Những nhận định văn học hay về bài thơ “Bếp lửa” và nhà thơ Bằng Việt

Các bạn không biết làm sao viết mở bài hay tạo ấn tượng với người đọc? Đừng lo! Cùng tham khảo một số nhận định văn học hay về bài thơ "Bếp lửa" và nhà thơ Bằng Việt để viết được một mở bài đặc sắc nhé!
Những nhận định văn học hay về bài thơ “Bếp lửa” và nhà thơ Bằng Việt.png

Những nhận định văn học hay về bài thơ “Bếp lửa” và nhà thơ Bằng Việt

– Qua hồi tưởng và suy ngẫm củ người cháu, bài thơ Bếp lửa gợi lại những kỷ niệm đầy xúc động về người bà và tình bà cháu, đồng thời thể hiện lòng kính yêu, trân trọng và biết ơn của người cháu đối với bà và cũng là đối với gia đình, quê hương, đất nước. Bài thơ đã kết hợp nhuần nhuyễn giữa biểu cảm và miêu tả, tự sự và bình luận. Thành công của bài thơ còn ở sự sáng tạo hình ảnh bếp lửa gắn liền với hình ảnh của người bà, làm điểm tựa khơi gợi mọi kỷ niệm, cảm xúc và suy nghĩ về bà và tình bà cháu.

– Bài thơ Bếp lửa biểu hiện một triết lý thầm kín: những gì là thân thiết nhất của tuổi thơ mỗi người, đều có sức tỏa sáng, nâng đỡ con người trên hành trình dài rộng của cuộc đời.

– “Có thể là bài thơ còn thiếu cái này cái nọ, nhưng phải nhận rằng, “Bếp lửa” là một bài thơ có nguồn cội, chứ không chơi vơi nửa vời…”

– “Có một tâm hồn nhiều suy nghĩ và rung động tinh tế, một chủ nghĩa trữ tình xao động, bồi hồi, khi đậm đà duyên dáng, khi âm vang sâu thẳm…” (Lê Đình Kỵ)

– Mỗi nhà thơ lại có những phong cách riêng với nét đặc trưng trong chất thơ. Với Bằng Việt, chất thơ ấy chính là chất suy tưởng giàu tính trí tuệ và rất hào hoa.

– “Lời thơ như những nét chấm phá tươi mát nhưng không thiếu chiều sâu suy tưởng”, “ thơ Bằng Việt thường nghiêng về suy nghĩ, có dáng một lời tâm sự” (Nguyễn Xuân Nam)

– “Ở Bằng Việt sự suy nghĩ có tình có nghĩa được bộc lộ nhất quán có sự nhất quán trong thơ anh” (Hồng Thọ)

– “Vào những năm đầu thập kỷ 60, Bằng Việt xuất hiện giữa làng thơ Việt Nam như một ánh đèn nê-ông kỳ ảo, tỏa sáng trí tuệ, sự mát mẻ của tuổi xuân và cái dịu dàng của hồn thơ anh. Vời những câu thơ xúc cảm tinh tế, chữ nghĩa long lánh, độc giả ấn tượng về anh như một nhà thơ trẻ lịch lãm, tài hoa” (Phạm Khải)

– “Trong số các nhà thơ trẻ, Bằng Việt là một hồn thơ lãng mạn, đọng nhiều suy nghĩ” (Hà Minh Đức)

– Thơ Bằng Việt đã thể hiện một một cái tôi trữ tình độc đáo, giàu sáng tạo. Hồn thơ đôn hậu, nhạy cảm, rất sang trọng, giàu chất trí tuệ, ưa khái quát, triết lí của Bằng Việt đã bộc lộ được phong cách riêng của ông trước rất nhiều các nhà thơ của thế hệ kháng chiến chống Mỹ.

Trên đây là một số nhận định về bài thơ "Bếp lửa" và nhà thơ Bằng Việt. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp các bạn viết được một mở bài hay nhất.
_Chúc các bạn học tốt!_​
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top