Khi học hoá học, chúng ta sẽ thường có những nhầm lẫn trong học tập. Điều đó sẽ dẫn đến việc bạn tiếp thu kiến thức sai lệch. Và làm ảnh hưởng tới quá trình học tập của bạn. Vậy thì đối với hoá học vô cơ sẽ có những sai lầm gì ?
Dưới đây, mình xin giới thiệu tới bạn bài viết về những sai lầm thường gặp trong phản ứng hoá vô cơ.
1. Không nắm vững bản chất p/ứ:
Fe(NO3)2 + HCl → Fe3+ + NO + H2O
nhưng Fe(NO3)3 + HCl → không xảy ra
BaCl2 + NaHSO4 → BaSO4 + NaCl + HCl
nhưng BaCl2 + NaHCO3 → không xảy ra.
(Tuy nhiên nếu đun nhẹ thì xảy ra: BaCl2 + 2NaHCO3 → BaCO3 + 2NaCl + CO2 + H2O)
Ba(OH)2 + 2NaHCO3 → BaCO3 + Na2CO3 + 2H2O
nhưng BaCl2 + NaHCO3 → không xảy ra.
FeS + 2HCl → FeCl2 + H2S
nhưng CuS/PbS/Ag2S + HCl (hoặc H2SO4 loãng) → không xảy ra.
CuCl2+ H2S → CuS + 2HCl
nhưng FeCl2 + H2S -> không xảy ra.
FeCl2/ Fe(NO3)2/FeSO4 + AgNO3 → Fe3+ + Ag (Cl-/SO42- còn tạo kết tủa AgCl hay Ag2SO4).
nhưng FeO/FeS/Fe(OH)2 + AgNO3 → không xảy ra (vì các hợp chất này đều không tan).
Cu + FeCl3/Fe(NO3)3/Fe2(SO4)3 → Cu2+ + Fe2+
nhưng Cu + Fe2O3/Fe(OH)3 → không xảy ra (vì các hợp chất này đều không tan)
2. Sai lầm trong phương pháp sunfat
Phương pháp sunfat chỉ có thể áp dụng để điều chế HF, HCl, HNO3 mà không áp dụng để điều chế HBr hay HI được (do tính khử của HBr và HI đủ mạnh để phản ứng ngay với H2SO4 đặc theo kiểu oxi hóa khử).
• NaCl(r) + H2SO4 (đặc) → NaHSO4 + HCl
• NaNO3 (r)+H2SO4 (đặc) → HNO3 (hơi) + NaHSO4
3. Cần nhiệt độ trong phản ứng Kim loại + phi kim
→ Có một số cặp kim loại + phi kim có thể phản ứng với nhau ngay ở nhiệt độ thường là: Al + Cl2, Al + Br2; Li + N2; Hg + S
4. Chỉ có Al, Fe, Cr không tác dụng HNO3 đặc nguội và H2SO4 đặc nguội.
→ Ngoài Al, Fe, Cr thì còn có Au, Pt (hai kim loại Au, Pt có tính khử yếu nhất trong dãy điện hóa nên hầu như không tác dụng trong mọi trường hợp)
5. Cho rằng trong các axit mạnh chỉ có H2SO4 đặc hoặc HNO3 là có tính oxi hóa còn HCl, HBr, HI thì không có tính oxi hóa
→ HCl, HBr, HI ngoài tính axit và tính khử thì cũng có cả tính oxi hóa (thể hiện khi tác dụng kim loại sinh ra H2)
6. Cho rằng kim loại tác dụng HNO3 là có sinh ra NH4+ (hoặc mất thời gian đi kiểm chứng)
→ Chỉ khi nào có Mg, Al, Zn tác dụng HNO3 loãng thì mới cần nghi ngờ có sinh ra NH4+, còn nếu chỉ có các kim loại trung bình hoặc yếu như Fe, Cu, Ag thì không thể sinh ra NH4+
7. Quên thứ tự phản ứng khi dẫn CO2 vào hỗn hợp NaOH và Na2CO3:
Do tính bazơ của NaOH mạnh hơn nên Na2CO3 phải “chờ”. Thứ tự p/ư như sau:
CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O
CO2 + H2O + Na2CO3 → 2NaHCO3
8. Cho rằng khi cho HCl vào hỗn hợp Na2CO3 và NaHCO3 từ từ đến dư là có bọt khí ngay.
Lúc đầu chưa có hiện tượng, sau một thời gian mới có khí:
HCl + Na2CO3 → NaCl + NaHCO3
HCl + NaHCO3 → NaCl + CO2 + H2O
9. Cho rằng khi cho NaHCO3 và Na2CO3 vào dung dịch HCl thì cũng phản ứng theo thứ tự
Bọt khí sẽ thoát ra ngay, vì hai pư sau xảy ra đồng thời:
2HCl + Na2CO3 → 2NaCl + CO2 + H2O
HCl + NaHCO3 → NaCl + CO2 + H2O
10. Không dự đoán được một số phản ứng oxi hóa – khử đặc biệt.
Ví dụ 1: Cho HCl đặc tác dụng CaOCl2 có sinh ra đơn chất không?
Lớp 10 ta đã biết, khi HCl đặc tác dụng với MnO2 hoặc KMnO4 (các chất oxi hóa mạnh) thì thu được khí Cl2, do vậy có thể dự đoán: khi HCl tác dụng chất oxi hóa rất mạnh CaOCl2 (hoặc KClO3 hoặc NaClO) thì tất nhiên cũng thể hiện tính khử (sinh ra Cl2). Do đó: CaOCl2 + HCl → CaCl2 + Cl2 + H2O
Ví dụ 2: FeCl2 + H2S → không xảy ra nhưng FeCl3 + H2S có xảy ra không?
Fe3+ có tính oxi hóa khá mạnh, H2S có tính khử mạnh nên đủ để xảy ra pư oxi hóa khử sau đây:
2FeCl3 + H2S → 2FeCl2 + S + 2HCl
Ví dụ 3: Cho rằng không xảy ra phản ứng khi nung hỗn hợp rắn Cu + KNO3
Sự thật là: đầu tiên 2KNO3 → 2KNO2 + O2, sau đó 2Cu+O2 -> 2CuO
Bài viết trên là những lưu ý trong quá trình học hoá của mình. Để giúp bạn không bị mất điểm những câu lí thuyết hoặc biết sai kiến thức. Chúc bạn học tốt !
Nguồn: Tổng hợp
Dưới đây, mình xin giới thiệu tới bạn bài viết về những sai lầm thường gặp trong phản ứng hoá vô cơ.
1. Không nắm vững bản chất p/ứ:
Fe(NO3)2 + HCl → Fe3+ + NO + H2O
nhưng Fe(NO3)3 + HCl → không xảy ra
BaCl2 + NaHSO4 → BaSO4 + NaCl + HCl
nhưng BaCl2 + NaHCO3 → không xảy ra.
(Tuy nhiên nếu đun nhẹ thì xảy ra: BaCl2 + 2NaHCO3 → BaCO3 + 2NaCl + CO2 + H2O)
Ba(OH)2 + 2NaHCO3 → BaCO3 + Na2CO3 + 2H2O
nhưng BaCl2 + NaHCO3 → không xảy ra.
FeS + 2HCl → FeCl2 + H2S
nhưng CuS/PbS/Ag2S + HCl (hoặc H2SO4 loãng) → không xảy ra.
CuCl2+ H2S → CuS + 2HCl
nhưng FeCl2 + H2S -> không xảy ra.
FeCl2/ Fe(NO3)2/FeSO4 + AgNO3 → Fe3+ + Ag (Cl-/SO42- còn tạo kết tủa AgCl hay Ag2SO4).
nhưng FeO/FeS/Fe(OH)2 + AgNO3 → không xảy ra (vì các hợp chất này đều không tan).
Cu + FeCl3/Fe(NO3)3/Fe2(SO4)3 → Cu2+ + Fe2+
nhưng Cu + Fe2O3/Fe(OH)3 → không xảy ra (vì các hợp chất này đều không tan)
2. Sai lầm trong phương pháp sunfat
Phương pháp sunfat chỉ có thể áp dụng để điều chế HF, HCl, HNO3 mà không áp dụng để điều chế HBr hay HI được (do tính khử của HBr và HI đủ mạnh để phản ứng ngay với H2SO4 đặc theo kiểu oxi hóa khử).
• NaCl(r) + H2SO4 (đặc) → NaHSO4 + HCl
• NaNO3 (r)+H2SO4 (đặc) → HNO3 (hơi) + NaHSO4
3. Cần nhiệt độ trong phản ứng Kim loại + phi kim
→ Có một số cặp kim loại + phi kim có thể phản ứng với nhau ngay ở nhiệt độ thường là: Al + Cl2, Al + Br2; Li + N2; Hg + S
4. Chỉ có Al, Fe, Cr không tác dụng HNO3 đặc nguội và H2SO4 đặc nguội.
→ Ngoài Al, Fe, Cr thì còn có Au, Pt (hai kim loại Au, Pt có tính khử yếu nhất trong dãy điện hóa nên hầu như không tác dụng trong mọi trường hợp)
5. Cho rằng trong các axit mạnh chỉ có H2SO4 đặc hoặc HNO3 là có tính oxi hóa còn HCl, HBr, HI thì không có tính oxi hóa
→ HCl, HBr, HI ngoài tính axit và tính khử thì cũng có cả tính oxi hóa (thể hiện khi tác dụng kim loại sinh ra H2)
6. Cho rằng kim loại tác dụng HNO3 là có sinh ra NH4+ (hoặc mất thời gian đi kiểm chứng)
→ Chỉ khi nào có Mg, Al, Zn tác dụng HNO3 loãng thì mới cần nghi ngờ có sinh ra NH4+, còn nếu chỉ có các kim loại trung bình hoặc yếu như Fe, Cu, Ag thì không thể sinh ra NH4+
7. Quên thứ tự phản ứng khi dẫn CO2 vào hỗn hợp NaOH và Na2CO3:
Do tính bazơ của NaOH mạnh hơn nên Na2CO3 phải “chờ”. Thứ tự p/ư như sau:
CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O
CO2 + H2O + Na2CO3 → 2NaHCO3
8. Cho rằng khi cho HCl vào hỗn hợp Na2CO3 và NaHCO3 từ từ đến dư là có bọt khí ngay.
Lúc đầu chưa có hiện tượng, sau một thời gian mới có khí:
HCl + Na2CO3 → NaCl + NaHCO3
HCl + NaHCO3 → NaCl + CO2 + H2O
9. Cho rằng khi cho NaHCO3 và Na2CO3 vào dung dịch HCl thì cũng phản ứng theo thứ tự
Bọt khí sẽ thoát ra ngay, vì hai pư sau xảy ra đồng thời:
2HCl + Na2CO3 → 2NaCl + CO2 + H2O
HCl + NaHCO3 → NaCl + CO2 + H2O
10. Không dự đoán được một số phản ứng oxi hóa – khử đặc biệt.
Ví dụ 1: Cho HCl đặc tác dụng CaOCl2 có sinh ra đơn chất không?
Lớp 10 ta đã biết, khi HCl đặc tác dụng với MnO2 hoặc KMnO4 (các chất oxi hóa mạnh) thì thu được khí Cl2, do vậy có thể dự đoán: khi HCl tác dụng chất oxi hóa rất mạnh CaOCl2 (hoặc KClO3 hoặc NaClO) thì tất nhiên cũng thể hiện tính khử (sinh ra Cl2). Do đó: CaOCl2 + HCl → CaCl2 + Cl2 + H2O
Ví dụ 2: FeCl2 + H2S → không xảy ra nhưng FeCl3 + H2S có xảy ra không?
Fe3+ có tính oxi hóa khá mạnh, H2S có tính khử mạnh nên đủ để xảy ra pư oxi hóa khử sau đây:
2FeCl3 + H2S → 2FeCl2 + S + 2HCl
Ví dụ 3: Cho rằng không xảy ra phản ứng khi nung hỗn hợp rắn Cu + KNO3
Sự thật là: đầu tiên 2KNO3 → 2KNO2 + O2, sau đó 2Cu+O2 -> 2CuO
Bài viết trên là những lưu ý trong quá trình học hoá của mình. Để giúp bạn không bị mất điểm những câu lí thuyết hoặc biết sai kiến thức. Chúc bạn học tốt !
Nguồn: Tổng hợp