Chia Sẻ Những điều cần biết về bệnh dị ứng

Chien Tong

New member
Xu
33
Khoảng 1/5 dân số trên thế giới có cơ địa dị ứng, điều này có nghĩa là họ đang mang kháng thể dị ứng trong người và có nguy cơ mắc các bệnh dị ứng khi tiếp xúc trực tiếp với những yếu tố mà cá thể đó nhạy cảm.

di-ung.jpg

Biểu hiện của dị ứng
Tuy nhiên không phải tất cả mà khoảng 2/3 số người có cơ địa dị ứng bị mắc các bệnh hay phản ứng dị ứng trên lâm sàng.
Một số nghiên cứu hiện nay đang được tiến hành nhằm xác định xem có biện pháp nào có thể ngăn ngừa được sự xuất hiện của dị ứng cũng như xác định nguyên nhân vì sao một số người có cơ địa dị ứng nhưng lại không có triệu chứng dị ứng nào, trong khi đó một số khác lại biểu hiện một cách rầm rộ. Do vậy việc tìm hiểu bệnh trở nên là vấn đề quan trọng hơn bao giờ hết.

Dị ứng là gì?
Hiện tượng dị ứng gây ra do các sai sót trong hoạt động của hệ thống miễn dịch . Khi các tác nhân vốn ít nguy hại cho cơ thể như bụi nhà, phấn hoa, lông súc vật, thuốc, hóa chất,… xâm nhập vào cơ thể, hệ miễn dịch của cơ thể phản ứng quá mức với chúng gây ra tình trạng dị ứng.
Các dị nguyên này sẽ gây ra tình trạng mẫn cảm của cơ thể bằng cách kích thích hệ miễn dịch sản xuất ra các kháng thể đặc hiệu, trong đó IgE là chủ yếu.

Nếu các dị nguyên tiếp xúc trở lại cơ thể, chúng sẽ nhanh chóng kết hợp với các kháng thể có sẵn trong máu gây ra một loạt các phản ứng làm vỡ các dưỡng bào và bạch cầu ái kiềm, giải phóng các chất trung gian (histamin, serotonin,… ) và gây ra các biểu hiện trên lâm sàng.
Mỗi người có thể bị mẫn cảm với một hay nhiều loại kháng nguyên và cùng một loại kháng nguyên có thể gây ra nhiều bệnh dị ứng khác nhau trên cùng một cơ thể.
 
Sửa lần cuối:
#2. Nguyên nhân gây các bệnh dị ứng?

Nguyên nhân chưa được biết chính xác, có thể là do sự kết hợp giữa yếu tố cơ địa (tuổi, giới, chủng tộc, di truyền) và yếu tố môi trường sống.

Nếu bố mẹ có cơ địa dị ứng, con cái của họ sẽ có nguy cơ bị dị ứng cao hơn.

Yếu tố môi trường bao gồm sự nhiễm khuẩn, ô nhiễm môi trường, sử dụng kháng sinh, tiếp xúc với dị nguyên, nhiễm giun sán, thay đổi chế độ ăn,…

Trẻ em không được nuôi bằng sữa mẹ có nguy cơ bị dị ứng cao hơn, cơ địa này sẽ tồn tại suốt đời nhưng các triệu chứng có thể thay đổi theo thời gian. Trẻ em có nguy cơ bị dị ứng cao hơn người lớn.
 
#3. Các biểu hiện trên lâm sàng?

Tùy thuộc vào mức độ mẫn cảm của cơ thể hay loại bệnh dị ứng. Triệu chứng có thể tức thì trong vài giây, vài phút nhưng cũng có thể xuất hiện chậm hơn. Triệu chứng xuất hiện tại một hệ cơ quan hay đồng thời ở nhiều vị trí trong cơ thể.

Sốc phản vệ là thể dị ứng nguy hiểm nhất, có thể gây tử vong trong vài phút nếu không được xử trí kịp thời, nguyên nhân thường do thuốc, thức ăn hay nọc độc côn trùng. Biểu hiện có thể là nổi mề đay, phù nề mi mắt, ngứa; co thắt khí quản gây khó thở; tụt huyết áp, trụy tim mạch; rối loạn tri giác; đại tiện không tự chủ,…

Các bệnh dị ứng khác thường cũng có thể xuất hiện các triệu chứng như trên nhưng ở mức độ nhẹ hơn, tuy nhiên cũng cần phải có thái độ xử trí kịp thời.
 
#4. Điều trị bệnh dị ứng?

Nguyên tắc là phải tránh tiếp xúc với các dị nguyên, dùng thuốc chống dị ứng và điều trị giải mẫn cảm đặc hiệu.

Việc tránh tiếp xúc với dị nguyên là cách đơn giản nhất nhưng thường khó thực hiện. Chúng ta thường chỉ có thể giảm số dị nguyên trong môi trường sống hoặc là tạo ra thói quen cho bản thân để tránh tiếp xúc với chúng (không nuôi chó mèo, không đến những nơi có nhiều phấn hoa, cây cối, bụi rậm, đảm bảo không khí trong lành,…). Đặc biệt khi có tiền sử dị ứng thuốc cần phải tránh sử dụng chúng về sau và khai báo với bác sĩ hay y tá một cách chi tiết nhất.

Nhóm thuốc chính được dùng là corticoid, kháng histamine H1, kháng leukotrien, bảo vệ màng dưỡng bào, adrenalin. Ví như mày đay cấp thường được điều trị bằng thuốc kháng histamine H1, viêm mũi dị ứng có thể tương tự hoặc thêm thuốc corticoid. Adrenalin thường dùng trong trường hợp nặng đặc biệt là sốc phản vệ.

Giải mẫn cảm đặc hiệu bằng cách đưa vào cơ thể một lượng dị nguyên gây bệnh tăng dần để cơ thể có thể dung nạp dần dần với dị nguyên đó. Phương pháp này được dùng khi không thể tránh được việc tiếp xúc với dị nguyên hay dùng thuốc thất bại, có thể được tiến hành bằng đường tiêm hay ngậm dưới lưỡi.

Kết luận

Điều trị bệnh dị ứng là vấn đề không phải dễ dàng. Điều quan trọng mà bệnh nhân nào cũng cần tuân thủ là tránh xa các tác nhân gây dị ứng và dự phòng không để các triệu chứng xuất hiện. Việc sử dụng thuốc chống dị ứng chỉ nhằm điều trị triệu chứng và tùy thuộc vào loại hình dị ứng cũng như mức độ mà có những chỉ định phù hợp.
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top