“Pháp Phật của sư là pháp sống, kinh của sư là kinh cứu khổ. Do dó sư không phải gõ mõ tụng kinh ra tiếng. Nhưng sư phải làm, sư phải lo con ăn cho no, con phải ngoan lên, con phải học để có được cái nghề kiếm sống...”.
Đó là tâm sự của sư cô Thích Nữ Minh Đức, đệ nhị trụ trì chùa Đức Sơn - Ngôi chùa duy nhất có cô nhi viện ở tỉnh Thừa Thiên - Huế. Hơn 300 trẻ em bất hạnh đã được chùa cưu mang và hiện 191 em nhỏ đang sống trong chùa.
Một ngày mùa đông của Lê Thị Thu (sinh viên năm 3 trường ĐH Phú Xuân, Huế) bắt đầu từ 5 giờ 30 sáng. Mùa hè thì sớm hơn nửa tiếng.
Công việc đầu tiên trong ngày của Thu là cùng với sáu bạn khác giặt một núi quần áo (lượng đồ thay ra trong một ngày đêm của hơn 30 em nhỏ). Vậy rồi cũng xong. Cứ 7 giờ là Thu ra khỏi chùa Đức Sơn (làng Cư Chánh, xã Thủy Bằng, huyện Hương Thủy, Thừa Thiên - Huế) để đến trường.
Nếu con thực sự thích…
Quê Thu ở Vĩnh Linh, Quảng Trị. Thu sống ở chùa tính đến nay đã được gần 11 năm. Trước đó ba năm, bi kịch đổ ập xuống gia đình bé nhỏ và nghèo khó của Thu khiến cả năm chị em, đứa lớn nhất học lớp 3, đứa bé nhất một tháng tuổi, trở thành con mồ côi cha và gần như không có mẹ.
Kể lại thảm kịch gia đình mình, đôi mắt một mí luôn mở to ngơ ngác của Thu đẫm nước: “Mỗi con người đều có cách để lớn lên trên cõi đời này. Trong năm chị em, thằng cu út nhà em (tên Hậu) sống được đến giờ là nhờ trời cho.
Khi xảy ra biến cố mất ba, mẹ mất trí, quên hết tất cả mọi thứ trên đời nhưng vẫn nhớ mình có một thằng con đỏ hỏn. Mẹ cắp Hậu đi cùng chợ, cùng đường và điều đó thật nguy hiểm cho em.
Có lần Hậu bò lổm ngổm giữa đường, xe ô tô chạy qua ngang người nhưng em vẫn sống. Có lần Hậu bị bọn buôn người bắt cóc, công an phá dỡ đường dây này thì Hậu được trả về. Mẹ lại giữ.
Tụi em rình bắt Hậu về nhiều lần nhưng không ăn thua. Mãi về sau chú thím em mới ăn trộm được cu Hậu từ mẹ”.
Ba năm sau, đang học dở lớp 4 thì Thu và em gái kề Thu được chú thím mang đến chùa Đức Sơn gửi nuôi. Hai năm sau, cu Hậu cũng đến gia nhập đại gia đình nhà chùa. Ở quê, chị lớn được gửi vào cô nhi viện Quảng Trị. Chỉ còn lại một cu em trai tật nguyền ở với chú thím.
“Thằng em nhà em bị điếc bẩm sinh, không nói được nhưng hắn rất sâu sắc, nhạy cảm. Hắn giúp chú thím làm việc nhà, đưa cơm cho mẹ. Hắn rất thương mẹ, dù mẹ chẳng biết hắn là ai”, Thu khóc.
Hồi mới vào chùa, ngày nào Thu cũng viết thư kêu chú thím vào Huế đón hai chị em mình về. Thư viết xong Thu đưa cho một sư cô, nhờ gửi. Mấy năm sau, sư cô trả lại cho Thu tập thư nguyên vẹn chưa được gửi đi.
“Nhận tập thư, em chỉ muốn quỳ xuống tạ ơn sư cô. Chú thím em rất tốt nhưng quá nghèo. Họ muốn chúng em được đi học nên mới gửi chùa nuôi. Nếu sư cô gửi những lá thư đó về cho chú thím thì cuộc đời chúng em sao được như hôm nay?”. Em gái kề Thu hiện đang ôn thi đại học. Còn cu Hậu thì đã lên lớp 9.
Cách đây ba năm, Thu trúng tuyển vào trường ĐH Phú Xuân (ngành du lịch). Học dân lập phải đóng học phí cao đã đành, ngành học của Thu phải đi thực tế nhiều nên thêm phần tốn kém. Thu trao đổi với sư cô Minh Tú, sư cô nói, nếu con thực sự thích thì sư sẽ cố gắng.
Cửa Phật luôn rộng mở
Trong hàng trăm ngôi chùa ở Huế, chùa Đức Sơn nằm lẫn trong những ngôi chùa không tên tuổi. Ngồi chơi trước cổng chợ Đông Ba, chúng tôi hỏi thăm bác hàng nước về một ngôi chùa nuôi trẻ em bất hạnh, bị bỏ rơi.
À, có đấy, chùa cô Minh Tú. Chỉ một địa chỉ xem ra có vẻ vu vơ vậy thôi nhưng anh lái xe taxi còn trẻ măng không hề hỏi lại khách câu nào, đưa chúng tôi thẳng tiến đường lên núi.
Qua chùa Bảo Quốc một đoạn, xe chạy chậm rồi dừng lại. Chúng tôi nhìn biển chỉ dẫn thấy đề Chùa Đức Sơn. Ngại ngần tôi hỏi: Chùa cô Minh Tú mà em? Đáp: Dạ, chùa ni đó.
Giữa một rừng chùa chiền cổ kính của Huế, chùa Đức Sơn thuộc hàng sinh sau đẻ muộn. Năm 1964, nơi đây là một Niệm Phật đường của bốn ni cô Minh Đức, Minh Tú, Minh Nhật và Minh Hằng. Lúc đó ni cô Minh Đức (sinh năm 1941) và Minh Tú (sinh năm 1947) đang tu ở chùa Hoàng Mai.
Đồng trụ trì chùa Hoàng Mai lúc đó là sư trưởng Thích Nữ Thể Quán và Thích Nữ Cát Tường. Đau lòng trước cảnh chiến tranh, loạn lạc, các sư trưởng mở nhi cô viện và hai ni cô Minh Đức, Minh Tú là những người trực tiếp tham gia chăm sóc các cháu bé.
Năm 1975, cô nhi viện của hai sư trưởng Thể Quán, Cát Tường được giải tán. Hai sư Minh Đức, Minh Tú về Niệm Phật đường Đức Sơn lập chùa. Rồi cái duyên cưu mang trẻ em bất hạnh lại quay về với hai sư vào cuối năm 1986.
“Bé mất mẹ khi vừa mới sinh ra. Người ta không biết cha bé là ai. Họ hàng thân thích bên ngoại của bé cũng chẳng có. Bé được một người trong làng dắt đi gửi chùa. Các sư thấy bé là con gái, mình cũng là nữ, chăm sóc cũng tiện nên nhận nuôi. Chẳng ai biết tên bé tên gì nên sư gọi bé là Kiều Thị Thủy Chung.
Hồi đó đời sống cơ cực lắm. Mỗi lần đi nương trồng khoai trồng sắn, các sư phải cầm theo cái nón để xin tiền mua sữa, mua thức ăn mặn nuôi bé vì không thể để bé ăn chay như các sư được”, sư cô Minh Tú nhớ lại.
Tiếng đồn các sư cô chùa Đức Sơn sẵn lòng làm phúc cứu vớt trẻ bất hạnh lan xa. Người tứ xứ thấy em nào bị bỏ rơi là lại mang đến chùa. Tính đến nay chùa Đức Sơn đã nhận nuôi khoảng 300 em nhỏ bất hạnh, trong đó hơn 100 em đã rời chùa ra đời lập nghiệp.
Trong hai sư thì sư Minh Tú khỏe mạnh, nhanh nhẹn, hoạt bát hơn thì phụ trách cô nhi viện để sư Minh Đức (đệ nhất trụ trì chùa) yên tâm lo việc kinh kệ trong chùa.
Còn nữa
Theo Quý Hiên - TPO
Đó là tâm sự của sư cô Thích Nữ Minh Đức, đệ nhị trụ trì chùa Đức Sơn - Ngôi chùa duy nhất có cô nhi viện ở tỉnh Thừa Thiên - Huế. Hơn 300 trẻ em bất hạnh đã được chùa cưu mang và hiện 191 em nhỏ đang sống trong chùa.
Một ngày mùa đông của Lê Thị Thu (sinh viên năm 3 trường ĐH Phú Xuân, Huế) bắt đầu từ 5 giờ 30 sáng. Mùa hè thì sớm hơn nửa tiếng.
Công việc đầu tiên trong ngày của Thu là cùng với sáu bạn khác giặt một núi quần áo (lượng đồ thay ra trong một ngày đêm của hơn 30 em nhỏ). Vậy rồi cũng xong. Cứ 7 giờ là Thu ra khỏi chùa Đức Sơn (làng Cư Chánh, xã Thủy Bằng, huyện Hương Thủy, Thừa Thiên - Huế) để đến trường.
Nếu con thực sự thích…
Quê Thu ở Vĩnh Linh, Quảng Trị. Thu sống ở chùa tính đến nay đã được gần 11 năm. Trước đó ba năm, bi kịch đổ ập xuống gia đình bé nhỏ và nghèo khó của Thu khiến cả năm chị em, đứa lớn nhất học lớp 3, đứa bé nhất một tháng tuổi, trở thành con mồ côi cha và gần như không có mẹ.
Kể lại thảm kịch gia đình mình, đôi mắt một mí luôn mở to ngơ ngác của Thu đẫm nước: “Mỗi con người đều có cách để lớn lên trên cõi đời này. Trong năm chị em, thằng cu út nhà em (tên Hậu) sống được đến giờ là nhờ trời cho.
Khi xảy ra biến cố mất ba, mẹ mất trí, quên hết tất cả mọi thứ trên đời nhưng vẫn nhớ mình có một thằng con đỏ hỏn. Mẹ cắp Hậu đi cùng chợ, cùng đường và điều đó thật nguy hiểm cho em.
Có lần Hậu bò lổm ngổm giữa đường, xe ô tô chạy qua ngang người nhưng em vẫn sống. Có lần Hậu bị bọn buôn người bắt cóc, công an phá dỡ đường dây này thì Hậu được trả về. Mẹ lại giữ.
Tụi em rình bắt Hậu về nhiều lần nhưng không ăn thua. Mãi về sau chú thím em mới ăn trộm được cu Hậu từ mẹ”.
Ba năm sau, đang học dở lớp 4 thì Thu và em gái kề Thu được chú thím mang đến chùa Đức Sơn gửi nuôi. Hai năm sau, cu Hậu cũng đến gia nhập đại gia đình nhà chùa. Ở quê, chị lớn được gửi vào cô nhi viện Quảng Trị. Chỉ còn lại một cu em trai tật nguyền ở với chú thím.
“Thằng em nhà em bị điếc bẩm sinh, không nói được nhưng hắn rất sâu sắc, nhạy cảm. Hắn giúp chú thím làm việc nhà, đưa cơm cho mẹ. Hắn rất thương mẹ, dù mẹ chẳng biết hắn là ai”, Thu khóc.
Hồi mới vào chùa, ngày nào Thu cũng viết thư kêu chú thím vào Huế đón hai chị em mình về. Thư viết xong Thu đưa cho một sư cô, nhờ gửi. Mấy năm sau, sư cô trả lại cho Thu tập thư nguyên vẹn chưa được gửi đi.
“Nhận tập thư, em chỉ muốn quỳ xuống tạ ơn sư cô. Chú thím em rất tốt nhưng quá nghèo. Họ muốn chúng em được đi học nên mới gửi chùa nuôi. Nếu sư cô gửi những lá thư đó về cho chú thím thì cuộc đời chúng em sao được như hôm nay?”. Em gái kề Thu hiện đang ôn thi đại học. Còn cu Hậu thì đã lên lớp 9.
Cách đây ba năm, Thu trúng tuyển vào trường ĐH Phú Xuân (ngành du lịch). Học dân lập phải đóng học phí cao đã đành, ngành học của Thu phải đi thực tế nhiều nên thêm phần tốn kém. Thu trao đổi với sư cô Minh Tú, sư cô nói, nếu con thực sự thích thì sư sẽ cố gắng.
Cửa Phật luôn rộng mở
Trong hàng trăm ngôi chùa ở Huế, chùa Đức Sơn nằm lẫn trong những ngôi chùa không tên tuổi. Ngồi chơi trước cổng chợ Đông Ba, chúng tôi hỏi thăm bác hàng nước về một ngôi chùa nuôi trẻ em bất hạnh, bị bỏ rơi.
À, có đấy, chùa cô Minh Tú. Chỉ một địa chỉ xem ra có vẻ vu vơ vậy thôi nhưng anh lái xe taxi còn trẻ măng không hề hỏi lại khách câu nào, đưa chúng tôi thẳng tiến đường lên núi.
Qua chùa Bảo Quốc một đoạn, xe chạy chậm rồi dừng lại. Chúng tôi nhìn biển chỉ dẫn thấy đề Chùa Đức Sơn. Ngại ngần tôi hỏi: Chùa cô Minh Tú mà em? Đáp: Dạ, chùa ni đó.
Giữa một rừng chùa chiền cổ kính của Huế, chùa Đức Sơn thuộc hàng sinh sau đẻ muộn. Năm 1964, nơi đây là một Niệm Phật đường của bốn ni cô Minh Đức, Minh Tú, Minh Nhật và Minh Hằng. Lúc đó ni cô Minh Đức (sinh năm 1941) và Minh Tú (sinh năm 1947) đang tu ở chùa Hoàng Mai.
Đồng trụ trì chùa Hoàng Mai lúc đó là sư trưởng Thích Nữ Thể Quán và Thích Nữ Cát Tường. Đau lòng trước cảnh chiến tranh, loạn lạc, các sư trưởng mở nhi cô viện và hai ni cô Minh Đức, Minh Tú là những người trực tiếp tham gia chăm sóc các cháu bé.
Năm 1975, cô nhi viện của hai sư trưởng Thể Quán, Cát Tường được giải tán. Hai sư Minh Đức, Minh Tú về Niệm Phật đường Đức Sơn lập chùa. Rồi cái duyên cưu mang trẻ em bất hạnh lại quay về với hai sư vào cuối năm 1986.
“Bé mất mẹ khi vừa mới sinh ra. Người ta không biết cha bé là ai. Họ hàng thân thích bên ngoại của bé cũng chẳng có. Bé được một người trong làng dắt đi gửi chùa. Các sư thấy bé là con gái, mình cũng là nữ, chăm sóc cũng tiện nên nhận nuôi. Chẳng ai biết tên bé tên gì nên sư gọi bé là Kiều Thị Thủy Chung.
Hồi đó đời sống cơ cực lắm. Mỗi lần đi nương trồng khoai trồng sắn, các sư phải cầm theo cái nón để xin tiền mua sữa, mua thức ăn mặn nuôi bé vì không thể để bé ăn chay như các sư được”, sư cô Minh Tú nhớ lại.
Tiếng đồn các sư cô chùa Đức Sơn sẵn lòng làm phúc cứu vớt trẻ bất hạnh lan xa. Người tứ xứ thấy em nào bị bỏ rơi là lại mang đến chùa. Tính đến nay chùa Đức Sơn đã nhận nuôi khoảng 300 em nhỏ bất hạnh, trong đó hơn 100 em đã rời chùa ra đời lập nghiệp.
Trong hai sư thì sư Minh Tú khỏe mạnh, nhanh nhẹn, hoạt bát hơn thì phụ trách cô nhi viện để sư Minh Đức (đệ nhất trụ trì chùa) yên tâm lo việc kinh kệ trong chùa.
Còn nữa
Theo Quý Hiên - TPO
Sửa lần cuối bởi điều hành viên: