• HÃY CÙNG TẠO & THẢO LUẬN CÁC CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC [Vn Kiến Thức] - Định hướng VnKienthuc.com
    -
    Mọi kiến thức & Thông tin trên VnKienthuc chỉ mang tính chất tham khảo, Diễn đàn không chịu bất kỳ trách nhiệm liên quan
    - VnKienthuc tạm khóa đăng ký tài khoản tự động để hạn chế SEO bẩn, SPAM, quảng cáo. Chưa đăng ký, KHÁCH vẫn có thể đọc và bình luận.

Trang Dimple

New member
Xu
38
Ngày nay Công nghệ thông tin là một lực quan trọng dẫn lái nền kinh tế và nó phải là một phần của mọi chương trình đào tạo giáo dục hiện đại. Không phát triển lực lượng lao động có kĩ năng kĩ thuật, đất nước không thể cạnh tranh được. Khi công nghệ robotics đang phá vỡ phần lớn công việc lao động, sẽ có thất nghiệp cao trong các nước đang phụ thuộc vào chế tạo bằng lao động chi phí thấp. Bằng việc KHÔNG cung cấp cơ hội giáo dục này BÂY GIỜ, chúng ta đang TỪ CHỐI cho thế hệ hiện thời và tương lai của chúng ta một cơ hội tốt để đáp ứng nhu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp thứ tư.

Một trong những vấn đề chính trong cải tiến hệ thống giáo dục là việc thiếu các thầy cô giáo đủ phẩm chất trong Công nghệ thông tin. Đây là thế khó xử chính cho nhiều người lãnh đạo giáo dục vì nếu họ không có đủ thầy cô giáo có phẩm chất, họ không thể thêm môn học này vào chương trình đào tạo hiện thời. Nhưng nếu họ không thêm Công nghệ thông tin vào chương trình đào tạo hiện thời, môn học này sẽ không bao giờ được dạy.

Tuy nhiên, thế khó xử này KHÔNG nên được dùng để bào chữa cho việc KHÔNG làm cải tiến cần thiết. Đây KHÔNG phải là vấn đề cho những người trong lĩnh vực giáo dục mà là vấn đề của mối quan tâm quốc gia. Không ai có thể giải quyết được vấn đề này một mình nhưng mọi khu vực, cả chung và riêng, đều phải được tham gia. Khu vực riêng, đặc biệt khu vực công nghệ phải làm nhiều hơn vì họ có thể giúp đào tạo lại nhiều thầy cô giáo trong công nghệ vì điều đó cũng là vì ích lợi của họ. Bằng việc giúp cải tiến giáo dục bây giờ họ sẽ có các công nhân kĩ thuật có phẩm chất để hỗ trợ cho việc tăng trưởng doanh nghiệp của họ. Điều được khuyến cáo cho các công ti công nghệ là được tham gia vào cải tiến hệ thống giáo dục bằng việc cho phép một số công nhân kĩ thuật cao cấp của họ làm việc với các thầy cô giáo trường trung học và đào tạo họ trong công nghệ máy tính. Bằng việc làm điều này, họ có thể tiến hành việc đào tạo lại cho các thầy cô hiện thời để cho những người này có thể đào tạo nhiều học sinh hơn trong tri thức công nghệ và chuẩn bị cho họ về nghề nghiệp của họ.

Mặc dầu nhiều đại học đã có Khoa học máy tính và Công nghệ thông tin như lĩnh vực học tập chính, một số chương trình đào tạo của họ thường cũ nhiều năm và có thể lỗi thời. Họ cần nhanh chóng cập nhật hay chấp nhận chương trình đào tạo mới để giữ cho việc đào tạo của họ được cập nhật với nhu cầu công nghiệp. Giải pháp tốt nhất là đưa những chương trình đào tạo lại toàn diện cho mọi thầy cô giáo về các phương pháp và các kĩ thuật mới để cho các trường này có thể có cùng chuẩn chất lượng như các trường trong các nước đã phát triển khác. Đây là đầu tư chính yêu cầu có những người lãnh đạo có viễn kiến mạnh vì cho dù các thầy cô giáo sẵn lòng học những điều mới nhưng họ không thể làm điều đó với thời gian và chi phí riêng của họ, và không có đào tạo đúng, không có hỗ trợ họ sẽ không có khả năng làm việc của họ như họ ao ước.

Tôi tin chương trình đào tạo lại qui mô lớn nên được bắt đầu sớm nhất có thể được. Để thực hiện quá trình này trong thời hạn ngắn, trường nên cộng tác với các công ti công nghệ trong việc đào tạo lại các thầy cô bởi các chuyên gia từ công nghiệp. Bằng việc làm điều này, mọi học sinh có thể được lợi từ việc giáo dục kĩ thuật bắt đầu từ tiểu học tới trung học cho nên họ được chuẩn bị cho nghề nghiệp tương lai của mình một cách hiệu quả.

Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University
 

Trang Dimple

New member
Xu
38
Tương lai đi tới


Hôm nay là ngày cuối cùng của các lớp học tại Carnegie Mellon University. Một số trong các sinh viên của tôi đang tốt nghiệp, số khác đang chuẩn bị cho việc thực tập của họ hay trở về nhà theo kì nghỉ hè. Trên khắp thế giới, hàng triệu sinh viên đang tốt nghiệp từ trường đại học và sẽ đi làm nhưng không may, một số người không làm việc theo điều họ đã học và nhiều người không tìm ra việc làm. Sau nhiều năm học tập với mong đợi lớn, đó là kinh nghiệm choáng váng với họ rằng tương lai của họ bây giờ bất định và thời gian ở trường của họ có thể bị phí hoài.

Hiện thời, có sự không tương xứng giữa điều thị trường yêu cầu và điều nhiều trường đang dạy. Tranh cãi về cải tiến hệ thống giáo dục vẫn tiếp tục trong nhiều năm mà không có hành động thực tế nào, sinh viên tiếp tục tốt nghiệp với các bằng cấp mà không có giá trị trong thời đại đang thay đổi này. Ở một số nước, nhiều người tốt nghiệp đại học không thể có được việc làm vì họ không có kĩ năng đúng vì hệ thống giáo dục của họ không theo kịp với thời đại đang thay đổi. Đồng thời, có hàng triệu việc làm không được lấp kín ở mọi nước vì không có người đủ phẩm chất xin vào. Không có hành động đúng, nhiều người ở những nước này sẽ không thể có việc làm trong cả đời.

Tôi đã nhận được nhiều emails từ các phụ huynh hỏi lời khuyên và tôi đã trả lời họ bằng nhiều bài viết về xu hướng việc làm hiện thời cũng như cơ hội việc làm có nhu cầu cao. Tôi cũng thấy rằng việc lập kế hoạch nghề nghiệp không sẵn có ở một số trường và học sinh thường không lập kế hoạch cho bất kì cái gì mãi tới khi quá trễ. Thậm chí ngày nay, nhiều trường không cung cấp cho học sinh lời khuyên nghề nghiệp mà cho phép họ lựa chọn lĩnh vực học tập đúng đắn, nơi họ có thể đóng góp cho xã hội của họ. Nhiều cố vấn nhà trường là những người hàn lâm có tri thức giới hạn về nhu cầu công nghiệp hay xu hướng toàn cầu để giúp cho học sinh trong nghề nghiệp của họ. Vài năm trước đây, một cố vấn nghề nghiệp đã nói với tôi: “Tôi chỉ bảo họ học y, nha khoa và dược khoa vì đây là những nghề tốt nhất. Những nghề khác là tuỳ ở họ chọn bất kì cái gì.”

Ngày nay, ở lúc bình minh của cuộc
Cách mạng công nghiệp thứ tư, học sinh cần các chi tiết hơn về các nghề nghiệp đa dạng được cần khẩn thiết trong mười hay hai mươi năm nữa để cho họ có thể chuẩn bị từ sớm. Cả học sinh và gia đình của họ phải có đủ thông tin về nghề nghiệp nào đang có nhu cầu cao, bằng cấp nào và phẩm chất hay kĩ năng nào họ phải phát triển để đáp ứng cho các nghề nghiệp này để cho họ biết cần học môn nào mà cho họ cơ hội việc làm tốt nhất. Bên cạnh các cố vấn nhà trường, bản thân học sinh và gia đình họ cũng phải tích cực tìm nhiều thông tin nghề nghiệp hơn trên Internet để cho họ có thể làm quyết định có thông tin về tương lai của họ nữa.

Lời khuyên của tôi cho
học sinh là họ không thể chờ đợi thụ động sự giúp đỡ của bố mẹ họ mà phải chủ động lập kế hoạch cho tương lai của họ dựa trên mối quan tâm của họ và hội tụ vào phát triển kĩ năng mà sẽ ích lợi cho họ trong nghề nghiệp của họ. Điều quan trọng với họ là suy nghĩ nghiêm chỉnh về nghề nghiệp dài hạn thay vì chỉ có được việc làm hay bằng cấp như một số học sinh đang chỉ hội tụ vào “Bằng cấp” thay vì “Tri thức và kĩ năng.” Họ hội tụ chỉ vào việc thi đỗ kì thi và chuyển sang mức tiếp mà không học gì rồi bị thất vọng khi họ không thể tìm được việc làm. Tôi thường nói với học sinh của tôi rằng có việc làm là dễ nhưng giữ nó, liên tục trưởng thành theo nó và tận hưởng điều họ làm mới là quan trọng. Do đó họ phải xét tới mối quan tâm của họ, đam mê của họ khi lập kế hoạch cho nghề nghiệp của họ và chọn lĩnh vực học tập nào cho đúng để học. Điều đó cũng yêu cầu sự cân bằng giữ cách nhìn cá nhân của họ và các cơ hội thị trường tương lai.

Ngày nay, giáo dục đại học là sẵn có cho hầu hết mọi người nhưng chất lượng là vấn đề chính ít nhận được sự chú ý. Có miền rộng các chương trình bằng cấp cung cấp ra nhưng người tốt nghiệp của họ thậm chí không thể thực hiện được ở mức tối thiểu điều được người chủ lao động mong đợi. Chừng nào chúng ta chưa thể giải quyết được vấn đề này, người tốt nghiệp của chúng ta sẽ vẫn không có khả năng cạnh tranh trong thế giới được dẫn lái bởi công nghệ này. Vì cuộc cách mạng công nghiệp thứ tư này đang gây ra toàn thể mức độ công nghệ mới và làm thay đổi toàn thế giới, nó sẽ phá vỡ mọi doanh nghiệp, mọi nền kinh tế, mọi nước, và phá huỷ nhiều việc làm hiện thời bằng tự động hoá và “phần mềm khôn.” Tuy nhiên, cuộc cách mạng này cũng tạo ra nhiều việc làm mới mà sẽ dẫn lái tăng trưởng kinh tế nhưng những người ít giáo dục và ít kĩ năng hơn là cực kì bất lợi khi cuộc cách mạng này tiến triển trong vài năm tới. Bây giờ hơn bao giờ hết, mọi nước đều cần có lực lượng lao động có giáo dục để cạnh tranh và phòng thủ các quyền lợi của họ chống lại các nước khác. Tương lai của một nước phụ thuộc vào cách họ giáo dục thế hệ tiếp, cách họ cung cấp cho các công dân tri thức và kĩ năng đúng, và cách các nhà giáo dục của họ chấp nhận sứ mệnh của họ để giáo dục và hướng dẫn học sinh của họ đóng góp cho nền kinh tế tương lai.

Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University
 

Trang Dimple

New member
Xu
38
Tương lai là trong tay chúng ta


Có nhiều ý kiến về cuộc Cách mạng công nghiệp thứ tư và tác động của nó lên các nước. Một số người tin rằng tác động này sẽ nghiêm trọng cho các nước đã phát triển như Mĩ, các nước châu Âu, Nhật Bản, hay Trung Quốc hơn là các nước Đông Nam Á, hay các nước châu Phi. Đó là sai lầm vì cuộc cách mạng này sẽ tàn phá các nước đang phát triển nhiều hơn, vì nhiều nước không được chuẩn bị cho nó.

Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp thứ tư có thể được định nghĩa là ở Vận tốc nơi tác động xảy ra rất nhanh, thường với tốc độ của Internet. Ở Phạm vi mà nó tác động là mọi ngành công nghiệp, mọi doanh nghiệp cả lớn và nhỏ, trên khắp thế giới. Và ở Xã hội nơi nó tác động tới mọi người, mọi mức, cả giầu và nghèo, bất kể họ làm việc gì. Sự kiện là nhiều phát kiến công nghệ như Tính toán mây, Intenet mọi vật, Trí khôn nhân tạo, Robotics, kĩ nghệ nano, in 3 D, Xe hơi và xe tải tự lái, Phân tích dữ liệu lớn v.v đã có ở đây và đã phá huỷ nhiều thứ.

Chẳng hạn, không lâu trước đây, xe tự lái là chuyện khoa học viễn tưởng, ngày nay nó là thực tại. Không lâu trước đây, robots khôn có thể làm nhiều thứ chỉ xảy ra trong phim ảnh, ngày nay nó là thực tại. Không lâu trước đây, lao động chi phí thấp là nhân tố kinh tết then chốt nhưng ngày nay tự động hoá và robotics là ưu thế kinh tế. Không lâu trước đây, khoán ngoài là chiến lược kinh doanh, nhưng ngày nay việc chuyển các cơ xưởng trở về nhà để tự động hoá là điều tốt nhất để làm tăng lợi nhuận. Ngày nay các công ti như Uber, DiDi, Grabs đang phá huỷ ngành công nghiệp vận tải và đẩy các tài xế taxi và xe tải ra khỏi việc làm. Chẳng mấy chốc với xe hơi và xe tải tự lái, nhiều tài xế con người cho những công ti này cũng sẽ ra khỏi việc làm. Nếu bạn nhìn thêm nữa, Uber mới chỉ là công ti 5 năm tuổi và Didi và Grab trẻ hơn nhiều. Làm sao một công ti khởi nghiệp 5 năm tuổi dễ dàng phá huỷ ngành công nghiêp già hàng trăm năm như điều đó? Nếu bạn nhìn lại lịch sử, phải mất trên 100 năm cho điện thay thế hơi nước làm nguồn năng lượng. Phải mất trên 50 năm để điện thoại thay thế điện tín. Nhưng chỉ mất không đầy 10 năm cho robots thay thế nhiều người trong khu vực chế tạo và chỉ mất 5 năm cho văn phòng thông minh thay thế con người. Một nhà kinh tế viết: “Tôi có thể thấy cơn sóng thần công nghệ đang kéo tới nhưng những người trên bãi biển vẫn đang hội hè mà không biết rằng mạng sống của họ đang lâm nguy. Cuộc cách mạng công nghiệp thứ tư sẽ phá huỷ nhiều nền kinh tế và xã hội nhanh chóng hơn phần lớn mọi người nghĩ. Sẽ có thất nghiệp đại trà và hỗn độn điều sẽ lật đổ nhiều chính phủ và tàn phá xã hội.”

Nếu chúng ta hiểu tác động của Vận tốc, Phạm vi và Xã hội, chúng ta cần có hành động ngay bằng việc chuẩn bị cho mọi người về những việc làm của tương lai. Trong thế giới được dẫn lái bằng công nghệ này, chúng ta cần có lực lượng lao động giỏi kĩ thuật bằng việc thay đổi hệ thống giáo dục nhanh chóng đáp ứng cho thách thức này. Hiện thời, sự không khớp giữa điều xã hội cần và điều nhà trường đang dạy là tồi tệ cho mọi người. Chúng ta không thể đứng im với thất nghiệp cao, thiệt hại kinh doanh nghiêm trọng, nền kinh tế tăng trưởng chậm trong khi các nước khác đanh tiến bộ nhanh chóng và chiếm ưu thế trên nhược điểm của chúng ta. Nếu chúng ta muốn tiến bộ công nghệ làm lợi cho mọi người, chúng ta cần thay đổi hệ thống giáo dục bằng việc đào tạo lại mọi thầy cô giáo và liên tục cập nhật chương trình đào tạo để cho các thế hệ tương lai của chúng ta có thể chuẩn bị đối phó với thay đổi này.

Việc cải tiến giáo dục nên là nỗ lực toàn xã hội, không chỉ những người đang làm việc trong ngành giáo dục. Lần này mọi gia đình nên yêu cầu rằng con cái họ, từ nhà trẻ tới đại học, phải có được chương trình đào tạo tốt nhất có thể được, để cho mọi người tốt nghiệp, trong mọi lĩnh vực, đều được chuẩn bị tốt cho việc làm của tương lai. Nếu chúng ta có thể hình dung thay đổi này mà sẽ xảy ra trong vài năm tới khi con cái chúng ta ở trường tiểu học không còn cần phải ghi nhớ công thức toán học mà dùng máy tính bảng của chúng để giải phương trình phức tạp. Cứ tưởng tượng trong vài năm nữa, các học sinh trung học của chúng ta không lo nghĩ về việc đỗ bài kiểm tra mà viết chương trình cho máy in 3D để in ra các cấu phần điện tử cho robot của họ hay thiết kế các app di động cho điện thoại thông minh của họ. Cứ tưởng tưởng các sinh viên đại học sẽ sớm làm việc trên các thuật toán phức tạp để tự động hoá các máy móc trong cơ xưởng và thiết kế các giải pháp để cải tiến tính hiệu quả doanh nghiệp. Cứ tưởng tượng trong vài năm nữa, có văn hoá khởi nghiệp sôi nổi trong mọi người của các thành phố nơi hàng trăm công ti đang được tạo ra với hàng trăm nghìn kĩ sư làm việc cùng nhau để giải quyết các vấn đề toàn thế giới. Cứ tưởng tượng nhiều công ti đang đầu tư vào đào tạo lại nhân viên của họ để cho họ có thể có năng suất hơn và đóng góp cho lợi nhuận của công ti.

Cuộc cách mạng công nghiệp thứ tư là ở đây và nhiều thứ nữa sẽ sớm xảy ra nếu chúng ta không được chuẩn bị. Thay đổi hay không là chọn lựa của chúng ta vào lúc này. Chúng ta có thể tiếp tục tranh cãi và dành nhiều thời gian hơn vào các cuộc họp để tìm giải pháp tốt nhất hay chúng ta có thể lấy hành động bằng việc đào tạo lại cho các thầy cô giáo về công nghệ để cho họ có thể giáo dục học sinh của họ nhanh chóng và chuẩn bị cho học sinh với thách thức phía trước. Tương lai là trong tay chúng ta.


Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University
 

Trang Dimple

New member
Xu
38
Đầu tư giáo dục
Trong vài tuần qua, tôi đã nhận được nhiều emails từ các phụ huynh quan tâm rằng con cái họ đang tốt nghiệp khỏi đại học nhưng không thể hay vẫn chưa tìm được việc làm. Họ lo nghĩ liệu giáo dục hiện thời có xứng đáng với tiền bạc và thời gian không. Tôi đã viết về chủ đề này nhiều lần trước đây nhưng chỉ trên blog này, tôi muốn nêu ra một số vấn đề.

Giáo dục đại học là đầu tư chính cho cả học sinh và gia đình họ. Nó có thể là đầu tư tốt nhất hay tồi nhất tuỳ vào kết quả mong muốn. Vấn đề là nhiều học sinh sắp vào đại học mà không có chiều hướng nào hay bản kế hoạch nghề nghiệp cho nên họ không biết phải làm gì sau khi nhận bằng. Với một số học sinh, bằng cấp là mục đích, không phải điều đã xảy ra sau đó và nhiều người sẽ hối tiếc về quyết định này nhưng đến lúc đó thì quá muộn rồi.

Nhiều phụ huynh cũng phải chia sẻ trách nhiệm này vì họ sẵn lòng cho con cái họ vào đại học mà không có chủ định rõ ràng và bản kế hoạch nghề nghiệp. Trong khi có được bằng cấp là khoảnh khắc tự hào cho cả gia đình, nhiều người tốt nghiệp sẽ rời khỏi trường mà không có cơ hội kiếm được việc làm tốt. Về căn bản, phụ huynh cho con cái họ vào cuộc hành trình mà không có bản đồ, không có nơi đến, và không có mục đích nhưng vẫn hi vọng điều tốt nhất.

Ngày nay bằng cấp không đảm bảo cho bất kì cái gì chừng nào học sinh còn chưa chọn đúng lĩnh vực học tập và có tri thức và kĩ năng đúng. Vấn đề là nhiều trường thậm chí không cung cấp các hoạt động lập kế hoạch nghề nghiệp mà để cho học sinh lựa chọn bất kì cái gì họ muốn học và học sinh thường chọn các khu vực dễ nhất để đi vào, không khó học vì họ muốn dành nhiều thời gian hơn để tận hưởng thời gian của họ ở trường. Các trường cũng muốn lấp đầy mọi lớp học bất kể môn học. Một người quản trị nói với tôi: “Việc của chúng tôi là giáo dục, điều họ học là tuỳ ở họ.” Tất nhiên, học sinh có thể học nhiều lĩnh vực mà chẳng liên quan gì tới thị trường việc làm và có nhiều trường sẽ cung cấp bằng cấp trong bất kì môn nào nếu có học sinh muốn học. Với họ, giáo dục là “thị trường mở” và họ biết rằng ham muốn có bằng cấp là quan trọng cho gia đình vì gia đình sẵn lòng trả giá.

Vài tháng trước đây, sau hội chợ nghề nghiệp nơi hàng trăm công ti tới trường để thuê người tốt nghiệp của chúng tôi, tôi đã hỏi học sinh của tôi câu hỏi quan trọng nhất là gì mà những công ti này đang hỏi cho cuộc phỏng vấn nghề nghiệp. Mọi học sinh đều nói với tôi: “Không ai hỏi em có bằng cấp gì nhưng em có kĩ năng để làm việc mà chúng tôi thuê không?” Nếu tôi đi hỏi mọi công ti đang thuê người ngày nay, câu trả lời hệt như vậy. Họ đi tìm những người có kĩ năng họ cần, không ai hỏi về bằng cấp nữa.

Tại sao học sinh vẫn hội tụ vào việc có bằng cấp, thay vì thu nhận kĩ năng nào đó? Tại sao học sinh vẫn lựa chọn các lĩnh vực học tập mà không có nhu cầu trong thị trường việc làm? Tại sao các trường vẫn cung cấp bằng cấp trong những khu vực mà người tốt nghiệp của họ sẽ không có cơ hội nào kiếm được việc làm? Nếu giáo dục là “thị trường mở” thì tại sao tiếp tục cung cấp những lĩnh vực học tập này thay vì hội tụ vào các lĩnh vực có nhu cầu cao? Tại sao gia đình cho con cái họ vào cuộc hành trình giáo dục mà không có kế hoạch rõ ràng, không có đích đến và mục đích rõ ràng? Chừng nào chúng ta còn chưa có câu trả lời cho những câu hỏi này, mọi sự sẽ không thay đổi gì mấy.


Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University
 
CHAT
  1. No shouts have been posted yet.

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top