Hide Nguyễn
Du mục số
- Xu
- 1,943
- Đó thường là giải pháp cuối cùng khi gần như không còn cách nào khác để đoạt lại bóng. Đối với một số cầu thủ, những cú xoạc bóng đã trở thành “thương hiệu” riêng.
Xoạc bóng là một trong những vũ khí không thể thiếu của bất kỳ hậu vệ hoặc tiền vệ phòng ngự nào luôn muốn giành chiến thắng trong những pha tranh chấp tay đôi. Dirk Marcellis, hậu vệ trẻ của PSV và đội tuyển Hà Lan, là một trong những người như vậy. Đó kỹ năng được sử dụng thường xuyên trong suốt trận đấu. Cầu thủ thực hiện cú xoạc với chân đưa lên phía trước hướng vào trái bóng (hợp lệ) thay vì nhắm vào đối phương (phạm lỗi). Điều này có nghĩa là cầu thủ phải chạm bóng trước đã. Nếu người xoạc bóng còn va chạm với đối phương sau khi đã xoạc trúng bóng, đó vẫn là một tình huống không phạm luật. Nhưng ngược lại, nếu xoạc vào chân đối thủ trước, trọng tài sẽ thổi phạt.
Muôn hình, muôn vẻ
Dù chỉ với mục đích đơn giản là truy cản, đoạt hoặc phá trái bóng ra khỏi tầm kiểm soát của đối phương nhưng xoạc bóng lại có rất nhiều kiểu khác nhau. Kiểu thông dụng nhất là cầu thủ chạy song song, áp sát vào đối thủ đang có bóng và thực hiện cú xoạc. Kiểu này thường được những cầu thủ như Tony Adams, Jaap Stam, Sergio Ramos hay Dirk Marcellis thực hiện thuần thục. Trường hợp cần chặn đối phương lại trong những pha đối đầu trực diện, nếu cú xoạc được thực hiện hoàn hảo, người xoạc bóng ở thế chủ động sẽ đứng dậy trước và chiếm được quyền kiểm soát bóng. Những chuyên gia xoạc bóng - đánh chặn kiểu này có Danny Blind, Frank de Boer, hay Giovanni van Bronckhorst.
.
Cú xoạc bóng, "vũ khí tối thượng" của nghệ thuật phòng ngự
Những hậu vệ Italia lại thích kiểu cắt kéo. Tình huống này được người xoạc bóng thi triển từ một bên, một chân xoạc vào bóng trước, chân còn lại dùng để đốn ngã đối phương. Nguy hiểm hơn cả vẫn là những cú xoạc bóng “kiểu châu Phi”: Cầu thủ xoạc bóng bằng cả hai chân cùng lúc. Tình huống này thường dẫn đến hậu quả nghiêm trọng cho đối phương song đôi lúc cũng khiến chính người chủ động xoạc bị đau nếu gặp đối thủ “quái” hơn, chủ động tránh cú xoạc trước khi đáp trả bằng tiểu xảo. Với những lỗi xoạc bóng kiểu này, như Edgar Davids vẫn hay dùng, trọng tài thường rút thẻ, nhẹ thì cảnh cáo, nặng có thể đuổi khỏi sân.
Những chuyên gia
Ở thập niên 70 của thế kỷ, bóng đá Hà Lan có Johan Neeskens được xem là chuyên gia xoạc bóng. Mạnh mẽ và kỹ thuật, những cú xoạc của “Johan Đệ nhị” luôn đem lại cho khán giả sự phấn khích không thua kém gì các tình huống đột phá của Johan Cruyff. Mỗi khi ông bắt đầu đuổi theo cầu thủ đối phương và vào bóng, các CĐV trên sân lại hò hét ầm ĩ và phần còn lại của đội bóng cũng phấn khích theo.
Frank de Boer có kỹ năng xoạc bóng khá hoàn hảo nhưng hiếm khi sử dụng đến. Tầm nhìn và khả năng chọn vị trí của De Boer giúp anh chơi đẹp đến mức có thể. Còn theo Dirk Marcellis thì ngày nay không có những chuyên gia kiểu như Neeskens hay De Boer. Hầu hết các cầu thủ đều biết cách thực hiện, nhưng ở đội tuyển Hà Lan, chỉ có Mark van Bommel và Nigel de Jong sử dụng thường xuyên. Đa số đều chỉ có thể xoạc từ một trong hai phía, trái hoặc phải, thay vì cả hai.
Không phải ngẫu nhiên mà lối chơi thông minh của Marcellis được so sánh với Frank de Boer. Cũng như De Boer, Marcellis nghĩ rằng cú xoạc bóng chỉ là một biện pháp khẩn cấp. “Bạn chỉ nên sử dụng nó khi đã quá chậm hoặc đó là phương sách cuối cùng. Khi quyết định xoạc bóng, bạn chấp nhận đó là một tình huống 5 ăn 5 thua, hoặc sẽ giành được bóng, hoặc sẽ bị đối phương sẽ vượt qua”, hậu vệ của PSV chia sẻ.
Wiel Coerver, cựu HLV của NEC Nijmegen và Feyenoord Rotterdam, người có biệt danh là “Albert Einstein của bóng đá”, sau khi phát triển phương pháp huấn luyện mang tên ông, từng viết hẳn một cuốn sách huấn luyện về xoạc bóng để dạy các cầu thủ.
(TT&VH cuối tuần).
Xoạc bóng là một trong những vũ khí không thể thiếu của bất kỳ hậu vệ hoặc tiền vệ phòng ngự nào luôn muốn giành chiến thắng trong những pha tranh chấp tay đôi. Dirk Marcellis, hậu vệ trẻ của PSV và đội tuyển Hà Lan, là một trong những người như vậy. Đó kỹ năng được sử dụng thường xuyên trong suốt trận đấu. Cầu thủ thực hiện cú xoạc với chân đưa lên phía trước hướng vào trái bóng (hợp lệ) thay vì nhắm vào đối phương (phạm lỗi). Điều này có nghĩa là cầu thủ phải chạm bóng trước đã. Nếu người xoạc bóng còn va chạm với đối phương sau khi đã xoạc trúng bóng, đó vẫn là một tình huống không phạm luật. Nhưng ngược lại, nếu xoạc vào chân đối thủ trước, trọng tài sẽ thổi phạt.
Muôn hình, muôn vẻ
Dù chỉ với mục đích đơn giản là truy cản, đoạt hoặc phá trái bóng ra khỏi tầm kiểm soát của đối phương nhưng xoạc bóng lại có rất nhiều kiểu khác nhau. Kiểu thông dụng nhất là cầu thủ chạy song song, áp sát vào đối thủ đang có bóng và thực hiện cú xoạc. Kiểu này thường được những cầu thủ như Tony Adams, Jaap Stam, Sergio Ramos hay Dirk Marcellis thực hiện thuần thục. Trường hợp cần chặn đối phương lại trong những pha đối đầu trực diện, nếu cú xoạc được thực hiện hoàn hảo, người xoạc bóng ở thế chủ động sẽ đứng dậy trước và chiếm được quyền kiểm soát bóng. Những chuyên gia xoạc bóng - đánh chặn kiểu này có Danny Blind, Frank de Boer, hay Giovanni van Bronckhorst.
.
Cú xoạc bóng, "vũ khí tối thượng" của nghệ thuật phòng ngự
Những hậu vệ Italia lại thích kiểu cắt kéo. Tình huống này được người xoạc bóng thi triển từ một bên, một chân xoạc vào bóng trước, chân còn lại dùng để đốn ngã đối phương. Nguy hiểm hơn cả vẫn là những cú xoạc bóng “kiểu châu Phi”: Cầu thủ xoạc bóng bằng cả hai chân cùng lúc. Tình huống này thường dẫn đến hậu quả nghiêm trọng cho đối phương song đôi lúc cũng khiến chính người chủ động xoạc bị đau nếu gặp đối thủ “quái” hơn, chủ động tránh cú xoạc trước khi đáp trả bằng tiểu xảo. Với những lỗi xoạc bóng kiểu này, như Edgar Davids vẫn hay dùng, trọng tài thường rút thẻ, nhẹ thì cảnh cáo, nặng có thể đuổi khỏi sân.
Những chuyên gia
Ở thập niên 70 của thế kỷ, bóng đá Hà Lan có Johan Neeskens được xem là chuyên gia xoạc bóng. Mạnh mẽ và kỹ thuật, những cú xoạc của “Johan Đệ nhị” luôn đem lại cho khán giả sự phấn khích không thua kém gì các tình huống đột phá của Johan Cruyff. Mỗi khi ông bắt đầu đuổi theo cầu thủ đối phương và vào bóng, các CĐV trên sân lại hò hét ầm ĩ và phần còn lại của đội bóng cũng phấn khích theo.
Frank de Boer có kỹ năng xoạc bóng khá hoàn hảo nhưng hiếm khi sử dụng đến. Tầm nhìn và khả năng chọn vị trí của De Boer giúp anh chơi đẹp đến mức có thể. Còn theo Dirk Marcellis thì ngày nay không có những chuyên gia kiểu như Neeskens hay De Boer. Hầu hết các cầu thủ đều biết cách thực hiện, nhưng ở đội tuyển Hà Lan, chỉ có Mark van Bommel và Nigel de Jong sử dụng thường xuyên. Đa số đều chỉ có thể xoạc từ một trong hai phía, trái hoặc phải, thay vì cả hai.
Không phải ngẫu nhiên mà lối chơi thông minh của Marcellis được so sánh với Frank de Boer. Cũng như De Boer, Marcellis nghĩ rằng cú xoạc bóng chỉ là một biện pháp khẩn cấp. “Bạn chỉ nên sử dụng nó khi đã quá chậm hoặc đó là phương sách cuối cùng. Khi quyết định xoạc bóng, bạn chấp nhận đó là một tình huống 5 ăn 5 thua, hoặc sẽ giành được bóng, hoặc sẽ bị đối phương sẽ vượt qua”, hậu vệ của PSV chia sẻ.
Wiel Coerver, cựu HLV của NEC Nijmegen và Feyenoord Rotterdam, người có biệt danh là “Albert Einstein của bóng đá”, sau khi phát triển phương pháp huấn luyện mang tên ông, từng viết hẳn một cuốn sách huấn luyện về xoạc bóng để dạy các cầu thủ.
(TT&VH cuối tuần).