Những kiến thức cơ bản về kế toán

Kế toán là một môn khoa học phản ánh tình hình vốn theo hai mặt “tài sản và nguồn hình thành tài sản” và sự vận động của vốn trong quá trình sản xuất, kinh doanh của các đơn vị và tổ chức


1. Khái niệm về kế toán


  • Ở góc độ là một môn khoa học thì kế toán là một hệ thống thông tin thực hiện việc phản ánh và giám đốc mọi diễn biến của quá trình hoạt động thực tế liên quan đến lĩnh vực kinh tế, tài chính của một tổ chức cụ thể.
  • Ở góc độ một nghệ thuật thì kế toán được hiểu là một nghệ thuật tính toán và ghi chép những hiện tượng kinh tế- tài chính phát sinh liên quan đến các đơn vị thông qua việc quan sát, đo lường nhằm cung cấp một cách toàn diện các thông tin về tình hình và kết quả hoạt động, tình hình sử dụng vốn của đơn vị.
2. Chức năng của kế toán

Xuất phát từ định nghĩa kế toán trên, có thể thấy rằng kế toán có 2 chức năng liên quan đến công tác quản lý, đó là:
  • Chức năng phản ánh(hay còn gọi là chức năng cung cấp thông tin): Chức năng này được biểu hiện ở việc kế toán theo dõi toàn bộ các hiện tượng kinh tế, tài chính phát sinh trong quá trình hoạt động của đơn vị thông qua việc tính toán, ghi chép, phân loại, xử lý và tổng kết các dữ liệu liên quan đến hoạt động sử dụng vốn và tài sản của đơn vị.
  • Chức năng giám đốc(Chức năng kiểm tra) Chức năng này thể hiện ở việc thông qua số liệu đã được phản ánh, kế toán sẽ nắm được một cách có hệ thống toàn bộ quá trình và kết quả hoạt động của đơn vị làm cơ sở cho việc đánh giá đúng đắn và kiểm soát chặt chẽ tình hình chấp hành luật pháp của các đơn vị trong công tác quản lý kế toán-tài chính. Chức năng này nhằm giúp cho hoạt động của đơn vị ngày càng đạt hiệu quả cao hơn.
3. Nhiệm vụ của kế toán

Theo điều 5 Luật kế toán, nhiệm vụ của kế toán được đặt ra một cách tổng quát như sau:
  • Thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán theo đối tượng và nội dung công việc kế toán, theo chuẩn mực và chế độ kế toán.
  • Kiểm tra giám sát các khoản thu chi tài chính, các nghĩa vụ thu, nộp, thanh toán nợ, kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản, phát hiện và ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính, kế toán.
  • Phân tích thông tin, số liệu kế toán, tham mưu đề xuất các giải pháp phục vụ yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán.
  • Cung cấp thông tin, số liệu kế toán theo quy định của pháp luật
Trên cơ sở văn bản Luật quy định có thể phân tích nhiệm vụ cảu kế toán theo từng loại công tác kế toán. Xuất phát từ yêu cầu quản lý và cung cấp thông tin cho các đối tượng khác nhau, kế toán được chia thành kế toán quản trị và kế toán tài chính.Mỗi loại đảm nhận những nhiệm vụ cụ thể khác nhau:
  • Nhiệm vụ của kế toán tài chính là theo dõi, tính toán và phản ánh tình hình về tài sản,nguồn vốn cũng như tình hình và kết quả hoạt động của đơn vị nhằm phục vụ cho các đối tượng sử dụng thông tin bên trong và bên ngoài đơn vị, nhưng chủ yếu là các đối tượng bên ngoài. Kế toán tài chính cung cấp thông tin về sự kiện đã xảy ra nên phải có độ chính xác và tin cậy cao. Mặt khác những thông tin này được thu nhập trên cơ sở chứng từ và các bằng chứng thực tế, do vậy thông tin do kế toán tài chính cung cấp có tính pháp lệnh.
  • Nhiệm vụ của kế toán quản trị là qua số liệu của kế toán tài chính, xử lý và cung cấp thông tin về quá trình hình thành, phát sinh chi phí, tình hình quản trị tài sản,nguồn vốn và các quá trình hoạt động khác nhằm hỗ trợ đắc lực cho nhà quản lý của đơn vị trong việc hoạch định, kiểm soát và ra quyết định. Kế toán quản trị có đặc điểm cơ bản là không những phản ánh những sự kiện đã xảy ra, mà còn phản ánh những sự kiện đang và sẽ xảy ra trong tương lai.

Nguồn:St
 
Các kỹ năng chuyên môn, bao gồm việc phân tích các số liệu, làm con số biết nói, trình bày hiệu quả các thông tin tài chính là những mảng kỹ năng mà các kế toán viên ở Việt nam chưa biết cách phát huy.

Một vấn đề khác là kiến thức kế toán chuyên môn và kỹ năng tin học sử dụng trong kế toán. Đây là những vấn đề mà các kế toán viên cần phải trau dồi và phát triển nếu muốn có công việc tốt và thu nhập hấp dẫn.

Kỹ năng cần cho một kế toán viên

Có năng lực chuyên môn cao

Đây là những vị trí khá cao trong doanh nghiệp, ngân hàng, hay tổ chức tài chính nên điều trước tiên bạn cần phải có là năng lực chuyên môn cao. Điều này dễ nhìn thấy nhất thông qua tấm bằng tốt nghiệp cao đẳng hoặc đai học chuyên ngành tài chính kế toán. Trải qua quá trình học tập và sau này đi làm tích lũy thêm, bạn phải có những kiến thức, kinh nghiệm, có khả năng lập báo cáo và trình bày báo cáo kế toán, khả năng thống kê, phân tích tài chính, khả năng lập và phân tích báo cáo kế toán cũng như quản trị tài chính doanh nghiệp…


Thành thạo máy tính và tiếng Anh

Đây là hai chìa khoá vàng cùa mọi ngành nghề chứ không riêng gì nghề kế toán. Để đạt được những vị trí cao trong nghề kế toán như trên, bạn càng cần phải thoả mãn hai điều kiện này. Bạn phải thành thạo các phần mềm vi tính văn phòng đặc biệt là Excel dùng để tính toán, Power Point để thuyết trình và các phần mềm chuyên về kế toán. Tiếng Anh của bạn cũng phải đủ để có thể giao tiếp với các đối tác hay thành viên trong công ty là người nước ngoài và đọc các tài liệu, viết các báo cáo tài chính kế toán.

Khả năng tư duy tốt

Nhất là tư duy toán học, tư duy logic vì kế toán là một công việc luôn luôn phải tiếp xúc với những con số, những bảng biểu và những phép tính phức tạp.


Cẩn thận và trung thực

Vì công việc của kế toán là xử lý các con số liên quan đến tiền bạc nên chỉ cần sai xót một chút thôi là bạn có thể gây ra những hậu quả khôn lường cho doanh nghiệp của mình. Vậy nên, khi làm việc, bạn phải luôn nhẩm trong đầu câu khẩu hiệu: “Cẩn thận! Cẩn thận! Cẩn thận!”. Cẩn thận từ các bước tính toán cho đến những chi tiết nhỏ như viết số rõ ràng, dễ đọc. Dấu “chấm” và dấu “phẩy” đảo chỗ cho nhau trong một con số là giá trị của nó đã thay đổi rất nhiều rồi. Nhưng hậu quả của việc bất cẩn gây ra còn không nghiêm trọng bằng hậu quả của sự cố tình làm sai hòng mưu cầu lợi ích riêng. Vì vậy, để có thể phát triển trong nghề kế toán thì bạn phải là người rất trung thực. Đây cũng là phẩm chất mà các công ty, đơn vị quan tâm nhất khi tuyển dụng kế toán viên.

Chịu được áp lực công việc cao, biết cánh quản lý thời gian

Công việc kế toán trưởng, kế toán tài chính, kế toán tổng hợp là những công việc luôn chân luôn tay luôn đầu óc, nhất là vào gần cuối tháng hay cuối năm, khi mà công ty phải tổng kết thu tiêu, lương bổng cho nhân viên... thì họ càng phải vắt chân lên cổ mà chạy thì mới kịp công việc. Vậy nên, bạn phải có sức khỏe và tinh thần tốt để có thể theo được việc làm kế toán. Bên cạnh đó, bạn phải biết cách sắp xếp thời gian hợp lý để có thể hoàn thành công việc đúng tiến độ mà không hao tổn sức lực nhiều, không để có những khoảng thời gian vô ích.

Khả năng giao tiếp, ứng xử khéo léo

Có được khả năng này thì bạn sẽ dễ dàng hòa đồng với mọi người trong công ty hơn, có thể hợp tác tốt với các thành viên trong phòng, ban của bạn và tạo thiện cảm và có thể là thuyết phục được các đối tác kinh doanh. Kỹ năng này sẽ giúp bạn tiến xa hơn trên con đường thăng tiến.

Mọi người bổ sung thêm
:glee:
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top