Những điểm tương đồng trong văn hóa và lịch sử của hai nước Việt Nam – Lào. Nhân tố quan trọng góp phần hình thành mối quan hệ hữu nghị đặc biệt giữa hai nước từ xưa đến nay.
A. LỜI MỞ ĐẦU.
Trong xu hướng của thế giới ngày nay, việc mở rộng quan hệ ngoại giao là điều tất yếu. Một đất nước không thể phát triển vững mạnh nếu như không có sự giao lưu hợp tác với các nước khác trong khu vực cũng như trên thế giới. Do vậy, việc mở rộng quan hệ ngoại giao có đạt được những kết quả thành công hay không đều ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển bền vững không chỉ về kinh tế mà cả về chính trị của cả nước đó. Nghiên cứu và tìm hiểu về lịch sử quan hệ ngoại giao quốc tế, không khó để ta chỉ dẫn ra những mối quan hệ ngoại giao không bền vững, thường xuất phát từ ích lợi chủ quan của một phía, từ đó mối quan hệ ngày càng xấu đi và cuối cùng là sụp đổ nhanh chóng. Và ngược lại cũng có rất ít những mối quan hệ trường tồn, trở thành truyền thống tốt đẹp giữa nhân dân hai nước. Để có được điều này, rõ ràng mối quan hệ giữa hai nước phải dựa trên rất nhiều yếu tố. Nhưng suy cho cùng thì để có được sự bền vững đó, yếu tố quan trọng hàng đầu là sự tôn trọng, tin tưởng tuyệt đối trên tinh thần tự nguyện giữa hai nước được các thế hệ nối tiếp không ngừng cùng nhau vun đắp dựng xây. Điển hình mẫu mực cho mối quan hệ đó không đâu khác chính là mối quan hệ giữa hai nước Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam.
Chỉ hai năm sau khi hai nước được hoàn toàn giải phóng. Lào - Việt Nam đã ký hiệp ước hữu nghị và hợp tác, ghi dấu mốc quan trọng trong lịch sử, đánh dấu giai đoạn quan hệ ngoại giao mới, cùng nhau chuyển sang thời kỳ xây dựng đất nước và nâng tình hữu nghị vĩ đại lên một tầm cao hơn. Điều này là cơ sở cho mối quan hệ chính trị vững chắc cũng và đã tạo điều kiện cho các nhà lãnh đạo thăm viếng lẫn nhau, trao đổi kinh nghiệm trong việc phát triển đất nước, và đã đạt được những thành công quan trọng trong quan hệ thương mại, khoa học - kỹ thuật, quốc phòng - an ninh, và đặc biệt là giao lưu phát triển về văn hóa.
Vấn đề đặt ra là tại sao hai nước lại có được sự hợp tác toàn diện và bền vững như vậy ? Những luận giải đại loại như vì cùng chung lợi ích, vì cả hai nước là láng giềng gần nhau, hay là vì cùng trải qua những biến cố lịch sử như nhau..v.v đều có những phần trăm đúng của nó, nhưng sẽ là thiếu nếu không có sự góp phần yếu tố văn hóa. Vì rõ ràng cần phải có một nền tảng về văn hóa tương đồng nhau thì các mối quan hệ ngoại giao mới thật sự ổn định và phát triển tốt đẹp được. Nói cách khác, chính yếu tố văn hóa đã góp phần làm cho khoảng cách giữa hai đất nước, hai dân tộc không còn nữa, và điều này đã diễn ra ngay từ khi ý thức hệ về một quốc gia thống nhất xuất hiện.
Do vậy, khi nghiên cứu và tìm hiểu về lịch sử mối quan hệ đặc biệt giữa hai nước Việt Nam-Lào ta không thể không nhắc đến văn hóa, một yếu tố có thể nói là hết sức quan trọng trong việc góp phần hình thành nên mối quan hệ keo sơn giữa hai nước. Từ khi hình thành cho tới nay, mối quan hệ keo sơn này đã không ngừng phát triển và đem lại kết quả cụ thể cho cả hai nước. Ở một khía cạnh nào đó, ta dễ dàng nhận thấy rằng, những thắng lợi rực rỡ mà cả hai nước đã đạt không chỉ về kinh tế-chính trị mà cả về quân sự..v.v đều có sự góp phần to lớn của yếu tố văn hóa giữa hai nước anh em.
Bài viết này, chúng tôi chỉ điểm lại những điểm tương đồng trong văn hóa của hai nước Việt Nam – Lào, vấn đề mà theo chúng tôi luôn coi là nhân tố quan trọng góp phần hình thành mối quan hệ hữu nghị đặc biệt giữa hai nước từ xưa đến nay. Với những kiến thức thu nhận được từ quá trình học tập và nghiên cứu. Chắc hẳn sẽ có nhiều thiếu xót, nhưng trong không khí tươi vui của cả hai dân tộc, chúng tôi xin mạn phép được đưa ra những ý kiến nhỏ giải thích về mối quan keo sơn giữa hai đất nước, góp một phần nhỏ bé vào dịp kỉ niệm đặc biệt trong lịch sử ngoại giao của hai nước Việt Nam-Lào, Lào- Việt Nam.
B. NỘI DUNG.
I.Điểm lại những cột mốc lịch sử trong quan hệ ngoại giao giữa hai nước.
Quan hệ Việt Nam – Lào hình thành từ rất sớm. Việc ổn định biên giới Việt – Lào là một trong những việc làm được nhà Lý coi trọng để bảo vệ hậu phương để kháng chiến chống Tống. Đến thời Trần, trước nguy cơ xâm lược của đế quốc Mông – Nguyên, liên minh Lào - Việt đã được củng cố. Nhà Trần đặc biệt ý thức được tầm quan trọng của liên minh này. Khi nhà Trần suy yếu, nhà Hồ lên, các quý tộc nhà Trần đã chạy sang đất Lào để lánh nạn và chờ cơ hội phục hồi lại ngai vương đã được nhân dân Lào đã che chở.
Từ khi vương quốc Lan Xang ra đời, nhân dân hai nước, mối bang giao giữa hai nhà nước cũng nhanh chóng được thiết lập. Các sứ giả của hai nước thường xuyên qua lại giao hảo. Mối giao hảo thân thiện ngày càng trở nên gắn bó hơn khi cuộc xâm lược của nhà Minh xuống vùng này đang gần kề. Hai nước đã cùng nhau sát cánh đương đầu với cuộc xâm lược đó.
Khi cuộc khởi nghĩa Lam Sơn bùng nổ, Lê Lợi đã cử các tướng thông thạo tiếng Lào sang liên hệ với vua Lào để mua voi, lương thực, vũ khí. Vua Lào cùng nghĩa quân kết nghĩa giao hòa và giúp đỡ nghĩa quân rất nhiều và đến khi Lê Lợi lên ngôi, mối quan thệ ngoại giao giữa hai nước hết sức tốt đẹp. Cuộc khởi nghĩa của Châu Anuvuông không thành công ở nước Lào vào đầu thế kỉ XIX đã làm cho tình hình biên giới giữa hai nước có những xao trộn nhưng đã nhanh chóng khôi phục lại.
“Bởi nhà Nguyễn cũng hiểu rỏ rằng giữ gìn mối quan hệ Đại Việt – Lào không chỉ là đảm bảo cho sự tồn vong của hai dân tộc mà còn là tất yếu của lịch sử”[1]
Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, ách thống trị của thực dân Pháp và phát xít Nhật đã đẩy mâu thuẫn giữa những kẻ thống trị với nhân dân Đông Dương lên đỉnh điểm, điều này đã làm cho tính thần đoàn kết giữa nhân dân trong nước và khu vực ngày càng gắn chặt hơn bao giờ hết. Họ sẵn sàng tham gia công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc thoát khỏi ách áp bức. Và thời cơ đã đến tháng 8 năm 1945 Quân phát xít đầu hàng quân Đồng Minh. Dưới sự dẫn dắt tài tình của Bác Hồ, nhân dân hai nước đã cùng nhau đi đến thắng lợi quan trọng, lật đổ được ách thống trị của các nước phát xít. Nền độc lập được vẹn toàn. Thể hiện tình cảm tốt đẹp và đoàn kết giữa hai nước, một dấu ấn vàng son trong mối quan hệ ngoại giao của cả đôi bên.
Tuy nhiên, nền độc lập của hai nước không được bao lâu thì thực dân Pháp quay trở lại xâm lược. Nhưng chúng chỉ càng làm tinh thần đoàn kết của 2 dân tộc ngày càng nồng thắm, thể hiện trong những lần cùng nhau hợp tác để đánh đuổi kẻ thù này, và một mốc son chói lọi đó là chiến thắng lịch sử Điện Biên. Để chuẩn bị cho chiến dịch này, bộ đội Việt Nam đã cùng phối hợp với quân giải phóng Lào một cách hiệu quả, góp phần hết sức quan trọng vào thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ. Việc ký kết Hiệp định Giơnevơ thật sự là mốc son chói lọi trong mối quan hệ bang giao giữa hai nước Việt Nam- Lào.
Trên mối quan hệ ngoại giao tốt đẹp đó, những năm kháng chiến chống Mĩ là một chặng đường kế tục, phát triển quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, trong đó, nổi bật lên sự phối hợp giữa lãnh đạo, quân dân hai nước Việt-Lào. Thắng lợi vĩ đại của hai dân tộc Việt Nam, Lào đã kết thúc 30 năm chiến tranh cách mạng, đánh dấu sự tan rã của chủ nghĩa thực dân cũ và sự thất bại của chủ nghĩa thực dân mới.
Hiện nay mối quan hệ hữu nghị đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa hai nước không ngừng được củng cố và phát triển sâu rộng trên tất cả các lĩnh vực. Hợp tác hai nước ngày càng đi vào chiều sâu và đem đến những kết quả tốt đẹp.
II. Những nét tương đồng trong văn hóa Việt Nam - Lào. Nhân tố quan trọng góp phần hình thành mối quan hệ hữu nghị đặc biệt giữa hai nước từ xưa đến nay.
Văn hóa, là tổng thể những nét đặc trưng tiêu biểu nhất của một xã hội thể hiện trên mặt vật chất và tinh thần, tri thức và tình cảm. Văn hóa luôn mang bản sắc dân tộc, tức là mang tính duy nhất và độc đáo, hết sức thống nhất trong bản thân mình. “Bản sắc văn hóa dân tộc thể hiện trong tất cả các lĩnh vực đời sống, ý thức về một dân tộc, đó là cách tư duy, cách sống cách dựng nước, giữ nước, cách giữ nước và dựng nước, cách sáng tạo ra văn hóa, khoa học, văn nghệ.” Nó còn được thể hiện trong các hệ giá trị của dân tộc có tính ổn định rất lớn và hóa thân vào các giá trị của đời sau theo quy luật kế thừa và sáng tạo. Ngoài ra, bản sắc văn hóa còn là tổng thể các giá trị đặc trưng về văn hóa của cả một dân tộc, nó được hình thành, tồn tại và phát triển suốt quá trình lịch sử lâu dài của đất nước, các giá trị đặc trưng ấy ở "tầng nền" mang tính bền vững, trường tồn, trừu tượng và tiềm ẩn. Do vậy, muốn nhận biết nó, phải thông qua vô vàn các sắc thái văn hóa, với tư cách là sự biểu hiện của bản sắc văn hóa ấy.
1. Những nét chính trong văn hóa người Việt Nam.
Ngày 16-07-1998 Đảng Cộng sản Việt Nam đã thông qua nghị quyết trung ương về Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc trên tình thần văn hóa là nền tảng của xã hội, thống nhất trong đa dạng. Xây dựng và phát triển văn hóa là sự nghiệp của toàn dân do Đảng lãnh đạo, trong đó đội ngũ trí thức đóng vai trò quan trọng. Luôn coi văn hoá là một mặt trận, cần phải có thời gian lâu dài, ý chí cách mạng và sự kiên trì thận trọng.
Lòng yêu nước, yêu quê hương như phẩm chất hàng đầu, gắn bó với cộng đồng, lòng nhân ái, trọng đạo đức, trọng học thức và yêu cái đẹp, khát vọng dân chủ lấy dân làm gốc, bình đẳng và công bằng xã hội, vai trò cá nhân và sự thành đạt
-Tổ quốc trên hết, đây là điều thiêng liêng đối với mọi người dân Việt Nam trong thời kì đấu tranh bảo vệ đất nước chống lại sự xâm lược từ các nước khác. Phụng sự tố quốc như là một điều vinh dự và thiêng liêng. “Có cả một tôn giáo tôn vinh các anh hùng vì nước- tục thờ các anh hùng, khắp đất nước Việt Nam đều ghi dấu các chiến tích yêu nước. Cả đất nước như một bảo tàng lịch sử”[2]
-Lòng nhân ái, gắn bó với cộng đồng. người Việt Nam có ý thức cội nguồn rất sâu nặng, đó là ý thức về một nguồn gốc chung. Tất cả đều từ một bọc của mẹ âu Cơ mà ra. Do đó, đoàn kết được xem là một chuẩn mực của đạ đức và là nét bản sắc của dân tộc Việt Nam. Chính vì điều này nên chủ nghĩa cá nhân chưa bao giờ xuất hiện trong ý thức hệ của con người Việt Nam. Tinh thần tập thể, ý thức gắn bó với xã hội là sức mạnh của văn minh Đông Á, nó đã làm nên các con rồng Châu Á. Tình yêu thương giữa con người với con người thể hiện rất rõ trong các thể chế xã hội và thành luật nước cũng như luật làng. “ Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ” “ thương người như thể thương thân” Và do đó quốc giáo của nước Việt Nam là Đạo Phật là điều hoàn toàn dễ hiểu. Vì rõ ràng những giáo lí của Phật giáo rất gần gũi với tín ngưỡng văn hóa của người dân Việt Nam cũng như hệ thống tư tưởng chính trị của chủ nghĩa xã hội.
2. Những nét chính trong văn hóa người Lào.
Như trên đã nói nền tảng của Văn hóa mang tính bền vững, trường tồn, trừu tượng và tiềm ẩn. đối chiếu với nền văn hóa Lào là nền tảng của văn hóa nước Lào chính là văn hóa Phật giáo. Đạo Phật đã ăn sâu vào tư tưởng của người Lào, ảnh hưởng này được phản ánh trong ngôn ngữ và nghệ thuật, tạo nên một dân tộc Lào rất riêng. Với dân số hơn 7 triệu người và có tới 1.400 ngôi chùa lớn nhỏ, Lào là nước có tỉ lệ chùa so với dân số cao nhất thế giới. Chùa chiền, đền tháp là nơi gắn bó cả đời với người Lào, cũng là chất keo cộng đồng gắn kết các bộ tộc Lào lại với nhau- chất keo văn hoá Phật giáo. Chùa chiền với những mái ngói uốn cong nhiều dáng vẻ còn là biểu hiện sự phát triển của nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc và thẩm mỹ của người Lào. Lễ hội gắn với chùa chiền, chùa chiền gắn liền với làng bản, là nơi để mọi người gặp gỡ, vui chơi và múa hát, góp phần tạo nên bản sắc văn hoá Lào trường tồn, lung linh và quyến rũ.
Nếu bản sắc văn hóa là cái trừu tượng, tiềm ẩn, bền vững, thì các sắc thái biểu hiện của nó thường tương đối cụ thể, bộc lộ và khả biến hơn. Từ quan niệm chung như vậy, chúng ta có thể xem xét các sắc thái văn hóa vô cùng phong phú và đa dạng của bản sắc văn hóa Lào, như là chủ nghĩa yêu nước, tính cộng đồng, tinh thần cởi mở, dễ hòa hợp, thích ứng trong giao lưu văn hóạ.., tính tôn trọng trong các cư xử xã hội, tính thích ứng và hài hòa trong ứng xử với tự nhiên.
Văn hoá Lào như một dòng chảy ngọt ngào đời này qua đời khác, hun đúc nên tâm hồn, cốt cách và văn hoá của người Lào. Yêu nước, đoàn kết và đặc biệt là long nhân ái luôn là những nét nổi bật trong văn hóa nước bạn Lào. Những yếu tố đó trải qua thời gian đã được tôi luyện và ngày càng thể hiện rất rõ trong những dấu ấn đánh đuổi các nước xâm lược. Không dung lại ở đó, bản sắc văn hóa nước Lào còn được thể hiện, được kết tinh ở vô số những phong tục, lễ hội phong tục văn hoá .
Đất nước, con người và nền văn hoá Lào là đang mang trong mình nguồn sức mạnh vô biên, ẩn chứa biết bao điều kỳ diệu, đó chính là tiềm năng và là nguồn nội lực to lớn. Tiềm năng và nguồn lực to lớn đó đang được Đảng, Nhà nước và nhân dân các bộ tộc Lào trân trọng, giữ gìn, bồi đắp và phát huy trong thời đại mới, thời đại hội nhập và phát triển.
3. Những nét tương đồng trong bản sắc văn hóa của hai nước Việt Nam - Lào. Nhân tố quan trọng góp phần hình thành mối quan hệ hữu nghị đặc biệt giữa hai nước.
Việt Nam và Lào đều là những quốc gia có rất nhiều những thành phần dân tộc, có lịch sử phát triển lâu đời trên bán đảo Đông Dương. Theo thời gian, quá trình cộng cư, hoặc sinh sống xen cài của những cư dân Việt Nam và cư dân Lào trên địa bàn biên giới của hai nước đã phản ánh sinh động, liên tục mối quan hệ cội nguồn và quan hệ tiếp xúc từ xa xưa của nhân dân hai nước. Huyền thoại khởi nguyên về quả bầu mẹ đã trở thành biểu tượng cao đẹp về nguồn gốc chung và tình đoàn kết keo sơn giữa các dân tộc hai bên dãy Trường Sơn. Cho đến nay, các dân tộc anh em sống ở khu vực biên giới hai nước vẫn còn nuôi dưỡng niềm tự hào và truyền mãi cho nhau những câu chuyện về đạo lý làm người vô cùng sâu sắc mà ông bà xưa để lại. Sự hài hòa giữa lòng nhân ái và tinh thần cộng đồng là một nét đặc sắc trong triết lý nhân sinh người Việt Nam cũng như người Lào. Đó cũng là những tình cảm bình dị nhưng chân thành mà người dân nước Việt dành cho người bạn láng giềng của mình.
Tuy Việt Nam và Lào có tiếng nói, văn tự không giống nhau, sáng tạo và lựa chọn các nền văn hóa cũng như các hình thức tổ chức chính trị – xã hội khác nhau, nhưng những nét tương đồng torng văn hóa thì vẫn thấy phổ biến trong muôn mặt đời sống hàng ngày của cư dân Việt Nam và Lào. Các nền văn hóa nghệ thuật truyền thống của Việt Nam và Lào dễ dàng tìm thấy sự đồng cảm lẫn nhau, chia sẻ tâm hồn chung về các giá trị cộng đồng, coi trọng luật tục, tôn kính người già. Từ những phân tích nhỏ trên chúng tôi xin đưa ra những nét tương đồng trong văn hóa của hai nước như sau:
- Nhân dân hai nước giàu lòng nhân ái, bao dung.
- Văn hóa Phật giáo và những giáo lý đã góp phần rút ngắn khoảng cách giữa hai dân tộc, giúp hai dân tộc, đất nước đến gần nhau hơn ngay từ khi mới hình thành ý thức hệ về tổ quốc.
- Nhân dân hai nước có truyền thống bang giao hòa hiếu, cùng chung những kẻ thù tàn bạo.
- Sự gần gũi về khoảng cách địa lý, và đặc biệt là “đều có sự giao lưu văn hóa mạnh mẽ với những nền văn hóa khác nhau qua những thời kì lịch sử khác nhau”.
Sự tương đồng giữa văn hóa làng – nước của người Việt và văn hóa bản - mương của người Lào bắt nguồn từ chính nền tảng chung của văn minh nông nghiệp lúa nước ở Đông Nam Á.
Nhờ lòng nhân ái bao la và đời sống tâm linh phong phú, trong đó có những ảnh hưởng sâu đậm của đạo Phật mà trong cách đối nhân xử thế của mình, nhân dân Việt Nam và nhân dân Lào bao giờ cũng nêu cao những phẩm chất yêu thương và hướng thiện. Điều này được thể hiện rất rõ trong giáo lý của Phật Giáo.
III. Kết Luận.
Như trên đã nói, trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, sự nghiệp đổi mới, mở cửa, hội nhập quốc tế là điều tất yếu. Trước vấn đề này, nhân dân hai nước đang tiến hành đã tạo ra những nấc thang mới, cùng nhau đưa mối quan hệ lên tầm cao hơn. Đồng thời đặt ra những yêu cầu khách quan về gia tăng mối quan hệ đặc biệt giữa Việt Nam - Lào; Lào - Việt Nam theo các cách thức mới. Đó vừa là niềm tự hào của các thế hệ đi sau và vừa là nhiệm vụ thiêng liêng mà cả hai đất nước đang tiến hành, vận mình theo quỹ đạo đã vạch sẵn một cách có tiếp thu. Với rất nhiều thuận lợi mà các thế hệ cha anh đi trước đã để lại là vậy. Nhưng khó khăn cũng không ít, Mối quan hệ láng giềng hết sức tốt đẹp và đạt được những thành tựu rực rỡ ghi dấu ấn trong lịch sử chắc chắn sẽ có rất nhiều thế lực thù địch âm mưu chia rẽ tinh thần đoàn kết, chống phá lại thành quả cách mạng mà hai nước đã đạt được. Cần có những biểu hiện mạnh hơn nữa về giao lưu văn hóa giữa hai nước. Yếu tố quan trọng đã góp phần vào sự hình thành cũng như phát triển mối quan hệ hựu nghị đặc biệt giữa hai nước Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam.
Xin được trích nguyên văn câu nói nổi tiếng của nhà lãnh đạo cách mạng Lào, Cay-Sỏn Phôm-Vi-Hẳn làm lời kết của bài viết này. “Cao hơn núi, dài hơn sông, rộng như biển Đông, sáng tựa trăng rằm!...”. Và Việt Nam giúp đỡ, chia sẻ với nhân dân Lào trong thời cam go gian khó chẳng khác nào “Hạt gạo cắn đôi, cọng rau bỏ nữa!...”
C. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.
1. Đại Tướng Võ Nguyên Giáp Với Cuộc Kháng Chiến Chống Mỹ Cứu Nước, 2005, NXB Quân đội Nhân Dân.
2. Nguyễn Tấn Đắc, 2010, Văn Hóa Đông Nam Á, NXB Khoa Học Xã Hội.
3. Trần Thị Mai, 2007, Lịch Sử Bang Giao Việt Nam – Đông Nam Á, NXB Đại Học Quốc Gia Tp HCM.
4. Lương Ninh, 2009, Một Con Đường Sử Học, NXB Đại Học Sư Phạm.
5. Nguyễn Anh Thái (cb), 2008, Lịch Sử Thế Giới Hiện Đại , NXB Giáo dục
6. Phan Lạc Tuyên, 1993, Lịch Sử Bang Giao Việt Nam – Đông Nam Á, Trường Đại học mở bán công Tp HCM.
7. Lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam 1930-2007, 2012, Tài liệu tuyên truyền, NXB Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội.
----------
[1] Trích nguyên văn câu kết thúc bài nghiên cứu “ Mối quan hệ Việt Nam-Lào những năm đầu thế kỉ XIX” của Giáo sư Lương Ninh trong tác phẩm “Một Con Đường Sử Học”, 2009, NXB Đại Học Sư Phạm.
[2] Nguyễn Tấn Đắc, 2010, Văn hóa Đông Nam Á, NXB Khoa Học xã Hội.
A. LỜI MỞ ĐẦU.
Trong xu hướng của thế giới ngày nay, việc mở rộng quan hệ ngoại giao là điều tất yếu. Một đất nước không thể phát triển vững mạnh nếu như không có sự giao lưu hợp tác với các nước khác trong khu vực cũng như trên thế giới. Do vậy, việc mở rộng quan hệ ngoại giao có đạt được những kết quả thành công hay không đều ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển bền vững không chỉ về kinh tế mà cả về chính trị của cả nước đó. Nghiên cứu và tìm hiểu về lịch sử quan hệ ngoại giao quốc tế, không khó để ta chỉ dẫn ra những mối quan hệ ngoại giao không bền vững, thường xuất phát từ ích lợi chủ quan của một phía, từ đó mối quan hệ ngày càng xấu đi và cuối cùng là sụp đổ nhanh chóng. Và ngược lại cũng có rất ít những mối quan hệ trường tồn, trở thành truyền thống tốt đẹp giữa nhân dân hai nước. Để có được điều này, rõ ràng mối quan hệ giữa hai nước phải dựa trên rất nhiều yếu tố. Nhưng suy cho cùng thì để có được sự bền vững đó, yếu tố quan trọng hàng đầu là sự tôn trọng, tin tưởng tuyệt đối trên tinh thần tự nguyện giữa hai nước được các thế hệ nối tiếp không ngừng cùng nhau vun đắp dựng xây. Điển hình mẫu mực cho mối quan hệ đó không đâu khác chính là mối quan hệ giữa hai nước Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam.
Chỉ hai năm sau khi hai nước được hoàn toàn giải phóng. Lào - Việt Nam đã ký hiệp ước hữu nghị và hợp tác, ghi dấu mốc quan trọng trong lịch sử, đánh dấu giai đoạn quan hệ ngoại giao mới, cùng nhau chuyển sang thời kỳ xây dựng đất nước và nâng tình hữu nghị vĩ đại lên một tầm cao hơn. Điều này là cơ sở cho mối quan hệ chính trị vững chắc cũng và đã tạo điều kiện cho các nhà lãnh đạo thăm viếng lẫn nhau, trao đổi kinh nghiệm trong việc phát triển đất nước, và đã đạt được những thành công quan trọng trong quan hệ thương mại, khoa học - kỹ thuật, quốc phòng - an ninh, và đặc biệt là giao lưu phát triển về văn hóa.
Vấn đề đặt ra là tại sao hai nước lại có được sự hợp tác toàn diện và bền vững như vậy ? Những luận giải đại loại như vì cùng chung lợi ích, vì cả hai nước là láng giềng gần nhau, hay là vì cùng trải qua những biến cố lịch sử như nhau..v.v đều có những phần trăm đúng của nó, nhưng sẽ là thiếu nếu không có sự góp phần yếu tố văn hóa. Vì rõ ràng cần phải có một nền tảng về văn hóa tương đồng nhau thì các mối quan hệ ngoại giao mới thật sự ổn định và phát triển tốt đẹp được. Nói cách khác, chính yếu tố văn hóa đã góp phần làm cho khoảng cách giữa hai đất nước, hai dân tộc không còn nữa, và điều này đã diễn ra ngay từ khi ý thức hệ về một quốc gia thống nhất xuất hiện.
Do vậy, khi nghiên cứu và tìm hiểu về lịch sử mối quan hệ đặc biệt giữa hai nước Việt Nam-Lào ta không thể không nhắc đến văn hóa, một yếu tố có thể nói là hết sức quan trọng trong việc góp phần hình thành nên mối quan hệ keo sơn giữa hai nước. Từ khi hình thành cho tới nay, mối quan hệ keo sơn này đã không ngừng phát triển và đem lại kết quả cụ thể cho cả hai nước. Ở một khía cạnh nào đó, ta dễ dàng nhận thấy rằng, những thắng lợi rực rỡ mà cả hai nước đã đạt không chỉ về kinh tế-chính trị mà cả về quân sự..v.v đều có sự góp phần to lớn của yếu tố văn hóa giữa hai nước anh em.
Bài viết này, chúng tôi chỉ điểm lại những điểm tương đồng trong văn hóa của hai nước Việt Nam – Lào, vấn đề mà theo chúng tôi luôn coi là nhân tố quan trọng góp phần hình thành mối quan hệ hữu nghị đặc biệt giữa hai nước từ xưa đến nay. Với những kiến thức thu nhận được từ quá trình học tập và nghiên cứu. Chắc hẳn sẽ có nhiều thiếu xót, nhưng trong không khí tươi vui của cả hai dân tộc, chúng tôi xin mạn phép được đưa ra những ý kiến nhỏ giải thích về mối quan keo sơn giữa hai đất nước, góp một phần nhỏ bé vào dịp kỉ niệm đặc biệt trong lịch sử ngoại giao của hai nước Việt Nam-Lào, Lào- Việt Nam.
B. NỘI DUNG.
I.Điểm lại những cột mốc lịch sử trong quan hệ ngoại giao giữa hai nước.
Quan hệ Việt Nam – Lào hình thành từ rất sớm. Việc ổn định biên giới Việt – Lào là một trong những việc làm được nhà Lý coi trọng để bảo vệ hậu phương để kháng chiến chống Tống. Đến thời Trần, trước nguy cơ xâm lược của đế quốc Mông – Nguyên, liên minh Lào - Việt đã được củng cố. Nhà Trần đặc biệt ý thức được tầm quan trọng của liên minh này. Khi nhà Trần suy yếu, nhà Hồ lên, các quý tộc nhà Trần đã chạy sang đất Lào để lánh nạn và chờ cơ hội phục hồi lại ngai vương đã được nhân dân Lào đã che chở.
Từ khi vương quốc Lan Xang ra đời, nhân dân hai nước, mối bang giao giữa hai nhà nước cũng nhanh chóng được thiết lập. Các sứ giả của hai nước thường xuyên qua lại giao hảo. Mối giao hảo thân thiện ngày càng trở nên gắn bó hơn khi cuộc xâm lược của nhà Minh xuống vùng này đang gần kề. Hai nước đã cùng nhau sát cánh đương đầu với cuộc xâm lược đó.
Khi cuộc khởi nghĩa Lam Sơn bùng nổ, Lê Lợi đã cử các tướng thông thạo tiếng Lào sang liên hệ với vua Lào để mua voi, lương thực, vũ khí. Vua Lào cùng nghĩa quân kết nghĩa giao hòa và giúp đỡ nghĩa quân rất nhiều và đến khi Lê Lợi lên ngôi, mối quan thệ ngoại giao giữa hai nước hết sức tốt đẹp. Cuộc khởi nghĩa của Châu Anuvuông không thành công ở nước Lào vào đầu thế kỉ XIX đã làm cho tình hình biên giới giữa hai nước có những xao trộn nhưng đã nhanh chóng khôi phục lại.
“Bởi nhà Nguyễn cũng hiểu rỏ rằng giữ gìn mối quan hệ Đại Việt – Lào không chỉ là đảm bảo cho sự tồn vong của hai dân tộc mà còn là tất yếu của lịch sử”[1]
Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, ách thống trị của thực dân Pháp và phát xít Nhật đã đẩy mâu thuẫn giữa những kẻ thống trị với nhân dân Đông Dương lên đỉnh điểm, điều này đã làm cho tính thần đoàn kết giữa nhân dân trong nước và khu vực ngày càng gắn chặt hơn bao giờ hết. Họ sẵn sàng tham gia công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc thoát khỏi ách áp bức. Và thời cơ đã đến tháng 8 năm 1945 Quân phát xít đầu hàng quân Đồng Minh. Dưới sự dẫn dắt tài tình của Bác Hồ, nhân dân hai nước đã cùng nhau đi đến thắng lợi quan trọng, lật đổ được ách thống trị của các nước phát xít. Nền độc lập được vẹn toàn. Thể hiện tình cảm tốt đẹp và đoàn kết giữa hai nước, một dấu ấn vàng son trong mối quan hệ ngoại giao của cả đôi bên.
Tuy nhiên, nền độc lập của hai nước không được bao lâu thì thực dân Pháp quay trở lại xâm lược. Nhưng chúng chỉ càng làm tinh thần đoàn kết của 2 dân tộc ngày càng nồng thắm, thể hiện trong những lần cùng nhau hợp tác để đánh đuổi kẻ thù này, và một mốc son chói lọi đó là chiến thắng lịch sử Điện Biên. Để chuẩn bị cho chiến dịch này, bộ đội Việt Nam đã cùng phối hợp với quân giải phóng Lào một cách hiệu quả, góp phần hết sức quan trọng vào thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ. Việc ký kết Hiệp định Giơnevơ thật sự là mốc son chói lọi trong mối quan hệ bang giao giữa hai nước Việt Nam- Lào.
Trên mối quan hệ ngoại giao tốt đẹp đó, những năm kháng chiến chống Mĩ là một chặng đường kế tục, phát triển quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, trong đó, nổi bật lên sự phối hợp giữa lãnh đạo, quân dân hai nước Việt-Lào. Thắng lợi vĩ đại của hai dân tộc Việt Nam, Lào đã kết thúc 30 năm chiến tranh cách mạng, đánh dấu sự tan rã của chủ nghĩa thực dân cũ và sự thất bại của chủ nghĩa thực dân mới.
Hiện nay mối quan hệ hữu nghị đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa hai nước không ngừng được củng cố và phát triển sâu rộng trên tất cả các lĩnh vực. Hợp tác hai nước ngày càng đi vào chiều sâu và đem đến những kết quả tốt đẹp.
II. Những nét tương đồng trong văn hóa Việt Nam - Lào. Nhân tố quan trọng góp phần hình thành mối quan hệ hữu nghị đặc biệt giữa hai nước từ xưa đến nay.
Văn hóa, là tổng thể những nét đặc trưng tiêu biểu nhất của một xã hội thể hiện trên mặt vật chất và tinh thần, tri thức và tình cảm. Văn hóa luôn mang bản sắc dân tộc, tức là mang tính duy nhất và độc đáo, hết sức thống nhất trong bản thân mình. “Bản sắc văn hóa dân tộc thể hiện trong tất cả các lĩnh vực đời sống, ý thức về một dân tộc, đó là cách tư duy, cách sống cách dựng nước, giữ nước, cách giữ nước và dựng nước, cách sáng tạo ra văn hóa, khoa học, văn nghệ.” Nó còn được thể hiện trong các hệ giá trị của dân tộc có tính ổn định rất lớn và hóa thân vào các giá trị của đời sau theo quy luật kế thừa và sáng tạo. Ngoài ra, bản sắc văn hóa còn là tổng thể các giá trị đặc trưng về văn hóa của cả một dân tộc, nó được hình thành, tồn tại và phát triển suốt quá trình lịch sử lâu dài của đất nước, các giá trị đặc trưng ấy ở "tầng nền" mang tính bền vững, trường tồn, trừu tượng và tiềm ẩn. Do vậy, muốn nhận biết nó, phải thông qua vô vàn các sắc thái văn hóa, với tư cách là sự biểu hiện của bản sắc văn hóa ấy.
1. Những nét chính trong văn hóa người Việt Nam.
Ngày 16-07-1998 Đảng Cộng sản Việt Nam đã thông qua nghị quyết trung ương về Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc trên tình thần văn hóa là nền tảng của xã hội, thống nhất trong đa dạng. Xây dựng và phát triển văn hóa là sự nghiệp của toàn dân do Đảng lãnh đạo, trong đó đội ngũ trí thức đóng vai trò quan trọng. Luôn coi văn hoá là một mặt trận, cần phải có thời gian lâu dài, ý chí cách mạng và sự kiên trì thận trọng.
Lòng yêu nước, yêu quê hương như phẩm chất hàng đầu, gắn bó với cộng đồng, lòng nhân ái, trọng đạo đức, trọng học thức và yêu cái đẹp, khát vọng dân chủ lấy dân làm gốc, bình đẳng và công bằng xã hội, vai trò cá nhân và sự thành đạt
-Tổ quốc trên hết, đây là điều thiêng liêng đối với mọi người dân Việt Nam trong thời kì đấu tranh bảo vệ đất nước chống lại sự xâm lược từ các nước khác. Phụng sự tố quốc như là một điều vinh dự và thiêng liêng. “Có cả một tôn giáo tôn vinh các anh hùng vì nước- tục thờ các anh hùng, khắp đất nước Việt Nam đều ghi dấu các chiến tích yêu nước. Cả đất nước như một bảo tàng lịch sử”[2]
-Lòng nhân ái, gắn bó với cộng đồng. người Việt Nam có ý thức cội nguồn rất sâu nặng, đó là ý thức về một nguồn gốc chung. Tất cả đều từ một bọc của mẹ âu Cơ mà ra. Do đó, đoàn kết được xem là một chuẩn mực của đạ đức và là nét bản sắc của dân tộc Việt Nam. Chính vì điều này nên chủ nghĩa cá nhân chưa bao giờ xuất hiện trong ý thức hệ của con người Việt Nam. Tinh thần tập thể, ý thức gắn bó với xã hội là sức mạnh của văn minh Đông Á, nó đã làm nên các con rồng Châu Á. Tình yêu thương giữa con người với con người thể hiện rất rõ trong các thể chế xã hội và thành luật nước cũng như luật làng. “ Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ” “ thương người như thể thương thân” Và do đó quốc giáo của nước Việt Nam là Đạo Phật là điều hoàn toàn dễ hiểu. Vì rõ ràng những giáo lí của Phật giáo rất gần gũi với tín ngưỡng văn hóa của người dân Việt Nam cũng như hệ thống tư tưởng chính trị của chủ nghĩa xã hội.
2. Những nét chính trong văn hóa người Lào.
Như trên đã nói nền tảng của Văn hóa mang tính bền vững, trường tồn, trừu tượng và tiềm ẩn. đối chiếu với nền văn hóa Lào là nền tảng của văn hóa nước Lào chính là văn hóa Phật giáo. Đạo Phật đã ăn sâu vào tư tưởng của người Lào, ảnh hưởng này được phản ánh trong ngôn ngữ và nghệ thuật, tạo nên một dân tộc Lào rất riêng. Với dân số hơn 7 triệu người và có tới 1.400 ngôi chùa lớn nhỏ, Lào là nước có tỉ lệ chùa so với dân số cao nhất thế giới. Chùa chiền, đền tháp là nơi gắn bó cả đời với người Lào, cũng là chất keo cộng đồng gắn kết các bộ tộc Lào lại với nhau- chất keo văn hoá Phật giáo. Chùa chiền với những mái ngói uốn cong nhiều dáng vẻ còn là biểu hiện sự phát triển của nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc và thẩm mỹ của người Lào. Lễ hội gắn với chùa chiền, chùa chiền gắn liền với làng bản, là nơi để mọi người gặp gỡ, vui chơi và múa hát, góp phần tạo nên bản sắc văn hoá Lào trường tồn, lung linh và quyến rũ.
Nếu bản sắc văn hóa là cái trừu tượng, tiềm ẩn, bền vững, thì các sắc thái biểu hiện của nó thường tương đối cụ thể, bộc lộ và khả biến hơn. Từ quan niệm chung như vậy, chúng ta có thể xem xét các sắc thái văn hóa vô cùng phong phú và đa dạng của bản sắc văn hóa Lào, như là chủ nghĩa yêu nước, tính cộng đồng, tinh thần cởi mở, dễ hòa hợp, thích ứng trong giao lưu văn hóạ.., tính tôn trọng trong các cư xử xã hội, tính thích ứng và hài hòa trong ứng xử với tự nhiên.
Văn hoá Lào như một dòng chảy ngọt ngào đời này qua đời khác, hun đúc nên tâm hồn, cốt cách và văn hoá của người Lào. Yêu nước, đoàn kết và đặc biệt là long nhân ái luôn là những nét nổi bật trong văn hóa nước bạn Lào. Những yếu tố đó trải qua thời gian đã được tôi luyện và ngày càng thể hiện rất rõ trong những dấu ấn đánh đuổi các nước xâm lược. Không dung lại ở đó, bản sắc văn hóa nước Lào còn được thể hiện, được kết tinh ở vô số những phong tục, lễ hội phong tục văn hoá .
Đất nước, con người và nền văn hoá Lào là đang mang trong mình nguồn sức mạnh vô biên, ẩn chứa biết bao điều kỳ diệu, đó chính là tiềm năng và là nguồn nội lực to lớn. Tiềm năng và nguồn lực to lớn đó đang được Đảng, Nhà nước và nhân dân các bộ tộc Lào trân trọng, giữ gìn, bồi đắp và phát huy trong thời đại mới, thời đại hội nhập và phát triển.
3. Những nét tương đồng trong bản sắc văn hóa của hai nước Việt Nam - Lào. Nhân tố quan trọng góp phần hình thành mối quan hệ hữu nghị đặc biệt giữa hai nước.
Việt Nam và Lào đều là những quốc gia có rất nhiều những thành phần dân tộc, có lịch sử phát triển lâu đời trên bán đảo Đông Dương. Theo thời gian, quá trình cộng cư, hoặc sinh sống xen cài của những cư dân Việt Nam và cư dân Lào trên địa bàn biên giới của hai nước đã phản ánh sinh động, liên tục mối quan hệ cội nguồn và quan hệ tiếp xúc từ xa xưa của nhân dân hai nước. Huyền thoại khởi nguyên về quả bầu mẹ đã trở thành biểu tượng cao đẹp về nguồn gốc chung và tình đoàn kết keo sơn giữa các dân tộc hai bên dãy Trường Sơn. Cho đến nay, các dân tộc anh em sống ở khu vực biên giới hai nước vẫn còn nuôi dưỡng niềm tự hào và truyền mãi cho nhau những câu chuyện về đạo lý làm người vô cùng sâu sắc mà ông bà xưa để lại. Sự hài hòa giữa lòng nhân ái và tinh thần cộng đồng là một nét đặc sắc trong triết lý nhân sinh người Việt Nam cũng như người Lào. Đó cũng là những tình cảm bình dị nhưng chân thành mà người dân nước Việt dành cho người bạn láng giềng của mình.
Tuy Việt Nam và Lào có tiếng nói, văn tự không giống nhau, sáng tạo và lựa chọn các nền văn hóa cũng như các hình thức tổ chức chính trị – xã hội khác nhau, nhưng những nét tương đồng torng văn hóa thì vẫn thấy phổ biến trong muôn mặt đời sống hàng ngày của cư dân Việt Nam và Lào. Các nền văn hóa nghệ thuật truyền thống của Việt Nam và Lào dễ dàng tìm thấy sự đồng cảm lẫn nhau, chia sẻ tâm hồn chung về các giá trị cộng đồng, coi trọng luật tục, tôn kính người già. Từ những phân tích nhỏ trên chúng tôi xin đưa ra những nét tương đồng trong văn hóa của hai nước như sau:
- Nhân dân hai nước giàu lòng nhân ái, bao dung.
- Văn hóa Phật giáo và những giáo lý đã góp phần rút ngắn khoảng cách giữa hai dân tộc, giúp hai dân tộc, đất nước đến gần nhau hơn ngay từ khi mới hình thành ý thức hệ về tổ quốc.
- Nhân dân hai nước có truyền thống bang giao hòa hiếu, cùng chung những kẻ thù tàn bạo.
- Sự gần gũi về khoảng cách địa lý, và đặc biệt là “đều có sự giao lưu văn hóa mạnh mẽ với những nền văn hóa khác nhau qua những thời kì lịch sử khác nhau”.
Sự tương đồng giữa văn hóa làng – nước của người Việt và văn hóa bản - mương của người Lào bắt nguồn từ chính nền tảng chung của văn minh nông nghiệp lúa nước ở Đông Nam Á.
Nhờ lòng nhân ái bao la và đời sống tâm linh phong phú, trong đó có những ảnh hưởng sâu đậm của đạo Phật mà trong cách đối nhân xử thế của mình, nhân dân Việt Nam và nhân dân Lào bao giờ cũng nêu cao những phẩm chất yêu thương và hướng thiện. Điều này được thể hiện rất rõ trong giáo lý của Phật Giáo.
III. Kết Luận.
Như trên đã nói, trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, sự nghiệp đổi mới, mở cửa, hội nhập quốc tế là điều tất yếu. Trước vấn đề này, nhân dân hai nước đang tiến hành đã tạo ra những nấc thang mới, cùng nhau đưa mối quan hệ lên tầm cao hơn. Đồng thời đặt ra những yêu cầu khách quan về gia tăng mối quan hệ đặc biệt giữa Việt Nam - Lào; Lào - Việt Nam theo các cách thức mới. Đó vừa là niềm tự hào của các thế hệ đi sau và vừa là nhiệm vụ thiêng liêng mà cả hai đất nước đang tiến hành, vận mình theo quỹ đạo đã vạch sẵn một cách có tiếp thu. Với rất nhiều thuận lợi mà các thế hệ cha anh đi trước đã để lại là vậy. Nhưng khó khăn cũng không ít, Mối quan hệ láng giềng hết sức tốt đẹp và đạt được những thành tựu rực rỡ ghi dấu ấn trong lịch sử chắc chắn sẽ có rất nhiều thế lực thù địch âm mưu chia rẽ tinh thần đoàn kết, chống phá lại thành quả cách mạng mà hai nước đã đạt được. Cần có những biểu hiện mạnh hơn nữa về giao lưu văn hóa giữa hai nước. Yếu tố quan trọng đã góp phần vào sự hình thành cũng như phát triển mối quan hệ hựu nghị đặc biệt giữa hai nước Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam.
Xin được trích nguyên văn câu nói nổi tiếng của nhà lãnh đạo cách mạng Lào, Cay-Sỏn Phôm-Vi-Hẳn làm lời kết của bài viết này. “Cao hơn núi, dài hơn sông, rộng như biển Đông, sáng tựa trăng rằm!...”. Và Việt Nam giúp đỡ, chia sẻ với nhân dân Lào trong thời cam go gian khó chẳng khác nào “Hạt gạo cắn đôi, cọng rau bỏ nữa!...”
C. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.
1. Đại Tướng Võ Nguyên Giáp Với Cuộc Kháng Chiến Chống Mỹ Cứu Nước, 2005, NXB Quân đội Nhân Dân.
2. Nguyễn Tấn Đắc, 2010, Văn Hóa Đông Nam Á, NXB Khoa Học Xã Hội.
3. Trần Thị Mai, 2007, Lịch Sử Bang Giao Việt Nam – Đông Nam Á, NXB Đại Học Quốc Gia Tp HCM.
4. Lương Ninh, 2009, Một Con Đường Sử Học, NXB Đại Học Sư Phạm.
5. Nguyễn Anh Thái (cb), 2008, Lịch Sử Thế Giới Hiện Đại , NXB Giáo dục
6. Phan Lạc Tuyên, 1993, Lịch Sử Bang Giao Việt Nam – Đông Nam Á, Trường Đại học mở bán công Tp HCM.
7. Lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam 1930-2007, 2012, Tài liệu tuyên truyền, NXB Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội.
----------
[1] Trích nguyên văn câu kết thúc bài nghiên cứu “ Mối quan hệ Việt Nam-Lào những năm đầu thế kỉ XIX” của Giáo sư Lương Ninh trong tác phẩm “Một Con Đường Sử Học”, 2009, NXB Đại Học Sư Phạm.
[2] Nguyễn Tấn Đắc, 2010, Văn hóa Đông Nam Á, NXB Khoa Học xã Hội.