• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

Những phê phán đối với Marx

Áo Dài

Cộng tác viên
Thành viên BQT
Những phê phán đối với Marx

FB_IMG_1634039059356.jpg

Nguồn: Mark Skousen (2007). “Karl Marx Leads a Revolt Against Capitalism”, in M. Skousen, The Big Three in Economics: Adam Smith, Karl Marx, And John Maynard Keynes (New York: M.E.Sharpe), pp. 64-104 (Ch. 3).

Biên dịch: Bùi Thu Thảo | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Chủ nghĩa duy vật lịch sử

Vậy chủ nghĩa tư bản tiến về đâu? Marx bị ảnh hưởng sâu sắc bởi George Wilhelm Hegel trong việc phát triển tiến trình quyết định luận kinh tế của mình. Chính đề cơ bản của Hegel là “Mâu thuẫn (về bản chất) là gốc rễ của mọi sự vận động và sự sống.” Hegel đã mô tả mâu thuẫn này theo phép biện chứng, các lực lượng chống đối nhau cuối cùng sẽ tạo ra một lực lượng mới. Một “chính đề” được hình thành sẽ tạo ra một “phản đề” phát triển theo hướng ngược lại, đến lượt nó rốt cuộc sẽ tạo ra một “hợp đề” mới. Hợp đề này sau đó trở thành một “chính đề” và quá trình lại lặp lại theo sự tiến bộ của văn minh.

Biểu đồ phản ánh phép biện chứng của Hegel được sử dụng để mô tả tiến trình lịch sử:

Chính đề
-------------
-----------------------→ Hợp đề
-------------
Phản đề

Marx đã áp dụng phép biện chứng của Hegel vào quan điểm quyết định luận về lịch sử của mình. Do vậy, tiến trình lịch sử có thể được mô tả bằng cách sử dụng khái niệm của Hegel – từ chế độ chiếm hữu nô lệ tới chủ nghĩa tư bản rồi đến chủ nghĩa cộng sản.

Theo thuyết này, nô lệ được xem như phương tiện sản xuất chính hay một chính đề trong suốt thời kì Hy – La. Chế độ phong kiến đã trở thành phản đề chính của nó trong thời Trung Cổ. Hợp đề đã trở thành chủ nghĩa tư bản, điều trở thành chính đề mới sau thời đại Khai sáng. Nhưng chủ nghĩa tư bản đã phải đối mặt với phản đề của chính nó – mối đe dọa tăng lên từ chủ nghĩa xã hội. Sau cùng, cuộc đấu tranh này sẽ dẫn tới hệ thống sản xuất tối hậu, chủ nghĩa cộng sản. Với cách lập luận này, Marx luôn là một người lạc quan. Ông tin chắc rằng mọi quá trình lịch sử đều hướng tới các hình thái xã hội cao hơn, đỉnh cao là chủ nghĩa cộng sản.

Giải pháp của Marx: Chủ nghĩa xã hội cách mạng

Nhưng trong khi chủ nghĩa cộng sản được cho là điều tất yếu thì Marx lại thấy rằng cách mạng là cần thiết để đạt được nó. Đầu tiên và trên hết, Marx là người đề xuất dùng bạo lực (“mạnh mẽ”) để lật đổ chính quyền và thiết lập chủ nghĩa xã hội cách mạng. Ông thích thú với bạo lực. Marx đã thôi thúc cách mạng diễn ra trong Tuyên ngôn của Đảng cộng sản năm 1848, Quốc tế thứ nhất năm 1860 và tại Công xã Paris năm 1871. Dù nhà cách mạng Đức đã không tiết lộ cụ thể kế hoạch của ông nhưng Tuyên ngôn của Đảng cộng sản mang một cương lĩnh gồm mười điều sau (Marx và Engels 1964 [1848], 40):

1. Xóa bỏ sở hữu (tư nhân) đối với đất đai và đưa toàn bộ đất đai phục vụ cho mục đích công.
2. Thuế thu nhập theo mức hoặc lũy tiến bậc cao.
3. Xóa bỏ mọi quyền thừa kế.
4. Tịch thu tài sản của toàn bộ người di dân và phiến loạn.
5. Tập trung tín dụng trong tay nhà nước bằng một ngân hàng quốc gia với vốn nhà nước và độc quyền duy nhất.
6. Tập trung các phương thức truyền thông và vận tải trong tay nhà nước.
7. Mở rộng các nhà máy và công cụ sản xuất thuộc sở hữu nhà nước; khai hoang đất trống và cải tạo đất nói chung phù hợp với kế hoạch chung.
8. Nghĩa vụ lao động ngang nhau đối với tất cả mọi người. Thành lập các đội quân ngành, đặc biệt là trong nông nghiệp.
9. Kết hợp nông nghiệp với các ngành sản xuất; từng bước xóa bỏ sự phân hóa giữa thành thị và nông thôn bằng sự phân bổ dân số đồng đều hơn trên cả nước.
10. Giáo dục miễn phí cho toàn bộ trẻ em tại các trường công. Xóa bỏ việc sử dụng lao động trẻ em trong các nhà máy hiện nay. Kết hợp giáo dục với sản xuất công nghiệp, v.v…

Thật khó mà tưởng tượng việc thúc đẩy một vài trong số các biện pháp trên mà không cần đến bạo lực. Nhưng chưa dừng lại ở đó. Marx cũng tán thành “nền chuyên chính vô sản” độc tài. Ông ủng hộ việc xóa bỏ hoàn toàn sở hữu tư nhân, dựa trên học thuyết của ông cho rằng sở hữu tư nhân là căn nguyên của xung đột, đấu tranh giai cấp và là một hình thái nô lệ (1964 [1848], 27). Ông đồng tình với Proudhon cho rằng “sở hữu là trộm cắp.” Không có sở hữu tư nhân sẽ không cần tới trao đổi, không có mua bán, và do đó Marx và Engels tán thành việc triệt tiêu tiền tệ (30). Sản xuất và tiêu dùng sẽ tiếp diễn và thậm chí là phát triển thịnh vượng thông qua kế hoạch tập trung mà không cần trao đổi hay tiền tệ.

Marx và Engels cũng yêu cầu xóa bỏ gia đình truyền thống trong một nỗ lực nhằm “ngăn chặn hiện tượng cha mẹ bóc lột con cái” và “hình thành một cộng đồng phụ nữ.” Những người sáng lập chủ nghĩa cộng sản ủng hộ một chương trình giáo dục giới trẻ vốn sẽ “phá hủy những mối quan hệ tôn kính nhất” và “thay thế giáo dục gia đình bởi giáo dục xã hội” (33 – 35).

Vậy còn tôn giáo thì sao? Marx cho rằng “tôn giáo là thứ thuốc phiện của con người.” “Chủ nghĩa cộng sản thủ tiêu những chân lý bất diệt, nó thủ tiêu mọi tôn giáo và đạo lý thay vì cấu thành chúng theo một nền tảng mới; do vậy, nó đi ngược lại toàn bộ kinh nghiệm lịch sử trước đây” (38).

Marx đã đoán trước rằng chủ nghĩa xã hội cách mạng sẽ lần đầu tiên cho phép con người có sự biểu đạt đầy đủ về sự tồn tại và hạnh phúc. Mục tiêu “vạn vật giàu có” mà Adam Smith theo đuổi cuối cùng sẽ đạt được dưới chế độ chủ nghĩa cộng sản đích thực. Thiên đường có để đạt được trên cõi trần. Rốt cuộc nền chuyên chính vô sản sẽ được thay thế bởi một xã hội không giai cấp, không nhà nước. Con người của chủ nghĩa Marx sẽ là một con người mới!

Theo NCQT
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top