai triệu người Việt Nam. Tháng 9/1945, cấu kết với các đế quốc Mỹ, Anh và bọn phản động quốc dân Đảng Trung Quốc, thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta một lần nữa, âm mưu xoá bỏ mọi thành quả của cách mạng tháng tám.

Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng ban chấp hành Trung Ương Đảng lãnh đạo toàn dân ta vừa đánh trả bọn thực dân Pháp xâm lược ở miền Nam, vừa đối phó với bọn phản động Tưởng Giới Thạch ở miền Bắc.

Hiệp định sơ bộ ngày 6/3/1946 được ký kết giữa Việt Nam dân chủ cộng hoà và Pháp. Quân Tưởng Giới Thạch rút khỏi miền Bắc Việt Nam. Quân đội Pháp mở rộng đánh chiếm miền Nam, kéo ra miền Bắc và lấn dần từng bước ở miền Bắc, âm mưu tiến tời xoá bỏ nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Trước tình hình ấy, tháng 12/1946, chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi toàn quốc kháng chiến và cùng ban chấp hành Trung Ương Đảng lãnh đạo cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện và lâu dài chống thực dân Pháp đến thắng lợi lịch sử Điện Biên Phủ.

Tháng 7/1954, hiệp định Genéve được ký kết. Miền Bắc Việt Nam được giải phóng. Nhưng một nửa nước ở miền Nam bị đế quốc Mỹ biến thành thuộc địa kiểu mới của chúng. Người cùng với Trung Ương Đảng lãnh đạo nhân dân cả nước đồng thời thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược: cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam.

Tháng 9/1960, đại hội lần thứ III của Đảng đã họp, thông qua nghị quyết về 2 nhiệm vụ chiến lược và bầu đồng chí Hồ Chí Minh làm chủ tịch ban chấp hành Trung Ương Đảng. Dưới sự lãnh đạo của Người và của ban chấp hành Trung Ương Đảng, nhân dân ta vừa đẩy mạnh sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, vừa tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước để bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam thống nhất nước nhà và đưa nước tiến lên chủ nghĩa xã hội

Ngày 2/9/1969 Người từ trần, hưởng thọ 79 tuổi.

Cuộc đời của chủ tịch Hồ Chí Minh là một cuộc đời trong sáng cao đẹp của một người Cộng Sản vĩ đại, một anh hùng dân tộc kiệt xuất, một chiến sĩ quốc tế lỗi lạc, đã đấu tranh không mệt mỏi và hiến dâng cả đời mình vì Tổ Quốc, vì nhân dân, vì lý tưởng Cộng Sản chủ nghĩa, vì độc lập, tự do của các dân tộc, vì hoà bình và công lý trên thế giới.

Cuộc họp lần thứ 24, năm 1987 tổ chức giáo dục, khoa học và văn hoá của liên hợp quốc (UNESCO), ra nghị quyết về kỷ niệm 100 năm ngày sinh chủ tịch Hồ Chí Minh “Anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam và là một nhà văn hoá lớn” (Hồ Chí Minh Vietnamese hero of National Liberation And Great Man Of Culture) vào năm 1990.

1885-1895 :Khởi nghĩa Hương Khê.

Đây là cuộc khởi nghĩa có quy mô lớn nhất, độc đáo nhất và kéo dài nhất trong phong trào Cần Vương cuối thế kỷ XIX. Cuộc khởi nghĩa do Phan Đình Phùng lãnh đạo với sự trợ giúp của Cao Thắng, Ngô Quảng, Cao Đạt, Hà Văn Mỹ, Nguyễn Chanh, Nguyễn Trạch…

Địa bàn hoạt động của nghĩa quân bao gồm 4 tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, trong đó địa bàn chính vẫn là Nghệ An - Hà Tĩnh.

Phan Đình Phùng đã chia địa bàn 4 tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình thành 15 quân thứ, xây dựng những chiến tuyến cố định, mạnh kết hợp lối đánh du kích với lối đánh lớn chuyến tuyến cố định, cuộc khởi nghĩa Hương Khê đã gây cho Pháp nhiều tổn thất lớn. Những chiến thắng của Phan Đình Phùng như: trận đánh úp thành Hà Tĩnh, bắt sống Tri phủ Đinh Nho Quang 1892, trận Vạn Sơn tháng 3-1893, trận tập kích Hà Tĩnh lần thứ hai năm 1894 và trận Vụ Quang tháng 10-1894 được coi là một thành tựu của nghệ thuật quân sự Việt Nam lúc đó.

Phó tướng Cao Thắng, là người có tài chế súng theo kiểu năm 1874 của Pháp. Thực dân Pháp phải huy động một lực lượng quân đội lớn, với nhiều vũ khí hiện đại chúng tấn công thành Ba Đình. Cao Thắng hy sinh lúc mới 30 tuổi. Phan Đình Phùng tạ thế ở núi Quạt (Hà Tĩnh) ngày 28-12-1895. 23 bộ tướng của ông cũng bị giặc Pháp bắt và sử tử tại Huế.

Đầu năm 1896, những tiếng súng cuối cùng của phong trào Cần Vương cũng kết thúc.


5-1904 :Thành lập Hội Duy Tân.

Thành lập Hội Duy Tân. Địa điểm thành lập Hội: tại nhà Tiểu La Nguyễn Hàm ở Quảng Nam. Hội trưởng: Kỳ Ngoại hầu Cường Để. Các hội viên: Phan Bội Châu, Nguyễn Hàm, Trịnh Hiền, Đặng Tử Kính, Đặng Thái Thân. Mục đích hoạt động của Hội: “Cốt sao khôi phục được Việt Nam, lập ra một chính phủ độc lập, ngoài ra chưa có chủ nghĩa gì khác cả” (Theo Phan Bội Châu niên biểu).

Nhiệm vụ trước mắt của Hội được đặt ra trong ngày thành lập là: phát triển thế lực của Hội về người và về tài chính; chuẩn bị bạo động và phương án hành động sau khi bạo động được tiến hành; xuất dương sang Nhật cầu viện.

Năm 1906, chương trình của Hội Duy Tân mới được mới được Phan Bội Châu khởi thảo, cho in và công bố; lúc đó mục đích của Hội mới được đề cập một cách tương đối rõ ràng là: khôi phục nước Việt Nam, lập thành nước quân chủ lập hiến.

Đầu tháng 2-1912, tại Quảng Đông (Trung Quốc), Duy Tân hội bị bãi bỏ để thành lập Việt Nam Quang phục hội.


20-1-1905 :Phan Bội Châu và Tăng Bạt Hổ sang Nhật.

Phan Bội Châu và Tăng Bạt Hổ sang Nhật. Thời gian ở Nhật, Phan Bội Châu đã gặp Lương Khải Siêu, Bá tước Đại Ôi, Tử tước Khuyển Dưỡng Nghị, v.v…, Phan Bội Châu viết cuốn Việt Nam vong quốc sử và nhờ Lương Khải Siêu xuất bản ở Nhật.

Tháng 6-1905: Phan Bội Châu và Đặng Tử Kính về nước, mang theo một số cuốn sách Việt Nam vong quốc sử cổ động thanh niên xuất dương du học.


7-1905 :Mở đầu phong trào Đông du của Duy Tân hội.


Mở đầu phong trào Đông du của Duy Tân hội, Phan Bội Châu và Đặng Tử Kính đưa 3 thanh niên đầu tiên xuất dương sang Nhật du học. Trong thời gian ở Nhật lần này, Phan Bội Châu viết bài Khuyến quốc dân tư trợ du học văn để kêu gọi đồng bào toàn quốc xuất dương du học và ủng hộ, giúp đỡ việc du học.

Trong thời gian đầu, Phan Bội Châu thuê một nhà trọ ở Hoành Tân và đặt tên là “Bích Ngọc Hiên” để làm trụ sở tiếp nhận thanh niên trong nước xuất dương du học. Về sau “Bích Ngọ Hiên” chuyển về Đông Kinh.

Đầu tháng 6-1908 đã có khoaûng 200 du học sinh (trong đó có khoaûng 100 người Nam Kỳ, hơn 50 người Trung Kỳ và hơn 40 người Bắc Kỳ). Đa số du học sinh là con cháu các sĩ phu.

Đến tháng 2-1909, Chính phủ Nhật ra lệnh trục xuất Phan Bội Châu và Kỳ Ngoại hầu Cường Để. Từ đây, phong trào Đông Du tan rã.

5-6-1911 :Chủ tịch Hồ Chí Minh từ bến Nhà Rồng (Sài Gòn) ra đi tìm đường cứu nước.

Chủ tịch Hồ Chí Minh từ bến Nhà Rồng (Sài Gòn) ra đi tìm đường cứu nước. “Ba” là bí danh đầu tiên mà Người sử dụng khi Người xuống làm phụ bếp tại chiếc tàu mang tên “Đô đốc Latusơ Tơrêvin” (L’Amiral Latouche Tréville).

Tàu rời bến Nhà Rồng ngày 5-6-1911; đến Xingapo ngày 8-6-1911; đến Côlômbô ngày 14-6-1911; đến cảng Xait (Ai Cập) ngày 30-6-1911; đến Macxây (Pháp) ngày 6-7-1911; cập bến Lơ Havrơ ngày 15-7-1911.

2-1912 :Thành lập “Việt Nam Quang phục hội”.

Thành lập “Việt Nam Quang phục hội”, bãi bỏ “Duy Tân hội”. Địa điểm thành lập: tại từ đường nhà Lưu Vĩnh Phúc ở Sa Hà, Tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Đại biểu nhân sĩ cách mạng Việt Nam của cả Bắc Kỳ, Nam Kỳ, Trung Kỳ, đều có mặt. Tôn chỉ, mục đích của Việt Nam Quang phục hội là: “Đánh đuổi giặc Pháp, khôi phục nước Việt Nam, thành lập Cộng hòa Dân chủ Việt Nam”. Hội trưởng là Cường Để, Tổng lý hội là Phan Bội Châu.

Cơ quan lãnh đạo của Việt Nam Quang phục hội gồm ba bộ: Bộ Tổng vụ; Bộ Binh nghị; Bộ Chấp hành.

Việt Nam Quang phục hội có tổ chức một lực lượng vũ trang mang tên “Quang phục quân”, có đặt ra Quốc kỳ, Quân kỳ, có cho phát hành “Quân dụng phiếu” lưu hành ở trong nước và Lưỡng Quả

1883-1913 :Phong trào nông dân Yên Thế.

Phong trào nông dân Yên Thế, là sự kiện quan trọng nhất của phong trào nông dân khởi nghĩa thời cận đại. Cuộc khởi nghĩa kéo dài trong 30 năm , từ thời Cần Vương qua đầu thế kỷ XX, luôn là ổ đề kháng quan trọng mà nhiều lực lượng chính trị phải tìm kiếm.

Người đầu tiên có công xây dựng căn cứ khởi nghĩa ở vùng Yên Thế (tây bắc, tỉnh Bắc Giang) là Đề Nắm (Lương Văn Nắm). Năm 1892 ông mất, sự nghiệp được giao lại cho phó tướng Đề Thám (Trương Văn Thám).

Cuộc chiến đấu của nghĩa quân Yên Thế chủ yếu là những trận đánh đầy mưu mẹo, nghĩa quân đánh phá cuộc tấn công lớn đầu tiên của Pháp vào Phồn Xương tháng 8-1894…

Từ tháng 11-1909 đến 1913, thực dân Pháp tập trung lực lượng tấn công quyết liệt vào căn cứ nghĩa quân. Tuy vậy, trong vòng 10 tháng cuối cùng, nghĩa quân Yên Thế đã đánh thắng nhiều trận liên tiếp như trận Chợ Gồ tháng 1-1909, trận Sơn Quả tháng 2-1909, trận Rừng Phe tháng 2-1909, trận Hàm Lợn tháng 3-1909, trận Núi Sáng tháng 10-1909…

Do sức phản công của thực dân Pháp quá mạnh, cộng với sức cùng lực kiệt, nghĩa quân của Đề Thám dần bị suy yếu. Bản thân Đề Thám bị Pháp trêu đầu ở Nhã Nam ngày 12-10-1913. Phong trào nông dân Yên Thế chấm dứt.

5-1916 :Cuộc vận động khởi nghĩa của Việt Nam Quang phục hội.

Cuộc vận động khởi nghĩa của Việt Nam Quang phục hội, với sự tham gia trực tiếp của vua Duy Tân ở miền Nam Trung Bộ. Không khí khởi nghĩa dân lên mạnh mẽ, nhất là trong đêm mồng 3 rạng mồng 4-5-1916.

Theo tài liệu của thực dân Pháp để lại, thì trong những ngày đó tình hình như sau: tại Quảng Ngãi xuất hiện nhiều tốp nghĩa binh, khá đông, vũ trang bằng dao và mác, đã vận động suốt đêm ngày, tại nhiều địa điểm trong tỉnh và với tư thế sẵn sàng chiến đấu; tại Quảng Nam có khoaûng 250 đến 300 nghĩa binh, chia làm hai nhóm, đã công khai tấn công một đội lính tại địa hạt Tam Kỳ rồi rút lui an toàn; xung quanh bến cảng Đà Nẵng và Hội An cũng xuất hiện nhiều tốp nghĩa binh, với tư thế sẵn sàng chiến đấu; riêng tại Huế có khoaûng 50 thủ lĩnh nghĩa quân trong số này (của vua Duy Tân) từ Quảng Nam, Quảng Ngãi đến để vận động, tổ chức nghĩa quân chuẩn bị tấn công tiểu thứ 16 để cướp vũ khí; trong khi đó, ở quanh thành Huế, xuất hiện nhiều tốp nghĩa quân - mỗi tốp chừng 50 đến 80 người đóng raûi rác khắp các cánh đồng, sẵn sàng chờ lệnh tấn công thành Huế; số thủ lĩnh này đã họp kín với vua Duy Tân hồi 10 giờ đêm ngày 3-5-1916, và vua Duy Tân đã ra lời kêu gọi quan lại, sĩ dân nổi dậy khởi nghĩa.

18-6-1919 :Nguyến Ái Quốc gởi tới hội nghị Vecxay (Versailles) bản yêu sách của nhân dân Việt

Nhân lúc các nước thắng trận triệu tập một cuộc hội nghị để chia lại thế giới sau chiến tranh, họp tại Vecxay (ngoại vi thủ đô nước Pháp), một bản Yêu sách của nhân dân Việt Nam được gởi tới đại biểu của một số nước tham dự hội nghị, đồng thời được công bố trên các tờ báo L’Humanité (Nhân đạo) và Journal du Peuple (Nhật báo dân chúng) của Đảng Xã hội Pháp. Bản yêu sách được ký tên Nguyễn Ái Quốc, thay mặt nhóm người Việt Nam yêu nước.

Nội dung yêu sách gồm 8 điểm yêu cầu chính phủ Pháp: Ân xá chính trị phạm -Cải cách pháp lý – Tự do báo chí và tư tưởng – Tự do lập hội và hội họp - Tự do cư trú ở nước ngoài và xuất dương – Tự do học tập và mở mang trường học – Thay đổi chế độ sắc lệnh bằng đạo luật – Có đại diện người bản xứ trong nghị viện Pháp.

Nhận xét về văn kiện này, Bộ nội Vụ Pháp khẳng định: “Qua cuộc điều tra về sự tuyên truyền trong các giới Việt Nam ở Pari ủng hộ yêu sách của nhân dân Việt Nam có thể rút ra kết luận rằng hiện nay linh hồn của phong trào đó là Nguyễn Ái Quốc.

Sự kiện này gây một tiếng vang lớn, là dấu hiệu của một bước chuyển biến lịch sử của phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam từ nay gắn liền với tên tuổi Nguyễn Ái Quốc.

25 đến 30-12-1920 :Nguyễn Ái Quốc tham dự Đại hội lần thứ 18 Đảng Xã hội Pháp.

Từ đầu năm 1919, Nguyễn Ái Quốc đã tham gia Đảng Xã hội Pháp. Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, Đảng Xã hội Pháp đang diễn ra sự phân liệt trong việc lựa chọn cương lĩnh chính trị: tiếp tục đi theo khuynh hướng của Quốc tế II lúc này đã từ bỏ lập trường vô sản để theo đuôi giai cấp tư sản, hoặc đi theo Quốc tế III, con đường mà cách mạng tháng Mười Nga đã mở ra. Mùa thu năm 1920, Nguyễn Ái Quốc được đọc tác phẩm “Sơ thảo lần thứ nhất Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa” của Lênin và nhận thấy: “Đây là con đường giải phóng cho chúng ta”.

Do vậy, tại Đại hội lần thứ 18 của Đảng Xã hội Pháp họp tại thành phố Tua (Tours), Nguyễn Ái Quốc đã phát biểu tố cáo tội ác của chủ nghĩa thực dân Pháp ở Đông Dương, kêu gọi giai cấp công nhân và những người cách mạng Pháp hãy ủng hộ sự nghiệp giải phóng của nhân dân Việt Nam và các dân tộc thuộc địa khác. Cùng với những chiến sĩ tiên tiến trong Đảng Xã hội, Nguyễn Ái Quốc đã bỏ phiếu tán thành việc Đảng gia nhập Quốc tế III và trở thành người Cộng sản Việt Nam đầu tiên, thuộc thế hệ lớp đảng viên đầu tiên của Đảng Cộng sản Pháp.

1-4-1922 :Tờ báo “Le Paria” ra số đầu tiên tại Pari do Nguyễn Ái Quốc làm chủ nhiệm.
hồ chí minh.jpg


Tờ báo do Hội Liên hiệp thuộc địa chủ trương, xuất bản bằng tiếng Pháp, do Nguyễn Ái Quốc làm chủ nhiệm kiêm chủ bút. Là “Diễn đàn của các dân tộc thuộc địa”, sau đó đổi thành “Diễn đàn của vô sản thuộc địa”, tờ Le Paria tồn tại đến tháng 4-1926, tổng cộng ra được 38 số. Với nội dung chống chủ nghĩa thực dân, kêu gọi đoàn kết các dân tộc thuộc địa, đặc biệt là với nhiều bài viết đặc sắc của Nguyễn Ái Quốc, việc xuất bản Le Paria “là một vố đánh vào thực dân”. Tờ Le Paria được bí mật chuyển về Đông Dương và các thuộc địa thực sự đã làm tròn mục tiêu tôn chỉ của tờ báo là “vũ khí chiến đấu với sứ mạng đã rõ ràng là giải phóng con người” (Lời kêu gọi nhân báo ra số đầu).

22 đến 25-10-1922 :Nguyễn Ái Quốc tham dự Đại hội II Đảng Cộng sản Pháp tại Pari.

Tại đây, Nguyễn Ái Quốc đã được cử vào đoàn Chủ tịch phiên họp ngày 23-10 do những đóng góp tích cực của Người cùng với một số đồng chí khác. Đại hội đã thông qua một nghị quyết nêu rõ: những người cộng sản Pháp phải đặt vấn đề thuộc địa lên hàng đầu và phải ghi vấn đề đó vào chương trình nghị sự của Hội nghị toàn quốc sắp tới của Đảng. Đại hội cũng nhất trí đưa ra Lời kêu gọi do Ban Nghiên cứu Thuộc địa của Đảng khởi thảo ra làm văn kiện Đại hội (văn kiện này đăng trên tờ Le Paria ngày 1-11-1922).

Năm 1923 :Tổ chức Tâm tâm xã được thành lập ở Quảng Châu (Trung Quốc).

Tâm tâm xã là tổ chức của một nhóm người Việt Nam yêu nước thành lập ở Quảng Châu (Trung Quốc) với tôn chỉ “Liên hiệp những người có trí lực trong toàn dân Việt Nam, không phân biệt ranh giới, đảng phái, miễn là có quyết tâm hy sinh tất cả và tự ý về quyền lợi cá nhân, đem hết sức mình tiến hành mọi việc để khôi phục quyền làm người của người Việt Nam”. Nhưng về sau đường lối chính trị của tổ chức này cho rằng “sau này chính thể phải lập như thế nào đến lúc đó sẽ do toàn thể đoàn viên và toàn quốc dân quyết định sao cho hợp với trào lưu thế giới và tình thế của nước ta mà đại đa số tán thành”. Như vậy, Tâm tâm xã là một tổ chức yêu nước nhưng cương lĩnh chưa rõ ràng, phần nào chịu ảnh hưởng của một số tổ chức cánh tả ở Trung Quốc (như nhóm Tâm xã của Lưu Sư Phục) hoặc Nhật (nhóm Cung kỳ thao thiên, Giới lợi ngũ). Tâm tâm xã đã tìm cách liên hệ với các lực lượng trong nước, đặt biệt đã gây được tiếng vang lớn sau vụ tổ chức mưu sát Toàn quyền Đông Dương ở Sa Diện (tháng 6-1924). Sau này, những chiến sĩ trung kiên của Tâm tâm xã đã trở thành hạt nhân của Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội do Nguyễn Ái Quốc thành lập ở Quảng Châu (tháng 6-1925). Chính Tâm tâm xã đã cung cấp cho cách mạng Việt Nam những thế hệ chiến sĩ cộng sản đầu tiên và xuất sắc như Lê Hồng Phong, Lê Hồng Sơn, Hồ Tùng Mậu v.v… Nhận xét về tổ chức này, tài liệu của Quốc tế cộng sản viết: “Đây là nhóm đầu tiên, do đó mà tương lai có nhóm Cộng sản Đông Dương xuất hiện”.
 
27-1-1924 :Lời kêu gọi của Quốc tế Cộng sản gởi tới nhân dân Việt Nam.

Như Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận định: “Chủ nghĩa Mác – Lênin và ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười đã chọc thủng lưới sắt của thực dân Pháp truyền đến Việt Nam” từ rất sớm Quốc tế Cộng sản (thành lập năm 1919) đã chú ý tới cách mạng Đông Dương.

Ngày 25-4-1920, Lãnh sự Pháp ở cảng Vlađivôxtốc đã báo cho chính quyền Pháp khả năng cơ quan tuyên truyền Cộng sản của nước Nga sẽ tổ chức đường dây tuyên truyền ở Viễn Đông trong đó có cảng Sài Gòn. Ngày 9-9-1920, chính quyền thực dân ở Nam Kỳ đã ghi nhận những dấu hiệu đầu tiên về hoạt động tuyên truyền cộng sản của các thủy thủ nước ngoài cập bến cảng Sài Gòn. Ngày 1-12-1920, Bộ Thuộc địa Pháp đã chỉ thị cho nhà cầm quyền Đông Dương đối phó với việc “truyền bá chủ nghĩa Bônsêvich ở Đông Dương” v.v…

Cho đến ngày 27-1-1924, tức là cùng ngày với bài viết Lênin và các dân tộc thuộc địa của Nguyễn Ái Quốc đăng trên tờ Pravđa (Sự thật, Liên Xô), Quốc tế Cộng Sản đã gởi tới nhân dân Việt Nam một lời kêu gọi. Văn kiện này đã giới thiệu sự ra đời cùng mục tiêu cách mạng của Quốc tế Cộng sản là: “…giúp hàng triệu, hàng mấy muôn người làm ăn ngũ phương, nhất là công dân khốn khổ về thuộc địa như An Nam ta vậy…” và hô hào các dân tộc bị áp bức đoàn kết chiến đấu dưới ngọn cờ của Quốc tế Cộng sản. Văn kiện này viết bằng tiếng Việt được ghi nhận như văn kiện sớm nhất của Quốc tế Cộng sản đối với cách mạng Việt Nam.

19-6-1924 phạm Hồng Thái mưu sát toàn quyền Đông Dương (Méclanh) tại Sa Diện.

Nhằm tăng cường mối quan hệ kinh tế cũng như sự câu kết về chính trị với các nước láng giềng của Đông Dương, đặc biệt là với các địa bàn có phong trào yêu nước của người Việt Nam hoạt động, Toàn quyền Đông Dương Meclanh đã thực hiện hàng loạt các cuộc viếng thăm Vân Nam phủ (4-4-1924), Nhật (từ 16-4)… Trên đường từ Nhật trở về Đông Dương, Meclanh ghé thăm khu tô giới của Pháp ở Quảng Châu, một trung tâm rất sôi động của các tổ chức cách mạng của người Việt Nam. Nhân cơ hội này, tổ chức Tâm tâm xã quyết định trừng trị tên thực dân đầu sỏ Meclanh để gây thanh thế. Phạm Hồng Thái được sự hổ trợ của Lê Hồng Sơn được giao thực hiện sứ mạng này.

Tối 19-6-1924, Phạm Hồng Thái lọt được vào khách sạn Vichtôria ở Sa Diện, nơi tổ chức bữa tiệc có Meclanh tham dự và đã dùng tạc đạn để hạ sát y. Nhưng vụ mưu sát không thành, tạc đạn nổ chỉ làm chết và bị thương một vài quan chức tùy tùng. Bị cảnh sát thực dân truy đuổi, Phạm Hồng Thái đã nhảy xuống sông Châu Giang và hy sinh anh dũng. Sự kiện này đã gây một tiếng vang lớn đối với dư luận Trung Quốc và một số nước khác, đồng thời gây xúc động mạnh mẽ trong những người Việt Nam yêu nước. Thi hài Phạm Hồng Thái được Chính phủ Tôn Trung Sơn trân trọng chôn cất ở Đài liệt sĩ Hòang Hoa Cương. Mặc dầu mục đích trừng trị tên Toàn quyền Đông Dương không thành, nhưng tiếng bom Phạm Hồng Thái đã “báo hiệu bắt đầu thời đại đấu tranh dân tộc, như chim én báo hiệu mùa Xuân”.


17-6 đến 8-7-1924 :Nguyễn Ái Quốc tham dự Đại hội lần thứ V Quốc tế Cộng sản họp tại Mátxcơva

Với tư cách là đại biểu tư vấn của Đại hội, Nguyễn Ái Quốc đã nhiều lần tham luận nhằm nhấn mạnh vai trò của vấn đề dân tộc và thuộc địa.

Cũng trong thời gian này, Nguyễn Ái Quốc tham dự các đại hội của Quốc tế Công hội Đỏ (đọc tham luận tại phiên họp thứ 15, ngày 21-7-1924), Quốc tế Phụ nữ, Quốc tế Thanh niên…và được cử làm Ủy viên Bộ phương Đông.

Giữa tháng 12-1924, Nguyễn Ái Quốc lên đường sang Trung Quốc trong phái đoàn cố vấn của chính phủ Liên Xô bên cạnh Chính phủ Quảng Châu. Từ đó, Người trực tiếp làm công tác chuẩn bị cho việc thành lập một chính đảng cách mạng ở Đông Dương.

12-1924 :Nguyễn Ái Quốc đến Quảng Châu (Trung Quốc).

Với sự giúp đỡ của Quốc tế Cộng sản, Nguyễn Ái Quốc được bố trí trong phái đoàn cố vấn của chính phủ Liên Xô do Bôrôđin dẫn đầu tới Quảng Châu giúp Chính phủ Dân quốc của Tôn Dật Tiên. Giữa tháng 12-12-1924, Nguyễn Ái Quốc tới Quảng Châu (Trung Quốc). Trong thời gian ở đây, Nguyễn Ái Quốc đã thực hiện nhiều nhiệm vụ quốc tế như: cùng một số người cộng sản Trung Quốc triệu tập hội nghị đại biểu đầu tiên của 20 vạn nông dân tỉnh Quảng Đông và Hội nghị lần thứ hai đại biểu công nhân Trung Quốc (đầu tháng 5-1925); được đoàn Chủ tịch Quốc tế Nông dân ủy nhiệm phụ trách công tác vận động nông dân ở Trung Quốc và một số nước khác (31-7-1925), tham gia sáng lập Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông. Ngoài ra, Nguyễn Ái Quốc còn dành nhiều thời gian để tập hợp và tổ chức những lực lượng người Việt Nam yêu nước lúc này đang hoạt động tại Trung Quốc, tổ chức nhiều lớp huấn luyện chính trị (từ đầu năm 1925), tiếp xúc với Phan Bội Châu (cuối năm 1924), v.v…

5-1-1925 :Thành lập Việt Nam nghĩa đòan.

Việt Nam nghĩa đoàn là tổ chức của một nhóm 17 người mà nồng cốt là những sinh viên yêu nước của trường Cao đẳng sư phạm Hà Nội (trong đó có Tôn Quang Phiệt, Phạm Thiều, Đặng Thai Mai, Nguyễn Quốc Túy…) được thành lập vào ngày mồng Một tết Nguyên đán (tức 25-1-1925) sau một cuộc họp tại nhà số 4 đường Giôrêghiberi (tức phố Quang Trung Hà Nội hiện nay). Tuy Việt Nam Nghĩa đoàn có đưa ra một chương trình sơ lược và 10 lời thề, nhưng nó tồn tại không được bao lâu, một số thành viên rời bỏ tổ chức, những phần tử trung kiên do Tôn Quang Phiệt đứng đầu tiếp tục hoạt động rồi kết hợp với nhóm các chính trị phạm ở Trung Kỳ để thành lập tổ chức Phục Việt.

30-4-1925 :2.500 công nhân nhà máy sợi Nam Định bãi công.

Cuộc bãi công của 2.500 công nhân nhà máy sợi Nam Định. Đây là lần đầu tiên đã nổ ra cuộc bãi công trên phạm vi toàn nhà máy với khẩu hiệu đòi tăng lương, chống đánh đập và đuổi công nhân. Cuộc bãi công này có ảnh hưởng mạnh mẽ đến phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân Việt Nam trong giai đọan này.

6-1925 :Nguyễn Ái Quốc thành lập Việt Nam Thanh Niên cách mạng đồng chí hội.
Từ đầu năm 1925, trên cơ sở những hội viên trung kiên của Tâm tâm xã, Nguyễn Ái Quốc đã thành lập “Nhóm bí mật” trong đó có 5 đảng viên cộng sản dự bị và 2 đoàn viên thanh niên cộng sản dự bị. Lấy “Nhóm bí mật” này làm nồng cốt, tháng 6-1925, Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội được thành lập.

Điều lệ của hội ghi rõ mục đích là: “Hy sinh tính mệnh, quyền lợi, tư tưởng để làm cách mạng dân tộc (đập tan bọn Pháp và giành lại độc lập cho xứ sở) rồi sau đó làm cách mạng thế giới (lật đổ chủ nghĩa đế quốc và thực hiện chủ nghĩa cộng sản)”, đề cập tới việc kết nạp hội viên, hội học sinh, hội phụ nữ…, thành lập chính phủ nhân dân, áp dụng nguyên tắc Tân kinh tế , đoàn kết với giai cấp vô sản quốc tế…cơ cấu tổ chức của Hội được thiết lập từ Tổng bộ, Kỳ bộ, Tỉnh bộ, Huyện bộ cho tới các chi bộ. Tổng bộ đặt trụ sở tại Quảng Châu, xuất bản báo Thanh niên (21-6-1925), tổ chức các lớp huấn luyện chính trị do Nguyễn Ái Quốc trực tiếp phụ trách, (các bài giảng sau này được tập hợp trong tác phẩm đường Kách mệnh). Từ cuối năm 1925, nhiều hội viên đã được cử về nước phát triển lực lượng, đến năm 1927 đã thành lập các kỳ bộ, năm 1929 số lượng hội viên lên tới 1.700 người. Hội đã trở thành hạt nhân lãnh đạo của các phong trào đấu tranh chống Pháp của các tầng lớp nhân dân. Hội cũng đã tìm cách bắt liên lạc để hướng tới sự thống nhất với các tổ chức trong nước. Đến giữa năm 1929, phần lớn hội viên của tổ chức này đã hướng về chủ nghĩa cộng sản và sau sự phân liệt tại Đại hội tháng 5-1929, các tổ chức cộng sản lần lượt ra đời.

Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội là tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời vào mùa xuân 1930.

14-7-1925 :Thành lập Hội Phục Việt.

Vào đúng ngày thực dân Pháp mở hội “Chính trung” (tức là ngày quốc khánh nước Pháp), một số chiến sĩ yêu nước trung kiên của tổ chức Việt Nam nghĩa đoàn (như Tôn Quang Phiệt) cùng với Nhóm chính trị Phạm Trung Kỳ (như Lê Văn Huân, Tú Kiên…) đã nhóm họp tại núi Quyết (Bến Thủy) tuyên bố thành lập Hội Phục Việt với chủ trương 3 điểm: nghiên cứu tình hình chính trị trong và ngoài nước để quyết định đường lối hòa bình hay bạo động; tìm hiểu và liên hệ với các tổ chức chính trị người Việt Nam ở Xiêm và Trung Quốc; kết nạp thêm hội viên.

Sau khi thành lập, Hội Phục Việt tìm cách mở rộng hoạt động và kết nạp hội viên mở rộng hoạt động và kết nạp hội viên ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ. Nhưng sau vụ các hội viên Bắc Kỳ và Trung Kỳ (nhóm Tôn Quang Phiệt), nhân vụ án Phan Bội Châu rải truyền đơn (5-12-1925) đặt biệt là những truyền đơn kêu gọi bạo động, thực dân Pháp đã thẳng tay đàn áp. Để bảo vệ lực lượng, nhóm Phục Việt ở Trung Kỳ đổi tên thành Hưng Nam. Giữa năm 1926, tổ chức này đã cử người, trong đó có Trần Phú qua Quảng Châu liên lạc với Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội, được Nguyễn Ái Quốc trực tiếp huấn luyện nên ngày càng có khuynh hướng cộng sản. Trong khi đó, ở trong nước, Hưng Nam ngày càng chuyển hướng thành một tổ chức cách mạng và lần lược đổi tên thành Việt Nam Cách mệnh đảng, Việt Nam Cách mệnh đồng chí trước khi trở thành Tân Việt.


24-3-1926 :Nhà yêu nước Phan Châu Trinh qua đời.

Phan Châu Trinh, hiệu Tây Hồ, sinh ngày 9-9-1872, tại Tây Lộc, Hà Đông, Quảng Nam. Sau một thời gian hoạt động cách mạng, ngày 24-3-1926, Phan Châu trinh đột ngột qua đời tại Sài Gòn. Vốn là một học sĩ phu cấp tiến, ngay từ rất sớm, đường lối chính trị của Phan Châu Trinh đã mang nặng tính chất tư sản. Ông chĩa mũi nhọn vào chế độ phong kiến nhà Nguyễn và tìm mọi cơ hội công kích nó, đồng thời hướng lập trường cứu nước của mình vào một cuộc cách mạng có tính chất dân chủ tư sản. Cái chết của ông vào giữa lúc cách mạng Việt Nam đang có những chuyển biến lớn lao và khí thế quần chúng đang khao khát đấu tranh đã gây nên xúc động lớn. Sự ngưỡng mộ đối với tấm lòng yêu nước của ông đã dẫn đến một phong trào quần chúng trên toàn quốc tổ chức đám tang Phan Châu Trinh.

Ngày 4-4-1926, tại Sài Gòn, đám tang được tổ chức với 14 vạn người tham dự do các nhóm chính trị như Đảng Thanh niên, Đảng Lập hiến chủ trương. Các cuộc lễ truy điệu Phan Châu Trinh cũng được tổ chức trọng thể tại nhiều địa phương trên toàn quốc. Từ trong sự kiện này, tinh thần yêu nước của quần chúng được thức tỉnh, đặc biệt là các tầng lớp thanh niên, trí thức hướng tới những tổ chức cách mạng tiên tiến đang hình thành.

Năm 1927 :Tác phẩm “Đường Kách mệnh” của Nguyễn Ái Quốc được xuất bản.

Đầu năm 1927, đề cương các bài giảng của Nguyễn Ái Quốc đã được tập hợp lại trong một số cuốn sách nhan đề “Đường Kách mệnh” và được Bộ Tuyên truyền của Hội Liên hiệp các dân tộc thuộc địa ở Á Đông xuất bản tại Quảng châu. Tài liệu in thạch và do tác giả trực tiếp viết bản in. Tác phẩm đã đề cập đến một loạt những vấn đề cơ bản về lý luận của cách mạng Việt Nam dưới ánh sáng của học thuyết Mác-Lênin. Cùng với Bản án chế độ thực dân Pháp, Đường Kách mệnh là văn kiện có tính chất cương lĩnh của phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam những năm 1920, vạch ra những hình thức và phương pháp tổ chức lực lượng cách mạng góp phần quan trọng vào việc chuẩn bị thành lập một chính đảng vô sản ở Việt Nam.

25-12-1927 :Việt Nam Quốc dân đảng ra đời.
Cuối năm 1926, đầu năm 1927, tại Hà Nội, một nhóm những thanh niên có tư tưởng yêu nước cho ra đời Nam Đồng thư xã, một nhà xuất bản chuyên in những sách báo tiến bộ do anh em Phạm Tuấn Tài, Phạm Tuấn Lâm chủ trương: Dần dần Nam Đồng thư xã đã tập hợp được một số trí thức, công chức, sinh viên, nhân sĩ… trong đó sau này có những người trở thành yếu nhân của Việt Nam Quốc dân đảng như Nguyễn Thái Học, Phó Đức Chính, Đoàn Trần Nghiệp… Sau thời gian vận động chuẩn bị, vào đêm 24 rạng 25-12-1927, một cuộc họp được tổ chức tại số nhà 9 đường 96 phố Trúc Bạch (Hà Nội), quyết định thành lập tổ chức chống Pháp lấy tên là Việt Nam Quốc dân đảng.

Thành phần chủ yếu tham gia là tầng lớp tiểu tư sản trí thức thành thị như học sinh, sinh viên, giáo viên, công chức… Ngoài ra, Đảng còn phát triển khá mạnh vào hàng ngũ binh lính ngụy và một bộ phận tầng lớp trên ở nông thôn. Sau đó, Việt Nam Quốc dân đảng còn thu hút được nhóm Việt Nam Quốc dân của Nguyễn Khắc Nhu đang có chủ trương bạo động ở vùng Bắc Ninh, Bắc Giang.

Về tổ chức, Việt Nam Quốc dân đảng có 4 cấp: Tổng bộ, Kỳ bộ, Tỉnh bộ, Chi bộ. Trong thực tế, địa bàn hoạt động chủ yếu là ở Bắc Kỳ và chưa khi nào tổ chức được một cơ quan trung ương thống nhất trên cả nước.

Về đường lối chính trị, tổ chức này có khuynh hướng là bạo động. Chương trình, điều lệ của Đảng lúc đầu còn mơ hồ, nhưng ngày càng bộc lộ lập trường dân chủ tư sản và chịu ảnh hưởng phần nào của học thuyết “Tam dân” của Quốc dân đảng Trung Quốc.

Sau vụ ám sát Badanh (tháng 2-1929), Việt Nam Quốc dân đảng bị đàn áp, bị đẩy vào tình thế phải phát động một cuộc bạo động non (tháng 2-1930). Sự khủng bố tàn bạo của thực dân Pháp đã dẫn tổ chức này đến sự tan vỡ hoàn toàn.

Năm 1928 :Nguyễn Ái Quốc đến Xiêm (Thái Lan).

Mùa thu năm 1928, Nguyễn Ái Quốc về hoạt động tại Xiêm (Thái Lan), Người hoạt động ở nhiều địa phương, đặt biệt là những địa bàn có nhiều Việt kiều sinh sống như Bản Đông, Udon, Xavang, Xacôn Nakhon, Băng Cốc… Tại đây, Người mở nhiều lớp huấn luyện cán bộ, tuyên truyền giáo dục tinh thần yêu nước trong Việt kiều, đổi tên tờ báo Đồng thanh (của Hội thân ái) thành tờ báo Thân Ái làm cơ quan tuyên truyền cách mạng của Việt kiều… Nguyễn Ái Quốc hoạt động tại Xiêm đến cuối năm 1929, sau đó trở về Trung Quốc chuẩn bị cho hội nghị thống nhất các tổ chức cộng sản Việt Nam.
 
14-7-1928 :Tân Việt cách mạng Đảng ra đời.

Sau nhiều cuộc vận động hợp nhất với Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội không thành, tại một hội nghị Trung ương của Việt Nam Cách mạng đồng chí hội họp tại khách sạn Phố Hàng Bè (Huế) đã quyết định đổi tên tổ chức của mình thành Tân Việt Cách mạng đảng (gọi tắt là Tân Việt) và cải tổ lại Đảng, đặt tổng bộ tại Huế. Trong đường lối của mình, Tân Việt đã chịu nhiều ảnh hưởng của Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội. Đảng chương của Tân Việt ghi rõ: “Cách mạng tôn chỉ; liên hợp cả các đồng chí trong ngoài, trong thì lãnh đạo công nông binh, quần chúng, ngoài thì liên lạc với các dân tộc bị áp bức để đánh đổ đế quốc chủ nghĩa đặng kiến thiết một xã hội bình đẳng”.

Tuy nhiên, Tân Việt đã không mở rộng tổ chức của mình do ảnh hưởng ngày càng lớn của Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội lúc này đã phát triển mạnh trong nước và thu hút một số đông các đảng viên trung kiên của Tân Việt.

Sau một thời gian hoạt động, Tân Việt bị phân hóa sâu sắc, nhiều Đảng viên rời bỏ Tổng bộ để gia nhập Đông Dương Cộng sản đảng; một bộ phận tiên tiến khác trong đảng thì đứng ra thành lập những chi bộ Tân Việt Cộng sản liên đoàn (tháng 9, tháng 10-1929), sau đó đổi thành Đông Dương Cộng sản liên đoàn (năm 1930).

3-1929 :Thành lập tổ chức cộng sản đầu tiên ở Đông Dương.

Cuối tháng 3-1929, nhóm những người tích cực trong Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội ở Bắc Kỳ nhận thấy sự bức thiết phải thành lập một tổ chức cộng sản trong khi Tổng bộ ở nước ngoaøi còn chưa đặt vấn đề đó ra, nên quyết định thành lập tổ chức cộng sản đầu tiên. Tổ chức này gồm 7 người: Ngô Gia Tự, Nguyễn Đức Cảnh, Trần Văn Cung, Trịnh Đình Cửu, Dương Hạc Đính, Kim Tôn, Đỗ Ngọc Du. Tại cuộc họp thành lập ở nhà D Hàm Long (Hà Nội), nhóm cộng sản này đã đặt ra nhiệm vụ sẽ chỉ đạo sự chuyển hướng của tổ chức Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội ở Bắc Kỳ thành tổ chức cộng sản và đưa vấn đề này ra kiến nghị trước đại Hội của Tổng bộ sắp được triệu tập. Sau đó, tại Đại hội Kỳ bộ Bắc Kỳ họp ở Sơn Tây từ 28 đến 29-3-1929, việc thành lập tổ chức cộng sản được nhiệt liệt tán thành và giao cho 4 đảng viên thay mặt Kỳ bộ đi dự Đại hội toàn quốc, cử đảng viên đi các địa phương vận động; đồng thời, Nguyễn Đức Cảnh cùng một số đồng chí khác xúc tiến việc sọan thảo những văn kiện cho việc thành lập Đảng Cộng sản. Sự kiện này có ý nghĩa thúc đẩy mạnh mẽ sự chuyển hướng của Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội thành một chính đảng cộng sản, phù hợp với yêu cầu cấp bách của cách mạng Việt Nam.



1 đến 9-5-1929 :Đại hội toàn quốc lần thứ nhất Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội.

Đại hội toàn quốc lần thứ nhất Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội họp ở Hồng Công và sự phân liệt của tổ chức này.
Sau hội nghị trù bị ngày 23-1-1929, Đại hội toàn quốc được triệu tập với sự tham gia của đại biểu Tổng bộ 3 kỳ, đại biểu ở Xiêm, nhưng lại đúng vào lúc vắng mặt lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc cũng như một số hạt nhân trung kiên như Hồ Tùng Mậu (bị bắt)… Đòan đại biểu Bắc Kỳ với vai trò nổi bật của Ngô Gia Tự đã mang đến Đại hội chủ trương đề nghị thành lập ngay một Đảng Cộng sản nhưng không giành được sự nhất trí của Tổng bộ, do đó đã quyết định bỏ ra về với một bản Tuyên ngôn đề ngày 1-6-1929 trong đó vạch rõ sai lầm của Đại hội đã không bàn đến việc thành lập Đảng Cộng sản và kêu gọi: “Phải tổ chức ngay Đảng Cộng sản mới dẫn đạo cho vô sản giai cấp làm cách mệnh được”.
Mặc dù thiếu đoàn đại biểu Bắc Kỳ, Đại hội vẫn được tiến hành. Đại hội quyết định tên gọi chính thức là Hội Việt Nam cách mệnh thanh niên (trước đó còn có tên gọi Hội Việt Nam cách mệnh đồng chí); thông qua các văn kiện thư Tuyên ngôn, Chính cương, Điều lệ, các nghị quyết và một bức thư gửi Quốc tế Cộng sản.

Các văn kiện này đã đề cập một cách chi tiết những vấn đề cơ bản về cương lĩnh chính trị, chương trình hoạt động, khẩu hiệu đấu tranh, điều lệ tổ chức, khẳng định hơn nữa tính chất cộng sản của nó và so với trước có những bước tiến rất cơ bản. Tuy nhiên, nghị quyết của Đại hội lại nhận định rằng: “…những điều kiện để thành lập một đảng thật Bônsêvich hãy còn không thuận lợi” và chủ trương trước mắt cần lo cải tổ Hội rồi mới đặt vấn đề thành lập Đảng Cộng sản. Điều đó cho thấy Đại hội đã không đáp ứng được yêu cầu cấp bách của thực tiễn cách mạng cũng như nguyện vọng đúng đắn của những chiến sĩ tiên tiến của Hội thể hiện trong lập trường của các đại biểu Bắc Kỳ.

17-6-1929 :Thành lập Đông Dương Cộng sản Đảng.

Sau khi tuyên bố rút khỏi Đại hội toàn quốc lần thứ nhất của Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội (đầu tháng 5-1929), đoàn đại biểu bắc Kỳ trở về nước cùng với tổ chức cộng sản đầu tiên (thành lập 3-1929) xúc tiến việc thành lập một Đảng Cộng sản. Ngày 17-6-1929, đại biểu các tổ chức cộng sản được thành lập ở các tỉnh Bắc Kỳ đã triệu tập một cuộc họp tại số nhà 312 Khâm Thiên (Hà Nội) quyết định thành lập Đông Dương Cộng sản đảng. Hội nghị đã thông qua Chính cương, Tuyên ngôn, Điều lệ của Đảng. Các văn kiện này thừa nhận đường lối của Quốc tế cộng sản, xác định vai trò lãnh đạo của giai cấp vô sản và nêu rõ: “thời kỳ đầu tiên của cách mệnh Đông Dương là tư sản dân chủ cách mệnh” và sau đó là “cách mệnh xã hội”. Hội nghị cũng quyết định những nguyên tắc tổ chức để kết nạp đảng viên, tổ chức Công hội đỏ, Nông hội, Sinh hội, Hội phụ nữ giải phóng…lấy cờ đỏ Búa liềm làm Đảng kỳ, xuất bản báo Búa liềm (của Trung ương), Bônsêvich (ở Trung Kỳ) và Cộng sản (ở Nam Kỳ). Việc thành lập Đông Dương Cộng sản đảng đã ảnh hưởng lớn đến phong trào cách mạng cả nước. Những thành viên tiên tiến trong Thanh niên, Tân Việt…đều hướng về xu hướng thành lập tổ chức cộng sản, một số gia nhập Đông Dương Cộng sản đảng, một số xúc tiến giải thể tổ chức cũ để thành lập đảng cộng sản.

28-7-1929: NGÀY THÀNH LẬP TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Cuối năm 1924, đầu năm 1925, tại Quảng Châu, đồng chí Nguyễn Ái Quốc, lãnh tụ vĩ đại của giai cấp công nhân và nhân dân Việt Nam, Người đặt cơ sở lý luận cho công đoàn Việt Nam đã đề ra tôn chỉ mục đích hoạt động của Công Hội, đào tạo hàng loạt cán bộ ưu tú trong tổ chức thanh niên cách mạng đồng chí hội mà nòng cốt là Cộng Sản Đoàn Người cũng đề ra việc “vô sản hoá” – đi vào các xí nghiệp hầm mỏ, đồn điền để vận động giáo dục công nhân vào tổ chức Công Hội.

Cuối năm 1928, đầu năm 1929, nhiều tổ chức Công hội đỏ được thành lập ở các xí nghiệp vá phát triển, dần dần được thống nhất thành tổng Công Hội đỏ cấp tỉnh, thành phố (Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Hòn Gai).

Ngày 28/7/1929, tại số nhà 15 phố Hàng Nón, Hà Nội, đại hội thành lập tổng Công Hội đỏ miền Bắc đã khai mạc. Đại hội thông qua các nhiệm vụ đấu tranh và điều lệ tóm tắt, quyết định ra tờ báo Lao động và tạp chí Công Hội Đỏ, bầu ban chấp hành.

Tiếp đó, các tổng Công Hội đỏ ở miển Trung, miền Nam, được thành lập. từ năm 1930, tổng Công Hội đỏ đã được hoạt động khắp cả nước. Trải qua các thời kỳ cách mạng, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Công Đoàn Việt Nam có nhiều tên gọi khác nhau để phù hợp với nhiệm vụ cam từng giai đoạn:

  • Công Hội đỏ (1929 – 1935)
  • Nghiệp đoàn Ái Hữu (1936 – 1939)
  • Công nhân Phản Đế (1939 – 1941)
  • Công nhân cứu quốc (1941 – 1945)
  • Tổng liên đoàn lao động Việt Nam (1946 – 1961)
  • Tổng Công Đoàn Việt Nam (1961 – 1988)
  • Tổng liên đoàn lao động Việt Nam (1961 đến nay)
Bộ chính trị ban chấp hành Trung Ương Đảng Cộng Sản Việt Nam đã quyết định lấy ngày 28/7/1929, ngày họp đại hội thành lập tổng Công Hội đỏ đầu tiên ở miền Bắc Việt Nam, làm ngày thành lập Công Đoàn Việt Nam. Đại hội đại biểu Công Đoàn toàn quốc lần V (tháng 11/1983) họp tại thủ đô Hà Nội đã nhất trí thông qua nghị quyết lấy ngày 28/7/1929 làm ngày thành lập tổng liên đoàn lao động Việt Nam

10-1929 :Quốc tế Cộng sản gửi thư cho các nhóm cộng sản ở Đông Dương về vấn đề thành lập một đảng cộng sản Đông Dương.


Ban Chấp hành Quốc tế Cộng sản gửi thư cho các nhóm cộng sản ở Đông Dương về vấn đề thành lập một đảng cộng sản Đông Dương. Bức thư gồm 13 điểm, sau khi phân tích tình hình cách mạng thế giới và Đông Dương đã vạch rõ: “Không có một đảng cộng sản đồng nhất vận động quần chúng thợ thuyền và nông dân ngày càng phát triển, đó là một sự nguy hiểm rất lớn cho tương lai tối cận của cuộc cách mạng ở Đông Dương… nhiệm vụ quan trọng hơn hết và tuyệt đối cần kíp của tất cả những người Cộng sản Đông Dương là sáng lập một đảng cách mạng của giai cấp vô sản… Và ở Đông Dương chỉ có đảng ấy là tổ chức Cộng sản mà thôi”. Bức thư còn hướng dẫn cụ thể phương pháp thống nhất các tổ chức cộng sản, phương thức hoạt động…có tác dụng chuẩn bị trực tiếp cho sự kiện thành lập Đảng cộng sản Đông Dương vào mùa xuân năm 1930.

Cuối tháng 9 đầu 10-1929 :An Nam cộng sản Đảng được thành lập.
.
Sau khi Đông Dương Cộng sản Đảng đã được thành lập ở Bắc Kỳ và phát triển mạnh vào Trung Kỳ, những hội viên Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội ở Nam Kỳ cũng thành lập các chi bộ cộng sản. Trên cơ sở đó, cuối tháng 9 đầu tháng 10-1929, An Nam Cộng sản Đảng đã được thành lập. Sau nhiều lần tìm cách hợp nhất với Đông Dương Cộng sản Đảng không thành, An Nam Cộng sản Đảng ra thông cáo giải thích việc thành lập và Điều lệ của mình, đồng thời xuất bản tạp chí Bônsêvich. Tổ chức này đã đẩy mạnh việc truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin, giác ngộ quần chúng và lãnh đạo một số cuộc bãi công ở Nam Kỳ.



1-1-1930 :Đông Dương cộng sản Liên Đoàn ra đời

Sau khi Đông Dương Cộng sản đảng và An Nam Cộng sản đảng được thành lập và chủ trương của những phần tử tiên tiến trong đảng Tân Việt muốn sáp nhập vào Đông Dương Cộng sản đảng không thành, các chi bộ Tân Việt Cộng sản liên đoàn được hình thành (vào khoaûng tháng 9, 10-1929) tập hợp các đảng viên Tân Việt có xu hướng tán thành chủ nghĩa Cộng sản. Chính trên cơ sở các chi bộ này, ngày 1-1-1930, Đông Dương Cộng sản liên đoàn được thành lập, địa bàn hoạt động chủ yếu ở các tỉnh Bắc Trung Kỳ. Như vậy, cho đến lúc này, Đông Dương có 3 tổ chức cách mạng cùng mang tính chất cộng sản song song tồn tại. Mặc dù có chung một mục tiêu cách mạng nhưng đã nảy sinh tình trạng giành ảnh hưởng trong quần chúng.

2-1930 :Khởi nghĩa Yên Bái.


Do quá trình chuẩn bị gặp nhiều trắc trở, thời gian phát dộng cuộc khởi nghĩa lúc đầu được ấn định vào ngày 10-2-1930, sau đó Nguyễn Thái Học lại quyết định hõan tới 15-2. Nhưng do chỉ đạo không thống nhất và thiếu sự phối hợp nên cuộc nổi dậy của tổ chức Việt Nam Quốc dân đảng đã diễn ra không đồng nhất. Phần lớn tại các địa phương, cuộc khởi nghĩa bắt đầu vào đêm ngày 9 rạng ngày 10-2-1930, nơi nổ súng đầu tiên và quyết liệt nhất là ở Yên Bái, do đó sự kiện này thường được gọi chung là khởi nghĩa Yên Bái.

Tại Yên Bái, Hưng Hóa, Lâm Thao, Phú Thọ và Sơn Tây, lực lượng nghĩa quân đều hành động vào rạng sáng ngày 10-2, nhưng do việc chuẩn bị không chu đáo, có nơi kế hoạch khởi nghĩa bị bại lộ trước giờ hành động, do tương quan lực lượng địch còn mạnh cũng như sự phối hợp tác chiến của nghĩa quân kém hiệu quả nên các cuộc khởi nghĩa nổ ra hầu hết bị nhanh chóng dập tắt. Các yếu nhân như Nguyễn Khắc Nhu, Phó Đức Chính đều bị bắt. Ở Hà Nội, sau khi nghe tin các địa phương trên đã khởi sự, các chiến sĩ Việt Nam Quốc dân đảng do đoàn Trần nghiệp chỉ huy chỉ kịp gây ra một số vụ nổ bom ở Sở Sen đầm, Sở Mật thám và bốt cảnh sát…Ở các tỉnh đồng bằng, lực lượng nghĩa quân hoạt động rời rạc, thiếu phối hợp nên lần lượt bị dập tắt nhanh chóng.
Sau khi Khởi nghĩa Yên Bái thất bại, việc đàn áp khốc liệt của chính quyền thực dân Pháp đã dẫn tới sự tan vỡ không cứu vãn được của tổ chức Việt Nam Quốc dân đảng.

Cuộc khởi nghĩa của Việt Nam Quốc dân đảng mặc dù là một sự kiện có ý nghĩa lịch sử của phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam, nhưng nó chỉ là: “một cuộc bạo động bất đắc dĩ, một cuộc bạo động non, để chết luôn không bao giờ ngóc lên nữa. Khẩu hiệu “Không thành công thì thành nhân” biểu lộ tính chất không vững chắc, non yếu của phong trào tư sản…sau cuộc bạo động Yên Bái, ngọn cờ phản đế, phản phong, ngọn cờ giải phóng dân tộc đã chuyển dần qua tay giai cấp vô sản, vì vậy, từ năm 1930 trên dải đất Việt Nam, phong trào chống đế quốc, giành độc lập, giải phóng dân tộc chỉ là những phong trào do giai cấp vô sản lãnh đạo”; “cuộc khởi nghĩa Yên Bái tuy oanh liệt…nhưng chỉ như tiếng nổ trong canh trường im lặng. Cuộc khởi nghĩa đã chấm dứt hẳn thời kỳ lãnh đạo từng phần của giai cấp tiểu tư sản”.

3-2-1930 :Đảng Cộng Sản Việt Nam được thành lập

Đứng trước các nhu cầu cấp bách phải thống nhất các tổ chức cộng sản thành một chính đảng duy nhất của giai cấp công nhân, căn cứ vào Chỉ thị của Quốc tế Cộng sản trong bức thư gửi các nhóm cộng sản ở Đông Dương (cuối tháng 10-1929), Nguyễn Ái Quốc đang hoạt động tại Xiêm (Thái Lan) đã gởi tới Hồng Công để xúc tiến việc triệu tập hội nghị hợp nhất các nhóm cộng sản. Đúng vào dịp Tết năm Canh Ngọ, tức là từ 3 đến 7-2-1930, Hội nghị hợp nhất thành lập Đảng Cộng sản đã họp tại căn nhà của một công nhân ở bán đảo Cửu Long (Hồng Công) dưới sự chủ trì của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, thay mặt Quốc tế Cộng sản.

Tham dự Hội nghị có 2 đại biểu Đông Dương Cộng sản đảng, 2 đại biểu An Nam Cộng sản đảng, 2 đại biểu nước ngoài. Đông Dương Cộng sản liên đòan không kịp gửi đại biểu tới dự. Cho tới lúc này, riêng hai tổ chức cộng sản tham dự hội nghị đã có khỏang 500 đảng viên. Sau 5 ngày thảo luận, Hội nghị đã nhất trí tán thành hợp nhất các tổ chức cộng sản, thành lập một chính đảng duy nhất, lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam, thống qua một số văn kiện quan trọng như: Chánh cương vắn tắt, Sách lượt, Điều lệ vắn tắt của Đảng và Điều lệ vắn tắt của các tổ chức Công hội, Nông hội, Đòan Thanh niên, Hội Phụ nữ, Hội Phản đế Đồng minh, Hội Cứu tế. Hội nghị cũng ủy quyền cho các đại biểu thay mặt Quốc tế Cộng sản trở về nước tiến hành hợp nhất các tổ chức cộng sản, cử ra Ban chấp hành Trung ương lâm thời gồm 7 ủy viên. Hội nghị cũng nhất trí sẽ ra tạp chí Đỏ và báo Tranh đấu làm cơ quan ngôn luận của Đảng. Cuối cùng, Hội nghị đã thông qua Lời kêu gọi của Nguyễn Ái Quốc gửi công nhân, nông dân, binh lính, thanh niên học sinh và toàn thể quần chúng bị áp bức bóc lột trong cả nước nhân dịp thành lập Đảng.

Ngày 24-2-1930, Đông Dương cộng sản liên đoàn chính thức gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam. Tháng 4-1930, một số chi bộ cộng sản đầu tiên được thành lập ở Viêng Chăn, Thà Khẹt, Bò Nông (Lào) và đầu năm 1930, một số nhóm cộng sản khác cũng được ra đời tại Phnôm Pênh, Côngpông Chàm (Campuchia)…

Đánh giá về sự kiện lịch sử trọng đại này, vào dịp kỷ niệm 30 năm thành lập Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Việc thành lập Đảng là một bước ngoặc lịch sử vô cùng quan trọng trong lịch sử cách mạng Việt Nam. Nó chứng tỏ rằng giai cấp vô sản ta đã trưởng thành và đủ sức lãnh đạo cách mạng”.
 
25-3-1930 :Cuộc bãi công của hơn 4000 công nhân Nhà máy sợi Nam Định.

Cuộc bãi công do tỉnh ủy trực tiếp chỉ đạo kéo dài từ 25-3 đến 16-4, được tổ chức một cách chặt chẽ, có sự phối hợp ủng hộ của nông dân trong tỉnh (một số xã thuộc các huyện Xuân Trường, Ý Yên, Nghĩa Hưng…), và công nhân nhiều nhà máy ở Hà Nội, Hải Phòng… đã buộc giới chủ phải nhượng bộ, đáp ứng yêu sách đòi tăng lương, giảm giờ làm. Cuộc bãi công với quy mô lớn này có ảnh hưởng mạnh đến phong trào công nhân cả nước và được coi như cuộc đấu tranh tiêu biểu nhất kể từ sau khi đảng của giai cấp vô sản được thành lập.

1-5-1930 :Kỷ niệm ngày Quốc tế lao động trên cả nước.

Lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam, ngày Quốc tế lao động 1-5 được ghi nhận bằng hàng loạt các cuộc đấu tranh của các tầng lớp nhân dân diễn ra sôi nổi và đồng loạt trên cả nước dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản và tổ chức công đoàn, tiêu biểu là các cuộc đấu tranh của 400 nông dân biểu tình kéo vào tỉnh lỵ Thái Bình, các cuộc biểu tình của hàng ngàn nông dân ở Cao Lãnh (Sa Đéc), Chợ Lớn, Chợ Mới (Long Xuyên)…; ở Vinh - Bến Thủy 1.000 công nhân phối hợp với hàng ngàn nông dân khắp Nghệ - Tĩnh… Ngoài ra, các hình thức như rãi truyền đơn, treo cờ đỏ, diễn thuyết… cũng diễn ra ở nhiều địa phương trên toàn quốc. Thực dân Pháp điên cuồng khủng bố, riêng ở Thái Bình, đã bắn chết 15 người và làm bị thương nhiều người khác… Theo thống kê chưa đầy đủ trong tháng 5-1930, trên toàn quốc có 54 cuộc đấu tranh. Từ tháng 6 đến tháng 8-1930, có 121 cuộc đấu tranh.. Riêng ở Nghệ - Tĩnh, từ tháng 5 đến tháng 8-1930 có 97 cuộc bãi công, biểu tình của công nông. Tất cả những sự kiện đó đã tạo ra những tiền đề cho cao trào cách mạng từ tháng 9-1930 đến tháng 6-1931 mà đỉnh cao là Xô viết Nghệ - Tĩnh.

Từ 9-1930 :Cao trào Xô Viết Nghệ - Tĩnh bùng nổ.


Từ mùa xuân 1930, ngay sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam thành lập, phong trào cách mạng Việt Nam với hạt nhân là lực lượng công nông đã chuyển biến mạnh mẽ. Đến tháng 9-1930, phong trào đã đạt tới đỉnh cao của nó với hàng lọat cuộc đấu tranh có quy mô và tính chất quyết liệt. Đặc biệt, nông dân Nghệ - Tĩnh đã vũ trang tiến công vào bộ máy thống trị thực dân, tiêu biểu như: biểu tình của 3.000 nông dân huyện Nam Đàn (30-8-1930), của 20.000 nông dân huyện Thanh Chương (1-9), của 3.000 nông dân huyện Can Lộc (7-9)…, đỉnh cao là cuộc biểu tình đẩm máu ngày 12-9-1930 của 8.000 nông dân phủ Hưng Nguyên kéo đến phủ lỵ với những khẩu hiệu cách mạng: “Đả đảo chủ nghĩa đế quốc! Đả đảo phong kiến! Bỏ sưu thuế, chia ruộng đất…”. Thực dân Pháp đã dùng máy bay ném bom, giết chết 217 người. Sự kiện này đã thổi bùng thêm ngọn lửa đấu tranh lan rộng khắp các địa phương trong tỉnh, kéo dài cho tới năm 1931, dẫn tới sự tan rã bộ máy chính quyền đế quốc phong kiến và hình thành các Xô viết. Tại Nghệ An, tổ chức Nông hội với các hình thức xô viết đã nắm chính quyền ở các xã thuộc huyện Thanh Chương, Nam Đàn, một phần Anh Sơn, Nghi Lộc, Hưng Nguyên và Diễn Châu. Ở Hà Tĩnh, tại các huyện Can Lộc, Thạch Hà và Đức Thông có tới 172 xã thành lập xô viết. Trong suốt thời gian tồn tại, các Xô viết đã đóng chức năng là chính quyền chuyên chính công nông, trấn áp bọn phản cách mạng, tổ chức đời sống sản xuất và tinh thần của nhân dân…Phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh đã giành được sự ủng hộ dưới nhiều hình thức của các địa phương, đồng thời cũng là ngòi nổ kích thích phong trào cách mạng trên toàn quốc dâng cao. Mặc dầu cuối cùng, các Xô viết đều bị đàn áp, tổ chức cách mạng bị khủng bố và chịu những tổn thất to lớn, nhưng như Nguyễn Ái Quốc viết: “Tuy đế quốc đã dập tắt phong trào đó trong bể máu, nhưng Xô viết Nghệ - Tĩnh đã chứng tỏ tinh thần oanh liệt và năng lực cách mạng của nhân dân lao động Việt Nam. Phong trào tuy thất bại, nhưng nó rèn luyện lực lượng cho cuộc Cách mạng Tháng tám thắng lợi lớn sau này”.

14-10-1930: Ngày thành lập hội nông dân Việt Nam

Dưới sự lãnh đạo của đồng chí Nguyễn Ái Quốc và thanh niên cách mạng đồng chí hội, cuối năm 1926 đầu năm 1927, một số địa phương hình thành “Nông Hội Đỏ” chỉ đạo cuộc nổi dậy của nông dân đấu tranh chống thực dân, địa chủ phong kiến và tư sản, đòi quyền dân sinh dân chủ; tiêu biểu là cuộc đấu tranh của nông dân Cao Lãnh, Sa Đéc, Gia Định, Đức Phổ, Duyên Hà, Tiền Hải…. đi tới đỉnh cao là Xô Viết Nghệ Tĩnh.

Ngay từ khi thành lập, Đảng ta rất coi trọng việc giáo dục, tổ chức, động viên đưa quần chúng ra đấu tranh chính trị và xây dựng đội quân chính trị quần chúng cách mạng. Tại kỳ họp ban chấp hành Trung Ương Đảng lần I (khoá I) từ 14/10 đến cuối tháng 10 năm 1930, “Nông hội đỏ” chính thức ra đời. Sự kiện thành lập Nông hôi đỏ đánh dấu sự trưởng thành quan trọng về chất của giai cấp nông dân Việt Nam. Lần đầu tiên đưa gia cấp nông dân có đoàn thể cách mạng của mình, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam.

Để phù hợp với từng giai đoạn lịch sử, tổ chức Hội nông dân Việt Nam liên tục phát triển dưới nhiều hình thức và tên gọi phù hợp: “Hội tương tê ái hữu”, “Hội nông dân phản đế”, “Hội nông dân cứu quốc”, trở thành một thành viên chủ lực của mặt trận Việt Minh, là lực lượng nòng cốt và đông đảo nhất tham gia khởi nghĩa tháng tám 1945.

Trong thời gian kháng chiến chống Mỹ cứu nước, tổ chức Hội được duy trì và liên tục phát triển. Hội nông dân giải phóng Miền Nam được thành lập, là thành viên quan trọng của mặt trận dân tộc giải phóng Miền Nam Việt Nam, tham gia các phong trào cách mạng: đấu tranh chính trị, quân sự, binh vận; xây dựng hậu phương chiến đấu tại chỗ…., góp phần làm thất bại mọi âm mưu thâm độc của chủ nghĩa thực dân kiểu mới của đế quốc Mỹ. Ở miền Bắc, hội nông dân tập thể đã vận động nông dân đi theo con đường hợp tác hoá: vừa sản xuất, vừa chiến đấu bảo vệ hậu phương, chi viện sức người sức của cho tiền tuyến lớn miền Nam – thành đồng tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế.

Chiến thắng mùa xuân năm 1975, mà đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử đã giành toàn thắng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, kết thúc 30 năm chiến tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Bước vào thời kỳ mới, nông dân 2 miền Nam Bắc sát cánh cùng toàn dân đi tiếp con đường cách mạng mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã chọn; nhiệt tình tham gia xây dựng tổ chức của giai cấp nông dân - hội liên hiệp nông dân tập thể Việt Nam từng bước lớn mạnh. Ngày 1/3/1988, hội liên hiệp nông dân tập thể Việt Nam được đổi tên là hội nông dân Việt Nam.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần I hội nông dân Việt Nam họp từ ngày 28 đến ngày 29/3/1988 tại Hà Nội, là một cột móc quan trọng, một bước ngoặc có ý nghĩa lịch sử trong sự phát triển của phong trào nông dân: Hội nông dân Việt Nam, một tổ chức chính trị - xã hội rộng rãi của giai cấp nông dân được chính thức thành lập, có hệ thống từ Trung Ương đến cơ sở; khẳng định những quan điểm cơ bản của Đảng ta về vai trò, vị trí của giai cấp công nông dân và hội nông dân Việt Nam trong sự nghiệp cách mạng, đồng thời đề ra những mục tiêu, nội dung hoạt động của Hội, thực hiện đường lối mới của Đảng.

20-10-1930: Ngày thành lập hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam

Từ nghị quyết đầu tiên về công tác vận động phụ nữ (tháng 10/1939) đến các nghị quyết của Đảng nói về công tác phụ nữ, các bài viết của chủ tịch Hồ Chí Minh và các đồng chí lãnh đạo của Đảng và nhà nước ta đều gắng liền với sự nghiệp giải phóng phụ nữ với sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội, giải phóng loài người. Phụ nữ được coi là một tổ chức quần chúng của Đảng. Qua các thời kỳ, tổ chức phụ nữ đã có những tên gọi khác nhau phù hợp với nhiệm vụ cách mạng:
* Hội phụ nữ phản đế (20/10/1930)
* Đoàn phụ nữ cứu quốc (16/6/1941)
* Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam (20/10/1946)​
Với đoàn phụ nữ cứu quốc làm nòng cốt, tháng 4/1950 đoàn phụ nữ cứu quốc đã họp nhất vào hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam. Hội phụ nữ giải phóng (thành lập ngày 8/3/1961) ở miền Nam trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước, cũng hợp nhất vào hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam tháng 6/1976. Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam được Đảng tổ chức và lãnh đạo để làm cách mạng và chăm lo quyền lợi cho phụ nữ Việt Nam, thực hiện nam nữ bình đẳng.
Qua gia đoạn cách mạng, phụ nữ Việt Nam luôn luôn xứng đáng với lời khen ngợi của chủ tịch Hồ Chí Minh “Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang.” Nhân diệp kỷ niệm lần thứ 50 ngày thành lập hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, nhà nước ta tặng huân chương Hồ Chí Minh. Nhân kỷ niệm lần thứ 55 ngày thành lập hội, Đảng và nhà nước ta đã trao tặng huân chương sao vàng cho Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam.

26-03-1931:THÀNH LẬP ĐOÀN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH

Vào mùa xuân năm 1931, ở thời điểm từ ngày 20 đến 26/3/1931, khi tiến hành hội nghị ban chấp hành Trung Ương Đảng lần thứ hai, cuộc họp đã dành một phần quan trọng trong chương trình làm việc để bàn về công tác thanh niên và đi đến những quyết định có ý nghĩa đặc biệt, như các cấp bộ Đảng từ Trung Ương đến địa phương phải cử ngay các ủy viện của Đảng phụ trách công tác Đoàn. Trước sự phát triển và lớn mạnh của phong trào Đoàn trên cả 3 miền Bắc, Trung, Nam, ở nước ta xuất hiện nhiều tổ chức đoàn cơ sở với khoảng hơn 1.500 đoàn viên và một số địa phương đã hình thành hệ thống tổ chức Đoàn xã, huyện lên đến tỉnh. Đến cuối năm 1931, số lượng đoàn viện trên cả nước lên đến hơn 2.500 đồng chí, chứng tỏ sự tác động tích cực của hội nghị trung ương lần thứ hai (tháng 3/1931).

Sự ra đời của Đoàn Thanh niên Cộng sản Đông Dương đã đáp ứng kịp thời những đòi hỏi cấp bách của phong trào thanh niên nước ta bấy giờ. Được Bộ chính Trị Trung ương Đảng và Bác Hồ cho phép thể theo đề nghị của Ban thường vụ Trung ương Đoàn Thanh Niên lao động Việt Nam, Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ bai họp từ ngày 22 – 25/3/1961, đã quyết định lấy ngày 26/3/1931( một ngày trong thời gian cuối của hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 2 đã dành để bàn bạc và quyết định những vấn đề quan trọng đối với công tác vận động thanh niên) làm ngày thành lập Đoàn hàng năm.

Từ ngày 26/3/1931 đến nay, để phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của từng thời kỳ cách mạng, Đoàn đã đổi tên nhiều lần :
  • Từ 1931 – 1936 : Đoàn Thanh niên Cộng sản Việt Nam, Đoàn Thanh Niên Cộng Sản Đông Dương​
  • Từ 1937 – 1939 : Đoàn Thanh niên Dân chủ Đông Dương.​
  • Tháng 11/1939 – 1941 : Đoàn Thanh niên phản đế Đông Dương​
  • Từ 5/1941 – 1956 : Đoàn Thanh niên cứu quốc Việt Nam​
  • Từ 25/10/1956 – 1970 : Đoàn Thanh niên Lao Động Việt Nam​
  • Từ 3/2/1970 – 1976 : Đoàn Thanh Niên Lao Động Hồ Chí Minh.​
  • Từ 12/1976 đến nay : Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.​
Những thế hệ thanh niên kế tiếp nhau đã chiến đấu anh dũng vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội. Đó là lớp thanh niên cảm tử cho tổ quốc quyết sinh mà tiêu biều là Võ Thị Sáu, Trần Văn Ơn, Cù Chính Lan, Bế Văn Đàn, Phan Đình Giót. Đó là thế hệ thanh niên anh hùng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước với những người con ưu tú như Nguyễn Văn Trỗi, Nguyễn Viết Xuân, Thái Văn A…

Với các phong trào “ Thanh niên xung phong tình nguyện”, “ Ba sẵn sàng”, “ Năm xung kích”, “Thanh niên kiên cường thắng Mỹ” , “Quyết thắng”. Thế hệ thứ ba này có mặt trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy thần tốc mùa xuân 1975 giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước.

Trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, hàng chục triệu đoàn viên đã hăng hái dấy lên phong trào: Ba xung kích làm chủ tập thể” , “Thanh niên lao động sáng tạo” đẩy mạnh thi đua sản xuất và tiết kiệm, thể hiện ý chí tiến công của tuổi trẻ dưới lá cờ vẻ vang của Đảng.

Trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh đã động viên tổ chức thế hệ trẻ tham gia tích cực các phong trào: “Thanh niên nông thôn sản xuất kinh doanh giỏi”, phong trào CKT ( chất lượng, kiểu dáng, tiết kiệm) trong thanh niên công nhân, phong trào “ Xứng danh bộ đội cụ Hồ” trong thanh niên quân đội, phong trào “Tuổi trẻ công an hành động cách mạng theo 6 điều Bác Hồ dạy, xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện”, “Cuộc vận động 3 mục tiêu dân số - sức khoẻ - môi trường”. Các phong trào này bước đầu gây được nhiều ấn tượng tốt đẹp trong nhân dân, khẳng định vai trò quan trọng chiến lược của thanh niên trong tình hình mới.

Từ ngày thành lập đến nay Đoàn ta đã tổ chức 7 lần Đại Hội :
  • Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ I của Đoàn khai mạc vào ngày 7/02/1950 tại huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên với hơn 400 đại biểu. Đại hội bầu Ban chấp hành Trung ương do đồng chí Nguyễn Lam làm Bí thư.
  • Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đoàn họp từ 25/10 đến 04/11/1956 tại thủ đô Hà Nội, có 479 đại biểu. Đại hội bầu 30 đồng chí vào ban chấp hành Trung ương, đồng chí Nguyễn Lam được bầu làm Bí thư thứ nhất.
  • Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III họp từ 23 đến 25/3/1961 tại thủ đô Hà Nội có 677 đại biểu. Đại hội bầu 71 uỷ viên Ban chấp hành Trung ương, đồng chí Nguyễn Lam được bầu làm bí thư thứ nhất. Sau đó đồng chí Nguyễn Lam chuyển công tác khác của Đảng, đồng chí Vũ Quang được bầu làm Bí thư thứ nhất.
  • Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV họp từ 20 đến 22/11/1980 tại Hà Nội có 623 đại biểu. Đại hội bầu Ban Chấp hành Trung ương và Ban bí thư gồm 13 đồng chí. Đồng chí Đặng Quốc Bảo, uỷ viên Ban chấp hành Trung ương Đảng được bầu làm bí thư thứ nhất. Sau đó đồng chí Đặng Quốc Bảo nhận công tác khác, đồng chí Vũ Mão được bầu làm bí thư thứ nhất.
  • Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V họp từ 27 đến 30/11/1987 tại Hà Nội có 750 đại biểu. Đại hội bầu 150 uỷ viên Ban chấp hành Trung ương. Ban chấp hành đã bầu Ban thường vụ Trung ương Đoàn gồm 23 đồng chí. Đồng chí Hà Quang Dự được bầu làm bí thư thứ nhất.
  • Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI họp từ 15 đến 18/10/1992 có 797 đại biểu. Đại hội bầu 91 đồng chí uỷ viên Ban chấp hành Trung ương. Ban chấp hành Trung ương bầu 14 thường vụ. Đồng chí Hồ Đức Việt được bầu làm bí thư thứ nhất
  • Đại hội toàn quốc lần thứ VII họp từ 26 đến 27/11/1997 có 899 đại biểu. Đại hội bầu 125 uỷ viên Ban chấp hành Trung ương, Ban chấp hành bầu Ban Bí thư gồm 5 đồng chí. Đồng chí Vũ Trọng Kim được bầu làm bí thư thứ nhất.

6-6-1931 :Nguyễn Ái Quốc bị đế quốc Anh bắt giam ở Hồng Công.


Uy tín và vai trò của Nguyễn Ái Quốc làm cho đế quốc Pháp phải hoaûng sợ và tìm mọi cách để ám hại. Câu kết với đế quốc Pháp, ngày 6-6-1931, mật thám Anh đã bắt giữ một cách trái phép Nguyễn Ái Quốc (khi đó Người mang bí danh Tống Văn Sơ) tại ngôi nhà số 186 phố Tam Lung, Cửu Long (Hồng Công) và bí mật giam giữ với ý định sẽ giao cho nhà cầm quyền Pháp ở Đông Dương.
Nhờ sự giúp đỡ của các chiến sĩ yêu nước Việt Nam đang hoạt động ở Hồng Công và đặc biệt nhờ vào sự nhiệt tình của ông Lôdơbai (Loseby), một luật sư tiến bộ người Anh có thế lực ở Hồng Công, vụ án liên quan đến việc mật thám Anh bắt giữ Nguyễn Ái Quốc đã phải đưa ra tòa án tối cao Hồng Công. Vì không đủ chứng cớ buộc tội, nhà cầm quyền Hồng Công phải tuyên bố Nguyễn Ái Quốc trắng án nhưng buộc phải trở về Đông Dương, có nghĩa là đẩy vào tay đế quốc Pháp. Nguyễn Ái Quốc đã khán án lên Tòa án tối cao Hòang gia Anh ở Lôn Đôn. Trong thời gian này, Nguyễn Ái Quốc bị ốm và nương náu tại gia đình Luật sư Lôdơbai. Tháng 2-1933, Tòa án tối cao Anh tuyên bố trả tự do cho Nguyễn Ái Quốc. Trên đường tới nước Anh, Nguyễn Ái Quốc lại bị bắt giữ tại Xingapo rồi trả lại Hồng Công. Một lần nữa, nhờ sự giúp đỡ của ông Lôdơbai, Nguyễn Ái Quốc bí mật rời Trung Quốc để tiếp tục hoạt động bí mật.

(còn tiếp)
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top