Những lợi ích của cảm giác cạnh tranh

rubi_mos2002

New member
Xu
0
Cạnh tranh có thể có một ý nghĩa xấu trong xã hội chúng ta. Nó trở nên đồng nghĩa với sự tham lam, đố kỵ và tính yêu bản thân. Nhưng cảm giác cạnh tranh không phải lúc nào cũng nói về việc leo lên nấc thang danh vọng, chiến thắng cuộc đua hoặc tiến về phía trước. Cảm giác cạnh tranh là hoàn toàn tự nhiên. Hơn nữa, chúng không thể tránh được. Dù thích hay không, chúng ta có cảm giác cạnh tranh rất nhiều lần.

Hầu hết chúng ta không thoải mái với sự cạnh tranh của chúng ta. Những suy nghĩ cạnh tranh hiếm khi tử tế. Chúng thường được phóng đại, và thường gây rối loạn. Bản thân sự cạnh tranh, bản chất là hơi khó chịu. Tuy nhiên, cho phép bản thân chúng ta cảm nhận những cảm giác cạnh tranh của chúng ta một cách rõ ràng và trực tiếp không chỉ có thể chấp nhận được mà nó thực sự còn lành mạnh. Những cảm giác cạnh tranh của chúng ta là một dấu chỉ về những thứ chúng ta muốn, và thừa nhận những thứ chúng ta muốn là chìa khóa để hiểu bản thân chúng ta.

Những cảm giác cạnh tranh không rõ ràng, tách bạch. Chúng có thể hướng đến những người xa lạ hoặc những người bạn thân nhất của chúng ta: một đồng nghiệp quyến rũ mà chúng ta chỉ được nghe kể về họ hoặc người bạn thân nhất của chúng ta. Tuy nhiên, vì những cảm xúc đó thường cảm thấy không thể chấp nhận được với chúng ta, nên chúng ta có xu hướng tránh né chúng hoặc che giấu chúng bằng những cách có thể làm tổn thương chúng ta hoặc người khác. Khi chúng ta kìm nén những cảm xúc đó, chúng ta khiến chúng trở nên độc hại hơn và ảnh hưởng đến chúng ta theo nhiều cách tiêu cực.

Điều quan trọng là trở nên thoải mái với những cảm xúc cạnh tranh của chúng ta. Chúng ta làm việc này bằng cách nhận ra những ý nghĩ và cảm xúc thì riêng biệt với những hành động. Chúng ta có thể cho phép bản thân cảm nhận bất kì điều gì chúng ta cảm nhận, sau đó chọn cách hành động của chúng ta. Bằng cách áp dụng nguyên tắc này cho những cảm xúc cạnh tranh của chúng ta, chúng ta có thể tránh được nhiều sự biểu lộ tiêu cực của chúng. Chúng bao gồm:

Hoài nghi – Khi chúng ta không thừa nhận những cảm xúc cạnh tranh của chúng ta, chúng ta có nhiều khả năng trở nên hoài nghi. Điều này nghe có vẻ phản trực giác. Thực tế là tính cạnh tranh rất khác với tính hoài nghi. Tính hoài nghi xuất hiện khi chúng ta không chấp nhận những cảm xúc cạnh tranh của chúng ta. Ví dụ, nếu nếu sếp của chúng ta ghi nhận một đồng nghiệp trong một cuộc họp, chúng ta có thể nghĩ “Đợi đã! Tôi muốn sự ghi nhận đó. Tôi đã làm việc chăm chỉ và tôi xứng đáng nhận được nhiều lời khen.” Chúng ta có thể chống lại đồng nghiệp của chúng ta. “Cô ta không xứng đáng với điều này. Cô ta hầu như không có năng lực. Tại sao tôi đang cố gắng ở công ty này khi những kẻ ngốc như cô ta gặt hái được tất cả phần thưởng?”

Khi những suy nghĩ ít-thoải mái-đó xuất hiện, chúng ta có thể hành động theo một trong hai cách sau. Chúng ta có thể chấp nhận rằng chúng ta đang cạnh tranh, ganh đua. Chúng ta có thể cảm thấy ngay lập tức là chúng ta muốn có sự ghi nhận trong sự nghiệp của chúng ta. Khi chúng ta để cho bản thân trải nghiệm những cảm xúc đó, một cách đầy đủ và trực tiếp, vào thời điểm đó, thì chúng ta có thể dễ dàng hơn để đi tiếp. Chúng ta thậm chí có thể chuyển những cảm xúc đó thành động lực làm việc, nỗ lực hơn hoặc đặt ra những mục tiêu cụ thể cho chúng ta.

Ngược lại, chúng ta có thể bóp méo những cảm xúc cạnh tranh của chúng ta thành sự hoài nghi. Chúng ta có thể cho phép chúng tuôn ra hoặc mưng mủ, thối rữa bên trong chúng ta. Chúng ta có thể làm chúng rối rắm với quan điểm thật sự của chúng ta hoặc chống lại người mà chúng ta có cảm giác cạnh tranh. Thay vì chỉ đơn giản là nhìn thấy chúng ta muốn thứ mà người đó có được và tiếp tục sống, thì chúng ta có thể đắm chìm trong quá trình suy nghĩ tiêu cực.

Buôn chuyện – Khi chúng ta chối bỏ những cảm xúc cạnh tranh của chúng ta, chúng ta có thể bắt đầu xuyên tạc những người xung quanh chúng ta thông qua lăng kính tiêu cực. Buôn chuyện là một cách chúng ta cố gắng giải tỏa cơn giận hoặc sự hoài nghi của chúng ta. Thay vì cảm thấy cạnh tranh với người phụ nữ rất quyến rũ đó, chúng ta có thể bình luận về “phong cách bẩn thỉu” của cô. Chúng ta thậm chí có thể buôn chuyện về những người gần gũi với chúng ta, nói điều này trước mặt họ và điều khác sau lưng họ.

Những cảm xúc của chúng ta trước một người không phải là màu đen hoặc màu trắng. Trong thực tế, người chúng ta tôn trọng nhất là người mà chúng ta thường cảm thấy cạnh tranh nhất với họ. Chúng ta cùng lúc có thể thấy hạnh phúc vì họ và ghét họ - thường là vì cùng một thứ. Chúng ta có thể vui mừng khi họ vừa mua ngôi nhà mơ ước và cùng lúc đó ước rằng ngôi nhà bị mối gặm. Nếu chúng ta đối mặt trực tiếp với những cảm xúc của chúng ta, chúng ta có thể được giải tỏa và thậm chí cười xòa chúng. Nếu chúng ta không, chúng ta có thể bắt đầu thực hiện những hành động kém tôn trọng, có lẽ là gọi người bạn của chúng ta là một kẻ “ham danh vọng” khi anh ấy không có ở đây hoặc chỉ trích “những mục tiêu nặng về vật chất” của anh hoặc “những sở thích phù phiếm” với một người bạn khác. Cuộc buôn chuyện này có thể làm bạn cảm thấy vui vào lúc đó, nhưng nó khiến bạn cảm thấy hơi khó chịu trong lòng.

Chối bỏ bản thân – Một trong những hậu quả tồi tệ nhất của việc chối bỏ những cảm xúc cạnh tranh của chúng ta là nó có thểlàm chúng ta chối bỏ những thứ chúng ta thực sự muốn trong cuộc sống. Vì những cảm giác của sự khao khát hoặc ghen tỵ làm chúng ta không thoải mái, chúng ta có thể giả vờ rằng chúng ta không muốn bất kì điều gì mà chúng ta từng khao khát nữa.

Nếu chúng ta trượt cuộc phỏng vấn cho một công việc, chúng ta có thể dễ dàng chống lại bản thân và chối bỏ bản thân. Thay vì suy nghĩ “Tôi thực sự muốn công việc đó và tôi tức giận vì không có được nó”, chúng ta có thể nghĩ “Tôi không quan tâm. Tôi chưa bao giờ thực sự muốn nó.” Khi chúng ta có lối suy nghĩ này, chúng ta trở nên thụ động hơn. Thay vì theo đuổi thứ chúng ta khao khát, chúng ta né tránh nó, tất cả chỉ để phủ nhận những cảm xúc cạnh tranh “không thể chấp nhận được” của chúng ta.

Ghen tỵ - Những cảm xúc cạnh tranh có thể chứa đầy sự ghen tỵ. Cho phép bản thân có những suy nghĩ cạnh tranh sẽ không làm chúng ta trở thành nạn nhân của sự ghen tỵ hoặc nghi ngờ. Khi chúng ta kìm nén những cảm xúc cạnh tranh tự nhiên và lành mạnh của chúng ta, chúng ta đang tăng cường những phần tiêu cực của những cảm xúc đó – bao gồm cả sự ghen tỵ. Thay vì chống lại một ai đó, chúng ta có thể đối mặt với tính thực tế của những cảm xúc của chúng ta và có một thái độ sống lành mạnh hơn.

Ví dụ, một anh bạn của tôi gần đây thổ lộ với tôi về một quá trình suy nghĩ mà anh ấy đã trải qua tại một bữa tiệc đi cùng bạn gái của anh. Anh để ý thấy cô nói chuyện vui vẻ với những người khác, bao gồm một vài người đàn ông ở bữa tiệc. Thoạt tiên anh ấy nghĩ “Cô ấy đang tán tỉnh bạn của tôi. Tại sao cô ấy lại vui khi ở cạnh anh ta? Cô ấy thích anh ta hơn tôi? Tôi nên đá cô ta trước khi cô ta biến tôi thành một tên ngốc.”

Nhưng anh ấy nhận ra mình đang có cảm giác cạnh tranh. Anh muốn cô đáp ứng lại anh theo cách cô đáp ứng với những người khác ở bữa tiệc. Suy nghĩ của anh nhanh chóng chuyển thành “Tôi thích nhìn thấy cô ấy vui vẻ như vậy. Tôi muốn chia sẻ điều đó với cô.” Thay vì lắng nghe giọng nói trong đầu nói anh hãy lạnh lùng với cô, anh tham gia cùng cô. Bằng cách trở nên thân thiện và vui vẻ, cô bị thu hút trước anh và họ cảm thấy hạnh phúc và gần gũi nhau hơn. Nếu anh ấy hành động theo những bất an, ghen tuông của mình thay vì thú nhận rằng anh đang có cảm giác cạnh tranh, thì anh sẽ đạt được điều ngược lại.

Ghét bản thân – Nguy cơ khác của việc che giấu những cảm xúc cạnh tranh của chúng ta đó là chúng ta có thể cảm thấy tiêu cực về bản thân. Ví dụ, một suy nghĩ cạnh tranh “Tôi ghét anh ấy vì anh ấy quá thông minh và lúc nào cũng nói đúng” có thể chuyển thành một câu nói tấn công bản thân như “Bạn quá ngu ngốc. Bạn không bao giờ biết ăn nói. Anh ấy lôi cuốn hơn bạn nhiều.” Khi chúng ta chống lại những cảm xúc cạnh tranh của mình, chúng ta cũng đang chống lại bản thân mình. Chúng ta cảm thấy xấu hổ về con người chúng ta và về những thứ chúng ta muốn. Thay vì tìm cách ganh đua với những người mà chúng ta ngưỡng mộ, chúng ta thường kéo bản thân xuống so với họ.

Làm sao chúng ta có thể đối mặt với những cảm xúc cạnh tranh một cách trung thực hơn? Trước tiên, chúng ta cần nhớ rằng cảm thấy cạnh tranh không nói về việc để cho những cảm xúc đó kiểm soát chúng ta hoặc nghiền ngẫm về những suy nghĩ tiêu cực. Nó nói về việc chấp nhận những phản ứng cạnh tranh xuất hiện một cách tự nhiên, cảm nhận chúng một cách trọn vẹn và đi tiếp. Chúng ta có thể chấp nhận rằng mình có những cảm xúc đó rất nhiều lần. Chúng ta thậm chí có thể cười chúng, để cho bản thân có những suy nghĩ xấu xa nhất có thể, và sau đó để cho những ý nghĩ đó qua đi.

Thực hành điều này như một bài tập có thể giúp bạn cảm thấy lành mạnh, sáng suốt và khoan khoái. Qua những ví dụ minh họa ở trên, khi chúng ta kìm nén những cảm xúc cạnh tranh, thì chúng có cách để tác động đến hành vi của chúng ta. Nhưng mỗi lần chúng ta thừa nhận rằng chúng ta có những suy nghĩ đó thì chúng ta có thể lựa chọn cách mình muốn hành động. Chúng ta có thể trở nên tích cực hơn trong việc trở thành phiên bản tốt nhất của bản thân chúng ta, chấp nhận bản thân và phát triển, như những cá nhân có động cơ hành động (và ganh đua) mà chúng ta vốn là.


Nguồn
The Benefits of Feeling Competitive
Why feeling competitive can be good for us
Published on September 10, 2013 by Lisa Firestone, Ph.D. in Compassion Matters
PsychologyToday

 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top