Trang Dimple
New member
- Xu
- 38
Những lời khuyên hữu ích dành cho cha mẹ về nuôi dạy trẻ (0-10 tuổi) của AKEHASHI Daiji
Đôi lời của tác giả bài viết
1. Khi mình post bài “Phương pháp nuôi dạy con sớm (0-6 tuổi)”, mình đã nhận được rất nhiều những tâm sự và chia sẻ của các bậc cha mẹ về những tình huống ứng xử hàng ngày của trẻ ví dụ như dạy trẻ học nhưng trẻ không thích học, trẻ không chịu ăn, không chịu nghe lời, hay là trẻ đã qua giai đoạn 0-6 tuổi rồi thì phải làm sao để phát triển nhân cách và tài năng của trẻ. Mọi người có biết không đó cũng chính là những khó khăn mà cha mẹ Nhật gặp phải hàng ngày khi nuôi dạy con mình.
2. Bài note hôm nay là bài tóm tắt những lời khuyên của bác sĩ AKEHASHI Daiji, người vừa là giáo sư về khoa thần kinh, vừa nghiên cứu về tâm lí trẻ, người đã viết những cuốn sách về nuôi dạy trẻ được rất nhiều cha mẹ Nhật yêu thích vì tính thực tiễn và am hiểu tâm lí trẻ em sâu sắc. Và cũng giống như những nhà giáo dục nổi tiếng khác như SHICHIDA Makoto, IBUKA Masaru, KUBOTA Kiso, tác giả AKEHASHI Daiji cũng muốn nhấn mạnh rằng chỉ có tình yêu thương của cha mẹ mới giúp con cái mình phát triển toàn diện về nhân cách và tài năng thông qua bốn chữ “Yêu Thương”, “Kiễn Nhẫn”, “Trò Chuyện” và “Khen Ngợi”. Nhưng bốn từ ấy sẽ được thực hiện như thế nào trong mỗi tình huống thì thông qua bài note này các bậc cha mẹ có thể tham khảo và tự rút ra kinh nghiệm cho chính trường hợp của mình.
3. Cha mẹ nào cũng muốn con cái mình được hạnh phúc, tự tìm ra con đường đi của chính bản thân mình. Một đứa trẻ thông minh chưa chắc đã hạnh phúc. Một đứa trẻ được cảm nhận tình yêu thương là thế nào, được nuôi dưỡng để biết tự lập, biết sống có ước mơ, có mục đích sống rõ ràng thì sẽ luôn biết mình phải làm gì trong tương lai để được hạnh phúc. Và điều đó phụ thuộc vào cách cha mẹ yêu thương trẻ, cách cha mẹ nói chuyện với trẻ, dạy dỗ với trẻ ngay từ lúc đầu đời.
4. Mình không kì vọng bài note này sẽ giúp các bậc cha mẹ giải quyết hết những khó khăn hàng ngày mọi người gặp phải trong quá trình nuôi dạy trẻ; nhưng hi vọng nó sẽ là cầu nối để giúp các bậc cha mẹ hiểu tâm tư và suy nghĩ của con mình hơn để có cách ứng xử phù hợp với mỗi tình huống, từ đó sẽ giúp con mình hình thành nhân cách tốt, và phát huy được trí tuệ, tài năng mà trẻ có.
Những cuốn sách tham khảo
1. Khi mình post bài “Phương pháp nuôi dạy con sớm (0-6 tuổi)”, mình đã nhận được rất nhiều những tâm sự và chia sẻ của các bậc cha mẹ về những tình huống ứng xử hàng ngày của trẻ ví dụ như dạy trẻ học nhưng trẻ không thích học, trẻ không chịu ăn, không chịu nghe lời, hay là trẻ đã qua giai đoạn 0-6 tuổi rồi thì phải làm sao để phát triển nhân cách và tài năng của trẻ. Mọi người có biết không đó cũng chính là những khó khăn mà cha mẹ Nhật gặp phải hàng ngày khi nuôi dạy con mình.
2. Bài note hôm nay là bài tóm tắt những lời khuyên của bác sĩ AKEHASHI Daiji, người vừa là giáo sư về khoa thần kinh, vừa nghiên cứu về tâm lí trẻ, người đã viết những cuốn sách về nuôi dạy trẻ được rất nhiều cha mẹ Nhật yêu thích vì tính thực tiễn và am hiểu tâm lí trẻ em sâu sắc. Và cũng giống như những nhà giáo dục nổi tiếng khác như SHICHIDA Makoto, IBUKA Masaru, KUBOTA Kiso, tác giả AKEHASHI Daiji cũng muốn nhấn mạnh rằng chỉ có tình yêu thương của cha mẹ mới giúp con cái mình phát triển toàn diện về nhân cách và tài năng thông qua bốn chữ “Yêu Thương”, “Kiễn Nhẫn”, “Trò Chuyện” và “Khen Ngợi”. Nhưng bốn từ ấy sẽ được thực hiện như thế nào trong mỗi tình huống thì thông qua bài note này các bậc cha mẹ có thể tham khảo và tự rút ra kinh nghiệm cho chính trường hợp của mình.
3. Cha mẹ nào cũng muốn con cái mình được hạnh phúc, tự tìm ra con đường đi của chính bản thân mình. Một đứa trẻ thông minh chưa chắc đã hạnh phúc. Một đứa trẻ được cảm nhận tình yêu thương là thế nào, được nuôi dưỡng để biết tự lập, biết sống có ước mơ, có mục đích sống rõ ràng thì sẽ luôn biết mình phải làm gì trong tương lai để được hạnh phúc. Và điều đó phụ thuộc vào cách cha mẹ yêu thương trẻ, cách cha mẹ nói chuyện với trẻ, dạy dỗ với trẻ ngay từ lúc đầu đời.
4. Mình không kì vọng bài note này sẽ giúp các bậc cha mẹ giải quyết hết những khó khăn hàng ngày mọi người gặp phải trong quá trình nuôi dạy trẻ; nhưng hi vọng nó sẽ là cầu nối để giúp các bậc cha mẹ hiểu tâm tư và suy nghĩ của con mình hơn để có cách ứng xử phù hợp với mỗi tình huống, từ đó sẽ giúp con mình hình thành nhân cách tốt, và phát huy được trí tuệ, tài năng mà trẻ có.
Những cuốn sách tham khảo
- 子育てハッピーアドバイス、明橋大二
- Những lời khuyên hữu ích về nuôi dạy trẻ dành cho các bậc cha mẹ (AKEHASHI Daiji)
- 子育てハッピーアドバイス 2、明橋大二
Những lời khuyên hữu ích về nuôi dạy trẻ dành cho các bậc cha mẹ tập 2 (AKEHASHI Daiji)
- 子育てハッピーアドバイス 3、明橋大二
Những lời khuyên hữu ích về nuôi dạy trẻ dành cho các bậc cha mẹ tập 3 (AKEHASHI Daiji)
Để giúp mọi người cảm nhận những lời khuyên trong mỗi tình huống dễ dàng hơn mình sẽ viết dưới dạng những câu chuyện nhỏ xoanh quanh gia đình cậu bé Akira gồm có ông, bà, ba, mẹ, Akira-kun (kun là chỉ cách gọi con trai) 6 tuổi, và em gái Aki-chan (chan là chỉ cách gọi con gái) 1 tuổi rưỡi. Mỗi tình huống sẽ ứng với mỗi độ tuổi của hai em.
Một hôm, mẹ của Akira-kun đến gặp bác sĩ AKEHASHI để xin tư vấn rằng thật là khó để nuôi con lớn lên theo mong muốn của mình. Bác sĩ hỏi lại rằng thế mẹ Akira-kun muốn nuôi con thành người như thế nào?
Mẹ: Chỉ cần con lớn lên thật khỏe mạnh là được.
Bác sĩ: Chỉ cần khỏe mạnh là được đúng không?
Mẹ: Tính cách cũng phải ngoan ngoãn, vui vẻ, hiếu động nữa.
Bác sĩ: Chỉ cần con khỏe mạnh, ngoan ngoãn, hiếu động là đủ đúng không?
Mẹ: Đúng thế bác sĩ ạ. Nhưng mà nếu con học giỏi nữa thì vẫn vui hơn. Cũng muốn con cái thi thoảng giúp mình làm việc nhà, tính cách mạnh mẽ đừng để bị bạn bè bắt nạt, có ý chí, biết suy nghĩ đến người khác...Tôi có tham lam quá không (cười).
Cả mẹ Akira-kun và bác sĩ cùng cười. Vâng đó cũng chính là mong ước của hầu hết các bậc cha mẹ về con cái mình.
Bác sĩ AKEHASHI đã khuyên các cha mẹ về các bước để nuôi dạy con rằng:
- 0-3 tuổi là nền móng giúp trẻ xây dựng lòng tự tin và khả năng tự đánh giá bản thân. Đây là yếu tố nền móng để giúp trẻ có động lực học tập, phát triển nhân cách tốt sau này. Và muốn vậy thì giai đoạn này hãy yêu thương và chiều chuộng (không phải nuông chiều) những nũng nịu mang tính tâm lí như ôm ấp, khen ngợi...sẽ giúp trẻ có tự tin để đi đến giai đoạn tự lập. Điều quan trọng ở giai đoạn này để trẻ được nuôi dưỡng trong một môi trường đầy tình yêu thương, trẻ có một tâm hồn khỏe khoắn.
- 4-6 tuổi là giai đoạn uốn nắn và dạy dỗ. Giai đoạn này khi trẻ đã nhận được đầy đủ tình yêu thương, chiều chuộng sẽ muốn được tự lập, được phát huy về cá tính riêng. Lúc này hãy lần lượt dạy trẻ những qui tắc ứng xử trong gia đình, nơi công cộng, mối quan hệ với người khác...
- Từ 7 tuổi là học tập. Khi trẻ có nền tảng vững chắc về lòng tự tin, khả năng tự đánh giá bản thân thì lúc này việc học của trẻ sẽ trở nên chủ động chứ không phải là bị bắt ép.
Cha mẹ muốn dạy con mình học chữ, muốn con phát huy khả năng trí tuệ, muốn uốn nắn con tự lập theo như những tài liệu đã tham khảo về phương pháp nuôi dạy con sớm nhưng lại không thành công vì gặp phải sự phản kháng từ trẻ. Nguyên nhân chính là bởi vì trẻ đã thiếu khả năng tự đánh giá bản thân để làm động lực cho ham muốn học tập và nghe theo lời cha mẹ. Muốn trẻ phát huy sự tự tin và khả năng tự đánh giá bản thân thì bước đầu tiên là hãy cho trẻ cảm thấy rằng trẻ là người quan trọng đối với cha mẹ, từ đó trẻ sẽ hiểu được ý nghĩ của cuộc sống. Muốn cho trẻ thấy điều đó thì không gì khác ngoài bốn từ “ôm ấp”, “trò chuyện”, “kiễn nhẫn” và “khen ngợi”.
1. Những cách để giúp trẻ phát huy khả năng tự đánh giá bản thân và tỏa sáng (0-3 tuổi)
1.1 Quá trình trưởng thành của trẻ sẽ luôn lặp đi lặp lại “dựa dẫm, muốn được chiều chuộng rồi tự lập, phản kháng”
- Khi mới sinh ra trẻ sẽ dựa dẫm hoàn toàn vào cha mẹ, được mẹ bao bọc ôm ấp và chiều chuộng thì đến một lúc nào đó khi đã thỏa mãn trẻ muốn bứt ra khỏi sự bao bọc đó để tự lập, rồi lại gặp những bất an, và lại muốn nũng nịu và muốn được bao bọc. Giai đoạn này cứ lặp đi lặp đến khi trẻ 6 tuổi.
- Nuông chiều chính là can thiệp quá mức vào con cái, bảo vệ bao bọc con quá mức, chu cấp vật chất cho con quá nhiều dựa vào suy nghĩ của bản thân chứ không xuất phát từ suy nghĩ của trẻ. Ví dụ khi trẻ đòi mua toàn bộ số đồ chơi mà chúng muốn và mẹ đáp ứng đầy đủ theo. Khi này sự đòi hỏi về vật chất của trẻ được mẹ đáp ứng toàn bộ là sự nuông chiều. Hay khi thấy dây giày của con bị tuột thì lại không để trẻ tự làm mà chạy ra làm hết cho trẻ. Khi này ta đã tước đi của trẻ cơ hội để trẻ tự lập. Hay khi đi siêu thị về mà trên đường về trẻ mè nheo đòi mở hộp bánh ra ăn dù trẻ có thể nhịn được mà ta đáp ứng thì đó là chiều chuộng. Cái nào trẻ có thể chịu đựng được thì hãy cho trẻ chịu đựng.
- Chiều chuộng là tôn trọng những cảm xúc và suy nghĩ, hành động của trẻ. Ví dụ khi trẻ muốn chơi cùng mẹ hay muốn được mẹ ôm thì hãy chơi cùng hãy ôm trẻ, như thế là đáp ứng về nhu cầu tâm lí. Khi trẻ chạy đến kêu mẹ là bị đau bụng thì hãy giúp đỡ trẻ vì nó là cái mà trẻ không thể chịu đựng được. Hay khi mẹ đang đọc báo mà trẻ sà vào muốn đọc theo chính là trẻ muốn được mẹ ôm ấp, chiều chuộng. Hãy cho trẻ cơ hội để tự lập ví dụ như khi dây giày của trẻ bị tuột mà trẻ phát hiện ra thì hãy để cho trẻ tự làm. Nói cách khác chiều chuộng đó chính là đáp ứng những nhu cầu về tình cảm và sinh lí của trẻ. Khi trẻ thỏa mãn rồi thì trẻ sẽ trở nên tự lập và tự đánh giá bản thân mình.
- Bạn có thấy khi động vật vừa mới được sinh ra chúng đều được mẹ chúng liếm láp thật âu yếm. Trẻ con cũng thế cũng luôn có nhu cầu được mẹ âu yếm và thích làm nũng mẹ. Có rất nhiều bà mẹ đã sợ là nếu bế trẻ và ôm trẻ nhiều sẽ khiến trẻ bén hơi mẹ và trở thành thói quen không tốt. Nhưng lo lắng đó là không đúng. Đối với trẻ không có cảm giác tuyệt vời nào bằng cái ôm và nựng của mẹ, và chính nó sẽ cho trẻ cảm nhận rằng trẻ được cha mẹ yêu thương, và trẻ là người rất quan trọng đối với cha mẹ.
- Khóc chính là một dấu hiệu muốn làm nũng để được mẹ âu yếm chiều chuộng của trẻ. Về mặt sinh lí thì khi trẻ khóc là khi không được thỏa mãn đầy đủ nhu cầu của bản thân, đói, đau...có khi là cảm giác bất an, cảm giác cô đơn bị bỏ một mình. Khóc là biểu hiện trạng thái tâm lí cảm xúc mà khi đó trẻ chưa biết nói để nói ra tâm trạng của mình. Khi đó hãy ôm trẻ, xoa đầu trẻ hay vỗ về trẻ và thì thầm vào tai trẻ những lời yêu thương. Còn khi đó nếu cứ để trẻ khóc thì sau này trẻ sẽ trở nên thành người rất dễ cáu giận. Dần dần những cáu giận ấy sẽ tích tụ lại và trở thành nguyên nhân của việc trẻ nóng tính, thích bạo lực, thích đánh nhau... Muốn trẻ là người biết yêu thương thì hãy cho trẻ cảm nhận đầy đủ tình thương trước. Ngược lại với yêu thương chính là sự vô quan tâm của cha mẹ.
- Khi mẹ để trẻ trong cũi và làm việc nhà mà trẻ khóc ấy chính là trẻ đang cáu giận vì bị mẹ bỏ rơi và muốn nũng nịu mẹ. Khi đó thay vì cáu giận và quát trẻ là thôi không khóc nữa thì hãy chạy đến nựng yêu trẻ. Nếu trẻ khóc nhiều lần như thế mà không được đáp lại sẽ làm trẻ hiểu là trẻ không hề quan trọng gì, chẳng có giá trị nào với cha mẹ cả, dần dần trẻ sẽ trở nên lầm lì, im lặng và không còn biểu hiện cảm xúc ra nữa.
- Tình huống là hôm nay mẹ thấy Akira-kun đi học về và tâm trạng buồn thiu bèn hỏi cậu đã gặp chuyện gì ở trường. Như được xả nỗi lòng cậu kể cho mẹ nghe những chuyện bực dọc ở lớp. Mẹ xoa đầu Akira-kun và tỏ ý đồng cảm với những gì cậu nói. Thế là tự nhiên Akira-kun cảm thấy tâm trạng vô cùng thỏa mãn vì mẹ đã lắng nghe cậu ta nói và cậu ta cảm nhận mình được coi trọng.
- Khi Akira-kun nói chuyện gì mẹ cũng đều rất chăm chú lắng nghe và gật gù “Ừ, ừ... vậy à con” ,“mẹ hiểu rồi...”, thi thoảng cũng nhắc lại những câu mà cậu vừa nói ”À, con giận bạn là vì chuyện đấy ...”. Thế là sau khi nghe được mẹ nói đúng tâm trạng của mình cậu ta thấy vui vẻ hẳn lên và chạy đi chỗ khác chơi.
- Vì mới đi mẫu giáo nên còn chưa quen giờ giấc do đó sáng nay Akira-kun đã dạy trễ. Thay vì la mắng con thì mẹ Akira-kun đã nói “ Con trai mẹ đã dạy sớm hơn hôm qua 5 phút cơ đấy”. Thế là cậu tự nhủ ngày mai sẽ cố gắng dậy sớm hơn. Buổi chiều cậu đi học về đưa cho mẹ bài kiểm tra chỉ có 5 điểm, nhưng mẹ vẫn vui vẻ xoa đầu ”Ồ bài kiểm tra hôm nay của con đã cao hơn hôm trước 1 điểm rồi. Con mẹ đã rất cố gắng.” Câu nói của mẹ đã khiến Akira-kun tự nhủ lần sau sẽ cố gắng hơn. Thay thì la mắng và nói trẻ phải cố gắng lên thì hãy để bản thân trẻ tự có động lực là mình cần cố gắng.
- Khi muốn con cố gắng hơn thì phải làm thế nào. Akira-kun đưa bảng điểm về cho mẹ có bài toán được 5 điểm, bài tiếng Việt được 7 điểm. Cậu rất sợ mẹ la. Nhưng mẹ nhìn bảng điểm và nói “Điểm toán con chỉ có 5 nhưng điểm tiếng Việt lại được 7 cơ này. Rõ ràng con mẹ giỏi tiếng Việt hơn Toán. Nếu thời gian tới con bỏ ra học toán nhiều hơn thì mẹ tin chắc con sẽ giỏi toán hơn đó”. Tối hôm đó bố đi làm về đã ghé qua phóng Akira-kun vẫn thấy cậu ngồi học bài. Bố đã xoa đầu cậu và nói “Con trai bố chăm chỉ quá. Con cố gắng thế này nhất định sẽ trở thành một học sinh tốt”. Akira-kun nghe lời động viên của bố, mẹ thì thấy rất tự tin và quyết tâm học tốt các môn trong thời gian tới.
- Dù trẻ có làm việc gì cũng chậm chạp, làm hỏng việc, không giỏi giang nhưng hãy công nhận những tiến bộ mỗi ngày của trẻ và khen ngợi trẻ.
- Cảm ơn chính là một từ cơ bản để chỉ mối quan hệ giữa con người với con người. Cảm ơn chính là một cách để công nhận và coi trọng người khác, khiến người khác cảm thấy họ là quan trọng.
- Akira-kun ăn xong chỉ nói “con đã ăn xong rồi” và đứng lên đi chơi chứ không bao giờ giúp mẹ dọn bàn ăn. Mẹ cũng không bắt cậu phải dọn bát dơ ra bồn rửa mà muốn cậu tự chủ động làm việc đó. Một hôm cậu lại phụ giúp mẹ bê bát ra bồn. Mẹ đã vô cùng mừng rõ và nói “Ôi cảm ơn con trai của mẹ”. Akira-kun cảm thấy rất vui vì cậu cảm nhận được bản thân mình đã làm một việc có ích và tự nhủ lần sau mình sẽ lại giúp mẹ việc nhà. Nói cảm ơn khi trẻ chủ động làm gì chính là một cách rất hiệu quả để nuôi dưỡng khả năng tự đánh giá bản thân.
- Mẹ thấy Akira-kun chơi mà đồ chơi để la liệt khắp nhà cũng thấy mệt mỏi lắm. Có thể có một vài người khác sẽ la mắng sao không thu dọn đồ chơi vào. Nhưng mẹ đã nghĩ rằng phải tìm cách giúp cậu chủ động trong việc dọn dẹp đó. Mẹ chỉ nói “Đồ chơi dể la liệt trên bàn như này thì nguy hiểm quá con trai”. Rồi mẹ đi thu dọn chúng cho vào thùng. Một lần rồi hai lần Akira-kun thấy vậy cũng cùng mẹ thu dọn đồ đạc. Và hôm đó mẹ đã reo lên “Con trai giỏi quá, hôm nay đã giúp mẹ thu dọn đồ đạc”. Tối về mẹ kể cho bố nghe về việc làm đó. Chính lời khen ấy đã giúp Akira-kun lần sau đó đều tự động dọn đồ. Dù phải tốn thời gian nhưng cha mẹ hãy lôi kéo con làm việc một cách từ từ và không quên dùng những từ cảm ơn, con đã giúp mẹ rất nhiều...
- Hồi Akira-kun hơn 2 tuổi em đã biết tự mặc áo nhưng thi thoảng vẫn muốn được mẹ mặc áo cho. Khi đó thì dù là mẹ đang bận nấu cơm hay làm việc nhà nhưng cũng âu yếm mặc áo cho cậu
- Thấy mẹ đang gấp quần áo Akira-kun bèn chạy đến “để con gấp cho”. Dù chưa biết cậu có làm được không hay lại làm rối tung đống quàn áo lên nhưng mẹ cũng vui vẻ nói ”con thử gấp xem nào”. Cậu ta nhìn mẹ và làm theo và mẹ đã vỗ tay khen “Con trai mẹ giỏi quá”. Akira-kun đã rất vui và cảm thấy rất tự tin vì đã giúp ích được cho mẹ. Khi trẻ có ý muốn thì hãy để cho trẻ có cơ hội được tự lập, và thông qua lời khen ngợi sẽ giúp trẻ nuôi dưỡng khả năng đánh giá bản thân. Còn nếu ta ngăn cản hay chê bai trẻ thì vô tình đã đánh mất đi cái ham muốn học hỏi và sự tự tin ở trẻ.
- Akira-kun vừa khóc vừa chạy về gọi mẹ “hu hu, bạn N ở bên nhà đánh con mẹ ạ”. Mẹ vừa xoa đầu vừa vỗ về và nói “Mẹ sẽ xoa để làm chỗ đau biến mất nhé “. Akira-kun nín khóc và sà vào lòng mẹ. Cậu cảm thấy được mẹ yêu thương và thấy thật an toàn khi ở bên mẹ. Còn nếu lúc này mẹ lại quát mắng cậu “tại sao có mỗi chút xíu đó mà cũng khóc” thì vô tình sẽ làm trẻ bị cảm thấy bất an, tức giận và không còn tin tưởng ở mẹ nữa và làm giảm khả năng tự đánh giá bản thân đi.
- Có rất nhiều trẻ lớn lên thiếu sự chiều chuộng và âu yếm của cha mẹ nên dần dần không còn quấn quít cha mẹ nữa. Khi này thì phải làm sao tìm cách mở cửa trái tim của trẻ. Điều đầu tiên đó là hãy tăng thời gian ở bên trẻ, rồi tìm cơ hội để ôm ấp, âu yếm trẻ (skinship).
- Mẹ Aki-chan bắt đầu đi làm và để Aki-chan ở nhà với bà. Khi mẹ đi làm về, Aki-chan muốn được mẹ ôm ấp và chiều chuộng lắm, đem sách đòi mẹ đọc, đem đồ chơi đòi mẹ chơi cùng. Nhưng mẹ lại phải chuẩn bị bữa tối, dọn dẹp nhà cửa nên bảo nhờ bà đọc cho, nhờ bà chơi cùng đi. Thế là vô tình đã làm sợi dây liên kết giữa mẹ và con trở nên nhạt dần, Aki-chan sẽ trở nên quấn bà hơn là quấn mẹ. Lúc này bà biết ý bèn bảo mẹ là “con hãy ra chơi với con đi, để việc gì mẹ làm được mẹ sẽ làm cho”. Nếu bà không thể giúp trong trường hợp này thì cũng hãy sắp xếp để dù chỉ là 10 phút đi nữa thì hãy dành cho trẻ 10 phút đó để âu yếm, để ôm ấp, để trò chuyện.
1.10 Những tình huống khi có hai anh (chị) em
- Không phải đứa trẻ nào cũng giỏi trong việc thể hiện muốn chiều chuộng và khi có hai anh em trong nhà thì sẽ có khả năng xảy ra như trường hợp của Akira-kun. Dạo gần đây mẹ thấy khi mẹ bận việc thì Akira-kun không chạy đến hỏi mẹ hay đòi chiều chuộng như hồi bé nữa. Bởi vì thực ra cu cậu ngại khi thấy mẹ đang bận việc nên không dám hỏi. Hôm ấy mẹ đang nấu cơm mà em Aki-chan cứ chạy đến ôm chân mẹ vòi vĩnh “mẹ ơi, bế con, bế con...”. Akira-kun đang xem tivi thấy Aki-chan như thế thì nghĩ thầm ”mẹ đang bận như thế mà Aki-chan cứ vòi vĩnh. Mình là anh nên sẽ không làm thế đâu”. Nhưng thấy mẹ dừng việc và ôm Aki-chan vào lòng cười nói chơi đùa với em thì cậu ta lại tự nhủ ”hóa ra mẹ yêu em gái hơn mình, có mình chắc mẹ chẳng vui đâu”. Còn mẹ ban đầu thấy cũng nhẹ tay vì không bị Akira-kun đòi chiều chuộng như trước, nhưng rồi mẹ bắt đầu lo lắng khi thấy cậu ít nói chuyện vui vẻ với mẹ hơn trước. Mẹ đã bắt đầu trò chuyện và quan tâm trở lại với cậu hơn trước.
- Hãy luôn lắng nghe sự tình: mẹ thấy Akira-kun thấy cậu đánh Aki-chan khiến cô bé khóc òa. Mẹ chạy đến hỏi “sao con lại đánh em”. Akira-kun tức giận nói với mẹ ”mẹ nhìn này Aki-chan đã vẽ bậy lên vở của con”. Mẹ nhìn xong gật gù “Đúng là Aki-chan làm bẩn hết vở của anh rồi nên anh nổi giận là đúng rồi. Nhưng mà anh thì không được đánh em nghe con”.
- Đừng can thiệp vào cãi nhau giữa hai anh em hay cãi nhau của trẻ con.
- Không dùng những từ phủ định toàn bộ nhân cách con người như “con đúng là chẳng làm được việc gì, con đúng là dốt, con đúng là ...” thay vào đó hãy dùng từ phủ định một phần như “con đánh em là sai, con không giữ lời hứa là không tốt, con lấy đồ chơi của bạn là không được....”
- Tùy vào tính cách của trẻ để mắng. Ví dụ nếu trẻ là người có lòng tự tôn cao và hay tự ái thì nếu trẻ vẽ bậy mà bị la mắng một lần là lần sau trẻ sẽ không thèm vẽ nữa. Và trẻ thuộc kiểu này sẽ rất dễ bị tổn thương. Nếu trẻ là người có tính tự tin, tích cực thay đổi thì việc la mắng sẽ có hiệu quả hơn và trẻ sẽ có thể sửa đổi. Nhưng rất cần thiết cha mẹ trước khi nổi giận hãy dừng lại 10 giây để lấy lại bình tĩnh.
- Phương pháp hay nhất khi phê bình trẻ là phương pháp bánh sandwich: Khen điểm tốt-kể kiểm xấu-khen điểm tốt. Thầy giáo thấy Akira-kun đánh bạn nữ ngồi cạnh và thấy đã gọi cậu ra để nhắc nhở. Akira-kun, cảm ơn em hôm trước đã giúp thầy tưới hoa cho cây. Nhưng mà tại sao em lại đánh bạn E để bạn ấy khóc suốt vậy. Em là học sinh tốt, luôn cố gắng nên thầy nghĩ chắc có lí do gì đó em mới đánh bạn có phải không. Nếu có gì hãy nói cho thấy biết.” Đây là một cách để trẻ sửa đổi rất nhanh.
- Những vấn đề tâm lí và tính cách mà trẻ gặp phải như tự kỉ, dễ nổi cáu, bạo hành, phạm tội thực chất nguyên nhân không phải do trẻ thiếu sự uốn nắn và dạy dỗ của cha mẹ, ngược lại vì chịu phạt, la mắng, quá nghiêm khắc từ chính cha mẹ mà thành.
- Dạy trẻ những việc làm biết suy nghĩ đến người khác như nhặt được của rơi trả lại người mất, không chạm vào đồ người khác nếu không được phép, không bẻ hoa cây cối bên đường. Cha mẹ chính là tấm gương để con cái học tập nên nếu muốn dạy trẻ điều gì thì hãy cho trẻ xem mình làm điều ấy như thế nào.
- Đừng bao giờ dùng những từ ra lệnh vì nó sẽ làm giảm khả năng tự khẳng định bản thân của trẻ.
- Khi muốn uốn nắn con làm gì thì hãy dùng những từ mà mình làm chủ ngữ và thể hiện tình cảm như: “mẹ rất vui (hạnh phúc) khi thấy con tự mặc quần áo, tự dọn nhà...”. Bởi vì không đứa trẻ nào cố ý muốn làm cha mẹ buồn cả. Nên những từ chỉ cảm xúc của cha mẹ sẽ làm động lực để trẻ có tự tin và nghe lời.
- Đôi khi cái nào có thể từ bỏ thì hãy từ bỏ. Ví dụ như thi thoảng mẹ bảo Aki-chan ăn hết cơm đi rồi mới ăn hoa quả, nhưng bé không ăn mà để chừa lại cơm và ăn hoa quả. Mẹ bảo đi đánh răng nhưng mà Aki-chan chạy đi trốn và nói là con không thích đánh rồi lại ra đọc sách. Thi thoảng hãy nên từ bỏ nếu như không ép được con và hãy nghĩ rằng có những cái con mình sẽ không thể nghe theo hết lời mình nói. Đó cũng là một cách giải tỏa stress cho chính bản thân mình.
- Tôn trọng những chính kiến, đòi hỏi của trẻ đến đâu thì dừng lại: Nói lên chính kiến chính là một biểu hiện của tự lập nên hãy làm sao để nuôi dưỡng cái tự lập đó của trẻ. Đây là một điều rất khó vì nó tùy thuộc vào tính cách mỗi đứa trẻ và điều kiện gia đình nên buộc ch mẹ hãy tự phán đoán để biết khi nào thì đồng ý và khi nào thì nói không được.
- Đừng bao giờ ngồi check cặp hay dụng cụ sách vở của con tối hôm trước rồi nhắc nhở “có quên quyển sách nào không, sáng mai đừng dậy trễ đấy, mai dậy sớm rồi nên hôm nay đi ngủ đi....” Thay vào đó hãy làm như trường hợp này của mẹ Akira-kun. Akira-kun về nhà mặt buồn thiu, mẹ hỏi có chuyện gì thì cậu bảo “Hôm nay con để quên hộp bút ở nhà nên không có gì viết”. Mẹ ngồi cạnh hỏi” Thế thì làm thế nào để không bị quên như hôm nay con đã nghĩ ra chưa?”. Akira-kun vui vẻ đáp “Tối hôm nay con sẽ chuẩn bị đầy dụng cụ học tập trước khi đi ngủ mẹ ạ”. Cho trẻ trải nghiệm thất bại thì trẻ mới nhớ và trở nên tự lập.
- Khi trẻ chập chững những bước đi đầu tiên hãy cho trẻ đi theo ý mình, nhưng đừng bỏ mặc mà hãy luôn nhìn theo để khi tre quay đầu lại chúng luôn cảm thấy được an toàn vì có che mẹ ở bên.
- Hôm nay Akira-kun muốn đi một mình đến tiệm sách để mua sách. Mẹ cho cậu hai mươi nghìn và để cậu tự quyết định mình sẽ mua cái gì.
- Ví dụ này là khi Akira-kun được 10 tuổi. Hôm đó đi học thêm về Akira-kun thấy bố nằm dài ở nhà mà giày dép để lung tung. Cậu nói với bố “Bố phải để dép gọn gàng chứ”. Bố cậu nghe thấy vậy cũng hơi tức giận vì thấy con dám chỉ trích mình, nhưng cũng gật gù “bố biết rồi, sẽ dọn ngay đây”. Mẹ thấy Akira-kun về lền chạy ra giơ bài kiểm tra điểm 2 của cậu lên tra hỏi “Sao lại giấu mẹ bài kiểm tra điểm kém này”. Akira-kun bèn tức giận ”Mẹ tự ý vào phòng và lục đồ của con là sai mà. Lần sau mẹ hãy hỏi ý kiến con rồi hãy vào phòng”. Đây là thời kì trẻ đưa ra phản kháng và đánh giá của mình với hành động của người lớn, đó là dấu hiệu đáng vui mừng vì nó cho thấy trẻ đã biết tự lập. Cha mẹ hãy chú ý rằng mình dạy trẻ hồi bé thế nào thì lớn lên trẻ sẽ biết suy nghĩ và dùng nó làm qui tắc đánh giá những hành động của người lớn.
- Mẹ thấy Akira-kun ngồi chơi game suốt mà nhắc cậu không chơi game nữa nhưng cậu không nghe. Lúc này cách giải quyết đó là hãy dạy trẻ biết lên kế hoạch và giữ lời hứa. Hôm nay Akira-kun lại ngồi chơi game, mẹ bèn hỏi “Akira, hôm nay kế hoạch của con là gì”. Cậu ta vẫn mải mê chơi và ậm ừ cho qua. Mẹ lại tiếp “Hôm nay con dự định chơi game đến mấy giờ?” Akira “đến 9 giờ mẹ ạ”. Mẹ đồng ý “Được rồi đến 9 giờ nhé”. 9 giờ mẹ qua nhưng vẫn thấy cậu chơi game “Đã 9 giờ rồi kìa con trai”. Akira vẫn muốn chơi tiếp bèn năn nỉ mẹ” Đã 9 giờ rồi cơ à, nhanh quá. Mẹ cho con chơi thêm chút nữa đi”. Mẹ “Nhưng lúc nãy con hứa đến 9g rồi mà. Akiara-kun lưỡng lự “nhưng mà...nhưng mà...”. Mẹ biết lúc này mà ép dừng lại thì sẽ khiến cậu phản kháng nên bèn nói “Được rồi, thế con sẽ chơi đến mấy giờ?”. Akira-kun ”Đến 9g rưỡi được không mẹ?”. Mẹ đồng ý “được rồi đến 9g rưỡi”.
1.15 Làm thế nào để trẻ không trở thành người dễ nổi cáu, tính cách cộc cằn
- Câu trả lời là đừng làm ông bố bà mẹ cáu bẳn và cộc cằn với con. Đừng dùng hình phạt để phạt lỗi của con. Hãy làm sao để chuyển hóa cơn tức giận tâm trạng bất mãn của con ra ngoài chứ đừng để trẻ mang nó trong lòng, lâu dần trẻ sẽ trở nên cộc cằn và bạo lực.
- Hôm đó ba mẹ con Akira-kun trên đường đi chợ về. Aki-chan cứ đòi mẹ “bế ...bế con”. Akira-kun nhìn thấy vậy thấy thật chướng mắt. Mẹ lại bảo Akira-kun xách giùm túi cho mẹ và mẹ bế Aki-chan. Akira-kun lại càng tức hơn vừa đi vừa nghĩ “Tại sao lúc nào mình cũng chịu thiệt thòi. Làm anh đúng là khổ”. Thấy cậu đi chậm quá mẹ và Aki-chan gọi to “Akira nhanh lên”. Cậu bèn nói ấm ức của mình cho mẹ “Tại sao lúc nào mẹ cũng chiều chuộng Aki-chan hơn con, để em nó sướng còn con phải xách đồ này”. Mẹ mỉm cười xoa đầu Akira-kun “Đúng thật. Mẹ xin lỗi vì lúc nào cũng để anh Akira phải chịu ấm ức.” Akira-kun lại nói tiếp “Mẹ có biết cái này nặng lắm không, rất nặng.” Mẹ lại gật gù xoa đầu “Mẹ xin lỗi con trai đã bắt con phải xách đồ nặng”. Rồi mẹ từ từ hạ Aki-chan xuống rồi nói “Anh Akira đã giúp mẹ rất nhiều, đã xách đồ cho mẹ này. Aki-chan có thấy anh giỏi không”. Akira-kun đã nói ra những ấm ức của mình chứ không để nó trong lòng, và mẹ đã dùng lời nói để khơi gợi cho Akira-kun nói ra ấm ức đó. Có rất nhiều trường hợp trẻ cảm thấy mình đang phải chịu đựng, khi đó cha mẹ hãy làm sao để trẻ nói ra ấm ức thì sẽ giúp trẻ giảm bớt cáu kỉnh và tức giận.
- Sáng gọi dậy mà mãi trẻ không dậy, không chịu làm bài tập ở nhà...thì phải làm sao. Lúc này cha mẹ hãy chú ý đến nguyên tắc hai mẹ con cùng chạy bằng 3 chân, nghĩa là trò chơi buộc chân cùng chạy. Dù mẹ có là người vội vã muốn con chạy nhanh nhưng một chân đã buộc cùng con thì vẫn phải phụ thuộc vào tốc độ của con để chạy. Còn nếu mà chỉ để ý đến tốc độ của mình thì con sẽ ngã lúc nào không hay.
- Với việc nuôi dạy trẻ cũng thế. Đừng dùng những từ như “ Tại sao không học bài đi ?”, “Tại sao không dậy ngay hả ?”, “Tại sao không ăn nhanh lên”, “Khi nào thì học bài đây ?” sẽ tạo cho trẻ áp lực và trẻ không còn muốn cố gắng. Bản thân trẻ khi ở trường sẽ tự nhìn bạn bè và học tập theo. Khi trẻ không học tốt hay không làm việc theo ý mình thì cha mẹ hãy dùng phương pháp “Công nhận nỗ lực của trẻ” như là một cách nói để khích lệ ý thức tự giác của trẻ. Hãy trò chuyện để cùng trẻ tháo gỡ những khó khăn như “mẹ con mình cùng học”, “mẹ con mình cùng làm nhé”.
2.1 Giai đoạn 0-1 tuổi: trẻ chưa hiểu được suy nghĩ của người khác mà chỉ hiểu được mong muốn của bản thân
- Thời kì này uốn nắn và dạy trẻ những qui tắc không quan trọng bằng dạy trẻ khả năng tự đánh giá bản thân vì đơn giản trẻ chưa thể lí giải được vì sao mình phải tuân theo những qui tắc ấy.
- Mình đã từng thấy nhiều lần trên xe điện khi trẻ em khóc thì người mẹ Nhật không bao giờ quát con là thôi không được khóc trong xe điện vì làm phiền người xung quanh. Lúc đó mẹ Nhật sẽ bế trẻ ra chỗ khác đứng như là chỗ cửa xe điện rồi vỗ về, đánh lạc hướng trẻ bằng cách chỉ cho trẻ cảnh vật xung quanh ở bên ngoài. Khi đó trẻ sẽ ngoan ngoãn trở lại và ngủ lúc nào không hay.
- Trẻ đã hiểu được lời nói nhưng chưa thể tuân theo những chỉ dạy ngay của cha mẹ nên cha mẹ phải rất kiên nhẫn lặp đi lặp lại nhiều lần.
- Nhiều khi trẻ còn không làm theo hay “con không làm” tỏ ý chống đối phản kháng, thì đấy là biểu hiện trẻ muốn nói với cha mẹ rằng trẻ muốn được cha mẹ công nhận như một con người riêng biệt có chính kiến của mình, muốn tự lập. Khi đó cha mẹ hãy công nhận chính kiến và độc lập đó của trẻ.
- Ví dụ đến bữa ăn cơm Aki-chan không muốn mẹ đút nữa mà giành lấy thìa đòi tự xúc. Khi đó mẹ sẽ vui vẻ đưa thìa cho con cầm dù biết rằng thế nào cũng rơi vãi thức ăn hay làm rơi thìa. Nhưng khi Aki-chan đưa được thìa vào đến miệng mẹ vỗ tay khen”Aki-chan giỏi quá, còn làm được rồi”. Đó chính là một cách công nhận sự tự chủ và độc lập của trẻ.
- Trẻ đã hiểu được lời nói của cha mẹ nhưng vẫn không làm theo hoàn toàn mà khi này trẻ có chính kiến của mình và mong muốn truyền đạt nó cho cha mẹ biết. Giai đoạn này trẻ sẽ thể hiện chính kiến của mình rất mạnh mẽ ngay cả với anh em, với bạn bè, khi đó cha mẹ hãy chỉ cho con những qui tắc ứng xử. Ví dụ như chơi với bạn thì không được lấy bóng của bạn mà không hỏi ý kiến bạn, có đồ chơi thì hãy chơi cùng anh em, bạn bè.
- Ví dụ mẹ để hai cái bánh trên bàn cho anh em Akira-kun và Aki-chan ăn nhưng mà Aki-chan muốn ăn cả hai và giành lấy phần của anh. Akira-kun đánh Aki-chan thế là cô bé òa khóc chạy ra mách mẹ. Lúc này mẹ xoa đầu Aki-chan “được rồi được rồi, con gái đau lắm phải không”. Rồi mẹ sẽ dạy Aki-chan ” Nhưng mà con lấy đồ của anh là không được”. Aki-chan được mẹ ôm tức là tìm được sự đồng cảm, nhưng mà lời mẹ nói sẽ làm cô bé hiểu rằng cô bé làm vậy là sai.
- Trẻ bắt đầu đi mẫu giáo, cơ hội tiếp xúc với môi trường bên ngoài nhiều hơn thì hãy dạy trẻ về những qui tắc ứng xử nơi công cộng. Trẻ đã hiểu được tâm trạng và suy nghĩ của người khác.
- Hãy dạy trẻ về qui tắc hành xử bình đẳng nơi công cộng ví dụ như đi mua đồ thì phải xếp hàng theo thứ tự.
- Khi trẻ làm gì sai thì không nên mắng mà không hỏi rõ đầu đuôi sự tình. Ví dụ như mẹ thấy Aki-chan ôm quả bóng của ai đó về nhà bèn hỏi em” Quả bóng con cầm là của ai đó”. Akichan nói rằng cô bé thấy nó ở công viên. Mẹ bảo ”Vậy nó có thể là đồ của bạn nào đánh rơi rồi”. Aki-chan xịu mặt lại. Mẹ lại nói tiếp “ Có khi bây giờ họ đang tìm đồ đánh rơi cũng nên. Con hãy đem quả bóng trả lại chỗ cũ”, “Nếu là con, con cũng sẽ ghét việc bị mất món đồ mà con thích đúng không nào”. Aki-chan đã đem quả bóng để lại chỗ cũ.
- Aki-chan hôm nay giúp bà nhặt rau ngoài vườn thế là được bà thưởng cho hộp kẹo. Cô bé hớn hở khoe với mẹ món quà bà thưởng. Mẹ xoa đầu khen và nói thêm ”Con nên chia cho anh Akira nữa nhé”. Cô bé đem bánh chia cho anh. Mẹ nhìn thấy Aki-chan làm vậy thì rất là vui mừng đến xoa đầu con “Con gái mẹ ngoan lắm. Con thấy anh Akira rất vui đúng không. Thấy anh ấy vui như thế Aki-chan cũng vui đúng không”.
- Khi trẻ gặp người lạ mà trẻ khóc hay không theo thì lúc đó hãy vỗ về xoa đầu trẻ và nói “Có mẹ đây rồi, đừng sợ”, rồi mình là người chủ động chào hỏi nói chuyện với người lạ đó để tạo cho trẻ cảm giác an toàn thì dần dần trẻ sẽ quen và hết sợ. Hay khi muốn trẻ chủ động ra chơi với các bạn hay chơi trò cầu trượt nhưng trẻ sợ không muốn chơi thì cũng đừng ép trẻ để trẻ khóc thét lên. Hãy cùng trẻ làm việc đó hoặc hãy để từ từ cho trẻ nhìn những đứa trẻ khác chơi rồi đến khi trẻ có đủ tự tin thì trẻ sẽ làm.
- Phản kháng chính là dấu hiệu của tự lập, còn nghịch ngợm là dấu hiệu của hiếu kì. Thời kì này đòi hỏi ở cha mẹ cả về thể lực, tính kiên nhẫn để có thể chạy theo những trò chơi nghịch ngợm của trẻ.
- Cha mẹ hãy cho suy nghĩ của mình quay trở lại là một đứa trẻ để cùng chơi với trẻ thì sẽ hiểu được vì sao trẻ muốn làm vậy và từ đó sẽ biết mình nên làm gì.
- Ví dụ như trẻ muốn cầm cốc múc nước để san từ bình này sang bình khác; thấy vũng nước thì chạy lại dậm chân nghịch, muốn được tự ăn cơm, tự mặc quần áo, hoặc là không ăn cơm, phá hỏng đồ trong nhà, nghịch bẩn, leo trèo...nếu lúc này ta la mắng và cấm đoán trẻ thì sẽ làm mất đi khả năng tự lập, sáng tạo và hiếu kì vô tình làm mất đi khả năng học tập của trẻ sau này. Đó là lí do mà tất cả những nhà giáo dục đều khuyên rằng thời kì này đừng nên ngăn cản dựa vào suy nghĩ của người lớn mà hãy dựa trên suy nghĩ của trẻ để mà khuyến khích. Trẻ không cố tình làm cho cha mẹ cáu giận hay mệt mỏi mà chỉ là sự phát triển về sinh lí và tâm lí ở giai đoạn này là như vậy. Cha mẹ Nhật rất kiên nhẫn với con cái ở giai đoạn này và rất ít la mắng con, vì đó là một cách để giúp trẻ trở nên tự lập và nuôi dưỡng khả năng hứng thú học tập, kiếu kì với sự vật sau này của trẻ.
- Giai đoạn này khi trẻ thường được hơn 1 tuổi trở đi. Hờn dỗi là khi trẻ không được đáp ứng đúng mong muốn của mình thì sẽ khóc to, lăn ra đòi ăn vạ, đạp chân đạp tay. Hoăc kể cả khi bản thân mình làm gì mà không được như ý mình cũng lăn ra ăn vạ. Nếu trẻ như vậy thì đừng lo lắng mà đánh giá là trẻ hư, là ích kỉ...Bởi vì đây là giai đoạn trưởng thành về tâm lí của trẻ mà không thể tránh khỏi. Bản thân trẻ muốn đưa ra chính kiến nhưng do khả năng của bản thân khi đó chưa thể phán đoán giải quyết được tình huống nên dẫn đến tâm lí hờn dỗi, cáu giận. Giai đoạn này là một bằng chứng cho thấy trẻ đã được được nuôi dưỡng tốt để trưởng thành về việc đưa ra chính kiến của bản thân và ý thức muốn tự lập nên cha mẹ hãy lấy đó làm vui mừng.
- Ví dụ hôm đó hai mẹ con Aki-chan chuẩn bị đi ra ngoài. Mẹ vừa đi một bên giày cho cô bé thì cô bé giãy nảy lên lăn ra đòi “Con muốn tự đi giày cơ”. Rồi mẹ lại tháo giày ra để cho cô bé tự đi giày. Aki-chan loay hoay không đi được lại lăn ra khóc “không làm được, không làm ”. Lúc này mẹ sẽ không cáu gắt với Aki-chan mà chạy lại ôm và xoa đầu nói “Con gái muốn tự đi giày mà lại chưa đi được nên cáu giận đúng không. Không sao, có mẹ ở đây, mẹ sẽ dạy Aki-chan đi giày lại nhé”. Khi này quan trọng là hãy nói ra tâm trạng của con rồi ôm con vào lòng thì trẻ sẽ hết cáu giận hay hờn dỗi.
3.1 Những lời khuyên dành cho mẹ
- Mẹ sẽ là người bị áp lực lớn nhất nếu như bị những ngươi xung quanh chê con mình không ngoan, chê con ốm yếu.... Không phải tất cả những ý kiến của những người xung quanh đều có thiện ý. Do đó việc mẹ cần làm là hãy tạo một hàng rào giữa mình và những người xung quanh, hãy cho họ biết rằng họ là họ và ta là ta. Hàng rào chứ không phải bức tường vì thông qua hàng rào ta vẫn có thể nhìn qua bên hàng xóm, nói chuyện với người khác, vẫn cảm nhận được những cơn gió thổi qua, để thông qua những tiếp xúc ấy ta sẽ nghe có chọn lọc và tự có suy nghĩ và lập trường cho bản thân mình. Đồng thời thiết lập hàng rào ấy cũng là một cách để coi trọng chính bản thân mình.
- Hãy có tự tin mình sẽ nuôi dạy con tốt nhưng đừng bao giơ đòi hỏi bản thân phải trở thành một người mẹ hoàn hảo. Bản thân mình khi thất bại trước mặt trẻ thì hãy vui vẻ nói với con mẹ đã thất bại, trẻ sẽ cảm thấy an tâm hơn nhiều là khi có một người mẹ lúc nào cũng tỏ ra mình mạnh mẽ và hoàn hảo.
- Bố cũng là một người phải chịu rất nhiều áp lực từ công việc ở công ty. Khi về đến nhà mà bị vợ cau có, con mè nheo thì cũng sẽ cảm thấy rất mệt mỏi. Nhưng hãy thử dành ra một ngày nghỉ cuối tuần để chăm con thay cho mẹ thì sẽ thấy được nỗi vất vả của người mẹ.
- Ngày nay đàn ông Nhật cũng tham gia vào việc chăm sóc con cái, giúp vợ việc nhà rất nhiều chứ không như thế hệ cha họ trước kia (Những người đàn ông sinh ra và làm việc trong thời kì kinh tế Nhật phát triển vượt bậc những năm 1950-1980 thì hầu như giao toàn bộ việc chăm sóc con cái và việc nhà cho vợ để đi làm. Và người vợ hầu như ở nhà chăm con).
- Bước sơ cấp: đầu tiên hãy xác định tư tưởng rằng mình sẽ phụ giúp vợ trong việc chăm con và nên trao đổi nó với cấp trên hay đồng nghiệp, bạn bè để nhận được sự chia sẻ (để có thể tránh khi bị rủ đi nhậu, đi chơi). Hãy lắng nghe những than thở của vợ về việc chăm con, và dành những lời động viên, công nhận công sức cũng như những vất vả của vợ. Nếu được hãy giúp vợ tìm hiểu những thông tin về bệnh viện, bệnh của con, nhà trẻ, cách chăm con, kinh nghiệm chăm con của người khác.
- Bước trung cấp: bước hai là thi thoảng hãy thay vợ dỗ con khi con khóc đêm. Hãy tắm cùng con, mặc quần áo cho con để vợ có thể rảnh rang nấu cơm tối, làm việc nhà. Hãy chơi đùa cùng con những trò chơi vận động vì mẹ thì không thể đủ sức để đáp ứng những trò vận động của con. Nếu mẹ chơi với đứa em thì bố hãy là người bạn chơi với đứa anh.
- Bước thượng cấp: bước ba là thi thoảng nếu có khả năng hãy trổ tài nấu ăn cho con hay đãi cả nhà thì vợ và con cái sẽ vô cùng phấn khích. Hoặc rủ các con cùng làm việc nhà như hút bụi, lau nhà, dẫn con đi chơi để mẹ có thời gian được thư giãn một mình.
- Hãy tự mình chăm lo được cho chính bản thân mình. Nếu thấy vợ bận thì đừng hỏi vợ là quần áo mình để ở đâu mà hãy tự đi tìm. Thấy vợ đang cho con ăn thì hãy tự sắp cơm ra ăn là một cách giúp vợ giảm tải công việc. Không dùng bạo lực đánh vợ con. Không đổ lỗi hết lên đầu vợ khi con mắc lỗi hay học hành không tốt.
- Dạo này bố Akira-kun đi tiếp khách ở công ty nên hay về muộn. Tối hôm đó khi bố về thì mẹ đang ru hai anh em ngủ. Mẹ cũng mệt mỏi lắm vì phải chăm hai anh em ở nhà, nhưng cố gắng bình tĩnh để không nổi cáu với chồng. Vì mẹ biết bố đi làm ở công ty cũng bận rộn và căng thẳng lắm nên chỉ nói “Bố Akira-kun đi làm cũng vất vả vì gia đình”. Bố nghe mẹ nói thế thì rất cảm động và cảm ơn mẹ đã vất vả vì việc nhà và chăm con cái.
- Trước mặt hai anh em Akira-kun bao giờ mẹ cũng nói bố đi làm vất vả nên mới có tiền nuôi gia đình, mới mua được sách vở, quần áo, đồ chơi cho hai anh em. Còn bố thì luôn nói rằng nhờ mẹ ở nhà chăm hai anh em nên bố mới an tâm đi làm. Hai anh em nghe bố mẹ nói thế thì trong lòng đều cảm thấy biết ơn và yêu bố mẹ mình rất nhiều.
- Hôm đó bố có chuyện ở công ty nên hai anh em Akira-kun chơi ồn ào quá bố cáu gắt lên “Hai đứa ra chỗ khác chơi, ồn ào quá”. Mẹ biết ý nên gọi hai anh em ra “Hôm nay bố không được khỏe nên các con chơi yên lặng một chút nhé”. Hai anh em biết ý nên đi ra chỗ khác chơi.
- Hôm nay mẹ bị cô giáo gọi lên vì tội Akira-kun đánh nhau với bạn. Dù bị cô giáo chỉ trích rất nhiều làm mẹ đau lòng, nhưng về đến nhà mẹ không mắng Akira-kun vội. Tối đó khi bố đi làm về nghe mẹ kể chuyện cũng hiểu rằng trách nhiệm uốn nắn và nuôi dạy con không phải là tất cả dồn lên vai mẹ mà mình cũng có một phần trong đó. Bố nói “Không phải lỗi của mẹ nó nên mẹ nó đừng có buồn và trách mình làm gì.” Rồi bố gọi Akira-kun lại và nói “Từ giờ cả nhà mình sẽ cùng cố gắng nhé nghe con”. Đừng đổ lỗi cho nhau, đừng nóng giận đó là lời khuyên để giữ hạnh phúc gia đình và nuôi dạy con tốt.
- Trường hợp cha mẹ đi làm cả ngày và việc chăm cháu ở nhà đều nhờ vào ông bà thì ông bà sẽ có vai trò không thể thiếu trong việc giúp sợi dây tình cảm liên kết giữa mẹ và con bền chặt hơn. Đầu tiên là hãy tôn trọng cách nuôi dạy trẻ của người mẹ. Ví dụ như bà nội Akira-kun, bà rất hay khen ngợi con dâu “Con đã đi làm cả ngày mệt rồi ra chơi với con mình một lát đi”, hay khuyên răn bố Akira-kun mỗi khi về muộn “Vợ con chăm con rất vất vả, con phải về nhà mà đỡ đần vợ chứ đùng về muộn thường xuyên như vậy”.
- Có nhiều người cho rằng trẻ được bà chiều nên đâm ra hư không nghe lời mẹ hoặc không yêu mẹ bằng bà. Trẻ không nghe lời mình không phải lỗi tất cả do ông bà. Nếu ông bà nuông chiều cháu về vật chất thì có thể trách lỗi. Nhưng nếu trong trường hợp như này thì ông bà không có lỗi: Mẹ Akira-kun đi làm về thì chỉ hay quấn lấy Aki-chan mà ít chơi với Akira-kun. Cậu thấy mẹ chỉ quan tâm đến em mà chẳng thèm đoái hoài gì đến mình thì buồn lắm. Ngược lại thì bà lại hay ôm ấp chiều chuộng cậu nên dần dần cậu quấn bà hơn mà không thích gần mẹ nữa. Trẻ sẽ yêu ai mà người đó cho trẻ cảm nhận đầy đủ sự chiều chuộng và yêu thương. Vì thế khi đi làm về dù là ít phút nhưng bà Akira-kun luôn bảo mẹ hãy tranh thủ thời gian để chơi cùng các con, quan tâm đến con. Thi thoảng mẹ lại nhờ bà trông Aki-chan để hai mẹ con đi ra ngoài cùng nhau và dành thời gian cho nhau.