Khi làm một bài văn cảm nhận và phân tích về tác phẩm văn học, để làm cho bài văn trở nên hay và thuyết phục người đọc hơn thì người viết có thể trích dẫn nhận định liên quan đến tác giả và tác phẩm. Việc cho những nhận định ấy vào trong bài văn sẽ hấp dẫn độc giả và làm sâu bài viết của mình hơn. Bởi trong những câu nhận định ấy khi mình phân tích chúng ra một chút sẽ thấy nhiều hơn khía cạnh về tác phẩm văn học.
Dưới đây, tôi xin giới thiệu tới bạn những lời bình về nhà văn Kim Lân và tác phẩm "Vợ nhặt".
Hình ảnh: Nhà văn Kim Lân
1. Nhà văn dùng Vợ nhặt để làm cái đòn bẩy để nâng con người lên trong tình nhân ái. Câu chuyện Vợ nhặt đầy bóng tối nhưng từ trong đó đã lóe lên những tia sáng ấm lòng. (Hoài Việt)
2. Kim Lân là nhà văn một lòng đi về với “đất” với “người” với “thuần hậu nguyên thuỷ” của cuộc sống nông thôn. (Nguyên Hồng)
3. Đó là thần viết, thần mượn tay người để viết nên những trang sách bất hủ. (Nguyễn Khải)
4. “Khi viết về nạn đói người ta thường viết về sự khốn cùng và bi thảm. Khi viết về con người năm đói người ta hay nghĩ đến những con người chỉ nghĩ đến cái chết. Tôi muốn viết một truyện ngắn với ý khác. Trong hoàn cảnh khốn cùng, dù cận kề bên cái chết nhưng những con người ấy không nghĩ đến cái chết mà vẫn hướng tới sự sống, vẫn hi vọng, tin tưởng ở tương lai. Họ vẫn muốn sống, sống cho ra con người.” (Kim Lân)
5. Tất cả, tất cả dường như đã được ghi lại bằng những thân phận, những tâm trạng sắc sảo đến cốt, đến lõi. Nếu như cho rằng văn chương là lịch sử tâm trạng con người thì Kim Lân quả là nhà văn đích thực trên cái ý nghĩa ấy. (Trần Ninh Hồ)
6. Nhà văn Kim Lân viết không nhiều và chuyên về một thể loại, lại “gác bút "sớm nhưng dấu ấn của ông để lại trong lòng độc giả thì rất sâu đậm. Chỉ với 3 thiên truyện: Vợ nhặt, Làng, Con chó xấu xí.. câu chữ của Kim Lân "gan lỳ" thách thức thời gian, đi vào chỗ sâu nhất của tâm trí người đọc. (Lê Thành Nghị)
7. Nhà văn Kim Lân chỉ viết những gì mình thuộc, không tuyên ngôn, không phô trương ồn ào mà chỉ muốn là một người viết khiêm nhường. (Phong Lê)
8. Nhà văn Kim Lân đã cống hiến trọn đời cho nền văn học mới, nêu một tấm gương cao đẹp về lòng yêu mến, gắn bó mật thiết với cách mạng và kháng chiến, kiên định, vững vàng về bản lĩnh nhà văn để lại cho hậu thế những tác phẩm đặc sắc, có sức sống lâu dài, làm giàu thêm văn chương Việt, tâm hồn Việt (Hữu Thỉnh).
9. Viết văn, trước tiên tôi viết cho mình, cho những mơ ước, gửi gắm của chính mình. Sau nữa, đó là những lời bộc bạch, tâm sự với bạn đọc những điều đang nhức nhối, đang thôi thúc. (Kim Lân)
10. Kim Lân là một trong những cây bút truyện ngắn xuất sắc của Văn học Việt Nam hiện đại. Kim Lân đã tạo được cách viết độc đáo. Phải nói rằng Kim Lân viết không nhiều, nhưng sáng tác của ông đã gây ấn tượng với bạn đọc. (Hà Minh Đức)
11. Tôi ở trong gia đình bị khinh rẻ, ngoài xã hội cũng coi thường vì tôi là con vợ ba, một người ngụ cư. Chính vì muốn đòi cho mình sự công bằng với bè bạn, với làng xóm tôi chọn cách viết. Đây là cách để chứng tỏ mình không thua gì anh em, không thua gì ai. Các anh con nhà giàu, làm việc này việc kia, được học hành đến nơi đến chốn, còn tôi thì tôi viết. (Kim Lân)
12. Về văn xuôi là nghề của tôi, trước sau tôi thần phục có ba người là ông Nguyễn Tuân, Nam Cao và Kim Lân. Sau này, viết lách được cái gì, thường cũng lấy văn của ba ông làm chuẩn. (Nguyễn Khải)
13. "Lắm lúc tôi thấy văn chương là một thứ đạo, đạo làm người, như một thứ tôn giáo. Mà tôn giáo nào cũng đòi hỏi sự thương yêu giữa con người với con người, đòi con người có quyền làm người, bình đẳng, tự do, bác ái. Mỗi người truyền một cách, nhưng cuối cùng con người vẫn thương yêu nhau và làm cho con người có tư cách, có nhân phẩm, tài năng để đánh giá đúng và chống lại bạo ngược, cường quyền, áp bức. Cũng như các ngành nghệ thuật khác, văn chương còn là một thứ giải trí. Làm cho người ta vui thích, yêu đời, thư giãn sau những mệt mỏi, như thế cũng là ích lợi, là nhân văn cho người thưởng thức". (Kim Lân)
14. "Theo kinh nghiệm của tôi, những chuyện thật mà tôi ghi lại được thì đều nhạt nhẽo và khô cứng. Nhưng sự thật cũng có giá trị của sự thật, rất giá trị, rất cần thiết nữa. Tất cả những truyện "Vợ nhặt", "Ông lão hàng xóm", "Con chó xấu xí" đều dựa trên cái nền sự thật. CÒn những truyện khác, kể cả "Làng", hầu hết là tôi bịa. Bịa cả nhân vật lẫn tình tiết. Bởi không có sự thật nào như thế cả. Nhưng cái bịa ấy là cái điều mà chính tác giả muốn nói. Và chính tác giả muốn nói nên mới sinh ra cái bịa. Gọi là bịa chứ kỳ thực chính là sáng tạo". (Kim Lân)
15. Nhà giáo Trần Đồng Minh nhận xét về tác phẩm "Vợ nhặt" của Kim Lân: "Nhà văn dùng "Vợ nhặt" để làm cái đòn bẩy để nâng con người lên trong tình nhân ái. Câu chuyện "Vợ nhặt" đầy bóng tối nhưng từ trong đó đã loé lên những tia sáng ấm lòng" (Dẫn theo Hoài Việt - "Nhà văn trong nhà trường: Kim Lân", NXB Giáo dục, 1999, tr.39)
16. Khi nói về truyện ngắn "Vợ nhặt", Kim Lân đã tâm sự: "Những người đói, họ không nghĩ đến cái chết, mà nghĩ đến cái sống".
17. "Vì sao phải bịa? Người viết muốn nói một việc gì, một ý nghĩa gì thì chuyện đời thường ngày tự thân đã có tiếng nói riêng của nó, còn tiếng nói của chính tâm linh người viết chỉ có bịa mới ra được. Nhưng như vậy không có nghĩa là nó tách rời hoàn cảnh xã hội, tách rời đời sống, mà hình như nó thực hơn. Chính vì vậy mà tôi cũng thường nói bịa lại thực hơn. Vì nó thực với chính mình trước tiên. Và kỳ lạ khi mình bịa ấy, mình viết say mê hơn nhiều. Không biết khi mình say sưa bịa ấy có phải là những giây phút thăng hoa nhất của người viết không?"(Kim Lân)
Sưu tầm.
Mong rằng với những nhận định trên có thể giúp bạn sử dụng nó vào bài văn của mình sao cho hợp lý. Bạn có thể trích ở mở bài, kết bài hay các phần liên quan. Nhưng tránh trích quá nhiều gây " nhão" vấn đề trọng tâm của bài viết. Việc hiểu thêm những lời bình là một cách giúp bạn tiếp cận hơn với chiều sâu tác phẩm. Chúc bạn học tốt và đạt kết cao trong kì thi sắp tới của mình !
----
Xem thêm:
Dưới đây, tôi xin giới thiệu tới bạn những lời bình về nhà văn Kim Lân và tác phẩm "Vợ nhặt".
Hình ảnh: Nhà văn Kim Lân
1. Nhà văn dùng Vợ nhặt để làm cái đòn bẩy để nâng con người lên trong tình nhân ái. Câu chuyện Vợ nhặt đầy bóng tối nhưng từ trong đó đã lóe lên những tia sáng ấm lòng. (Hoài Việt)
2. Kim Lân là nhà văn một lòng đi về với “đất” với “người” với “thuần hậu nguyên thuỷ” của cuộc sống nông thôn. (Nguyên Hồng)
3. Đó là thần viết, thần mượn tay người để viết nên những trang sách bất hủ. (Nguyễn Khải)
4. “Khi viết về nạn đói người ta thường viết về sự khốn cùng và bi thảm. Khi viết về con người năm đói người ta hay nghĩ đến những con người chỉ nghĩ đến cái chết. Tôi muốn viết một truyện ngắn với ý khác. Trong hoàn cảnh khốn cùng, dù cận kề bên cái chết nhưng những con người ấy không nghĩ đến cái chết mà vẫn hướng tới sự sống, vẫn hi vọng, tin tưởng ở tương lai. Họ vẫn muốn sống, sống cho ra con người.” (Kim Lân)
5. Tất cả, tất cả dường như đã được ghi lại bằng những thân phận, những tâm trạng sắc sảo đến cốt, đến lõi. Nếu như cho rằng văn chương là lịch sử tâm trạng con người thì Kim Lân quả là nhà văn đích thực trên cái ý nghĩa ấy. (Trần Ninh Hồ)
6. Nhà văn Kim Lân viết không nhiều và chuyên về một thể loại, lại “gác bút "sớm nhưng dấu ấn của ông để lại trong lòng độc giả thì rất sâu đậm. Chỉ với 3 thiên truyện: Vợ nhặt, Làng, Con chó xấu xí.. câu chữ của Kim Lân "gan lỳ" thách thức thời gian, đi vào chỗ sâu nhất của tâm trí người đọc. (Lê Thành Nghị)
7. Nhà văn Kim Lân chỉ viết những gì mình thuộc, không tuyên ngôn, không phô trương ồn ào mà chỉ muốn là một người viết khiêm nhường. (Phong Lê)
8. Nhà văn Kim Lân đã cống hiến trọn đời cho nền văn học mới, nêu một tấm gương cao đẹp về lòng yêu mến, gắn bó mật thiết với cách mạng và kháng chiến, kiên định, vững vàng về bản lĩnh nhà văn để lại cho hậu thế những tác phẩm đặc sắc, có sức sống lâu dài, làm giàu thêm văn chương Việt, tâm hồn Việt (Hữu Thỉnh).
9. Viết văn, trước tiên tôi viết cho mình, cho những mơ ước, gửi gắm của chính mình. Sau nữa, đó là những lời bộc bạch, tâm sự với bạn đọc những điều đang nhức nhối, đang thôi thúc. (Kim Lân)
10. Kim Lân là một trong những cây bút truyện ngắn xuất sắc của Văn học Việt Nam hiện đại. Kim Lân đã tạo được cách viết độc đáo. Phải nói rằng Kim Lân viết không nhiều, nhưng sáng tác của ông đã gây ấn tượng với bạn đọc. (Hà Minh Đức)
11. Tôi ở trong gia đình bị khinh rẻ, ngoài xã hội cũng coi thường vì tôi là con vợ ba, một người ngụ cư. Chính vì muốn đòi cho mình sự công bằng với bè bạn, với làng xóm tôi chọn cách viết. Đây là cách để chứng tỏ mình không thua gì anh em, không thua gì ai. Các anh con nhà giàu, làm việc này việc kia, được học hành đến nơi đến chốn, còn tôi thì tôi viết. (Kim Lân)
12. Về văn xuôi là nghề của tôi, trước sau tôi thần phục có ba người là ông Nguyễn Tuân, Nam Cao và Kim Lân. Sau này, viết lách được cái gì, thường cũng lấy văn của ba ông làm chuẩn. (Nguyễn Khải)
13. "Lắm lúc tôi thấy văn chương là một thứ đạo, đạo làm người, như một thứ tôn giáo. Mà tôn giáo nào cũng đòi hỏi sự thương yêu giữa con người với con người, đòi con người có quyền làm người, bình đẳng, tự do, bác ái. Mỗi người truyền một cách, nhưng cuối cùng con người vẫn thương yêu nhau và làm cho con người có tư cách, có nhân phẩm, tài năng để đánh giá đúng và chống lại bạo ngược, cường quyền, áp bức. Cũng như các ngành nghệ thuật khác, văn chương còn là một thứ giải trí. Làm cho người ta vui thích, yêu đời, thư giãn sau những mệt mỏi, như thế cũng là ích lợi, là nhân văn cho người thưởng thức". (Kim Lân)
14. "Theo kinh nghiệm của tôi, những chuyện thật mà tôi ghi lại được thì đều nhạt nhẽo và khô cứng. Nhưng sự thật cũng có giá trị của sự thật, rất giá trị, rất cần thiết nữa. Tất cả những truyện "Vợ nhặt", "Ông lão hàng xóm", "Con chó xấu xí" đều dựa trên cái nền sự thật. CÒn những truyện khác, kể cả "Làng", hầu hết là tôi bịa. Bịa cả nhân vật lẫn tình tiết. Bởi không có sự thật nào như thế cả. Nhưng cái bịa ấy là cái điều mà chính tác giả muốn nói. Và chính tác giả muốn nói nên mới sinh ra cái bịa. Gọi là bịa chứ kỳ thực chính là sáng tạo". (Kim Lân)
15. Nhà giáo Trần Đồng Minh nhận xét về tác phẩm "Vợ nhặt" của Kim Lân: "Nhà văn dùng "Vợ nhặt" để làm cái đòn bẩy để nâng con người lên trong tình nhân ái. Câu chuyện "Vợ nhặt" đầy bóng tối nhưng từ trong đó đã loé lên những tia sáng ấm lòng" (Dẫn theo Hoài Việt - "Nhà văn trong nhà trường: Kim Lân", NXB Giáo dục, 1999, tr.39)
16. Khi nói về truyện ngắn "Vợ nhặt", Kim Lân đã tâm sự: "Những người đói, họ không nghĩ đến cái chết, mà nghĩ đến cái sống".
17. "Vì sao phải bịa? Người viết muốn nói một việc gì, một ý nghĩa gì thì chuyện đời thường ngày tự thân đã có tiếng nói riêng của nó, còn tiếng nói của chính tâm linh người viết chỉ có bịa mới ra được. Nhưng như vậy không có nghĩa là nó tách rời hoàn cảnh xã hội, tách rời đời sống, mà hình như nó thực hơn. Chính vì vậy mà tôi cũng thường nói bịa lại thực hơn. Vì nó thực với chính mình trước tiên. Và kỳ lạ khi mình bịa ấy, mình viết say mê hơn nhiều. Không biết khi mình say sưa bịa ấy có phải là những giây phút thăng hoa nhất của người viết không?"(Kim Lân)
Sưu tầm.
Mong rằng với những nhận định trên có thể giúp bạn sử dụng nó vào bài văn của mình sao cho hợp lý. Bạn có thể trích ở mở bài, kết bài hay các phần liên quan. Nhưng tránh trích quá nhiều gây " nhão" vấn đề trọng tâm của bài viết. Việc hiểu thêm những lời bình là một cách giúp bạn tiếp cận hơn với chiều sâu tác phẩm. Chúc bạn học tốt và đạt kết cao trong kì thi sắp tới của mình !
----
Xem thêm:
- Phân tích nhân vật Tràng trong truyện "Vợ nhặt"
- Phân tích điểm nhìn nghệ thuật trong tác phẩm “Vợ nhặt” – Kim Lân
- Kể chuyện về nhà văn đồng quê Kim Lân
- Chi tiết bốn bát bánh đúc trong truyện ngắn "Vợ Nhặt" của nhà văn Kim Lân
- Tại sao truyện ngắn Vợ Nhặt của Kim Lân lại mở đầu bằng 1 khung cảnh buổi chiều ảm đạm và kết thúc là khung cảnh rực rỡ ánh nắng?
- Nhà văn Kim Lân và một số tác phẩm tiêu biểu
- Giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo trong truyện Vợ nhặt của Kim Lân
- Hành động Mị chạy theo A Phủ trong ” Vợ chồng A phủ" và hành động Thịtheo không Tràng về làm vợ trong “Vợ nhặt” Kim Lân.
- Chia Sẻ Phân tích diễn biến tâm trạng của Tràng và của bà cụ Tứ trong truyện ngắn Vợ nhặt
- Hãy trình bày cảm nhận về bóng tối và những tia sáng ấm lòng trong truyện của Kim Lân.
- Những lời bình về nhà văn Kim Lân và tác phẩm "Vợ nhặt"
- Nhận định về tác phẩm Vợ nhặt và tác giả Kim Lân
- Dạng đề về tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân
- Phân tích nhân vật Tràng trong truyện ngắn Vợ nhặt
- Phân tích tác phẩm "Vợ nhặt " Kim Lân
- Chia Sẻ Phân tích ý nghĩa nhan đề và tình huống truyện "Vợ nhặt" của Kim Lân
- Chia Sẻ Phân tích ý nghĩa tư tưởng và giá trị nghệ thuật của truyện ngắn Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân
- Chia Sẻ Phân tích tình huống độc đáo và hấp dẫn trong truyện Vợ nhặt của Kim Lân
- Tìm hiểu truyện "Vợ nhặt" của Kim Lân
- Bên bờ vực cái chết, người ta nghĩ đến hạnh phúc?
- Tóm tắt truyện Vợ nhặt (Kim Lân)