• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

Chia Sẻ Những điểm giống và khác nhau giữa Hiệp định Giơ-ne-vơ (7-1954) và Hiệp định Pari (1-1973).

Trang Dimple

New member
Xu
38
a. So sánh Những điểm giống và khác nhau giữa Hiệp định Giơ-ne-vơ (7-1954) và Hiệp định Pari (1-1973).

Giống nhau:
Cả hai Hiệp định này đều bàn đến việc chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình.
Cả hai Hiệp định đều được ký kết sau khi ta giành thắng lợi to lớn trên chiến trường ( Điện Biên Phủ 1954 và "Điện Biên Phủ trên không" năm 1972). Thể hiện nghệ thuật chiến tranh kết hợp đấu tranh quân sự với ngoại giao, đánh đi đôi với đàm...
Khác nhau:
Hiệp định Giơ-ne-vơ bàn về vấn đề Đông Dương; Hiệp định Pari bàn về vấn đề Việt Nam.
Hiệp định Giơ-ne-vơ có sự can thiệp của các nước lớn làm cho các nước bị chiến tranh phải lệ thuộc. Vì vậy, nó còn nhiều hạn chế. Những hạn chế này nằm trong âm mưu của các nước lớn ( Mĩ, TQ, Anh, Pháp, Liên Xô)
Hiệp định Pari không có sự can thiệp của các nước lớn, nên thắng lợi trọn vẹn. Nó tạo điều kiện để giải phóng hoàn toàn MN

b.Tại sao Hiệp định Giơ-ne-vơ lại còn có những hạn chế? Anh (chị) hãy cho biết suy nghĩ của bản thân về độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia hiện nay.
Tại sao có Hạn chế...

Vì giải quyết vấn đề trong phạm vi rộng (3 nước).
Có sự can thiệp của các nước lớn với những toan tính, âm mưu chính trị của các nước này nhằm dùng Đông Dương để khống chế và làm suy yếu nhau... Đông Dương nói chung và VN nói riêng trở thành con tốt trên bàn cờ chính trị.
c. Suy nghĩ về độc lập, chủ quyền,...
Trong bất cứ hoàn cảnh nào, thời đại nào thì độc lập chủ quyền... luôn là quyền tối thượng, quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm của mỗi dân tộc, mỗi quốc gia. Nó gắn liền với quá trình dựng nước và giữ nước...
Ngày nay, trong thời đại KH-CN thì nó càng được coi trọng. Trong bối cảnh quan hệ quốc tế phức tạp, vấn đề này trở thành nguồn gốc của các cuộc xung đột, chiến tranh. Một số nước lớn cho mình cái quyền được can thiệp vào các nước khác, đưa ra những luận điệu mơ hồ, trơ trẽn cái gọi là chủ quyền của họ, dùng vũ lực hoặc uy hiếp bằng vũ lực để chiếm đoạt đất đai, biển đảo của các nước khác...
Dân tộc ta luôn coi trọng hòa bình và đạo lý, mong muốn xây dựng một thế giới hòa bình. Nhưng cũng kiên quyết bảo vệ chủ quyền của dân tộc, nêu cao tinh thần tự hào, tự tôn dân tộc...
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top