Hướng dẫn Những cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào cần vương

Trang Dimple

New member
Xu
38
Những cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào Cần Vương.

* KN Ba Đình (1886-1887).

- Căn cứ: 3 làng kề nhau giữa vùng chiêm trũng: Mĩ Khê, Mậu Thịnh, Thượng Thọ ( Nga Sơn, Thanh Hoá) -> Là một căn cứ kiên cố, có thể kiểm soát các đường giao thông, xây dựng công sự có tính chất liên hoàn, hào giao thông nối với các công sự (nhưng mang tính chất cố thủ).

- Sự bố trí của nghĩa quân: Lợi dụng bề mặt địa thế, nghĩa quân lấy bùn trộn rơm cho vào rọ xếp lên mặt thành, sử dụng lỗ châu mai quân sự.

- Lãnh đạo: Phạm Bành, Đinh Công Tráng.

- Diễn biến: Từ 12.1886 -> 1.1887, quân Pháp mở cuộc tấn công quy mô lớn vào căn cứ, nghĩa quân chiến đấu và cầm cự trong suốt 34 ngày đêm làm cho hàng trăm lính Pháp bị tiêu diệt. Quân Pháp liều chết cho nổ mìn phá thành, phun dầu đốt rào tre, Ba Đình biến thành biển lửa.

- K.quả: 1.1887, nghĩa quân phải rút lên căn cứ Mã Cao (Thanh Hoá), chiến đấu thêm một thời gian rồi tan rã.

* Khởi nghĩa Bãi Sậy: (1883-1892).

- Lãnh đạo: Nguyễn Thiện Thuật, Đinh Gia Quế.

- Căn cứ:

+ Thuộc các huyện: Văn Lâm, Văn Giang, Khoái Châu, Yên Mỹ (Hưng Yên).

+ Dựa vào vùng đồng bằng có lau sậy um tùm, đầm lầy, ngay trong vùng kiểm soát của địch để kháng chiến.

- Chiến Thuật: Lối đánh du kích.

- Tổ chức: Theo kiểu phân tán lực lượng thành nhiều nhóm nhỏ ở lẫn trong dân, vừa sản xuất, vừa chiến đấu.

- Địa bàn hoạt động: Từ Hưng Yên đánh rộng ra các vùng lân cận.

- Diễn biến: Nghĩa quân đánh khiêu khích, rồi đánh rộng ra các tỉnh lân cận, tấn công các đồn binh nhỏ, chặn phá đường giao thông, cướp súng, lương thực.

- Kết quả: Quân Pháp phối hợp với tay sai do Hoàng Cao Khải cầm đầu, ồ ạt tấn công vào căn cứ làm cho lực lượng nghĩa quân suy giảm rơi vào thế bị bao vây cô lập – cuối năm1898 Nguyễn Thiện Thuật sang Trung Quốc, phong trào phát triển thêm một thời gian rồi tan rã.

* Khởi nghĩa Hương Khê (1885-1895).

- Lãnh đạo: Phan Đình Phùng và nhiều tướng tài (tiêu biểu: Cao Thắng).

- Lực lượng tham gia: Đông đảo các văn thân, sĩ phu yêu nước cùng nhân dân.

- Căn cứ chính: Ngàn Trươi (Hà Tĩnh)- có đường thông sang Lào.

- Đia bàn hoạt động: Kéo dài trên 4 tỉnh: Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.

- Chiến Thuật: Lối đánh du kích.

- Tổ chức: Theo lối chính quy của quân đội nhà Nguyễn: lực lượng nghĩa quân chia làm 15 thứ (mỗi thứ có 100 -> 500 người) phân bố trên địa bàn 4 tỉnh – biết tự chế tạo súng..

- Diễn biến: Cuộc KN chia làm 2 giai đoạn:

+ 1885-1888: là giai đoạn chuẩn bị, tổ chức, huấn luyện, xây dựng lực lượng, chuẩn bị khí giới.

+ 1888-1895: Là thời kì chiến đấu, dựa vào địa hình hiểm trở, nghĩa quân đẩy lùi nhiều cuộc càn quét của địch. Để đối phó, Pháp đã tập trung binh lực, xây dựng đồn bốt dày đặc, bao vây cô lập nghĩa quân, mở nhiều cuộc tấn công quy mô lớn vao Ngàn Trươi.

- Kết quả: Nghĩa quân chiến đấu trong điều kiện ngày càng gian khổ do bị bao vây, cô lập, lực lượng suy yếu dần, Chủ tướng Phan Đình Phùng hy sinh, cuộc khởi nghĩa duy trì thêm một thời gian rồi tan rã.

- ý nghĩa: Khởi nghĩa Hương Khê:

-> Đánh dấu bướcphát triển cao nhất của phong trào Cần Vương.

-> Đánh dấu sự chấm dứt phong trào Cần Vương.

-> Nêu cao tinh thần chiến đấu gan dạ, kiên cường, mưu trí của nghĩa quân.

* Tại sao nói cuộc khởi nghĩa Hương Khê đánh dấu bước phát triển cao nhất của phong trào Cần Vương? (Nguyên nhân cuộc KN Hương Khê kéo dài nhất trong phong trào Cần Vương).

- Lòng yêu nước, tinh thần đấu tranh bất khuất của nhân dân.

- Người lãnh đạo sáng suốt, có uy tín nhất trong phong trào Cần Vương ở Nghệ Tĩnh.

- Căn cứ hiểm trở.

- Chiến thuật thích hợp: Du kích, lợi dụng điểm mạnh của địa nthế.

- Tổ chứ: quy mô, có sự chuẩn bị chu đáo.

- Được nhân dân ủng hộ.
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top