Đỗ Thị Lan Hương
Active member
- Xu
- 16,068
Nguyên lý là gì? Làm thế nào để phân loại các nguyên lý? Để trả lời câu hỏi này, mời các bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé!
* Sự phân loại của nguyên lý:
- Nguyên lý đặc thù (Nguyên lý của các khoa học): Là nguyên lý khái quát những thuộc tính, đặc điểm cơ bản, trật tự và cơ chế điều hành, chi phối sự tồn tại và biến đổi của một phạm vi, lĩnh vực nhất định của thế giới. Tri thức chứa đựng trong các nguyên lý này là tri thức chuyên biệt, chuyên nghành, có giới hạn, chỉ giải thích được cho các đối tượng trong một phạm vi, lĩnh vực xác định.
- Nguyên lý phổ biến (Nguyên lý triết học): Là nguyên lý khái quát những thuộc tính, đặc điểm cơ bản, tổng quát của toàn bộ thế giới. Tri thức chứa đựng trong các nguyên lý này là tri thức tổng quát, phổ quát, giải thích được toàn bộ thế giới một cách cơ bản nhất, bản chất nhất.
1.2. Hai nguyên lý xuất phát của triết học Mác - Lê Nin
- Mối liên hệ là phạm trù triết học dùng để chỉ sự ràng buộc, quy định, phụ thuộc lẫn nhau, làm tiền đề điều kiện cho nhau; sự tác động qua lại và ảnh hưởng lẫn nhau giữa các mặt trong một sự vật, hiện tượng hay giữa các sự vật, hiện tượng với nhau.
-Mối liên hệ phổ biến là phạm trù triết học dùng để chỉ các mối liên hệ tồn tại ở nhiều sự vật, hiện tượng của thế giới (phổ biến, phổ quát).
b. Các tính chất của mối liên hệ
+ Tính khách quan: Mối liên hệ là vốn có của sự vật, hiện tượng do chỗ vạn vật đều thống nhất ở tính vật chất, không phải do một lực lượng siêu nhiên nào hay ý thức, cảm giác của con người quy định.
+ Tính phổ biến: Mối liên hệ tồn tại phổ biến (phổ quát) trong mọi phạm vi, lĩnh vực khác nhau của thế giới.
+ Tính phong phú, đa dạng: Mối liên hệ là muôn màu, muôn vẻ về dạng thức, phương thức; có vị trí, vai trò và tác dụng khác nhau.
+ Tính tác dụng: Mối liên hệ quy định sự tồn tại, vận động và biến đổi của các sự vật, hiện tượng.
c. Nội dung của nguyên lý về mối liên hệ phổ biến
+ Mọi sự vật, hiện tượng; mọi mặt của các sự vật, hiện tượng đều có mối liên hệ với nhau; đều ràng buộc, quy định, phụ thuộc lẫn nhau; đều làm tiền đề, điều kiện cho nhau; đều tác động qua lại và ảnh hưởng lẫn nhau. Không có sự vật, hiện tượng nào; không có mặt nào tồn tại tự mình, độc lập, tách biệt mà không liên hệ với các sự vật, hiện tượng, các mặt khác.
+ Mối liên hệ là phương thức, là điều kiện quy định sự tồn tại hay không tồn tại của mọi sự vật, hiện tượng. Thông qua mối liên hệ, bằng mối liên hệ, do mối liên hệ, sự tồn tại hay không tồn tại của sự vật, hiện tượng mới bộc lộ ra; sự vật, hiện tượng mới biểu hiện ra nó là gì, như thế nào và phân biệt với các sự vật, hiện tượng khác.
+ Tổng thể của các mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng, giữa các mặt của sự vật, hiện tượng đan xen, chằng chịt, quy định và tác động qua lại, ảnh hưởng lẫn nhau. Nó tạo nên một bức tranh đa dạng, nhiều màu sắc, nhiều hình, nhiều vẻ của mối liên hệ trong thế giới.
* Kết cấu cơ bản của bức tranh tổng quát về mối liên hệ phổ biến bao gồm:
- Về các dạng thức (hình thức) liên hệ: giữa vật chất – ý thức, giữa chất – lượng, giữa các mặt đối lập, giữa cái chung – cái riêng, nguyên nhân – kết quả, tất nhiên – ngẫu nhiên, nội dung – hình thức, bản chất – hiện tượng, khả năng – hiện thực.
- Về phương thức (cách thức) liên hệ: trực tiếp – gián tiếp, trên – dưới, trong – ngoài, chiều dọc – chiều ngang
- Về vị trí, vai trò của liên hệ: khách quan – chủ quan, chủ yếu – thứ yếu, quan trọng – không quan trọng, cơ bản – không cơ bản, ...
+ Cơ sở của các mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng, giữa các mặt của sự vật, hiện tượng là tính thống nhất vật chất của thế giới. Chính tính thống nhất vật chất của thế giới quy định các dạng thức liên hệ, phương thức liên hệ, vị trí vai trò của liên hệ. Không có tính thống nhất vật chất của thế giới thì không có mối liên hệ nào giữa các sự vật, hiện tượng, giữa các mặt của sự vật, hiện tượng.
d. Ý nghĩa phương pháp luận của việc nghiên cứu nguyên lý về mối liên hệ phổ biến
+ Nguyên tắc liên hệ: Mọi sự vật, hiện tượng đều nằm trong mối liên hệ với các sự vật, hiện tượng khác vì vậy, trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn cần phải đặt sự vật, hiện tượng trong mối liên hệ với các sự vật, hiện tượng khác.
+ Nguyên tắc toàn diện: Phải nghiên cứu xem xét đầy đủ tất cả các mối liên hệ của sự vật, hiện tượng. Phải nắm bắt tính hệ thống, tính tổng hòa, tính bao quát của các mối liên hệ muôn hình muôn vẻ của sự vật, hiện tượng.
Xem xét toàn diện nhưng không được cào bằng mà phải biết phân biệt từng mối liên hệ. Phải nắm bắt và nhận diện được khuynh hướng chiết trung và thuật ngụy biện là hai phương pháp nhận thức sai lầm về mối liên hệ của các sự vật, hiện tượng.
+ Nguyên tắc lịch sử - cụ thể: Phải đặt sự vật, hiện tượng vào trong thời gian, không gian cụ thể. Phải chú ý đến điều kiện, hoàn cảnh cụ thể mà trong đó sự vật, hiện tượng sinh ra,tồn tại và phát triển, cả về không gian, thời gian và các mối liên hệ.
a. Khái niệm
- Vận động là phạm trù triết học dùng để chỉ mọi sự biến đổi, mọi sự thay đổi trên các phương diện: vị trí, hình thái, cấu trúc, chiều hướng, … của mọi sự vật, hiện tượng.
- Phát triển là phạm trù triết học dùng để chỉ quá trình vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn trên các phương diện của mọi sự vật, hiện tượng.
b. Các tính chất của phát triển
- Tính khách quan: phát triển là thuộc tính khách quan vốn có của các sự vật, hiện tượng; phát triển tồn tại độc lập với ý thức của con người dù con người nhận thức được hay ko nhận thức được.
- Tính phổ biến: phát triển là khuynh hướng tồn tại, có mặt trong toàn bộ thế giới.
+ Trong tự nhiên, sự phát triển biểu hiện ra ở khuynh hướng phát triển ngày các phức tạp của vạn vật, từ vô cơ đến hữu cơ, từ hữu cơ đơn giản đến những tổ chức sống vô cùng phức tạp, ngày một thích nghi và hoàn thiện hơn trước sự biến đổi của môi trường.
+ Trong xã hội, sự phát triển biểu hiện ở năng lực của con người chinh phục tự nhiên, cải tạo xã hội đến tiến tới mức độ ngày càng cao trong sự nghiệp giải phóng con người. Xã hội loài người đó phát triển từ chế độ công xã nguyên thủy, qua cácchếđộ CHNL, PK, TBCN đến XHCN.
+ Trong tư duy, phát triển là sự vận động, tiến lên không ngừng của các tri thức, khái niệm, đưakhảnăngnhậnthứccủa con ngườingàycàngsâusắc, đầyđủ, đúngđắnhơnvớihiệnthựckháchquan.
- Tínhphongphúđadạng: Mỗisựvật, hiệntượngcómộtquátrìnhpháttriểnkhônggiốngnhau, tùythuộcvàocácđiềukiệntồntạivàcácmốiliênhệcủanó.
c. Nội dung của nguyên lý về sự phát triển
+ Mọi sự vật, hiện tượng đều vận động, biến đổi, chuyển hóa từ hình thức tồn tại này sang hình thức tồn tại khác. Không có sự vật, hiện tượng nào luôn luôn giữ nguyên bản thân nó, luôn luôn như nó là, không thay đổi. Không có sự vật, hiện tượng nào vĩnh viễn, bất biến. Tất cả đều chỉ là quá độ, tạm thời, thoáng qua, tương đối. Tất cả đều không ngừng biến đổi và biến đổi là tuyệt đối, tồn tại là nhất thời, tương đối.
“Sự tồn tại của giới tự nhiên, từ cái nhỏ nhất cho đến cái lớn nhất, từ hạt cát cho đến mặt trời, từ nguyên sinh vật cho đến con người, là một quá trình không ngừng sinh ra và diệt vong, lưu động không ngừng, vận động và biến hóa bất tuyệt” (Ph. ĂngGhen, Biện chứng của tự nhiên, NXB Sự thật, Hà Nội 1971, trang 29).
+ Phát triển là khuynh hướng chung của mọi sự vật, hiện tượng. Phát triển là quá trình biến đổi, mở rộng mọi mặt, mọi phương diện (thành phần, kết cấu nội dung, hình thức, mối liên hệ) của sự vật, hiện tượng theo hướng đa dạng hơn, phức tạp hơn, có tổ chức hơn nhưng tiến bộ hơn, tiên tiến hơn và chất lượng hơn. Đó là quá trình tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp và từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn.
“Phát triển không phải là một sự lớn lên đơn giản, một sự tăng thêm (hay là một sự giảm bớt) phổbiến mà pháttriểnlàsựsinhravàsựhủydiệtcủamọivật, lànhữngsựchuyểnhóalẫnnhau” (V.I. Lênin, Bútkýtriếthọc, NXB SựthậtHàNội, 1963, trang 284 – 285).
+ Phát triển là quá trình biện chứng tự thân của sự vật, hiện tượng, là quá trình sự vật, hiện tượng tự vạch đường đi cho mình, tự diễn biến mình, tự trình hiện mình. Trong đó:
- Sự vật, hiện tượng giải quyết những mâu thuẫn của chính nó (mâu thuẫn giữa các mặt đối lập, mâu thuẫn giữa cái chất lượng và số lượng, mâu thuẫn giữa các khẳng định và phủ định).
- Sự vật, hiện tượng tạo lập các “vòng khâu biện chứng” hay các “vòng khâu liên hệ” theo đường xoáy ốc đi từ cái khẳng định đến cái phủ định, từ cái phủ định đến cái phủ định của phủ định.
- Sự vật, hiện tượng tổ chức sắp xếp lại bản thân, đổi mới, nâng cấp nó (vứt bỏ, loại bỏ cái không còn thích hợp, phù hợp, ko còn tác dụng; tạo lập trật tự mới với những cái còn thích hợp, còn phù hợp, còn tác dụng)
d. Ý nghĩa phương pháp luận của việc nghiên cứu nguyên lý về sự phát triển
- Nguyên tắc vận động: mọi sự vật, hiện tượng đều vận động, biến đổi, đều chuyển hoá từ hình thức tồn tại này sang hình thức tồn tại khác, ko có sự vật, hiện tượng nào bất biến, giữ nguyên hiện trạng như nó là. Trái lại tất cả đều biến đổi, đều quá độ, đều thoáng qua vì vậy trong mọi nhận thức nghiên cứu khoa học, trong mọi phạm vi lĩnh vực khác nhau chủ thể nhận thức phải nắm bắt sự vật, hiện tượng trong quá trình vận động biến đổi chuyển hóa của nó chứ không phải trong trạng thái bất biến tĩnh tại ngưng trệ.
Theo Lê nin: “logic biện chứng đòi hỏi phải xem xét sự vật trong sự phát triển, trong sự tự vận động, trong sự biến đổi của nó”. (V.I. Lênin, tập 42, tr. 364)
- Nguyên tắc mâu thuẫn: vận động là tự thân, phát triển là tự thân. Vận động và phát triển là kết quả của việc sự vật, hiện tượng giải quyết những mâu thuẫn bên trong nó. Vì vậy trong mọi nhân thức nghiên cứu khoa học, trong mọi phạm vi lĩnh vực khác nhau của thế giới, chủ thể nhận thức nghiên cứu phải nắm bắt được các mặt đối lập, các mặt mâu thuẫn và sự tác động qua lại của chúng để nắm bắt sự vận động, biến đổi chuyển hóa của chúng.
Theo Lê nin: “Sự phát triển là cuộc đấu tranh giữa các mặt đối lập”. Vì vậy nhận thức sự vật, hiện tượng là nhận thức các mặt đối lập và sự đấu tranh của chúng.
- Nguyên tắc biện chứng: phát triển là khuynh hướng chung của mọi sự vật, hiện tượng nhưng phát triển không diễn ra theo con đường thẳng tắp, cũng không theo đường tròn khép kín mà theo đường xoáy ốc, quanh co, ziczac, phức tạp, phụ thuộc vào lĩnh vực tồn tại và điều kiện hoàn cảnh môi trường tồn tại của sự vật, hiện tượng. Vì vậy trong mọi nhận thức nghiên cứu khoa học, trọng mọi phạm vi lĩnh vực khác nhau của thế giới, chủ thể nhận thức nghiên cứu phải nắm bắt được biện chứng quanh co phức tạp, ziczac của quá trình vận động phát triển của sự vật, hiện tượng để nắm bắt tính tất yếu của sự phát triển của nó.
Theo Lê nin: “Bản thân sự vật phải được xem xét trong những và trong sự phát triển của nó" (V.I. Lênin, tập 42, tr. 238)
Trên đây là nội dung chính bài "Những nguyên lý xuất phát của triết học Mác - Lê Nin về thế giới". Hi vọng bài viết sẽ trở thành nguồn tài liệu tham khảo giúp ích cho các bạn trong quá trình học tập.
I. Những nguyên lý xuất phát của triết học Mác - Lê Nin về thế giới
1.1. Nguyên lý và sự phân loại nguyên lý
- Nguyên lý là khái niệm chỉ hệ thống lý luận căn bản của một học thuyết khoa học là nền tảng cho học thuyết khoa học. Đólà hệ thống lý luận phản ánh nhận thức tổng quát của một khoa học về phạm vi, lĩnh vực mà nó nghiên cứu, được quan niệm như những chân lý chắc chắn, thực hiện chức năng nhận thức, giải thích thế giới định hướng hoạt động của con người.* Sự phân loại của nguyên lý:
- Nguyên lý đặc thù (Nguyên lý của các khoa học): Là nguyên lý khái quát những thuộc tính, đặc điểm cơ bản, trật tự và cơ chế điều hành, chi phối sự tồn tại và biến đổi của một phạm vi, lĩnh vực nhất định của thế giới. Tri thức chứa đựng trong các nguyên lý này là tri thức chuyên biệt, chuyên nghành, có giới hạn, chỉ giải thích được cho các đối tượng trong một phạm vi, lĩnh vực xác định.
- Nguyên lý phổ biến (Nguyên lý triết học): Là nguyên lý khái quát những thuộc tính, đặc điểm cơ bản, tổng quát của toàn bộ thế giới. Tri thức chứa đựng trong các nguyên lý này là tri thức tổng quát, phổ quát, giải thích được toàn bộ thế giới một cách cơ bản nhất, bản chất nhất.
1.2. Hai nguyên lý xuất phát của triết học Mác - Lê Nin
1.2.1. Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến
a. Khái niệm- Mối liên hệ là phạm trù triết học dùng để chỉ sự ràng buộc, quy định, phụ thuộc lẫn nhau, làm tiền đề điều kiện cho nhau; sự tác động qua lại và ảnh hưởng lẫn nhau giữa các mặt trong một sự vật, hiện tượng hay giữa các sự vật, hiện tượng với nhau.
-Mối liên hệ phổ biến là phạm trù triết học dùng để chỉ các mối liên hệ tồn tại ở nhiều sự vật, hiện tượng của thế giới (phổ biến, phổ quát).
b. Các tính chất của mối liên hệ
+ Tính khách quan: Mối liên hệ là vốn có của sự vật, hiện tượng do chỗ vạn vật đều thống nhất ở tính vật chất, không phải do một lực lượng siêu nhiên nào hay ý thức, cảm giác của con người quy định.
+ Tính phổ biến: Mối liên hệ tồn tại phổ biến (phổ quát) trong mọi phạm vi, lĩnh vực khác nhau của thế giới.
+ Tính phong phú, đa dạng: Mối liên hệ là muôn màu, muôn vẻ về dạng thức, phương thức; có vị trí, vai trò và tác dụng khác nhau.
+ Tính tác dụng: Mối liên hệ quy định sự tồn tại, vận động và biến đổi của các sự vật, hiện tượng.
c. Nội dung của nguyên lý về mối liên hệ phổ biến
+ Mọi sự vật, hiện tượng; mọi mặt của các sự vật, hiện tượng đều có mối liên hệ với nhau; đều ràng buộc, quy định, phụ thuộc lẫn nhau; đều làm tiền đề, điều kiện cho nhau; đều tác động qua lại và ảnh hưởng lẫn nhau. Không có sự vật, hiện tượng nào; không có mặt nào tồn tại tự mình, độc lập, tách biệt mà không liên hệ với các sự vật, hiện tượng, các mặt khác.
+ Mối liên hệ là phương thức, là điều kiện quy định sự tồn tại hay không tồn tại của mọi sự vật, hiện tượng. Thông qua mối liên hệ, bằng mối liên hệ, do mối liên hệ, sự tồn tại hay không tồn tại của sự vật, hiện tượng mới bộc lộ ra; sự vật, hiện tượng mới biểu hiện ra nó là gì, như thế nào và phân biệt với các sự vật, hiện tượng khác.
+ Tổng thể của các mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng, giữa các mặt của sự vật, hiện tượng đan xen, chằng chịt, quy định và tác động qua lại, ảnh hưởng lẫn nhau. Nó tạo nên một bức tranh đa dạng, nhiều màu sắc, nhiều hình, nhiều vẻ của mối liên hệ trong thế giới.
* Kết cấu cơ bản của bức tranh tổng quát về mối liên hệ phổ biến bao gồm:
- Về các dạng thức (hình thức) liên hệ: giữa vật chất – ý thức, giữa chất – lượng, giữa các mặt đối lập, giữa cái chung – cái riêng, nguyên nhân – kết quả, tất nhiên – ngẫu nhiên, nội dung – hình thức, bản chất – hiện tượng, khả năng – hiện thực.
- Về phương thức (cách thức) liên hệ: trực tiếp – gián tiếp, trên – dưới, trong – ngoài, chiều dọc – chiều ngang
- Về vị trí, vai trò của liên hệ: khách quan – chủ quan, chủ yếu – thứ yếu, quan trọng – không quan trọng, cơ bản – không cơ bản, ...
+ Cơ sở của các mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng, giữa các mặt của sự vật, hiện tượng là tính thống nhất vật chất của thế giới. Chính tính thống nhất vật chất của thế giới quy định các dạng thức liên hệ, phương thức liên hệ, vị trí vai trò của liên hệ. Không có tính thống nhất vật chất của thế giới thì không có mối liên hệ nào giữa các sự vật, hiện tượng, giữa các mặt của sự vật, hiện tượng.
d. Ý nghĩa phương pháp luận của việc nghiên cứu nguyên lý về mối liên hệ phổ biến
+ Nguyên tắc liên hệ: Mọi sự vật, hiện tượng đều nằm trong mối liên hệ với các sự vật, hiện tượng khác vì vậy, trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn cần phải đặt sự vật, hiện tượng trong mối liên hệ với các sự vật, hiện tượng khác.
+ Nguyên tắc toàn diện: Phải nghiên cứu xem xét đầy đủ tất cả các mối liên hệ của sự vật, hiện tượng. Phải nắm bắt tính hệ thống, tính tổng hòa, tính bao quát của các mối liên hệ muôn hình muôn vẻ của sự vật, hiện tượng.
Xem xét toàn diện nhưng không được cào bằng mà phải biết phân biệt từng mối liên hệ. Phải nắm bắt và nhận diện được khuynh hướng chiết trung và thuật ngụy biện là hai phương pháp nhận thức sai lầm về mối liên hệ của các sự vật, hiện tượng.
+ Nguyên tắc lịch sử - cụ thể: Phải đặt sự vật, hiện tượng vào trong thời gian, không gian cụ thể. Phải chú ý đến điều kiện, hoàn cảnh cụ thể mà trong đó sự vật, hiện tượng sinh ra,tồn tại và phát triển, cả về không gian, thời gian và các mối liên hệ.
1.2.2. Nguyên lý về sự phát triển
Trong triết học Mác - Lênin, nguyên lý về mối liên hệ phổ biến gắn liền với nguyên lý về sự phát triển. Sự liên hệ, tác động qua lại giữa các mặt, các yếu tố của sự vật, hiện tượng và giữa các sự vật, hiện tượng với nhau tất yếu làm nên sự vận động, phát triển của chúng. Nhiệm vụ quan trọng nhất của phép biện chứng duy vật (của triết học Mác – Lê nin) là nghiên cứu toàn diện, bao quát sự vận động, phát triển khách quan ấy của thế giới, tìm ra bản chất và những quy luật vận động của quá trình đó.a. Khái niệm
- Vận động là phạm trù triết học dùng để chỉ mọi sự biến đổi, mọi sự thay đổi trên các phương diện: vị trí, hình thái, cấu trúc, chiều hướng, … của mọi sự vật, hiện tượng.
- Phát triển là phạm trù triết học dùng để chỉ quá trình vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn trên các phương diện của mọi sự vật, hiện tượng.
b. Các tính chất của phát triển
- Tính khách quan: phát triển là thuộc tính khách quan vốn có của các sự vật, hiện tượng; phát triển tồn tại độc lập với ý thức của con người dù con người nhận thức được hay ko nhận thức được.
- Tính phổ biến: phát triển là khuynh hướng tồn tại, có mặt trong toàn bộ thế giới.
+ Trong tự nhiên, sự phát triển biểu hiện ra ở khuynh hướng phát triển ngày các phức tạp của vạn vật, từ vô cơ đến hữu cơ, từ hữu cơ đơn giản đến những tổ chức sống vô cùng phức tạp, ngày một thích nghi và hoàn thiện hơn trước sự biến đổi của môi trường.
+ Trong xã hội, sự phát triển biểu hiện ở năng lực của con người chinh phục tự nhiên, cải tạo xã hội đến tiến tới mức độ ngày càng cao trong sự nghiệp giải phóng con người. Xã hội loài người đó phát triển từ chế độ công xã nguyên thủy, qua cácchếđộ CHNL, PK, TBCN đến XHCN.
+ Trong tư duy, phát triển là sự vận động, tiến lên không ngừng của các tri thức, khái niệm, đưakhảnăngnhậnthứccủa con ngườingàycàngsâusắc, đầyđủ, đúngđắnhơnvớihiệnthựckháchquan.
- Tínhphongphúđadạng: Mỗisựvật, hiệntượngcómộtquátrìnhpháttriểnkhônggiốngnhau, tùythuộcvàocácđiềukiệntồntạivàcácmốiliênhệcủanó.
c. Nội dung của nguyên lý về sự phát triển
+ Mọi sự vật, hiện tượng đều vận động, biến đổi, chuyển hóa từ hình thức tồn tại này sang hình thức tồn tại khác. Không có sự vật, hiện tượng nào luôn luôn giữ nguyên bản thân nó, luôn luôn như nó là, không thay đổi. Không có sự vật, hiện tượng nào vĩnh viễn, bất biến. Tất cả đều chỉ là quá độ, tạm thời, thoáng qua, tương đối. Tất cả đều không ngừng biến đổi và biến đổi là tuyệt đối, tồn tại là nhất thời, tương đối.
“Sự tồn tại của giới tự nhiên, từ cái nhỏ nhất cho đến cái lớn nhất, từ hạt cát cho đến mặt trời, từ nguyên sinh vật cho đến con người, là một quá trình không ngừng sinh ra và diệt vong, lưu động không ngừng, vận động và biến hóa bất tuyệt” (Ph. ĂngGhen, Biện chứng của tự nhiên, NXB Sự thật, Hà Nội 1971, trang 29).
+ Phát triển là khuynh hướng chung của mọi sự vật, hiện tượng. Phát triển là quá trình biến đổi, mở rộng mọi mặt, mọi phương diện (thành phần, kết cấu nội dung, hình thức, mối liên hệ) của sự vật, hiện tượng theo hướng đa dạng hơn, phức tạp hơn, có tổ chức hơn nhưng tiến bộ hơn, tiên tiến hơn và chất lượng hơn. Đó là quá trình tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp và từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn.
“Phát triển không phải là một sự lớn lên đơn giản, một sự tăng thêm (hay là một sự giảm bớt) phổbiến mà pháttriểnlàsựsinhravàsựhủydiệtcủamọivật, lànhữngsựchuyểnhóalẫnnhau” (V.I. Lênin, Bútkýtriếthọc, NXB SựthậtHàNội, 1963, trang 284 – 285).
+ Phát triển là quá trình biện chứng tự thân của sự vật, hiện tượng, là quá trình sự vật, hiện tượng tự vạch đường đi cho mình, tự diễn biến mình, tự trình hiện mình. Trong đó:
- Sự vật, hiện tượng giải quyết những mâu thuẫn của chính nó (mâu thuẫn giữa các mặt đối lập, mâu thuẫn giữa cái chất lượng và số lượng, mâu thuẫn giữa các khẳng định và phủ định).
- Sự vật, hiện tượng tạo lập các “vòng khâu biện chứng” hay các “vòng khâu liên hệ” theo đường xoáy ốc đi từ cái khẳng định đến cái phủ định, từ cái phủ định đến cái phủ định của phủ định.
- Sự vật, hiện tượng tổ chức sắp xếp lại bản thân, đổi mới, nâng cấp nó (vứt bỏ, loại bỏ cái không còn thích hợp, phù hợp, ko còn tác dụng; tạo lập trật tự mới với những cái còn thích hợp, còn phù hợp, còn tác dụng)
d. Ý nghĩa phương pháp luận của việc nghiên cứu nguyên lý về sự phát triển
- Nguyên tắc vận động: mọi sự vật, hiện tượng đều vận động, biến đổi, đều chuyển hoá từ hình thức tồn tại này sang hình thức tồn tại khác, ko có sự vật, hiện tượng nào bất biến, giữ nguyên hiện trạng như nó là. Trái lại tất cả đều biến đổi, đều quá độ, đều thoáng qua vì vậy trong mọi nhận thức nghiên cứu khoa học, trong mọi phạm vi lĩnh vực khác nhau chủ thể nhận thức phải nắm bắt sự vật, hiện tượng trong quá trình vận động biến đổi chuyển hóa của nó chứ không phải trong trạng thái bất biến tĩnh tại ngưng trệ.
Theo Lê nin: “logic biện chứng đòi hỏi phải xem xét sự vật trong sự phát triển, trong sự tự vận động, trong sự biến đổi của nó”. (V.I. Lênin, tập 42, tr. 364)
- Nguyên tắc mâu thuẫn: vận động là tự thân, phát triển là tự thân. Vận động và phát triển là kết quả của việc sự vật, hiện tượng giải quyết những mâu thuẫn bên trong nó. Vì vậy trong mọi nhân thức nghiên cứu khoa học, trong mọi phạm vi lĩnh vực khác nhau của thế giới, chủ thể nhận thức nghiên cứu phải nắm bắt được các mặt đối lập, các mặt mâu thuẫn và sự tác động qua lại của chúng để nắm bắt sự vận động, biến đổi chuyển hóa của chúng.
Theo Lê nin: “Sự phát triển là cuộc đấu tranh giữa các mặt đối lập”. Vì vậy nhận thức sự vật, hiện tượng là nhận thức các mặt đối lập và sự đấu tranh của chúng.
- Nguyên tắc biện chứng: phát triển là khuynh hướng chung của mọi sự vật, hiện tượng nhưng phát triển không diễn ra theo con đường thẳng tắp, cũng không theo đường tròn khép kín mà theo đường xoáy ốc, quanh co, ziczac, phức tạp, phụ thuộc vào lĩnh vực tồn tại và điều kiện hoàn cảnh môi trường tồn tại của sự vật, hiện tượng. Vì vậy trong mọi nhận thức nghiên cứu khoa học, trọng mọi phạm vi lĩnh vực khác nhau của thế giới, chủ thể nhận thức nghiên cứu phải nắm bắt được biện chứng quanh co phức tạp, ziczac của quá trình vận động phát triển của sự vật, hiện tượng để nắm bắt tính tất yếu của sự phát triển của nó.
Theo Lê nin: “Bản thân sự vật phải được xem xét trong những và trong sự phát triển của nó" (V.I. Lênin, tập 42, tr. 238)
Trên đây là nội dung chính bài "Những nguyên lý xuất phát của triết học Mác - Lê Nin về thế giới". Hi vọng bài viết sẽ trở thành nguồn tài liệu tham khảo giúp ích cho các bạn trong quá trình học tập.
_Chúc các bạn học tốt!_