ungbuouvietnam
New member
- Xu
- 0
Ung thư cổ tử cung là một trong những bệnh lý phụ khoa ác tính có tỷ lệ mắc và tử vong hàng đầu ở nữ giới. Những điều cần biết về ung thư cổ tử cung sẽ được chúng tôi giới thiệu cụ thể qua bài viết dưới đây.
Nguyên nhân ung thư cổ tử cung
Nhiễm virus HPV: virus HPV được coi là thủ phạm chính gây ung thư cổ tử cung. Hiện nay, có hơn 100 tuýp HPV đã được xác định. Trong đó, 30 – 40% thuộc vùng hậu môn, sinh dục và 15 tuýp gây ung thư cổ tử cung.
Vi rút HPV 16, 18 là nguyên nhân gây bệnh ung thư cổ tử cung
Bên cạnh đó, các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh bao gồm:
Ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu khó nhận biết và dễ nhầm lẫn với một số bệnh phụ khoa thông thường. Đến giai đoạn tiến triển, các biểu hiện mới rõ ràng hơn và bao gồm:
Chảy máu âm đạo bất thường: đây là triệu chứng liên quan nhiều nhất đến biểu hiện của ung thư cổ tử cung.
Sau khi khám lâm sàng, khai thác tiền sử bệnh cá nhân và gia đình, các dấu hiệu bất thường về sức khỏe của khách hàng, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện các xét nghiệm Pap smear và xét nghiệm HPV để phát hiện sớm những dấu hiệu ban đầu của bệnh:
Điều trị ung thư cổ tử cung
Tùy thuộc vào tuổi tác, thể trạng, mong muốn của bệnh nhân; giai đoạn bệnh; loại ung thư cổ tử cung... mà bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ điều trị phù hợp. Các phương pháp điều trị phổ biến là:
Có thể phẫu thuật cắt bỏ cổ tử cung, tử cung, buồng trứng để loại bỏ khối u
Để phòng bệnh ung thư cổ tử cung, cách tốt nhất là:
Nguyên nhân ung thư cổ tử cung
Nhiễm virus HPV: virus HPV được coi là thủ phạm chính gây ung thư cổ tử cung. Hiện nay, có hơn 100 tuýp HPV đã được xác định. Trong đó, 30 – 40% thuộc vùng hậu môn, sinh dục và 15 tuýp gây ung thư cổ tử cung.
Vi rút HPV 16, 18 là nguyên nhân gây bệnh ung thư cổ tử cung
Bên cạnh đó, các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh bao gồm:
- Sinh con khi tuổi đời còn quá trẻ, sinh con nhiều: nữ giới sinh con trước độ tuổi 17 có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung cao hơn những người bình thường.
- Quan hệ tình dục sớm, quan hệ tình dục không an toàn: virus HPV chủ yếu lấy qua đường tình dục. Vì vậy, quan hệ tình dục sớm và không an toàn tăng nguy cơ mắc bệnh.
- Tiền sử bệnh gia đình: trong gia đình có mẹ/chị/em gái mắc ung thư cổ tử cung sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh cho các thành viên còn lại.
Ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu khó nhận biết và dễ nhầm lẫn với một số bệnh phụ khoa thông thường. Đến giai đoạn tiến triển, các biểu hiện mới rõ ràng hơn và bao gồm:
- Âm đạo tiết dịch bất thường: dịch có màu đục ngả vàng hoặc xanh và có mùi khó chịu, lượng dịch tiết ra bất thường và có thể kèm máu hoặc mủ.
- Chảy máu âm đạo bất thường: ở bệnh nhân ung thư cổ tử cung, chu kỳ kinh kéo dài hoặc ngắn hơn bình thường, lượng kinh quá nhiều hoặc quá ít và thường xảy ra tình trạng rong kinh.
Chảy máu âm đạo bất thường: đây là triệu chứng liên quan nhiều nhất đến biểu hiện của ung thư cổ tử cung.
- Đau vùng xương chậu: bệnh nhân ung thư cổ tử cung thường gặp những cơn đau kéo dài và dữ dội ở vùng xương chậu.
- Mệt mỏi: suy nhược, giảm cân không rõ nguyên nhân....
Sau khi khám lâm sàng, khai thác tiền sử bệnh cá nhân và gia đình, các dấu hiệu bất thường về sức khỏe của khách hàng, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện các xét nghiệm Pap smear và xét nghiệm HPV để phát hiện sớm những dấu hiệu ban đầu của bệnh:
- Xét nghiệm Pap smear: là xét nghiệm giúp phát hiện sớm những tế bào bất thường ở cổ tử cung.
- HPV: tìm ra mầm mống của loại HPV gây ung thư cổ tử cung, đặc biệt là HPV typle 16 và 18.
- Soi cổ tử cung: giúp quan sát toàn bộ âm đạo và cổ tử cung và khi phát hiện bất thường có thể đem sinh thiết mô cổ tử cung để cho kết quả chẩn đoán bệnh chính xác nhất.
Điều trị ung thư cổ tử cung
Tùy thuộc vào tuổi tác, thể trạng, mong muốn của bệnh nhân; giai đoạn bệnh; loại ung thư cổ tử cung... mà bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ điều trị phù hợp. Các phương pháp điều trị phổ biến là:
Có thể phẫu thuật cắt bỏ cổ tử cung, tử cung, buồng trứng để loại bỏ khối u
- Phẫu thuật: phương pháp này được đánh giá là hiệu quả nhất trong điều trị ung thư cổ tử cung. Tùy vào tình trạng mà bác sĩ có thể chỉ định cắt bỏ cổ tử cung, tử cung, buồng trứng để loại bỏ khối u.
- Xạ trị: xạ trị có thể được chỉ định trước hoặc sau phẫu thuật ung thư cổ tử cung để giúp thu nhỏ khối u, hỗ trợ phẫu thuật đại hiệu quả tối đa. Xạ trị cũng có thể được sử dụng trong giảm đau cho bệnh nhân ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối.
- Hóa trị: là phương pháp sử dụng hóa chất để tiêu diệt các tế bào ung thư hoặc làm chậm quá trình phát triển của chúng. Hóa trị có thể được chỉ định riêng hoặc kết hợp với phẫu thuật và xạ trị
Để phòng bệnh ung thư cổ tử cung, cách tốt nhất là:
- Tiêm vắc xin ngừa HPV: đây là một trong những biện pháp giúp phòng ngừa ung thư cổ tử cung. Tiêm vắc xin HPV có hiệu quả cao cho nữ giới chưa quan hệ tình dục. Kể cả nữ giới đã quan hệ tình dục vẫn có thể tiêm phòng HPV nhưng vắc xin chỉ có hiệu quả khi nữ giới chưa nhiễm loại vi rút này. Độ tuổi tiêm vắc xin được khuyến cáo là từ 9 – 26 tuổi bao gồm 3 mũi tiêm.
- Quan hệ tình dục an toàn, không quan hệ tình dục sớm
- Sinh con ở độ tuổi hợp lý
- Sinh hoạt khoa học, ăn uống đủ chất: ăn uống đủ chất, bổ sung nhiều rau xanh, hoa quả tươi vào chế độ ăn uống hàng ngày, giữ tâm lý thoải mái, tránh căng thẳng kéo dài có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh.
- Tầm soát ung thư cổ tử cung định kỳ để có thể phát hiện những bất thường ở cổ tử cung ngay ở giai đoạn loạn sản, tiền ung thư. Từ đó điều trị kịp thời, ngăn ngừa tiến triển thành ung thư.
- Chia sẻ kiến thức độ tuổi chích ngừa ung thư cổ tử cung tại website ungbuouvietnam.com/