Trang Dimple
New member
- Xu
- 38
“Học thuyết xã hội” không phải là một mớ lý thuyết tiền chế, nhưng ra đời trong những hoàn cảnh lịch sử, nhằm đề ra một phương thức để giải quyết một vấn đề do một hoàn cảnh tạo ra. Vì vậy, để hiểu ”Học thuyết xã hội”, cần phải lồng nó trong những khung cảnh của nó, nhất là khi gặp những kết luận xem ra có vẻ tương phản. Ta có thể lấy vài ví dụ. Cách đây 100 năm, khi bắt đầu những cuộc cách mạng kỹ nghệ tại Âu châu, dưới ảnh hưởng của chủ nghĩa tư bản tự do (Libéralisme), Giáo hội lên tiếng để bảo vệ quyền lợi của công nhân, cần nhận được đồng lương tương xứng, không những xét theo giá trị kinh tế của sản phẩm, nhưng còn xét theo những nhu cầu của cá nhân và gia đình của công nhân nữa. Chính quyền phải can thiệp sao cho để những quyền lợi xã hội của con người được bảo đảm. Thế nhưng, sau đó, dưới thời xã hội cộng sản quốc hữu hóa tất cả các phương tiện sản xuất, Giáo hội lên tiếng để nhấn mạnh đến quyền tư hữu của con người. Ngày nay, vấn đề cũng không phải chỉ đặt ra giữa các giai cấp trong một quốc gia, giữa chủ và thợ, giữa công dân với nhà nước, mà còn giữa các khối trên thế giới: giữa các nước kỹ nghệ giàu có, với những những nước kém phát triển,… Từ đó nảy ra những yêu sách mới về tính tương trợ quốc tế, nghĩa vụ liên đới.
Ngoài ra, ta cũng biết trong vòng 100 năm qua, các thể chế chính trị cũng thay đổi rất nhiều. Trong các thể chế quân chủ cổ truyền, chủ quyền của quốc gia ở trong tay của nhà vua; tài sản của quốc gia coi như tài sản của hoàng triều. Còn dưới chế độ dân chủ, thì chủ quyển thuộc về toàn dân; Không thể đồng hóa quyền lợi của quốc gia với Nhà nước được nữa: nhà nước chỉ là một bộ máy hành chánh để phục vụ quốc gia, và nếu bộ máy hư thì cần phế thải. Thực ra, sự thay đổi các thể chế chính trị giả thiết sự thay đổi quan trọng về con người trong lịch sử. Con người của thời đại mới có ý thức hơn về vai trò của mình, không thụ động trước những khuôn mẫu cổ truyền, hủ lậu; nhưng muốn góp phần trách nhiệm để tạo ra một môi trường thoải mái, xứng hợp với phẩm giá của mình hơn.
Thiết tưởng cũng phải thêm một sự thay đổi không nhỏ nữa, đó là: ”Ý thức về mối tương quan giữa Giáo hội và xã hội”. Trước đây, Giáo hội được quan niệm như là một xã hội siêu nhiên, đối lại với Quốc gia là một xã hội tự nhiên: mối tương quan được đặt ra dưới viễn ảnh thần quyền với thế quyền. Với Công Đồng Vatican II, quan niệm tương quan giữa đạo và đời thay đổi: Giáo hội không còn đồng nghĩa với giáo quyền nữa; nhưng Giáo hội còn bao gồm cả những tín hữu sống giữa đời như men trong bột, đem những giá trị Phúc âm vào các môi trường sinh sống và nghề nghiệp, tuy vẫn tôn trọng những định luật riêng của các cơ chế văn hóa, khoa học, kinh tế, chính trị. Một khi đã nói rằng Giáo hội không thể đồng hóa với giáo quyền, thời tất nhiên không thể coi ”Học thuyết xã hội” của Giáo hội như là sản phẩm của các Giáo Hoàng hay các Giám mục. Toàn dân Thiên Chúa cũng góp phần vào đó. Họ mang lại cho Học thuyết xã hội những kinh nghiệm của họ, những suy tư của họ, những đặc sủng mà họ lãnh nhận từ Thánh Linh. Vai trò của giáo quyền là phân định (discenere) những kinh nghiệm đó.
Tuy nhiên, có một vấn nạn: ”Học thuyết xã hội” ra đời để đáp ứng lại những vấn đề xã hội của thời đại, tiếp theo những biến chuyển chính trị, kinh tế. Liệu nó sẽ có nguy cơ là sẽ mang tính cách nhất thời, tạm bợ, và rồi cũng sẽ tàn lụi khi mà những thách đố tan biến? Để trả lời, cần phải phân biệt hai chiều kích trong ”Học thuyết xã hội”:
- Một chiều kích lịch sử, xét vì nó ra đời trong một khung cảnh lịch sử, nhằm đưa ra một giải pháp cho một hoàn cảnh của lịch sử;
- Tuy nhiên, có một chiều kích liên tục, nhờ đó ”Học thuyết xã hội” không những dần dần trở nên chín chắn hơn, nhưng nhất là nó cung cấp một động lực và nói đúng là xương tủy cho toàn bộ ”Học thuyết xã hội”. Chiều kích liên tục, hay yếu tố cốt tủy ấy là ”phẩm giá của con người dưới ánh sáng đức tin”. Yếu tố này có thể dùng làm thước đo, để phê phán tất cả những chính sách, những đường lối chính trị, kinh tế, những kế hoạch phát triển,.v.v...: những gì hợp hay phản với thiên chức của con người.
Như trên đã nói, ”Học thuyết xã hội” nằm trong sứ mạng truyền giáo của Giáo hội, loan báo những chân lý về phẩm giá của con người, và tố giác những gì trái ngược với các chân lý đó; đồng thời Giáo hội cũng dấn thân cải thiện những cơ chế xã hội, ngõ hầu nhân phẩm được thăng tiến. Khi nói đến nhân phẩm, nhân quyền, chúng ta cũng không nên quên rằng chủ thể của nó, tức là con người, không phải chỉ gồm những cá thể, chủ thể của những nhân quyền cũng có thể là gia đình, tầng lớp xã hội, dân tộc.
- Học thuyết về quyền tự do cá nhân và quốc gia dân tộc.
Những cuộc cách mạng tư sản diễn ra trong suốt 3 thế kỷ đã giải phóng con người về mặt ý thức và thân phận thoát khỏi sự kiềm chế của chế độ độc đoán. Tuyên ngôn Độc lập của Mỹ (1776), Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp (1789) đã tuyên bố về quyền con người, các quyền tự do dân chủ của cá nhân và hình thành các quốc gia dân tộc. Trong điều kiện lịch sử đó đã xuất hiện những học thuyết về quyền tự do cá nhân, về quyền của các quốc gia dân tộc.
Giôn Min (John Stuart Mill - Anh) trong cuốn Luận về tự do đã nêu lên nguyên tắc là cá nhân có thể làm bất cứ điều gì không hại đến người khác, không vi phạm quyền tự do của người khác. Trong thực tế, điều này còn phụ thuộc rất nhiều vào trình độ dân trí và sự nghiêm ngặt của luật pháp.
Tôccơvin (Alexis de Tocqueville - Pháp) cho rằng trào lưu dân chủ thế kỷ XIX là không thể nào dập tắt được. Trong tác phẩm Nền dân chủ Hoa Kỳ, ông ca ngợi tinh thần dân chủ, sức mạnh vật chất và thành công của nước Mỹ nhưng ông cũng phê phán tính cách thiếu tế nhị, ngạo mạn và thực dụng của người Mỹ.
Những người cấp tiến thuộc phái Hiến chương ở Anh đòi hỏi chế độ dân chủ hoàn toàn về chính trị với quyền tuyển cử phổ thông (cho nam giới), quyền tham gia nghị viện của công nhân, thu hẹp quyền hạn của chính quyền đối với công dân. Họ quan niệm rằng một khi đã có dân chủ hoàn toàn về chính trị thì sẽ có sự bình đẳng về giáo dục, sẽ giảm bớt sự khác biệt lớn về tài sản và địa vị của mọi người.
Về chủ nghĩa quốc gia, có 2 xu hướng. Những người dân chủ cho rằng mỗi quốc gia có quyền độc lập, quyền tự do của mỗi cá nhân, không ai được xâm phạm. Nhà ái quốc và chính trị người Ý Matdini (Mazzini 1805 - 1872) bênh vực điểm này, kiên trì đấu tranh cho nền độc lập và thống nhất của nước Ý. Các nhà yêu nước ở châu Âu hoạt động theo xu hướng này để cứu dân tộc mình khỏi sự thống trị ngoại bang như phong trào đấu tranh của các dân tộc ở vùng Bancăng, Trung Âu.
Trong khi đó, phái đối lập đề cao dân tộc mình là siêu đẳng, là có sứ mệnh khai hóa văn minh cho các dân tộc khác, đưa ra những lập luận biện minh cho những cuộc chiến tranh xâm lược. Những người này có phần dựa vào học thuyết tiến hóa luận về sinh học của Đacuyn “cạnh tranh để sinh tồn”, cho đó là quy luật xã hội nên phải tiêu diệt hoặc thống trị các dân tộc khác để dân tộc mình tồn tại và phát triển. Rõ ràng, quan điểm dân tộc hẹp hòi, vị kỷ đã được giới cầm quyền các nước tư bản lợi dụng để tuyên truyền cho những cuộc chiến tranh xâm chiếm thuộc địa và chiến tranh thế giới.
- Chủ nghĩa xã hội không tưởng
Tình trạng phân hóa giàu nghèo ngày càng sâu sắc phản ánh mặt trái của kinh tế tư bản chủ nghĩa, của chế độ bóc lột tư sản. Khác với nhiều nhà xã hội chủ nghĩa của thế kỷ XVII - XVIII muốn trở lại thời kỳ được coi là thanh bình của công xã nông thôn dựa trên cơ sở kinh tế nông nghiệp kết hợp thủ công nghiệp, các nhà tư tưởng XHCN không tưởng của thế kỷ XIX nhận thức rõ sức mạnh của công nghiệp, coi quá trình công nghiệp hóa là điều tất yếu cho sự phát triển của lịch sử. Họ đề ra các biện pháp xây dựng xã hội mới không có bóc lột bằng cách khắc phục mặt xấu của chủ nghĩa tư bản, hạn chế sự cách biệt giàu nghèo mà không xóa bỏ chế độ tư bản.
Xanh Ximông (Saint Simon 1760 - 1825 - Pháp) nhận thức được cuộc đấu tranh giai cấp trong xã hội giữa những kẻ ăn bám tức là quý tộc với những “nhà công nghiệp” bao gồm tư sản và công nhân. Ông chủ trương xây dựng xã hội mới dưới sự lãnh đạo của những “nhà công nghiệp”, sản xuất theo kế hoạch, mọi người đều có nghĩa vụ lao động và được quyền hưởng thụ bình đẳng. Ông chủ trương dùng biện pháp thuyết phục để hòa bình cải tạo xã hội thay cho con đường cách mạng bạo lực.
Phuariê (Charles Fourrier 1772 - 1837 - Pháp) phê phán sự bất công của xã hội tư bản, nêu lên “sự nghèo khổ sinh ra từ chính bản thân sự thừa thãi”, sự sung sướng của một số ít người này gây ra sự đau khổ cho số đông những người khác. Ông vạch ra dự án xây dựng các Phalăng(Falange: công xã), ở đó, mọi người đều coi lao động là nghĩa vụ và nguồn vui, kinh tế dựa trên sự kết hợp giữa công nghiệp và nông nghiệp, kết hợp giữa lao động chân tay và lao động trí óc. Sản phẩm được chia theo lao động và tài năng: 5/12 cho lao động, 4/12 cho tài năng, 3/12 cho những người góp vốn xây dựng Phalăng. Ông kêu gọi nhà giàu bỏ tiền ra thực hiện dự án nhưng chẳng ai trả lời.
Ôoen (Robert Owen 1771 - 1858 - Anh) xây dựng một xưởng thợ thí nghiệm theo kiểu công xã, tài sản được coi là của chung, mọi người đều lao động, ngày làm việc 10 giờ, bãi bỏ chế độ cúp phạt, đặt ra chế độ khen thưởng, lập nhà trẻ cho con em công nhân. Ông nêu chế độ tư hữu và làm thuê là nguồn gốc của sự nghèo khổ. Kết quả là ông bị phá sản vì sản phẩm của xưởng ông không cạnh tranh được trên thị trường. Thí nghiệm lần thứ hai ở Mỹ cũng bị thất bại. Những nhà XHCN không tưởng nửa đầu thế kỷ XIX đã phê phán mặt trái của xã hội tư bản và đưa ra những dự kiến về việc xây dựng một xã hội tương lai không có bóc lột. Nhưng các ông không thể vạch ra một lối thoát thực sự vì không biết dựa vào lực lượng của giai cấp công nhân và không tìm ra biện pháp đấu tranh đúng đắn. Tuy vậy, tư tưởng của các nhà XHCN không tưởng có ảnh hưởng quan trọng đến sự ra đời và phát triển của các học thuyết về CNXH. C. Mác coi đó là một trong những nguồn gốc của học thuyết về CNXH khoa học sau này.
- Học thuyết về CNXH khoa học
C.Mác (Kark Marx 1818 - 1883) và F.Enghen (Friedrich Engels 1820 - 1895) đã xây dựng học thuyết về CNXH khoa học. Tác phâm Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản (1848) là văn kiện có tính chất cương lĩnh của giai cấp công nhân trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản.
Trong tuyên ngôn, hai ông khẳng định quy luật đấu tranh giai cấp là động lực phát triển của xã hội, trong xã hội hiện đại là sự đối kháng giữa vô sản và tư sản. Sau khi phân tích tính chất tiến bộ của cách mạng tư sản trong tiến trình của lịch sử loài người, các tác giả nêu lên những mâu thuẫn cơ bản của CNTB sẽ dẫn đến sự diệt vong của nó. Giai cấp công nhân có sứ mệnh tiến hành cuộc đấu tranh lật đổ chế độ TBCN, xây dựng chế độ xã hội mới dựa trên nguyên tắc sở hữu chung, lao động nghĩa vụ và phân phối công bằng. Giai cấp công nhân tổ chức chính đảng của mình lãnh đạo cuộc cách mạng vô sản, tiến lên xây dựng chính quyền của mình (sau này gọi là chuyên chính vô sản) và thiết lập mối quan hệ đối ngoại trên tinh thần quốc tế vô sản.
Các ông tham gia chỉ đạo phong trào đấu tranh của công nhân châu Âu, đúc kết kinh nghiệm và làm phong phú kho tàng lý luận của học thuyết CNXH khoa học. Từ đầu thế kỷ XX, Lênin(Vladimir Ilitch Lenine 1870 - 1924) vận dụng học thuyết của Mác và Enghen vào hoàn cảnh nước Nga, phát triển về mặt lý luận và chỉ đạo phong trào đấu tranh của quần chúng, đi tới thắng lợi của cuộc Cách mạng tháng Mười Nga (1917).
Nguồn
Ngoài ra, ta cũng biết trong vòng 100 năm qua, các thể chế chính trị cũng thay đổi rất nhiều. Trong các thể chế quân chủ cổ truyền, chủ quyền của quốc gia ở trong tay của nhà vua; tài sản của quốc gia coi như tài sản của hoàng triều. Còn dưới chế độ dân chủ, thì chủ quyển thuộc về toàn dân; Không thể đồng hóa quyền lợi của quốc gia với Nhà nước được nữa: nhà nước chỉ là một bộ máy hành chánh để phục vụ quốc gia, và nếu bộ máy hư thì cần phế thải. Thực ra, sự thay đổi các thể chế chính trị giả thiết sự thay đổi quan trọng về con người trong lịch sử. Con người của thời đại mới có ý thức hơn về vai trò của mình, không thụ động trước những khuôn mẫu cổ truyền, hủ lậu; nhưng muốn góp phần trách nhiệm để tạo ra một môi trường thoải mái, xứng hợp với phẩm giá của mình hơn.
Thiết tưởng cũng phải thêm một sự thay đổi không nhỏ nữa, đó là: ”Ý thức về mối tương quan giữa Giáo hội và xã hội”. Trước đây, Giáo hội được quan niệm như là một xã hội siêu nhiên, đối lại với Quốc gia là một xã hội tự nhiên: mối tương quan được đặt ra dưới viễn ảnh thần quyền với thế quyền. Với Công Đồng Vatican II, quan niệm tương quan giữa đạo và đời thay đổi: Giáo hội không còn đồng nghĩa với giáo quyền nữa; nhưng Giáo hội còn bao gồm cả những tín hữu sống giữa đời như men trong bột, đem những giá trị Phúc âm vào các môi trường sinh sống và nghề nghiệp, tuy vẫn tôn trọng những định luật riêng của các cơ chế văn hóa, khoa học, kinh tế, chính trị. Một khi đã nói rằng Giáo hội không thể đồng hóa với giáo quyền, thời tất nhiên không thể coi ”Học thuyết xã hội” của Giáo hội như là sản phẩm của các Giáo Hoàng hay các Giám mục. Toàn dân Thiên Chúa cũng góp phần vào đó. Họ mang lại cho Học thuyết xã hội những kinh nghiệm của họ, những suy tư của họ, những đặc sủng mà họ lãnh nhận từ Thánh Linh. Vai trò của giáo quyền là phân định (discenere) những kinh nghiệm đó.
Tuy nhiên, có một vấn nạn: ”Học thuyết xã hội” ra đời để đáp ứng lại những vấn đề xã hội của thời đại, tiếp theo những biến chuyển chính trị, kinh tế. Liệu nó sẽ có nguy cơ là sẽ mang tính cách nhất thời, tạm bợ, và rồi cũng sẽ tàn lụi khi mà những thách đố tan biến? Để trả lời, cần phải phân biệt hai chiều kích trong ”Học thuyết xã hội”:
- Một chiều kích lịch sử, xét vì nó ra đời trong một khung cảnh lịch sử, nhằm đưa ra một giải pháp cho một hoàn cảnh của lịch sử;
- Tuy nhiên, có một chiều kích liên tục, nhờ đó ”Học thuyết xã hội” không những dần dần trở nên chín chắn hơn, nhưng nhất là nó cung cấp một động lực và nói đúng là xương tủy cho toàn bộ ”Học thuyết xã hội”. Chiều kích liên tục, hay yếu tố cốt tủy ấy là ”phẩm giá của con người dưới ánh sáng đức tin”. Yếu tố này có thể dùng làm thước đo, để phê phán tất cả những chính sách, những đường lối chính trị, kinh tế, những kế hoạch phát triển,.v.v...: những gì hợp hay phản với thiên chức của con người.
Như trên đã nói, ”Học thuyết xã hội” nằm trong sứ mạng truyền giáo của Giáo hội, loan báo những chân lý về phẩm giá của con người, và tố giác những gì trái ngược với các chân lý đó; đồng thời Giáo hội cũng dấn thân cải thiện những cơ chế xã hội, ngõ hầu nhân phẩm được thăng tiến. Khi nói đến nhân phẩm, nhân quyền, chúng ta cũng không nên quên rằng chủ thể của nó, tức là con người, không phải chỉ gồm những cá thể, chủ thể của những nhân quyền cũng có thể là gia đình, tầng lớp xã hội, dân tộc.
- Học thuyết về quyền tự do cá nhân và quốc gia dân tộc.
Những cuộc cách mạng tư sản diễn ra trong suốt 3 thế kỷ đã giải phóng con người về mặt ý thức và thân phận thoát khỏi sự kiềm chế của chế độ độc đoán. Tuyên ngôn Độc lập của Mỹ (1776), Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp (1789) đã tuyên bố về quyền con người, các quyền tự do dân chủ của cá nhân và hình thành các quốc gia dân tộc. Trong điều kiện lịch sử đó đã xuất hiện những học thuyết về quyền tự do cá nhân, về quyền của các quốc gia dân tộc.
Giôn Min (John Stuart Mill - Anh) trong cuốn Luận về tự do đã nêu lên nguyên tắc là cá nhân có thể làm bất cứ điều gì không hại đến người khác, không vi phạm quyền tự do của người khác. Trong thực tế, điều này còn phụ thuộc rất nhiều vào trình độ dân trí và sự nghiêm ngặt của luật pháp.
Tôccơvin (Alexis de Tocqueville - Pháp) cho rằng trào lưu dân chủ thế kỷ XIX là không thể nào dập tắt được. Trong tác phẩm Nền dân chủ Hoa Kỳ, ông ca ngợi tinh thần dân chủ, sức mạnh vật chất và thành công của nước Mỹ nhưng ông cũng phê phán tính cách thiếu tế nhị, ngạo mạn và thực dụng của người Mỹ.
Những người cấp tiến thuộc phái Hiến chương ở Anh đòi hỏi chế độ dân chủ hoàn toàn về chính trị với quyền tuyển cử phổ thông (cho nam giới), quyền tham gia nghị viện của công nhân, thu hẹp quyền hạn của chính quyền đối với công dân. Họ quan niệm rằng một khi đã có dân chủ hoàn toàn về chính trị thì sẽ có sự bình đẳng về giáo dục, sẽ giảm bớt sự khác biệt lớn về tài sản và địa vị của mọi người.
Về chủ nghĩa quốc gia, có 2 xu hướng. Những người dân chủ cho rằng mỗi quốc gia có quyền độc lập, quyền tự do của mỗi cá nhân, không ai được xâm phạm. Nhà ái quốc và chính trị người Ý Matdini (Mazzini 1805 - 1872) bênh vực điểm này, kiên trì đấu tranh cho nền độc lập và thống nhất của nước Ý. Các nhà yêu nước ở châu Âu hoạt động theo xu hướng này để cứu dân tộc mình khỏi sự thống trị ngoại bang như phong trào đấu tranh của các dân tộc ở vùng Bancăng, Trung Âu.
Trong khi đó, phái đối lập đề cao dân tộc mình là siêu đẳng, là có sứ mệnh khai hóa văn minh cho các dân tộc khác, đưa ra những lập luận biện minh cho những cuộc chiến tranh xâm lược. Những người này có phần dựa vào học thuyết tiến hóa luận về sinh học của Đacuyn “cạnh tranh để sinh tồn”, cho đó là quy luật xã hội nên phải tiêu diệt hoặc thống trị các dân tộc khác để dân tộc mình tồn tại và phát triển. Rõ ràng, quan điểm dân tộc hẹp hòi, vị kỷ đã được giới cầm quyền các nước tư bản lợi dụng để tuyên truyền cho những cuộc chiến tranh xâm chiếm thuộc địa và chiến tranh thế giới.
- Chủ nghĩa xã hội không tưởng
Tình trạng phân hóa giàu nghèo ngày càng sâu sắc phản ánh mặt trái của kinh tế tư bản chủ nghĩa, của chế độ bóc lột tư sản. Khác với nhiều nhà xã hội chủ nghĩa của thế kỷ XVII - XVIII muốn trở lại thời kỳ được coi là thanh bình của công xã nông thôn dựa trên cơ sở kinh tế nông nghiệp kết hợp thủ công nghiệp, các nhà tư tưởng XHCN không tưởng của thế kỷ XIX nhận thức rõ sức mạnh của công nghiệp, coi quá trình công nghiệp hóa là điều tất yếu cho sự phát triển của lịch sử. Họ đề ra các biện pháp xây dựng xã hội mới không có bóc lột bằng cách khắc phục mặt xấu của chủ nghĩa tư bản, hạn chế sự cách biệt giàu nghèo mà không xóa bỏ chế độ tư bản.
Xanh Ximông (Saint Simon 1760 - 1825 - Pháp) nhận thức được cuộc đấu tranh giai cấp trong xã hội giữa những kẻ ăn bám tức là quý tộc với những “nhà công nghiệp” bao gồm tư sản và công nhân. Ông chủ trương xây dựng xã hội mới dưới sự lãnh đạo của những “nhà công nghiệp”, sản xuất theo kế hoạch, mọi người đều có nghĩa vụ lao động và được quyền hưởng thụ bình đẳng. Ông chủ trương dùng biện pháp thuyết phục để hòa bình cải tạo xã hội thay cho con đường cách mạng bạo lực.
Phuariê (Charles Fourrier 1772 - 1837 - Pháp) phê phán sự bất công của xã hội tư bản, nêu lên “sự nghèo khổ sinh ra từ chính bản thân sự thừa thãi”, sự sung sướng của một số ít người này gây ra sự đau khổ cho số đông những người khác. Ông vạch ra dự án xây dựng các Phalăng(Falange: công xã), ở đó, mọi người đều coi lao động là nghĩa vụ và nguồn vui, kinh tế dựa trên sự kết hợp giữa công nghiệp và nông nghiệp, kết hợp giữa lao động chân tay và lao động trí óc. Sản phẩm được chia theo lao động và tài năng: 5/12 cho lao động, 4/12 cho tài năng, 3/12 cho những người góp vốn xây dựng Phalăng. Ông kêu gọi nhà giàu bỏ tiền ra thực hiện dự án nhưng chẳng ai trả lời.
Ôoen (Robert Owen 1771 - 1858 - Anh) xây dựng một xưởng thợ thí nghiệm theo kiểu công xã, tài sản được coi là của chung, mọi người đều lao động, ngày làm việc 10 giờ, bãi bỏ chế độ cúp phạt, đặt ra chế độ khen thưởng, lập nhà trẻ cho con em công nhân. Ông nêu chế độ tư hữu và làm thuê là nguồn gốc của sự nghèo khổ. Kết quả là ông bị phá sản vì sản phẩm của xưởng ông không cạnh tranh được trên thị trường. Thí nghiệm lần thứ hai ở Mỹ cũng bị thất bại. Những nhà XHCN không tưởng nửa đầu thế kỷ XIX đã phê phán mặt trái của xã hội tư bản và đưa ra những dự kiến về việc xây dựng một xã hội tương lai không có bóc lột. Nhưng các ông không thể vạch ra một lối thoát thực sự vì không biết dựa vào lực lượng của giai cấp công nhân và không tìm ra biện pháp đấu tranh đúng đắn. Tuy vậy, tư tưởng của các nhà XHCN không tưởng có ảnh hưởng quan trọng đến sự ra đời và phát triển của các học thuyết về CNXH. C. Mác coi đó là một trong những nguồn gốc của học thuyết về CNXH khoa học sau này.
- Học thuyết về CNXH khoa học
C.Mác (Kark Marx 1818 - 1883) và F.Enghen (Friedrich Engels 1820 - 1895) đã xây dựng học thuyết về CNXH khoa học. Tác phâm Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản (1848) là văn kiện có tính chất cương lĩnh của giai cấp công nhân trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản.
Trong tuyên ngôn, hai ông khẳng định quy luật đấu tranh giai cấp là động lực phát triển của xã hội, trong xã hội hiện đại là sự đối kháng giữa vô sản và tư sản. Sau khi phân tích tính chất tiến bộ của cách mạng tư sản trong tiến trình của lịch sử loài người, các tác giả nêu lên những mâu thuẫn cơ bản của CNTB sẽ dẫn đến sự diệt vong của nó. Giai cấp công nhân có sứ mệnh tiến hành cuộc đấu tranh lật đổ chế độ TBCN, xây dựng chế độ xã hội mới dựa trên nguyên tắc sở hữu chung, lao động nghĩa vụ và phân phối công bằng. Giai cấp công nhân tổ chức chính đảng của mình lãnh đạo cuộc cách mạng vô sản, tiến lên xây dựng chính quyền của mình (sau này gọi là chuyên chính vô sản) và thiết lập mối quan hệ đối ngoại trên tinh thần quốc tế vô sản.
Các ông tham gia chỉ đạo phong trào đấu tranh của công nhân châu Âu, đúc kết kinh nghiệm và làm phong phú kho tàng lý luận của học thuyết CNXH khoa học. Từ đầu thế kỷ XX, Lênin(Vladimir Ilitch Lenine 1870 - 1924) vận dụng học thuyết của Mác và Enghen vào hoàn cảnh nước Nga, phát triển về mặt lý luận và chỉ đạo phong trào đấu tranh của quần chúng, đi tới thắng lợi của cuộc Cách mạng tháng Mười Nga (1917).
Nguồn
- Lịch sử văn minh thế giới
- Tác giả: Vũ Dương Ninh (Chủ biên), Nguyễn Gia Phu, Nguyễn Quốc Hùng, Đinh Ngọc Bảo
- Nhà xuất bản Giáo dục