Trang Dimple
New member
- Xu
- 38
Liên Xô sụp đổ đã đi vào lịch sử như một hồi chuông cuối cùng đánh dấu sự chấm dứt đối đầu hai cực Đông - Tây trong suốt thời kỳ chiến tranh lạnh. Trong tâm tưởng của mọi người dân trên hành tinh đan xen những dòng suy nghĩ, hy vọng và lo âu về tương lai của một thế giới mới với nhiều bất trắc, khó đoán định.
Thế giới sẽ đi về đâu khi mà trật tự quốc tế cũ đã tan rã nhưng trật tự quốc tế mới chưa kịp hình thành ? Ai sẽ là người điều khiển cơ cấu quyền lực mới này? Nếu như trước kia, Liên Xô là một đối trọng có thể kiềm chế Mỹ, thì ngày nay, với việc Liên Xô tan rã, liệu Mỹ với lợi thế tạm thời là một siêu cường duy nhất, có sức mạnh lớn về quân sự, có thể làm mưa làm gió trên vũ đài quốc tế không ? Còn Trung Quốc, Nhật Bản, Nga thì sao ? Họ sẽ tìm thấy chỗ đứng của mình ở đâu trong trật tự thế giới mới đó ? Với một tứ giác thay đổi hoàn toàn hình thù so với trước, thế giới mới sẽ là thế giới hoà bình, ổn định, phát triển hay sẽ đứng trước những đối đầu mới của một cuộc chiến tranh lạnh khác ?
Bài viết này cố gắng phân tích những chuyển động mới của tứ giác chiến lược trong thời kỳ sau chiến tranh lạnh và tác động của nó đối với bức tranh thế giới chung.
Vị trí Mỹ, Trung, Nhật, Nga sau chiến tranh lạnh.
Sau chiến tranh lạnh, Nga là nước thay đổi nhiều nhất. Với sự tan rã của Liên bang Xô Viết, nước Nga đã thay chỗ cho Liên Xô, kế thừa phần lớn tiềm lực kinh tế, khoa học - kỹ thuật, nhất là tiềm lực quân sự hùng hậu với kho vũ khí khổng lồ. Song bức tranh về nước Nga bi thảm chưa tìm thấy. Tình trạng khủng hoảng trầm trọng và kéo dài về chính trị, kinh tế - xã hội và cuộc nội chiến Tresnia càng làm Nga suy yếu. Đặc biệt những sai lầm trong chiến lược đối ngoại đã làm cho uy tín quốc tế của Nga bị giảm sút nghiêm trọng, ảnh hưởng đến quan hệ giữa Nga với ba nước trong tứ giác chiến lược. Từ chỗ là một siêu cường đối trọng với Mỹ, có quyền chi phối đời sống quốc tế trong trật tự hai cực, nước Nga ngày nay không còn là mối đe doạ đối với ba nước kia. Vị thế của Nga trong tứ giác chiến lược đã tụt xuống ở mức thấp nhất.
Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa loại bỏ Nga ra khỏi cấu trúc an ninh khu vực. Cho dù đang gặp khó khăn, Nga vẫn là một quốc gia Âu - A' có nhiều tiềm năng về tài nguyên, khoa học - công nghệ, có lực lượng quân sự mạnh và kho vũ khí hạt nhân khổng lồ, hỗ trợ cho việc thực hiện mục tiêu toàn cầu. Chủ nghĩa dân tộc Nga không cho phép Nga cứ tiếp tục xuống dốc, trái lại luôn mách bảo Nga rằng cần phải từng bước lấy lại vị thế quốc tế của mình. Chìa khoá cho việc cải thiện vị thế quốc tế của Nga nằm trong sự điều chỉnh chiến lược cả đối nội lẫn đối ngoại. Về mặt đối nội, nước Nga đã đề ra những biện pháp để trước mắt thoát khỏi cuộc khủng hoảng hiện nay, và sau đó, mới đưa nước Nga tiến lên. Về mặt đối ngoại, Nga chủ trương xây dựng một trật tự thế giới đa cực, củng cố quan hệ với Trung Quốc, Đông Nam A', Â'n Độ, các nước Trung A'... nhằm có được một môi trường an ninh thuận lợi và tranh thủ sự giúp đỡ về tài chính của các nước để giúp cho Nga phục hồi. Sự điều chỉnh chiến lược của Nga cùng với những sức mạnh đang tiềm ẩn của họ khiến người ta không thể không tính đến một nước Nga trong tương lai, đó là khi "con gấu trắng thức dậy", phục hồi địa vị cường quốc Âu - A' thực sự của mình. Sự có mặt tiếp tục của Nga ở khu vực góp phần đảm bảo cân bằng giữa các cường quốc, ngăn cản không cho cường quốc nào vươn lên thành bá quyền khu vực.
Nhật Bản là một nước có nền kinh tế phát triển với trình độ khoa học - kỹ thuật và công nghệ cao và là một trong những nước vươn lên dần dần ở vị trí lãnh đạo về kinh tế, có thể thay thế Mỹ trong một số lĩnh vực. Nhật Bản đã trở thành nước đầu tư lớn nhất ở khu vực Châu A' - Thái Bình Dương (CA-TBD). Nếu kim ngạch nhập khẩu trong năm 1990 của Mỹ đối với khu vực này là 129,32 tỷ USD, thì của Nhật đã là 129,22 tỷ USD. Nhật trở thành nước viện trợ lớn nhất cho CA-TBD (1). Một thời gian dài trong chiến tranh lạnh, đường lối ngoại giao Nhật là theo đuôi Mỹ. Kết thúc chiến tranh lạnh, với sự tan rã của Liên Xô, phương Tây mất đi địch thủ chung, làm cho chất keo gắn bó quan hệ Mỹ - Nhật bị lung lay. Điều này đã tác động mạnh đến Nhật Bản. Mối quan hệ thù địch Mỹ - Xô mất đi khiến cho mâu thuẫn giữa các nước phương Tây, đặc biệt là Mỹ - Nhật lại nổi lên. Một là vấn đề thâm hụt trong cán cân buôn bán. Hai là cuộc đấu tranh giữa Mỹ và Nhật nhằm giành quyền chủ đạo kinh tế ở khu vực CA-TBD. Trong bối cảnh Liên Xô tan rã, Mỹ rút lui khỏi khu vực Đông A', Nhật cho rằng với sức mạnh kinh tế của mình, đây là cơ hội để xác lập lại vai trò cường quốc khu vực. Xuất phát từ những lợi ích quốc gia và mục tiêu chiến lược đó, Nhật Bản đã trở nên năng động hơn, tích cực và độc lập hơn trong đường lối ngoại giao và trong quan hệ với Mỹ. Nhưng do còn nhiều giới hạn và bản thân lại vấp phải sự đối kháng của các nước lớn đặc biệt là Trung Quốc, nhân tố cản trở nhiều nhất đối với Nhật trong việc thực hiện quyền bá chủ ở CA-TBD, nên Nhật không thể không dựa vào Mỹ để kiềm chế Trung Quốc. Ngoài ra về mặt kinh tế, Mỹ, Nhật có mối quan hệ nương tựa lẫn nhau. Mỹ là thị trường xuất khẩu và là nơi đầu tư lớn nhất của Nhật Bản. Sự phụ thuộc kinh tế của Nhật vào Mỹ lớn đến mức Nhật không thể tách rời Mỹ và thực chất vẫn phải dựa vào Mỹ. Do đó Nhật khó có khả năng giữ vị trí lãnh đạo.
Trung Quốc là một trong số quốc gia lớn nhất ở khu vực CA-TBD về mặt địa lý và dân số. Trải qua 40 năm xây dựng, Trung Quốc có một vị trí đáng kể trên thế giới, đặc biệt là sau gần 20 năm cải cách mở cửa (từ 1978 đến nay), Trung Quốc đã đạt những thành tựu lớn trong phát triển kinh tế. Về phương diện an ninh quốc gia, lần đầu tiên kể từ khi CHND Trung Hoa ra đời năm 1949, Trung Quốc không có mối đe doạ nào từ bên ngoài. Sự rút lui của Liên Xô ở Đông Nam A' đã mang lại môi trường bên ngoài hoà bình vững chắc nhất mà Trung Quốc chưa từng có được trong thế kỷ qua. Trung Quốc đặt mục tiêu đến thế kỷ 21 sẽ trở thành một cường quốc kinh tế, chính trị, quân sự, từ đó xác lập địa vị chính trị để giành vị trí xứng đáng trong một trật tự thế giới mới đang hình thành (2). sau khi Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, Trung Quốc đã nhiều lần tuyên bố "phản đối thế giới một cực do Mỹ thống trị" (3).
Chiến tranh lạnh kết thúc đã loại bỏ gánh nặng về một cuộc đối đầu quân sự của Mỹ với một đối thủ có sức mạnh khác. Mỹ có ưu thế tạm thời là siêu cường duy nhất nhưng sức mạnh của Mỹ đã bị suy giảm tương đối, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế. Mặc dù nền kinh tế Mỹ vẫn còn là mạnh nhất nhưng Nhật Bản đã trở thành một cường quốc kinh tế thế giới có thể sánh ngang với Mỹ. Còn Trung Quốc chỉ cần đạt 1/4 GNP tính theo đầu người của Mỹ thì tổng GNP sẽ lớn hơn tổng GNP của Mỹ. Những giới hạn kinh tế đã cản trở Mỹ tiếp tục đóng vai trò bá quyền trên thế giới. Vị trí lãnh đạo của Mỹ đang bị thách thức. Tuy nhiên, Nhật Bản vẫn chỉ là anh khổng lồ về kinh tế, khó có thể thay thế vị trí lãnh đạo bá quyền của Mỹ. Trung Quốc cũng còn lâu mới đạt vị trí đó nên Mỹ ít nhất ở thời điểm này vẫn được xem như là nắm vai trò lãnh đạo (4).
Rõ ràng, sau chiến tranh lạnh, sự ra đi của một siêu cường, sự suy yếu tương đối về thực lực của Mỹ, sự trỗi dậy của Nhật, Trung Quốc... đã làm thay đổi cơ bản bộ mặt thế giới, phá vỡ thế cân bằng Xô - Mỹ trước đây. Nhân loại đứng trước những cơ hội và thách thức mới. Nguy cơ chiến tranh đã bị đẩy lùi song cuộc chạy đua về kinh tế đang trở thành thách thức lớn nhất đối với an ninh quốc gia. Điều đó đòi hỏi mỗi quốc gia nếu không muốn tự loại mình khỏi vòng đua thì phải tập trung ưu tiên phát triển kinh tế, tăng cường thực lực bản thân để tìm chỗ đứng xứng đáng trong một trật tự thế giới mới. Muốn thực hiện được mục tiêu này, các quốc gia cần phải duy trì hoà bình ổn định và hợp tác với nhau. Chính vì vậy, sau chiến tranh lạnh, xuất hiện một số xu thế chính: Toàn cầu hoá, khu vực hoá nền kinh tế thế giới, hoà bình và hợp tác để cùng nhau phát triển. Tuy nhiên, những mâu thuẫn về lợi ích quốc gia luôn là nhân tố phá vỡ sự ổn định.
Với một vị thế nổi trội, Mỹ không hề có ý định từ bỏ vị trí lãnh đạo thế giới của mình. Chiến lược của Mỹ là chấn hưng trong nước, ngăn chặn các đối thủ tiềm tàng và sự xuất hiện của các siêu cường mới đe doạ vị trí siêu cường và lãnh đạo của Mỹ. Nhưng các cường quốc khác, dù là đã suy yếu hay mới nổi lên, không dễ chấp nhận mô hình trật tự thế giới như vậy. Trong bối cảnh đó, cuộc đấu tranh cho một trật tự thế giới đa cực đã hình thành. Các cường quốc thế giới đang trong quá trình vừa hợp tác vừa đấu tranh, cạnh tranh với nhau và ra sức tập hợp lực lượng, để từ đó xác lập vai trò, vị trí có lợi nhất cho mình. Ơ châu A', nổi lên vai trò của Nhật và Trung Quốc. Tuy nhiên, cũng phải thừa nhận rằng sau chiến tranh lạnh, nước có khả năng thách thức lớn nhất đối với địa vị thống trị của Mỹ là Trung Quốc. Vì vậy, cơ cấu quyền lực mới sẽ chịu sự điều khiển chủ yếu của mối quan hệ qua lại Trung - Mỹ.
Do tác động của những xu thế trên, những chuyển động mới trong tứ giác Mỹ, Trung, Nhật, Nga đã xuất hiện.
1. Các nước kiềm chế lẫn nhau không cho một nước nào vươn lên làm bá chủ khu vực:
Trung Quốc - xây dựng quan hệ đối tác chiến lược với Nga hướng tới thế kỷ 21 và đấu tranh cho một trật tự thế giới đa cực.
Với nhận thức trật tự thế giới một cực là mối đe doạ và cho rằng sự tan rã của kỷ nguyên hai cực phải mở đường cho một trật tự đa cực, Trung Quốc có lợi ích tìm kiếm sự hợp tác với các cường quốc khác trong cuộc đấu tranh cho một trật tự thế giới đa cực. Và muốn thế, Trung Quốc phải thi hành chính sách cân bằng sức mạnh, kiềm chế lại Mỹ. Người bạn đồng hành của Trung Quốc vừa là Nhật Bản vừa không phải là Nhật Bản, vì mặc dù hai nước này đều có lợi ích chung chống lại trật tự một cực do Mỹ đứng đầu nhưng mâu thuẫn lớn hơn là cả hai đều có ý đồ tranh giành vai trò cường quốc khu vực ở đây. Nên trong quan hệ với Nhật, Trung Quốc vừa hợp tác với Nhật để kiềm chế Mỹ, vừa hợp tác với Mỹ để kiềm chế Nhật. Trong khi đó một nước Nga suy yếu đang cần hoà bình, ổn định, cần ngoại tệ, cần sự giúp đỡ từ bên ngoài để phát triển kinh tế và có được mối quan hệ thân thiện với các nước láng giềng sẽ không phải là mối đe doạ lợi ích của Trung Quốc; mà ngược lại Trung Quốc có thể khai thác những cái Nga cần để đẩy mạnh cải thiện quan hệ với Nga. Điều này rất phù hợp với lợi ích của Trung Quốc, nước đang rất cần mua vũ khí của Nga để hiện đại hoá quân đội.
Về phía Nga, trong bối cảnh bị Mỹ và phương Tây o ép về an ninh, Nga đã tăng cường hợp tác với Trung Quốc, một cường quốc đang nổi lên để Nga đối phó lại với sức ép của Mỹ và phương Tây trong việc mở rộng NATO sang phía Đông. Một điểm song trùng lợi ích nữa là Nga không chấp nhận thế giới một cực dưới sự chỉ đạo của Mỹ. Nga cho rằng Mỹ không phải là đồng minh của Nga trong tương lai (5). Trong thời gian tới, Trung Quốc được coi là đồng minh không chính thức của Nga. Trung Quốc là một trong những bạn hàng chủ yếu của Nga, mua nhiều vũ khí của Nga. Cả hai nước đều tìm cách đảm bảo an ninh cho hậu phương của mình, đã ký hiệp định về hoạch định biên giới và cắt giảm quân đội ở khu vực biên giới. Vì những lẽ đó, cả Nga và Trung Quốc đều có nhu cầu dựa vào nhau, hợp tác với nhau để phát huy tiềm năng sẵn có của mỗi bên, khắc phục những khó khăn, tạo sự cân bằng sức mạnh, giải toả vòng vây kiềm chế của Mỹ, nâng cao vị thế của từng nước trên trường quốc tế. Đó là những lý do dẫn tới việc tháng 4/1996 trong chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Nga B. Eltsin, Nga và Trung Quốc đã ký tuyên bố chung "xây dựng quan hệ đối tác chiến lược hướng tới thế kỷ 21" và tháng 4/1997 vừa qua, Nga - Trung đã ký "Tuyên bố Nga - Trung về thế giới đa cực và thiết lập trật tự thế giới mới". Tuyên bố chung này nêu rõ: hai bên bày tỏ mối quan tâm về ý đồ mở rộng và tăng cường các khối quân sự, vì xu thế đó có thể tạo ra mối đe doạ đối với an ninh của các nước, làm tăng thêm tình hình căng thẳng trong khu vực và trên thế giới", "các nước không phân biệt lớn, nhỏ, giàu, nghèo, đều là những thành viên bình đẳng của cộng đồng quốc tế, bất kỳ nước nào cũng không được tìm kiếm bá quyền, thi hành chính trị cường quyền, lũng đoạn công việc quốc tế". Tuyên bố chung, tuy không chỉ đích danh Mỹ, nhưng thực chất là lời cảnh báo đối với tham vọng bá chủ toàn cầu của Mỹ (6).
Bên cạnh xây dựng "đối tác chiến lược với Nga", Trung Quốc cũng cải thiện nhanh chóng quan hệ với Pháp. Tháng 5/1997 vừa qua, trong chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Chirắc, hai bên đã ký tuyên bố chung nêu rõ quan điểm hai nước đối với tình hình khu vực và thế giới, trong đó nhấn mạnh yếu tố thế giới đa cực sau chiến tranh lạnh. Sở dĩ quan hệ hai bên được thúc đẩy, ngoài những lý do về kinh tế còn có lý do là cả hai đều muốn có vị trí cao hơn trên trường quốc tế, chủ trương thế giới đa cực sau chiến tranh lạnh nhằm thoát khỏi sự chi phối, khống chế của Mỹ.
Một thành công nữa trong tập hợp lực lượng là Trung Quốc duy trì được quan hệ tốt đẹp với Liên minh châu Âu. Tháng 11/1996 Liên minh châu Âu đưa ra "Chiến lược mới của Liên minh châu Âu với Trung Quốc", từng bước cụ thể hoá chính sách lâu dài của Liên minh đối với Trung Quốc.
Quan hệ Trung - Â'n, Trung - Đông Nam A' cũng có những chuyển biến tích cực. Trong chuyến thăm Â'n Độ của Chủ tịch Giang Trạch Dân vừa qua, Trung Quốc đã ký với Â'n Độ Hiệp định xây dựng những biện pháp gây dựng lòng tin trên lĩnh vực quân sự ở biên giới hai nước. Đối với các nước ASEAN, Trung Quốc đã đạt được nhận thức chung "gác lại bất đồng, cùng nhau phát triển". Tháng 7/1996, Trung Quốc đã trở thành nước đối thoại toàn diện của ASEAN.
Những hoạt động đối ngoại của Trung Quốc, đặc biệt Tuyên bố chung Trung - Nga, Trung - Pháp cho thấy rõ Trung Quốc đang nỗ lực liên kết, tranh thủ lực lượng có lợi cho Trung Quốc, phân hoá phương Tây, phá thế bao vây của Mỹ.
Mỹ triển khai chiến lược toàn cầu và nâng cấp hiệp ước an ninh với Nhật.
Những hoạt động xác lập vị trí của Trung Quốc ở khu vực và thế giới đã đe doạ lợi ích của Mỹ. Mỹ có những lý do khách quan để triển khai ý đồ kiềm chế Trung Quốc. Từ chỗ rút lui sự có mặt ở khu vực Đông Nam A', Mỹ đã quyết định duy trì 100.000 quân ở Thái Bình Dương, không rút quân khỏi Nhật Bản và Hàn Quốc. Mỹ đang tăng cường, củng cố và nâng cấp các quan hệ song phương nhằm thiết lập một "vành đai đen" bao vây Trung Quốc. Năm 1991 Mỹ đưa ra "cơ cấu an ninh nan quạt" ở khu vực này. Sau khi nhậm chức Tổng thống, B. Clinton đã thừa kế, bổ sung và hình thành quan niệm "Cộng đồng Thái Bình Dương mới". Cuối năm 1994, Mỹ đưa ra chiến lược "dính líu và mở rộng". Tháng 5/1996, bộ trưởng quốc phòng Mỹ W. Peri lần đầu tiên nêu rõ "chiến lược phòng thủ có tính chất ngăn chặn" nhưng một khi mối đe doạ mới xuất hiện thì Mỹ sẽ chuyển sang răn đe (7). Tháng 3/1996 nhằm răn đe Trung Quốc, Mỹ đã đưa hai tàu sân bay vào eo biển Đài Loan. Mặc dù Nhật Bản đang là thách thức đối với Mỹ về kinh tế, nhưng Mỹ đã coi Nhật Bản có tầm quan trọng sống còn đối với lợi ích an ninh kinh tế của Mỹ ở CA-TBD. Tương lai không chắc chắn ở Đông A' đòi hỏi Mỹ phải tiếp tục duy trì quan hệ đồng minh với Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippin, Thái Lan, Australia... , tăng cường sự hiện diện ở Đông Nam A', can thiệp vào công việc nội bộ của Trung Quốc ở Đài Loan, Hồng Kông, Tây Tạng.
Về phía Nhật Bản, chiến tranh lạnh kết thúc cùng với sự suy yếu của Mỹ đã tạo điều kiện cho Nhật Bản có cơ hội để đóng vai trò lớn hơn ở khu vực. Trung Quốc trở thành nhân tố ngăn cản tham vọng của Nhật Bản và do đó Nhật Bản coi Trung Quốc là đối thủ chủ yếu cần phải kiềm chế. Tuy có mâu thuẫn nhưng Nhật vẫn có lợi ích hợp tác với Mỹ vì điều đó sẽ giúp cho Nhật Bản không những thực hiện ý đồ kiềm chế Trung Quốc, cân bằng với Trung Quốc và Nga mà còn nhằm đối phó với những bất trắc có thể xảy ra ở bán đảo Triều Tiên và cả biển Đông. Tình hình trên đòi hỏi Nhật Bản cần phải xây dựng lại mối quan hệ Nhật - Mỹ.
Tháng 4/1996, Tổng thống Mỹ B. Clinton và Thủ tướng Nhật Hashimoto đã ký kết một tuyên bố chung xác nhận tầm quan trọng của liên minh quân sự giữa hai nước để đảm bảo an ninh và thịnh vượng cho khu vực CA-TBD và tiếp theo, tuyên bố sửa đổi Hiệp ước an ninh, mở rộng phạm vi phòng thủ ra tận những vùng xung đột đe doạ đến lợi ích an ninh của hai nước. Rõ ràng, một trong những mục tiêu của Hiệp ước an ninh sửa đổi này là nhằm đối phó với việc triển khai chiến lược của Trung Quốc ở khu vực CA-TBD, ngoài ra, Mỹ còn có ý đồ kiềm chế cả Nhật nữa.
Cùng với việc nâng cấp Hiệp ước an ninh, Mỹ và các nước thành viên NATO còn chủ trương "Đông tiến" nhằm kiềm chế Nga, không cho Nga ngóc đầu dậy, phục hồi địa vị cường quốc Âu - A' của mình. Biểu hiện mới nhất là việc khối NATO, bất chấp sự phản đối của Nga, đã quyết định kết nạp thêm ba thành viên mới ở Đông Âu là Ba Lan, Séc và Hunggari. Lợi dụng sự suy yếu của Nga, Mỹ đã ép Nga phải chấp nhận mở rộng NATO sang phía Đông. Kết quả là, ngày 21/3/1997 tại cuộc họp thượng đỉnh ở Helsinki, Mỹ và Nga đã ký 5 bản thoả ước trong đó có thoả thuận Nga và NATO sẽ tiếp tục thương thuyết một khế ước về hợp tác an ninh. Tổng thống Nga cũng phải thừa nhận việc NATO mở rộng này là không thể tránh khỏi (8).
Trên cơ sở những động thái quan trọng như vậy, một số nhà nghiên cứu cho rằng dường như thế giới nổi lên hai cực: Một bên là Trung Quốc - Nga, một bên là Mỹ - Nhật mà trụ cột của trật tự thế giới mới là Mỹ - Trung. Thực chất vấn đề này như thế nào, trước tiên, chúng ta hãy quan sát những chuyển động tiếp theo của các cặp quan hệ.
2. Các nước lớn tích cực hợp tác phối hợp giải quyết các bất đồng và xung đột khu vực, thoả hiệp trên một số vấn đề nhằm duy trì hoà bình ổn định.
Trước hết phải khẳng định quan hệ giữa các nước lớn đều chịu sự tác động, chi phối các xu thế lớn sau chiến tranh lạnh. Xu thế toàn cầu hoá, khu vực hoá đã làm tăng thêm sự phụ thuộc về lợi ích kinh tế giữa các nước trong khu vực nói chung và giữa các nước lớn nói riêng. Năm 1996 đã có hơn 200 công ty xuyên quốc gia của Mỹ đầu tư vào Trung Quốc với số vốn khoảng 20 tỷ USD. Năm 1995 thương mại Mỹ - Trung đạt gần 60 tỷ USD. Quan hệ thương mại Nhật - Trung năm 1995 đạt 55 tỷ USD (9). Mức độ phụ thuộc rất cao trong quan hệ kinh tế giữa các nước Mỹ, Nhật, Trung không cho phép họ xung đột với nhau, trái lại, buộc họ phải hợp tác và dính líu với nhau để giải quyết các bất đồng. Kiềm chế đối phương và tự kiềm chế mình là yêu cầu bắt buộc đối với các nước lớn ở khu vực hiện nay. Chính vì vậy, mặc dù quan hệ Trung - Mỹ, - Trung - Nhật, Nga - Mỹ, Nga - Nhật, Mỹ - Nhật... sau chiến tranh lạnh có những lúc rất căng thẳng, tưởng chừng như sắp bùng nổ thành chiến tranh nhưng đến phút chót các bên lại nhân nhượng, thoả hiệp và chiến tranh không xảy ra. Biểu hiện nổi bật nhất là:
- Quan hệ Trung - Mỹ, Trung - Nhật từ chỗ căng thẳng đã được chuyển sang đối thoại, cải thiện bằng việc Mỹ - Trung tiến hành cuộc gặp gỡ thượng đỉnh, xây dựng quan hệ chiến lược mang tính xây dựng và Nhật - Trung tiến hành các cuộc gặp gỡ cấp cao thống nhất quan điểm cải thiện quan hệ, gác bất đồng.
+ Trung - Mỹ: Từ nửa cuối năm 1996 cho đến nay quan hệ Trung - Mỹ đã có những chuyển biến tích cực, đúng như Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng ngoại giao Trung Quốc Tiền Kỳ Tham đánh giá: "Quan hệ Trung - Mỹ từ chỗ xáo động, lên xuống, dần dần đi theo hướng hoà dịu và ổn định, xuất hiện cơ hội cải thiện và phát triển hơn nữa" (10). Điều đó được thể hiện bằng việc trao đổi các đoàn thăm viếng qua lại, ký kết các hợp đồng kinh tế... Một trong những chuyển động đáng chú ý mang tính chiến lược là gần đây trong các cuộc tiếp xúc ngoại giao, hai bên đều bày tỏ quan điểm rằng, muốn xoá bỏ những quan hệ phiền nhiễu trong quan hệ Trung - Mỹ thì phải đứng ở tầm cao hơn và nhìn xa hơn, vì những lợi ích chung. Trước đây trong quan hệ với Mỹ, Trung Quốc dùng phương châm "tăng cường tin cậy, giảm bớt phiền hà, phát triển hợp tác, không gây đối đầu" nay sửa thành "mở rộng điểm đồng, tăng cường tin cậy, giảm bớt bất đồng, cùng tạo tương lai" (11). Còn phía Mỹ, từ chỗ coi sự phát triển và lớn mạnh của Trung Quốc là mối đe doạ đã chuyển sang nhận thức coi sự phát triển của Trung Quốc là phù hợp với lợi ích phát triển của Mỹ. Đặc biệt trong chuyến đi thăm Trung Quốc vừa qua, Tổng tham mưu trưởng Mỹ Shalikashvili đã đưa ra chính sách "dính líu toàn diện" với Trung Quốc, trong đó có đề cập đến việc xây dựng Trung Quốc trở thành một "đối tác chiến lược" của Mỹ, củng cố và tăng cường các cuộc tiếp xúc quân sự giữa hai nước. Đỉnh cao của việc biến những chủ trương trên thành hiện thực là cuộc gặp thượng đỉnh giữa Chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân và Tổng thống Mỹ Clinton diễn ra từ ngày 26/10/1997 đến 3/11/1997 tại Mỹ.
Tại cuộc gặp này, hai nước đã nhất trí sẵn sàng hợp tác để đáp ứng mọi thách thức và góp phần thúc đẩy sự phồn vinh trong vùng. Hai bên nhất trí đối thoại và tham khảo ý kiến cấp cao, mở rộng hợp tác về năng lượng và môi trường, hợp tác kinh tế và mậu dịch, hợp tác trên lĩnh vực hạt nhân, cùng làm cho hiệp ước cấm thử toàn diện có hiệu lực sớm nhất, khẳng định cam kết thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền... Mỹ và Trung Quốc tăng cường quan hệ quân sự, đồng ý ký một hiệp định quân sự nhằm xây dựng môi trường an ninh tốt hơn. Trung, Mỹ nhất trí ép Bắc Triều Tiên tham dự chính thức cuộc đàm phán 4 bên về một hiệp ước hoà bình ở Triều Tiên. Chủ tịch Giang Trạch Dân đảm bảo không bán công nghệ liên quan đến hạt nhân cho Iran, và Mỹ đồng ý huỷ bỏ lệnh cấm xuất khẩu kỹ thuật năng lượng hạt nhân cho Trung Quốc (12). Đây là cuộc gặp mang tính chất bước ngoặt lịch sử, đưa quan hệ Trung - Mỹ thoát ra khỏi thời kỳ bao vây, cô lập, chấm dứt cục diện phát triển không cân bằng trong mấy năm trước để bước vào một thời kỳ mới của việc thiết lập quan hệ "đối tác chiến lược mang tính xây dựng", chuẩn bị hướng tới thế kỷ 21.
Theo sự phân tích của một số học giả Trung Quốc và phương Tây, sở dĩ quan hệ Trung - Mỹ được cải thiện là do những nguyên nhân sau đây:
- Suốt cả một thời gian dài sau chiến tranh lạnh, Mỹ, Trung thi hành chính sách kiềm chế lẫn nhau không đem lại kết quả, trái lại, nó đã đi ngược lại lợi ích của hai bên là cần hoà bình, ổn định để tập trung phát triển kinh tế.
- Hơn nữa, trong quá trình đấu tranh đó, hai nước ngày càng nhận thức được tầm quan trọng của đối phương đối với mình.
Phía Trung Quốc nhận thức rằng cục diện thế giới hiện nay là "một siêu, đa cường". Thực lực và ảnh hưởng của Mỹ lớn hơn so với các cường quốc và các tập đoàn quốc gia khác. Mỹ có nền kinh tế mạnh, khoa học kỹ thuật tiên tiến, là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Trung Quốc. Việc cải thiện quan hệ với Mỹ sẽ làm cho kinh tế Trung Quốc ổn định, tạo thuận lợi cho Trung Quốc giành qui chế tối huệ quốc, gia nhập WTO, hợp tác các mặt buôn bán đầu tư, giảm được sức ép của Mỹ đối với các vấn đề tự do, dân chủ, nhân quyền, hạn chế tác động của Hiệp ước an ninh Nhật - Mỹ, cân bằng được cán cân lực lượng giữa Trung Quốc với Nga, Â'n Độ và nâng cao uy tín của Chủ tịch Giang Trạch Dân trên trường quốc tế (13). Một nhận thức quan trọng nữa là Trung Quốc cho rằng thế giới trong tương lai là một thế giới đa cực. Trung Quốc - Mỹ là hai quốc gia quan trọng trên thế giới. Mỹ là nước phát triển nhất thế giới và Trung Quốc là nước đang phát triển lớn nhất thế giới. Hoà bình ổn định và kinh tế phồn vinh của khu vực CA-TBD dựa vào việc xây dựng mối quan hệ bình thường giữa hai nước Trung - Mỹ (14). Bởi vậy, cải thiện và phát triển quan hệ Trung - Mỹ lành mạnh, ổn định, có hiệu quả, có tầm quan trọng và ý nghĩa chiến lược rất lớn đối với Trung Quốc.
Về phía Mỹ, với một Trung Quốc hơn 1,2 tỷ dân, ngày càng phát triển lớn mạnh về quân sự, đạt được những thành tựu to lớn về kinh tế và nhất là trong năm 1997 vừa qua Trung Quốc hoàn thành thắng lợi sứ mệnh thu hồi Hồng Kông và tiến hành thành công Đại hội Đảng Cộng sản 15, duy trì cục diện chính trị ổn định, tích cực triển khai chính sách ngoại giao toàn diện, tăng cường quan hệ với Nga, Pháp, Tây Âu ... thì Mỹ không thể không coi trọng Trung Quốc. Mỹ nhận thấy rằng đối đầu với Trung Quốc là không khôn ngoan. Việc lôi kéo Trung Quốc cùng chia xẻ lợi ích là tốt hơn. Bởi nếu Mỹ "thu phục" được Trung Quốc, Mỹ có thể thuyết phục Trung Quốc chấm dứt việc tăng cường bán vũ khí và kỹ thuật quân sự, ngừng đe doạ Đài Loan, giúp thuyết phục Bắc Triều Tiên ngừng đe doạ gây chiến tranh, cải thiện vấn đề nhân quyền, thực hiện tự do hoá kinh tế... Quan trọng hơn là thuyết phục Trung Quốc mở rộng thị trường. Hiện nay, Trung Quốc là thị trường lớn nhất trong số 10 thị trường lớn mới, chẳng những hiện nay Mỹ cần có, mà sang thế kỷ 21, nó vẫn rất quan trọng trong phát triển kinh tế Mỹ, nên Mỹ không thể bỏ qua. Chính quyền Clinton cũng nhận thấy nếu không thay đổi chính sách đối với Trung Quốc thì sự hợp tác Trung - Nga, Trung - Nhật, Trung - Pháp, Trung - Tây Âu... trong cuộc đấu tranh cho một trật tự thế giới đa cực sẽ là bất lợi cho Mỹ. Mỹ có thể nhận thấy hợp tác với Trung Quốc là nguồn hy vọng tốt đẹp nhất để Mỹ đảm bảo các quyền lợi và giá trị của mình.
+ Trung - Nhật: Sau những sự cố gây bất ổn định, đe doạ sự phát triển bình thường của quan hệ Trung - Nhật, cả Trung, Nhật đều xuất phát từ lợi ích phụ thuộc lẫn nhau, đều nhận thức được tầm quan trọng của quan hệ Trung - Nhật, nên đã gác bất đồng, đưa quan hệ Trung - Nhật trở lại quỹ đạo phát triển bình thường. Chiến lược của Nhật đối với Trung Quốc do thế hệ mới trong Đảng Dân chủ Tự do (LDP) chỉ đạo chính thức tìm cách chuyển từ đối lập sang hợp tác không liên minh, nhân kỷ niệm 25 năm hai nước lập quan hệ ngoại giao. Tiêu biểu cho chiều hướng trên là việc ngoại trưởng Ikeda dự lễ tuyên thệ của Hội đồng lập pháp lâm thời Hồng Kông bất chấp các ngoại trưởng Mỹ và Anh tuyên bố tẩy chay buổi lễ đó. Tiếp đến, tại Hội nghị cấp cao các nước phát triển công nghiệp ở Denver, Thủ tướng Hashimoto đã yêu cầu Mỹ để Trung Quốc tham gia Hội nghị này. Trong chuyến thăm Trung Quốc từ 15/7/1997, Tổng thư ký LDP Kato tuyên bố thông cảm với chính sách nhân quyền hiện hành của Trung Quốc và sẽ thiết lập chế độ hiệp thương định kỳ với Đảng Cộng sản Trung Quốc, để thúc đẩy quan hệ hai nước phát triển. Hành động trên của Nhật không chỉ cho thấy Nhật tìm cách cải thiện với Trung Quốc mà còn là dấu hiệu thể hiện Nhật muốn độc lập với Mỹ, không theo sự chỉ huy của Mỹ, chia tay với Mỹ trong vấn đề nhân quyền đối với Trung Quốc. Trong vấn đề Campuchia cũng vậy, Mỹ công khai ủng hộ Ranarith, trong khi đó, một ngày sau khi người phát ngôn Bộ ngoại giao Trung Quốc tuyên bố ủng hộ chính quyền Hunsen, Nhật Bản cũng tuyên bố ủng hộ chính quyền này. Trước ngày Chủ tịch Giang Trạch Dân thăm Mỹ, Thủ tướng Hashimoto quyết định sang thăm Trung Quốc sớm hơn dự định, cùng Trung Quốc ký một loạt hiệp định hợp tác kinh tế, tuyên bố chính sách mới đối với Trung Quốc, đó là: xây dựng lại mối quan hệ tin cậy lẫn nhau, kiên trì viện trợ kinh tế toàn diện, triển khai hợp tác ngoại giao, kiến lập thể chế đảm bảo an ninh (15). Đáp lại, tháng 11/1997 vừa qua, Thủ tướng Trung Quốc Lý Bằng đã đi thăm Nhật và lần đầu tiên đưa ra 5 nguyên tắc cơ bản chỉ đạo quan hệ Trung - Nhật. Theo nhận định của một học giả Trung Quốc: so sánh giữa "mối quan hệ bạn bè hợp tác chiến lược" Trung - Nga, "mối quan hệ bạn bè chiến lược có tính xây dựng" Trung - Mỹ và "quan hệ đồng minh Nhật - Mỹ" thì việc giữa hai nước Trung - Nhật lấy sự tin tưởng lẫn nhau làm tiền đề, đặt cơ sở chắc chắn cho mối quan hệ quốc gia trong thế kỷ 21 vốn đã trở thành đề tài cấp bách (16). Theo phân tích của nhiều học giả nước ngoài, có nhiều nhân tố chính trị, kinh tế đằng sau việc Nhật - Trung cải thiện quan hệ với nhau:
Về kinh tế: Trung Quốc sở dĩ cần Nhật là đối trọng để thúc đẩy Mỹ có thái độ hợp tác hơn, thu hút thêm đầu tư của Mỹ vào Trung Quốc và khuyến khích Mỹ nới lỏng một số trừng phạt sau sự kiện Thiên An Môn tháng 6/1989. Bên cạnh đó, Nhật cũng là nước viện trợ lớn nhất cho Trung Quốc. Trong giai đoạn từ 1974 - 1994 Nhật đã viện trợ cho Trung Quốc 16 tỷ USD. Từ 1996 - 1998 Trung Quốc sẽ nhận thêm 5,8 tỷ USD dưới hình thức ODA từ Nhật (17).
Đối với Nhật Bản, bên cạnh tâm lý lo ngại sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế, quân sự của Trung Quốc, họ cũng có nhu cầu hợp tác lớn đối với Trung Quốc. Nhật Bản muốn tìm kiếm một nền kinh tế phát triển hơn nữa và phát huy tác dụng trong các công việc quốc tế, thì cần phải dựa vào thị trường, tài nguyên nhân lực và vật lực của Trung Quốc. Chỉ có cùng nhau tạo ra sự ổn định và phồn vinh của khu vực CA-TBD mới có thể bảo vệ có hiệu quả lợi ích của hai bên (18). Hiện nay đầu tư trực tiếp của Nhật vào Trung Quốc là 4 tỷ USD, chỉ đứng sau đầu tư của Nhật vào Mỹ (19). Năm 1996 kim ngạch buôn bán hai bên lên đến hơn 60 tỷ USD. Nhật là bạn hàng lớn nhất của Trung Quốc trong 4 năm liên tục (20). Với lợi ích kinh tế như vậy, Nhật Bản tránh đối đầu quân sự trực tiếp với Trung Quốc, hướng quan hệ Trung - Nhật vào hợp tác hơn là bao vây. Vấn đề hoà nhập của Trung Quốc vào khu vực CA-TBD là vấn đề sống còn trong việc tạo môi trường an ninh cho phát triển kinh tế của Nhật trong tương lai.
Về an ninh chính trị: trong trào lưu thế giới mưu cầu hoà bình ổn định và phát triển, việc xây dựng trật tự thế giới đa cực không thể tách rời Trung Quốc và Nhật. Lợi ích chung trong việc chống lại "một cực" do Mỹ thống trị cùng với những giới hạn trong quan hệ Trung - Mỹ, Nhật - Mỹ là chất keo dính quan hệ Trung - Nhật.
Một lý do nữa là trong thời gian tới, hai nước đều có ưu thế riêng, không ai ép được ai, và quan hệ Trung - Nhật nằm trong bối cảnh quan hệ Mỹ - Nhật, Trung - Mỹ, Nhật - Nga được cải thiện, nên sự lựa chọn khôn ngoan nhất là tăng cường quan hệ hợp tác hữu hảo giữa hai nước chứ không phải là đối đầu nhau.
Những động thái trên một mặt cho thấy bản thân Mỹ, Nhật rất cần Trung Quốc và ngược lại, Trung Quốc cũng rất cần Mỹ, Nhật; mặt khác cũng cho thấy Mỹ, Nhật tuy liên kết với nhau, song cũng có giới hạn, vì bản thân Nhật về lâu dài không muốn núp dưới ô bảo trợ của Mỹ nữa, Mỹ cũng chưa thật yên tâm về ý đồ và tham vọng chính trị của Nhật, lo ngại Nhật sẽ tạo ảnh hưởng ở châu A', thách thức vị trí siêu cường của Mỹ.
Về kinh tế, Mỹ, Nhật mâu thuẫn với nhau hơn là hỗ trợ nhau, nhất là trên thị trường Trung Quốc. Để phát triển sức mạnh kinh tế của mình, Nhật Bản có chiến lược chiếm lĩnh thị trường châu A' và luôn chú ý tăng cường quan hệ kinh tế với Trung Quốc. Sau sự kiện Thiên An Môn 1989, Nhật vẫn tiếp tục viện trợ cho Trung Quốc, không đi theo một số nước phương Tây trừng phạt Trung Quốc. Hiện nay Trung Quốc đứng hàng đầu trong các nước nhận ODA của Nhật. Thị trường Trung Quốc có nhu cầu lớn về đầu tư và công nghệ cao nên cả Mỹ, Nhật, Tây Âu đều đang cạnh tranh quyết liệt ở thị trường nước này (21). Vì vậy Mỹ và Nhật vẫn phải cần Trung Quốc để kiềm chế nhau và ngược lại Trung Quốc cũng có thể lợi dụng được mâu thuẫn đó để phát triển quan hệ Trung - Mỹ, Trung - Nhật.
- Nga điều chỉnh chính sách đối ngoại theo hướng cân bằng Âu - A' bằng cách vừa xây dựng quan hệ đối tác chiến lược với Trung Quốc, vừa ký thoả ước với Mỹ và thoả hiệp về an ninh với NATO, tích cực cải thiện quan hệ với Nhật Bản và một số nước khác.
Mặc dù xây dựng đối tác chiến lược với Trung Quốc, nhưng quan hệ Nga - Trung cũng bộc lộ những giới hạn. Về mặt kinh tế, cả Trung Quốc và Nga đều cần phương Tây hơn cần nhau. Năm 1995 buôn bán Trung - Mỹ đạt 60 tỷ USD, gấp 10 lần buôn bán giữa Nga và Trung Quốc (22). Điều này không cho phép Trung Quốc liên minh với Nga chống Mỹ. Nước Nga nhận thức rằng không thể phó thác số phận mình vào cỗ xe do Trung Quốc lái. Điều đó cho thấy Nga vẫn còn nghi ngờ những ý đồ của Trung Quốc. Nga vẫn lo ngại khi Trung Quốc trở nên hùng mạnh về cả kinh tế và quân sự thì sẽ trở thành địch thủ và mối đe doạ an ninh cho Nga. Trước mắt Nga cần dựa vào Trung Quốc để khôi phục nước Nga, nhưng về tương lai Nga chủ trương phát triển quan hệ theo quan điểm đa cực, tránh thành lập các liên minh tay đôi, tay ba hay tay tư (23). Chính vì vậy, một mặt Nga vẫn tiếp tục đẩy mạnh quan hệ với Trung Quốc bằng việc duy trì các cuộc gặp gỡ cấp cao giữa hai bên, mặt khác, Nga đã ký thoả ước với Mỹ và thoả hiệp về an ninh với NATO để đánh đổi lấy việc Nga có tiếng nói trong NATO, trở thành thành viên của G7 và được phương Tây trợ giúp về kinh tế, và nhằm kiềm chế Trung Quốc. Ngoài ra, Nga còn tích cực cải thiện quan hệ với Nhật Bản. Tiếp theo cuộc gặp thượng đỉnh Trung - Mỹ ở Wasington, tổng thống Nga Eltsin và thủ tướng Nhật vừa kết thúc cuộc họp cấp cao tại Nga. Mục đích chuyến thăm này, ngoài việc tăng cường trao đổi quân sự, mở rộng hợp tác kinh tế giữa hai bên, về phía Nhật, còn nhằm cân bằng mối quan hệ Trung - Mỹ, và về phía Nga còn để đối phó với việc NATO mở rộng về phía Đông. Trong khi đó, Mỹ âm mưu sử dụng liên minh an ninh Nhật - Mỹ, ép Nga ký hiệp ước an ninh với NATO, nhằm ngăn chặn Trung Quốc và ngược lại cải thiện quan hệ với Trung Quốc nhằm ngăn chặn liên minh Nga - Nhật và tách Nga ra khỏi Trung Quốc để Nga không thể chơi con bài Trung Quốc chống lại việc mở rộng NATO, và để Trung Quốc không thể dùng Nga chống lại ảnh hưởng siêu cường duy nhất của Mỹ.
Tóm lại, quan hệ giữa các nước Mỹ, Trung, Nhật, Nga là một sự phụ thuộc, hợp tác, cạnh tranh đan xen lẫn nhau. Tất cả đều cần nhau và đều có những mâu thuẫn với nhau. Trung - Nga, Mỹ - Nhật tập hợp lực lượng để kiềm chế lẫn nhau, không cho bất cứ cường quốc nào vươn lên địa vị bá chủ toàn cầu, thế nhưng sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế, an ninh giữa Mỹ, Nhật với Trung Quốc; Mỹ, Nhật với Nga và giới hạn trong quan hệ Mỹ - Nhật, Trung - Nga không cho phép hình thành những liên minh chống nhau như thời kỳ chiến tranh lạnh. Thực chất đây là mối quan hệ vừa hợp tác, vừa kiềm chế, vì thế ít có khả năng Mỹ - Nhật, Trung - Nga nổi lên thành hai cực chống nhau và càng ít có khả năng Mỹ trở thành một cực. Với sự hợp tác Nhật - Trung, Trung - Nga, Nhật - Nga và sự mâu thuẫn Mỹ - Trung, Mỹ - Nhật, Mỹ - Nga, Mỹ khó có khả năng làm mưa làm gió trên vũ đài quốc tế. Ngược lại, với sự hợp tác Mỹ - Nhật, Mỹ - Nga, Nhật - Nga và sự mâu thuẫn Trung - Nhật, Trung - Nga, Trung - Mỹ, Trung Quốc cũng chẳng dễ gì vượt trội áp đảo được Mỹ. Với một mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau như vậy, trật tự thế giới đa cực ngày càng được khẳng định rõ nét. Đây là nhân tố chính tác động đến xu hướng hoà bình, ổn định trên thế giới.
Tài liệu tham khảo:
1. Chiến lược của các nước lớn (tổng quan tài liệu nước ngoài). Viện Thông tin khoa học Việt Nam, HN, 7/1993.
2. Trung Quốc trong kỷ nguyên sau chiến tranh lạnh - Nhiều tác giả. Tài liệu trình bày tại Hội thảo Trung - Mỹ 23/6/1994 tại Đài Bắc. Bih Jaw Lin, PTGD HĐANQG Đài Loan chủ biên.
3. Như 2.
4. Nguyễn Thu Hằng - The emerging triangular: US, Japan and China in Pacific Asia. TC Nghiên cứu quốc tế 4/1997.
5. TKĐB 12/6/1997.
6. Tạp chí Nghiên cứu quốc tế. 4/1997 .
8. Tạp chí Nghiên cứu quốc tế. 1/1997, tr. 10 - 15, 20
9. TKĐB 1997. TTXVN.
10. Tin A 31/10/1997.
11. TKCN 2/11/1997. 12. TKĐB 5/11/1997. 13. TKCN 14/9/1997.
14. TKĐB 18/11/1997.
15. Hồng Kông 24/12/1997.
16. TKĐB 18/11/1997.
17. Như 7.
18. TKĐB 18/11/1997.
19. Như 11.
20. Như 7.
21. TKĐB 7/11/1997./.
Tác giả: Nguyễn Thu Hương.
Thế giới sẽ đi về đâu khi mà trật tự quốc tế cũ đã tan rã nhưng trật tự quốc tế mới chưa kịp hình thành ? Ai sẽ là người điều khiển cơ cấu quyền lực mới này? Nếu như trước kia, Liên Xô là một đối trọng có thể kiềm chế Mỹ, thì ngày nay, với việc Liên Xô tan rã, liệu Mỹ với lợi thế tạm thời là một siêu cường duy nhất, có sức mạnh lớn về quân sự, có thể làm mưa làm gió trên vũ đài quốc tế không ? Còn Trung Quốc, Nhật Bản, Nga thì sao ? Họ sẽ tìm thấy chỗ đứng của mình ở đâu trong trật tự thế giới mới đó ? Với một tứ giác thay đổi hoàn toàn hình thù so với trước, thế giới mới sẽ là thế giới hoà bình, ổn định, phát triển hay sẽ đứng trước những đối đầu mới của một cuộc chiến tranh lạnh khác ?
Bài viết này cố gắng phân tích những chuyển động mới của tứ giác chiến lược trong thời kỳ sau chiến tranh lạnh và tác động của nó đối với bức tranh thế giới chung.
Vị trí Mỹ, Trung, Nhật, Nga sau chiến tranh lạnh.
Sau chiến tranh lạnh, Nga là nước thay đổi nhiều nhất. Với sự tan rã của Liên bang Xô Viết, nước Nga đã thay chỗ cho Liên Xô, kế thừa phần lớn tiềm lực kinh tế, khoa học - kỹ thuật, nhất là tiềm lực quân sự hùng hậu với kho vũ khí khổng lồ. Song bức tranh về nước Nga bi thảm chưa tìm thấy. Tình trạng khủng hoảng trầm trọng và kéo dài về chính trị, kinh tế - xã hội và cuộc nội chiến Tresnia càng làm Nga suy yếu. Đặc biệt những sai lầm trong chiến lược đối ngoại đã làm cho uy tín quốc tế của Nga bị giảm sút nghiêm trọng, ảnh hưởng đến quan hệ giữa Nga với ba nước trong tứ giác chiến lược. Từ chỗ là một siêu cường đối trọng với Mỹ, có quyền chi phối đời sống quốc tế trong trật tự hai cực, nước Nga ngày nay không còn là mối đe doạ đối với ba nước kia. Vị thế của Nga trong tứ giác chiến lược đã tụt xuống ở mức thấp nhất.
Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa loại bỏ Nga ra khỏi cấu trúc an ninh khu vực. Cho dù đang gặp khó khăn, Nga vẫn là một quốc gia Âu - A' có nhiều tiềm năng về tài nguyên, khoa học - công nghệ, có lực lượng quân sự mạnh và kho vũ khí hạt nhân khổng lồ, hỗ trợ cho việc thực hiện mục tiêu toàn cầu. Chủ nghĩa dân tộc Nga không cho phép Nga cứ tiếp tục xuống dốc, trái lại luôn mách bảo Nga rằng cần phải từng bước lấy lại vị thế quốc tế của mình. Chìa khoá cho việc cải thiện vị thế quốc tế của Nga nằm trong sự điều chỉnh chiến lược cả đối nội lẫn đối ngoại. Về mặt đối nội, nước Nga đã đề ra những biện pháp để trước mắt thoát khỏi cuộc khủng hoảng hiện nay, và sau đó, mới đưa nước Nga tiến lên. Về mặt đối ngoại, Nga chủ trương xây dựng một trật tự thế giới đa cực, củng cố quan hệ với Trung Quốc, Đông Nam A', Â'n Độ, các nước Trung A'... nhằm có được một môi trường an ninh thuận lợi và tranh thủ sự giúp đỡ về tài chính của các nước để giúp cho Nga phục hồi. Sự điều chỉnh chiến lược của Nga cùng với những sức mạnh đang tiềm ẩn của họ khiến người ta không thể không tính đến một nước Nga trong tương lai, đó là khi "con gấu trắng thức dậy", phục hồi địa vị cường quốc Âu - A' thực sự của mình. Sự có mặt tiếp tục của Nga ở khu vực góp phần đảm bảo cân bằng giữa các cường quốc, ngăn cản không cho cường quốc nào vươn lên thành bá quyền khu vực.
Nhật Bản là một nước có nền kinh tế phát triển với trình độ khoa học - kỹ thuật và công nghệ cao và là một trong những nước vươn lên dần dần ở vị trí lãnh đạo về kinh tế, có thể thay thế Mỹ trong một số lĩnh vực. Nhật Bản đã trở thành nước đầu tư lớn nhất ở khu vực Châu A' - Thái Bình Dương (CA-TBD). Nếu kim ngạch nhập khẩu trong năm 1990 của Mỹ đối với khu vực này là 129,32 tỷ USD, thì của Nhật đã là 129,22 tỷ USD. Nhật trở thành nước viện trợ lớn nhất cho CA-TBD (1). Một thời gian dài trong chiến tranh lạnh, đường lối ngoại giao Nhật là theo đuôi Mỹ. Kết thúc chiến tranh lạnh, với sự tan rã của Liên Xô, phương Tây mất đi địch thủ chung, làm cho chất keo gắn bó quan hệ Mỹ - Nhật bị lung lay. Điều này đã tác động mạnh đến Nhật Bản. Mối quan hệ thù địch Mỹ - Xô mất đi khiến cho mâu thuẫn giữa các nước phương Tây, đặc biệt là Mỹ - Nhật lại nổi lên. Một là vấn đề thâm hụt trong cán cân buôn bán. Hai là cuộc đấu tranh giữa Mỹ và Nhật nhằm giành quyền chủ đạo kinh tế ở khu vực CA-TBD. Trong bối cảnh Liên Xô tan rã, Mỹ rút lui khỏi khu vực Đông A', Nhật cho rằng với sức mạnh kinh tế của mình, đây là cơ hội để xác lập lại vai trò cường quốc khu vực. Xuất phát từ những lợi ích quốc gia và mục tiêu chiến lược đó, Nhật Bản đã trở nên năng động hơn, tích cực và độc lập hơn trong đường lối ngoại giao và trong quan hệ với Mỹ. Nhưng do còn nhiều giới hạn và bản thân lại vấp phải sự đối kháng của các nước lớn đặc biệt là Trung Quốc, nhân tố cản trở nhiều nhất đối với Nhật trong việc thực hiện quyền bá chủ ở CA-TBD, nên Nhật không thể không dựa vào Mỹ để kiềm chế Trung Quốc. Ngoài ra về mặt kinh tế, Mỹ, Nhật có mối quan hệ nương tựa lẫn nhau. Mỹ là thị trường xuất khẩu và là nơi đầu tư lớn nhất của Nhật Bản. Sự phụ thuộc kinh tế của Nhật vào Mỹ lớn đến mức Nhật không thể tách rời Mỹ và thực chất vẫn phải dựa vào Mỹ. Do đó Nhật khó có khả năng giữ vị trí lãnh đạo.
Trung Quốc là một trong số quốc gia lớn nhất ở khu vực CA-TBD về mặt địa lý và dân số. Trải qua 40 năm xây dựng, Trung Quốc có một vị trí đáng kể trên thế giới, đặc biệt là sau gần 20 năm cải cách mở cửa (từ 1978 đến nay), Trung Quốc đã đạt những thành tựu lớn trong phát triển kinh tế. Về phương diện an ninh quốc gia, lần đầu tiên kể từ khi CHND Trung Hoa ra đời năm 1949, Trung Quốc không có mối đe doạ nào từ bên ngoài. Sự rút lui của Liên Xô ở Đông Nam A' đã mang lại môi trường bên ngoài hoà bình vững chắc nhất mà Trung Quốc chưa từng có được trong thế kỷ qua. Trung Quốc đặt mục tiêu đến thế kỷ 21 sẽ trở thành một cường quốc kinh tế, chính trị, quân sự, từ đó xác lập địa vị chính trị để giành vị trí xứng đáng trong một trật tự thế giới mới đang hình thành (2). sau khi Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, Trung Quốc đã nhiều lần tuyên bố "phản đối thế giới một cực do Mỹ thống trị" (3).
Chiến tranh lạnh kết thúc đã loại bỏ gánh nặng về một cuộc đối đầu quân sự của Mỹ với một đối thủ có sức mạnh khác. Mỹ có ưu thế tạm thời là siêu cường duy nhất nhưng sức mạnh của Mỹ đã bị suy giảm tương đối, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế. Mặc dù nền kinh tế Mỹ vẫn còn là mạnh nhất nhưng Nhật Bản đã trở thành một cường quốc kinh tế thế giới có thể sánh ngang với Mỹ. Còn Trung Quốc chỉ cần đạt 1/4 GNP tính theo đầu người của Mỹ thì tổng GNP sẽ lớn hơn tổng GNP của Mỹ. Những giới hạn kinh tế đã cản trở Mỹ tiếp tục đóng vai trò bá quyền trên thế giới. Vị trí lãnh đạo của Mỹ đang bị thách thức. Tuy nhiên, Nhật Bản vẫn chỉ là anh khổng lồ về kinh tế, khó có thể thay thế vị trí lãnh đạo bá quyền của Mỹ. Trung Quốc cũng còn lâu mới đạt vị trí đó nên Mỹ ít nhất ở thời điểm này vẫn được xem như là nắm vai trò lãnh đạo (4).
Rõ ràng, sau chiến tranh lạnh, sự ra đi của một siêu cường, sự suy yếu tương đối về thực lực của Mỹ, sự trỗi dậy của Nhật, Trung Quốc... đã làm thay đổi cơ bản bộ mặt thế giới, phá vỡ thế cân bằng Xô - Mỹ trước đây. Nhân loại đứng trước những cơ hội và thách thức mới. Nguy cơ chiến tranh đã bị đẩy lùi song cuộc chạy đua về kinh tế đang trở thành thách thức lớn nhất đối với an ninh quốc gia. Điều đó đòi hỏi mỗi quốc gia nếu không muốn tự loại mình khỏi vòng đua thì phải tập trung ưu tiên phát triển kinh tế, tăng cường thực lực bản thân để tìm chỗ đứng xứng đáng trong một trật tự thế giới mới. Muốn thực hiện được mục tiêu này, các quốc gia cần phải duy trì hoà bình ổn định và hợp tác với nhau. Chính vì vậy, sau chiến tranh lạnh, xuất hiện một số xu thế chính: Toàn cầu hoá, khu vực hoá nền kinh tế thế giới, hoà bình và hợp tác để cùng nhau phát triển. Tuy nhiên, những mâu thuẫn về lợi ích quốc gia luôn là nhân tố phá vỡ sự ổn định.
Với một vị thế nổi trội, Mỹ không hề có ý định từ bỏ vị trí lãnh đạo thế giới của mình. Chiến lược của Mỹ là chấn hưng trong nước, ngăn chặn các đối thủ tiềm tàng và sự xuất hiện của các siêu cường mới đe doạ vị trí siêu cường và lãnh đạo của Mỹ. Nhưng các cường quốc khác, dù là đã suy yếu hay mới nổi lên, không dễ chấp nhận mô hình trật tự thế giới như vậy. Trong bối cảnh đó, cuộc đấu tranh cho một trật tự thế giới đa cực đã hình thành. Các cường quốc thế giới đang trong quá trình vừa hợp tác vừa đấu tranh, cạnh tranh với nhau và ra sức tập hợp lực lượng, để từ đó xác lập vai trò, vị trí có lợi nhất cho mình. Ơ châu A', nổi lên vai trò của Nhật và Trung Quốc. Tuy nhiên, cũng phải thừa nhận rằng sau chiến tranh lạnh, nước có khả năng thách thức lớn nhất đối với địa vị thống trị của Mỹ là Trung Quốc. Vì vậy, cơ cấu quyền lực mới sẽ chịu sự điều khiển chủ yếu của mối quan hệ qua lại Trung - Mỹ.
Do tác động của những xu thế trên, những chuyển động mới trong tứ giác Mỹ, Trung, Nhật, Nga đã xuất hiện.
1. Các nước kiềm chế lẫn nhau không cho một nước nào vươn lên làm bá chủ khu vực:
Trung Quốc - xây dựng quan hệ đối tác chiến lược với Nga hướng tới thế kỷ 21 và đấu tranh cho một trật tự thế giới đa cực.
Với nhận thức trật tự thế giới một cực là mối đe doạ và cho rằng sự tan rã của kỷ nguyên hai cực phải mở đường cho một trật tự đa cực, Trung Quốc có lợi ích tìm kiếm sự hợp tác với các cường quốc khác trong cuộc đấu tranh cho một trật tự thế giới đa cực. Và muốn thế, Trung Quốc phải thi hành chính sách cân bằng sức mạnh, kiềm chế lại Mỹ. Người bạn đồng hành của Trung Quốc vừa là Nhật Bản vừa không phải là Nhật Bản, vì mặc dù hai nước này đều có lợi ích chung chống lại trật tự một cực do Mỹ đứng đầu nhưng mâu thuẫn lớn hơn là cả hai đều có ý đồ tranh giành vai trò cường quốc khu vực ở đây. Nên trong quan hệ với Nhật, Trung Quốc vừa hợp tác với Nhật để kiềm chế Mỹ, vừa hợp tác với Mỹ để kiềm chế Nhật. Trong khi đó một nước Nga suy yếu đang cần hoà bình, ổn định, cần ngoại tệ, cần sự giúp đỡ từ bên ngoài để phát triển kinh tế và có được mối quan hệ thân thiện với các nước láng giềng sẽ không phải là mối đe doạ lợi ích của Trung Quốc; mà ngược lại Trung Quốc có thể khai thác những cái Nga cần để đẩy mạnh cải thiện quan hệ với Nga. Điều này rất phù hợp với lợi ích của Trung Quốc, nước đang rất cần mua vũ khí của Nga để hiện đại hoá quân đội.
Về phía Nga, trong bối cảnh bị Mỹ và phương Tây o ép về an ninh, Nga đã tăng cường hợp tác với Trung Quốc, một cường quốc đang nổi lên để Nga đối phó lại với sức ép của Mỹ và phương Tây trong việc mở rộng NATO sang phía Đông. Một điểm song trùng lợi ích nữa là Nga không chấp nhận thế giới một cực dưới sự chỉ đạo của Mỹ. Nga cho rằng Mỹ không phải là đồng minh của Nga trong tương lai (5). Trong thời gian tới, Trung Quốc được coi là đồng minh không chính thức của Nga. Trung Quốc là một trong những bạn hàng chủ yếu của Nga, mua nhiều vũ khí của Nga. Cả hai nước đều tìm cách đảm bảo an ninh cho hậu phương của mình, đã ký hiệp định về hoạch định biên giới và cắt giảm quân đội ở khu vực biên giới. Vì những lẽ đó, cả Nga và Trung Quốc đều có nhu cầu dựa vào nhau, hợp tác với nhau để phát huy tiềm năng sẵn có của mỗi bên, khắc phục những khó khăn, tạo sự cân bằng sức mạnh, giải toả vòng vây kiềm chế của Mỹ, nâng cao vị thế của từng nước trên trường quốc tế. Đó là những lý do dẫn tới việc tháng 4/1996 trong chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Nga B. Eltsin, Nga và Trung Quốc đã ký tuyên bố chung "xây dựng quan hệ đối tác chiến lược hướng tới thế kỷ 21" và tháng 4/1997 vừa qua, Nga - Trung đã ký "Tuyên bố Nga - Trung về thế giới đa cực và thiết lập trật tự thế giới mới". Tuyên bố chung này nêu rõ: hai bên bày tỏ mối quan tâm về ý đồ mở rộng và tăng cường các khối quân sự, vì xu thế đó có thể tạo ra mối đe doạ đối với an ninh của các nước, làm tăng thêm tình hình căng thẳng trong khu vực và trên thế giới", "các nước không phân biệt lớn, nhỏ, giàu, nghèo, đều là những thành viên bình đẳng của cộng đồng quốc tế, bất kỳ nước nào cũng không được tìm kiếm bá quyền, thi hành chính trị cường quyền, lũng đoạn công việc quốc tế". Tuyên bố chung, tuy không chỉ đích danh Mỹ, nhưng thực chất là lời cảnh báo đối với tham vọng bá chủ toàn cầu của Mỹ (6).
Bên cạnh xây dựng "đối tác chiến lược với Nga", Trung Quốc cũng cải thiện nhanh chóng quan hệ với Pháp. Tháng 5/1997 vừa qua, trong chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Chirắc, hai bên đã ký tuyên bố chung nêu rõ quan điểm hai nước đối với tình hình khu vực và thế giới, trong đó nhấn mạnh yếu tố thế giới đa cực sau chiến tranh lạnh. Sở dĩ quan hệ hai bên được thúc đẩy, ngoài những lý do về kinh tế còn có lý do là cả hai đều muốn có vị trí cao hơn trên trường quốc tế, chủ trương thế giới đa cực sau chiến tranh lạnh nhằm thoát khỏi sự chi phối, khống chế của Mỹ.
Một thành công nữa trong tập hợp lực lượng là Trung Quốc duy trì được quan hệ tốt đẹp với Liên minh châu Âu. Tháng 11/1996 Liên minh châu Âu đưa ra "Chiến lược mới của Liên minh châu Âu với Trung Quốc", từng bước cụ thể hoá chính sách lâu dài của Liên minh đối với Trung Quốc.
Quan hệ Trung - Â'n, Trung - Đông Nam A' cũng có những chuyển biến tích cực. Trong chuyến thăm Â'n Độ của Chủ tịch Giang Trạch Dân vừa qua, Trung Quốc đã ký với Â'n Độ Hiệp định xây dựng những biện pháp gây dựng lòng tin trên lĩnh vực quân sự ở biên giới hai nước. Đối với các nước ASEAN, Trung Quốc đã đạt được nhận thức chung "gác lại bất đồng, cùng nhau phát triển". Tháng 7/1996, Trung Quốc đã trở thành nước đối thoại toàn diện của ASEAN.
Những hoạt động đối ngoại của Trung Quốc, đặc biệt Tuyên bố chung Trung - Nga, Trung - Pháp cho thấy rõ Trung Quốc đang nỗ lực liên kết, tranh thủ lực lượng có lợi cho Trung Quốc, phân hoá phương Tây, phá thế bao vây của Mỹ.
Mỹ triển khai chiến lược toàn cầu và nâng cấp hiệp ước an ninh với Nhật.
Những hoạt động xác lập vị trí của Trung Quốc ở khu vực và thế giới đã đe doạ lợi ích của Mỹ. Mỹ có những lý do khách quan để triển khai ý đồ kiềm chế Trung Quốc. Từ chỗ rút lui sự có mặt ở khu vực Đông Nam A', Mỹ đã quyết định duy trì 100.000 quân ở Thái Bình Dương, không rút quân khỏi Nhật Bản và Hàn Quốc. Mỹ đang tăng cường, củng cố và nâng cấp các quan hệ song phương nhằm thiết lập một "vành đai đen" bao vây Trung Quốc. Năm 1991 Mỹ đưa ra "cơ cấu an ninh nan quạt" ở khu vực này. Sau khi nhậm chức Tổng thống, B. Clinton đã thừa kế, bổ sung và hình thành quan niệm "Cộng đồng Thái Bình Dương mới". Cuối năm 1994, Mỹ đưa ra chiến lược "dính líu và mở rộng". Tháng 5/1996, bộ trưởng quốc phòng Mỹ W. Peri lần đầu tiên nêu rõ "chiến lược phòng thủ có tính chất ngăn chặn" nhưng một khi mối đe doạ mới xuất hiện thì Mỹ sẽ chuyển sang răn đe (7). Tháng 3/1996 nhằm răn đe Trung Quốc, Mỹ đã đưa hai tàu sân bay vào eo biển Đài Loan. Mặc dù Nhật Bản đang là thách thức đối với Mỹ về kinh tế, nhưng Mỹ đã coi Nhật Bản có tầm quan trọng sống còn đối với lợi ích an ninh kinh tế của Mỹ ở CA-TBD. Tương lai không chắc chắn ở Đông A' đòi hỏi Mỹ phải tiếp tục duy trì quan hệ đồng minh với Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippin, Thái Lan, Australia... , tăng cường sự hiện diện ở Đông Nam A', can thiệp vào công việc nội bộ của Trung Quốc ở Đài Loan, Hồng Kông, Tây Tạng.
Về phía Nhật Bản, chiến tranh lạnh kết thúc cùng với sự suy yếu của Mỹ đã tạo điều kiện cho Nhật Bản có cơ hội để đóng vai trò lớn hơn ở khu vực. Trung Quốc trở thành nhân tố ngăn cản tham vọng của Nhật Bản và do đó Nhật Bản coi Trung Quốc là đối thủ chủ yếu cần phải kiềm chế. Tuy có mâu thuẫn nhưng Nhật vẫn có lợi ích hợp tác với Mỹ vì điều đó sẽ giúp cho Nhật Bản không những thực hiện ý đồ kiềm chế Trung Quốc, cân bằng với Trung Quốc và Nga mà còn nhằm đối phó với những bất trắc có thể xảy ra ở bán đảo Triều Tiên và cả biển Đông. Tình hình trên đòi hỏi Nhật Bản cần phải xây dựng lại mối quan hệ Nhật - Mỹ.
Tháng 4/1996, Tổng thống Mỹ B. Clinton và Thủ tướng Nhật Hashimoto đã ký kết một tuyên bố chung xác nhận tầm quan trọng của liên minh quân sự giữa hai nước để đảm bảo an ninh và thịnh vượng cho khu vực CA-TBD và tiếp theo, tuyên bố sửa đổi Hiệp ước an ninh, mở rộng phạm vi phòng thủ ra tận những vùng xung đột đe doạ đến lợi ích an ninh của hai nước. Rõ ràng, một trong những mục tiêu của Hiệp ước an ninh sửa đổi này là nhằm đối phó với việc triển khai chiến lược của Trung Quốc ở khu vực CA-TBD, ngoài ra, Mỹ còn có ý đồ kiềm chế cả Nhật nữa.
Cùng với việc nâng cấp Hiệp ước an ninh, Mỹ và các nước thành viên NATO còn chủ trương "Đông tiến" nhằm kiềm chế Nga, không cho Nga ngóc đầu dậy, phục hồi địa vị cường quốc Âu - A' của mình. Biểu hiện mới nhất là việc khối NATO, bất chấp sự phản đối của Nga, đã quyết định kết nạp thêm ba thành viên mới ở Đông Âu là Ba Lan, Séc và Hunggari. Lợi dụng sự suy yếu của Nga, Mỹ đã ép Nga phải chấp nhận mở rộng NATO sang phía Đông. Kết quả là, ngày 21/3/1997 tại cuộc họp thượng đỉnh ở Helsinki, Mỹ và Nga đã ký 5 bản thoả ước trong đó có thoả thuận Nga và NATO sẽ tiếp tục thương thuyết một khế ước về hợp tác an ninh. Tổng thống Nga cũng phải thừa nhận việc NATO mở rộng này là không thể tránh khỏi (8).
Trên cơ sở những động thái quan trọng như vậy, một số nhà nghiên cứu cho rằng dường như thế giới nổi lên hai cực: Một bên là Trung Quốc - Nga, một bên là Mỹ - Nhật mà trụ cột của trật tự thế giới mới là Mỹ - Trung. Thực chất vấn đề này như thế nào, trước tiên, chúng ta hãy quan sát những chuyển động tiếp theo của các cặp quan hệ.
2. Các nước lớn tích cực hợp tác phối hợp giải quyết các bất đồng và xung đột khu vực, thoả hiệp trên một số vấn đề nhằm duy trì hoà bình ổn định.
Trước hết phải khẳng định quan hệ giữa các nước lớn đều chịu sự tác động, chi phối các xu thế lớn sau chiến tranh lạnh. Xu thế toàn cầu hoá, khu vực hoá đã làm tăng thêm sự phụ thuộc về lợi ích kinh tế giữa các nước trong khu vực nói chung và giữa các nước lớn nói riêng. Năm 1996 đã có hơn 200 công ty xuyên quốc gia của Mỹ đầu tư vào Trung Quốc với số vốn khoảng 20 tỷ USD. Năm 1995 thương mại Mỹ - Trung đạt gần 60 tỷ USD. Quan hệ thương mại Nhật - Trung năm 1995 đạt 55 tỷ USD (9). Mức độ phụ thuộc rất cao trong quan hệ kinh tế giữa các nước Mỹ, Nhật, Trung không cho phép họ xung đột với nhau, trái lại, buộc họ phải hợp tác và dính líu với nhau để giải quyết các bất đồng. Kiềm chế đối phương và tự kiềm chế mình là yêu cầu bắt buộc đối với các nước lớn ở khu vực hiện nay. Chính vì vậy, mặc dù quan hệ Trung - Mỹ, - Trung - Nhật, Nga - Mỹ, Nga - Nhật, Mỹ - Nhật... sau chiến tranh lạnh có những lúc rất căng thẳng, tưởng chừng như sắp bùng nổ thành chiến tranh nhưng đến phút chót các bên lại nhân nhượng, thoả hiệp và chiến tranh không xảy ra. Biểu hiện nổi bật nhất là:
- Quan hệ Trung - Mỹ, Trung - Nhật từ chỗ căng thẳng đã được chuyển sang đối thoại, cải thiện bằng việc Mỹ - Trung tiến hành cuộc gặp gỡ thượng đỉnh, xây dựng quan hệ chiến lược mang tính xây dựng và Nhật - Trung tiến hành các cuộc gặp gỡ cấp cao thống nhất quan điểm cải thiện quan hệ, gác bất đồng.
+ Trung - Mỹ: Từ nửa cuối năm 1996 cho đến nay quan hệ Trung - Mỹ đã có những chuyển biến tích cực, đúng như Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng ngoại giao Trung Quốc Tiền Kỳ Tham đánh giá: "Quan hệ Trung - Mỹ từ chỗ xáo động, lên xuống, dần dần đi theo hướng hoà dịu và ổn định, xuất hiện cơ hội cải thiện và phát triển hơn nữa" (10). Điều đó được thể hiện bằng việc trao đổi các đoàn thăm viếng qua lại, ký kết các hợp đồng kinh tế... Một trong những chuyển động đáng chú ý mang tính chiến lược là gần đây trong các cuộc tiếp xúc ngoại giao, hai bên đều bày tỏ quan điểm rằng, muốn xoá bỏ những quan hệ phiền nhiễu trong quan hệ Trung - Mỹ thì phải đứng ở tầm cao hơn và nhìn xa hơn, vì những lợi ích chung. Trước đây trong quan hệ với Mỹ, Trung Quốc dùng phương châm "tăng cường tin cậy, giảm bớt phiền hà, phát triển hợp tác, không gây đối đầu" nay sửa thành "mở rộng điểm đồng, tăng cường tin cậy, giảm bớt bất đồng, cùng tạo tương lai" (11). Còn phía Mỹ, từ chỗ coi sự phát triển và lớn mạnh của Trung Quốc là mối đe doạ đã chuyển sang nhận thức coi sự phát triển của Trung Quốc là phù hợp với lợi ích phát triển của Mỹ. Đặc biệt trong chuyến đi thăm Trung Quốc vừa qua, Tổng tham mưu trưởng Mỹ Shalikashvili đã đưa ra chính sách "dính líu toàn diện" với Trung Quốc, trong đó có đề cập đến việc xây dựng Trung Quốc trở thành một "đối tác chiến lược" của Mỹ, củng cố và tăng cường các cuộc tiếp xúc quân sự giữa hai nước. Đỉnh cao của việc biến những chủ trương trên thành hiện thực là cuộc gặp thượng đỉnh giữa Chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân và Tổng thống Mỹ Clinton diễn ra từ ngày 26/10/1997 đến 3/11/1997 tại Mỹ.
Tại cuộc gặp này, hai nước đã nhất trí sẵn sàng hợp tác để đáp ứng mọi thách thức và góp phần thúc đẩy sự phồn vinh trong vùng. Hai bên nhất trí đối thoại và tham khảo ý kiến cấp cao, mở rộng hợp tác về năng lượng và môi trường, hợp tác kinh tế và mậu dịch, hợp tác trên lĩnh vực hạt nhân, cùng làm cho hiệp ước cấm thử toàn diện có hiệu lực sớm nhất, khẳng định cam kết thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền... Mỹ và Trung Quốc tăng cường quan hệ quân sự, đồng ý ký một hiệp định quân sự nhằm xây dựng môi trường an ninh tốt hơn. Trung, Mỹ nhất trí ép Bắc Triều Tiên tham dự chính thức cuộc đàm phán 4 bên về một hiệp ước hoà bình ở Triều Tiên. Chủ tịch Giang Trạch Dân đảm bảo không bán công nghệ liên quan đến hạt nhân cho Iran, và Mỹ đồng ý huỷ bỏ lệnh cấm xuất khẩu kỹ thuật năng lượng hạt nhân cho Trung Quốc (12). Đây là cuộc gặp mang tính chất bước ngoặt lịch sử, đưa quan hệ Trung - Mỹ thoát ra khỏi thời kỳ bao vây, cô lập, chấm dứt cục diện phát triển không cân bằng trong mấy năm trước để bước vào một thời kỳ mới của việc thiết lập quan hệ "đối tác chiến lược mang tính xây dựng", chuẩn bị hướng tới thế kỷ 21.
Theo sự phân tích của một số học giả Trung Quốc và phương Tây, sở dĩ quan hệ Trung - Mỹ được cải thiện là do những nguyên nhân sau đây:
- Suốt cả một thời gian dài sau chiến tranh lạnh, Mỹ, Trung thi hành chính sách kiềm chế lẫn nhau không đem lại kết quả, trái lại, nó đã đi ngược lại lợi ích của hai bên là cần hoà bình, ổn định để tập trung phát triển kinh tế.
- Hơn nữa, trong quá trình đấu tranh đó, hai nước ngày càng nhận thức được tầm quan trọng của đối phương đối với mình.
Phía Trung Quốc nhận thức rằng cục diện thế giới hiện nay là "một siêu, đa cường". Thực lực và ảnh hưởng của Mỹ lớn hơn so với các cường quốc và các tập đoàn quốc gia khác. Mỹ có nền kinh tế mạnh, khoa học kỹ thuật tiên tiến, là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Trung Quốc. Việc cải thiện quan hệ với Mỹ sẽ làm cho kinh tế Trung Quốc ổn định, tạo thuận lợi cho Trung Quốc giành qui chế tối huệ quốc, gia nhập WTO, hợp tác các mặt buôn bán đầu tư, giảm được sức ép của Mỹ đối với các vấn đề tự do, dân chủ, nhân quyền, hạn chế tác động của Hiệp ước an ninh Nhật - Mỹ, cân bằng được cán cân lực lượng giữa Trung Quốc với Nga, Â'n Độ và nâng cao uy tín của Chủ tịch Giang Trạch Dân trên trường quốc tế (13). Một nhận thức quan trọng nữa là Trung Quốc cho rằng thế giới trong tương lai là một thế giới đa cực. Trung Quốc - Mỹ là hai quốc gia quan trọng trên thế giới. Mỹ là nước phát triển nhất thế giới và Trung Quốc là nước đang phát triển lớn nhất thế giới. Hoà bình ổn định và kinh tế phồn vinh của khu vực CA-TBD dựa vào việc xây dựng mối quan hệ bình thường giữa hai nước Trung - Mỹ (14). Bởi vậy, cải thiện và phát triển quan hệ Trung - Mỹ lành mạnh, ổn định, có hiệu quả, có tầm quan trọng và ý nghĩa chiến lược rất lớn đối với Trung Quốc.
Về phía Mỹ, với một Trung Quốc hơn 1,2 tỷ dân, ngày càng phát triển lớn mạnh về quân sự, đạt được những thành tựu to lớn về kinh tế và nhất là trong năm 1997 vừa qua Trung Quốc hoàn thành thắng lợi sứ mệnh thu hồi Hồng Kông và tiến hành thành công Đại hội Đảng Cộng sản 15, duy trì cục diện chính trị ổn định, tích cực triển khai chính sách ngoại giao toàn diện, tăng cường quan hệ với Nga, Pháp, Tây Âu ... thì Mỹ không thể không coi trọng Trung Quốc. Mỹ nhận thấy rằng đối đầu với Trung Quốc là không khôn ngoan. Việc lôi kéo Trung Quốc cùng chia xẻ lợi ích là tốt hơn. Bởi nếu Mỹ "thu phục" được Trung Quốc, Mỹ có thể thuyết phục Trung Quốc chấm dứt việc tăng cường bán vũ khí và kỹ thuật quân sự, ngừng đe doạ Đài Loan, giúp thuyết phục Bắc Triều Tiên ngừng đe doạ gây chiến tranh, cải thiện vấn đề nhân quyền, thực hiện tự do hoá kinh tế... Quan trọng hơn là thuyết phục Trung Quốc mở rộng thị trường. Hiện nay, Trung Quốc là thị trường lớn nhất trong số 10 thị trường lớn mới, chẳng những hiện nay Mỹ cần có, mà sang thế kỷ 21, nó vẫn rất quan trọng trong phát triển kinh tế Mỹ, nên Mỹ không thể bỏ qua. Chính quyền Clinton cũng nhận thấy nếu không thay đổi chính sách đối với Trung Quốc thì sự hợp tác Trung - Nga, Trung - Nhật, Trung - Pháp, Trung - Tây Âu... trong cuộc đấu tranh cho một trật tự thế giới đa cực sẽ là bất lợi cho Mỹ. Mỹ có thể nhận thấy hợp tác với Trung Quốc là nguồn hy vọng tốt đẹp nhất để Mỹ đảm bảo các quyền lợi và giá trị của mình.
+ Trung - Nhật: Sau những sự cố gây bất ổn định, đe doạ sự phát triển bình thường của quan hệ Trung - Nhật, cả Trung, Nhật đều xuất phát từ lợi ích phụ thuộc lẫn nhau, đều nhận thức được tầm quan trọng của quan hệ Trung - Nhật, nên đã gác bất đồng, đưa quan hệ Trung - Nhật trở lại quỹ đạo phát triển bình thường. Chiến lược của Nhật đối với Trung Quốc do thế hệ mới trong Đảng Dân chủ Tự do (LDP) chỉ đạo chính thức tìm cách chuyển từ đối lập sang hợp tác không liên minh, nhân kỷ niệm 25 năm hai nước lập quan hệ ngoại giao. Tiêu biểu cho chiều hướng trên là việc ngoại trưởng Ikeda dự lễ tuyên thệ của Hội đồng lập pháp lâm thời Hồng Kông bất chấp các ngoại trưởng Mỹ và Anh tuyên bố tẩy chay buổi lễ đó. Tiếp đến, tại Hội nghị cấp cao các nước phát triển công nghiệp ở Denver, Thủ tướng Hashimoto đã yêu cầu Mỹ để Trung Quốc tham gia Hội nghị này. Trong chuyến thăm Trung Quốc từ 15/7/1997, Tổng thư ký LDP Kato tuyên bố thông cảm với chính sách nhân quyền hiện hành của Trung Quốc và sẽ thiết lập chế độ hiệp thương định kỳ với Đảng Cộng sản Trung Quốc, để thúc đẩy quan hệ hai nước phát triển. Hành động trên của Nhật không chỉ cho thấy Nhật tìm cách cải thiện với Trung Quốc mà còn là dấu hiệu thể hiện Nhật muốn độc lập với Mỹ, không theo sự chỉ huy của Mỹ, chia tay với Mỹ trong vấn đề nhân quyền đối với Trung Quốc. Trong vấn đề Campuchia cũng vậy, Mỹ công khai ủng hộ Ranarith, trong khi đó, một ngày sau khi người phát ngôn Bộ ngoại giao Trung Quốc tuyên bố ủng hộ chính quyền Hunsen, Nhật Bản cũng tuyên bố ủng hộ chính quyền này. Trước ngày Chủ tịch Giang Trạch Dân thăm Mỹ, Thủ tướng Hashimoto quyết định sang thăm Trung Quốc sớm hơn dự định, cùng Trung Quốc ký một loạt hiệp định hợp tác kinh tế, tuyên bố chính sách mới đối với Trung Quốc, đó là: xây dựng lại mối quan hệ tin cậy lẫn nhau, kiên trì viện trợ kinh tế toàn diện, triển khai hợp tác ngoại giao, kiến lập thể chế đảm bảo an ninh (15). Đáp lại, tháng 11/1997 vừa qua, Thủ tướng Trung Quốc Lý Bằng đã đi thăm Nhật và lần đầu tiên đưa ra 5 nguyên tắc cơ bản chỉ đạo quan hệ Trung - Nhật. Theo nhận định của một học giả Trung Quốc: so sánh giữa "mối quan hệ bạn bè hợp tác chiến lược" Trung - Nga, "mối quan hệ bạn bè chiến lược có tính xây dựng" Trung - Mỹ và "quan hệ đồng minh Nhật - Mỹ" thì việc giữa hai nước Trung - Nhật lấy sự tin tưởng lẫn nhau làm tiền đề, đặt cơ sở chắc chắn cho mối quan hệ quốc gia trong thế kỷ 21 vốn đã trở thành đề tài cấp bách (16). Theo phân tích của nhiều học giả nước ngoài, có nhiều nhân tố chính trị, kinh tế đằng sau việc Nhật - Trung cải thiện quan hệ với nhau:
Về kinh tế: Trung Quốc sở dĩ cần Nhật là đối trọng để thúc đẩy Mỹ có thái độ hợp tác hơn, thu hút thêm đầu tư của Mỹ vào Trung Quốc và khuyến khích Mỹ nới lỏng một số trừng phạt sau sự kiện Thiên An Môn tháng 6/1989. Bên cạnh đó, Nhật cũng là nước viện trợ lớn nhất cho Trung Quốc. Trong giai đoạn từ 1974 - 1994 Nhật đã viện trợ cho Trung Quốc 16 tỷ USD. Từ 1996 - 1998 Trung Quốc sẽ nhận thêm 5,8 tỷ USD dưới hình thức ODA từ Nhật (17).
Đối với Nhật Bản, bên cạnh tâm lý lo ngại sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế, quân sự của Trung Quốc, họ cũng có nhu cầu hợp tác lớn đối với Trung Quốc. Nhật Bản muốn tìm kiếm một nền kinh tế phát triển hơn nữa và phát huy tác dụng trong các công việc quốc tế, thì cần phải dựa vào thị trường, tài nguyên nhân lực và vật lực của Trung Quốc. Chỉ có cùng nhau tạo ra sự ổn định và phồn vinh của khu vực CA-TBD mới có thể bảo vệ có hiệu quả lợi ích của hai bên (18). Hiện nay đầu tư trực tiếp của Nhật vào Trung Quốc là 4 tỷ USD, chỉ đứng sau đầu tư của Nhật vào Mỹ (19). Năm 1996 kim ngạch buôn bán hai bên lên đến hơn 60 tỷ USD. Nhật là bạn hàng lớn nhất của Trung Quốc trong 4 năm liên tục (20). Với lợi ích kinh tế như vậy, Nhật Bản tránh đối đầu quân sự trực tiếp với Trung Quốc, hướng quan hệ Trung - Nhật vào hợp tác hơn là bao vây. Vấn đề hoà nhập của Trung Quốc vào khu vực CA-TBD là vấn đề sống còn trong việc tạo môi trường an ninh cho phát triển kinh tế của Nhật trong tương lai.
Về an ninh chính trị: trong trào lưu thế giới mưu cầu hoà bình ổn định và phát triển, việc xây dựng trật tự thế giới đa cực không thể tách rời Trung Quốc và Nhật. Lợi ích chung trong việc chống lại "một cực" do Mỹ thống trị cùng với những giới hạn trong quan hệ Trung - Mỹ, Nhật - Mỹ là chất keo dính quan hệ Trung - Nhật.
Một lý do nữa là trong thời gian tới, hai nước đều có ưu thế riêng, không ai ép được ai, và quan hệ Trung - Nhật nằm trong bối cảnh quan hệ Mỹ - Nhật, Trung - Mỹ, Nhật - Nga được cải thiện, nên sự lựa chọn khôn ngoan nhất là tăng cường quan hệ hợp tác hữu hảo giữa hai nước chứ không phải là đối đầu nhau.
Những động thái trên một mặt cho thấy bản thân Mỹ, Nhật rất cần Trung Quốc và ngược lại, Trung Quốc cũng rất cần Mỹ, Nhật; mặt khác cũng cho thấy Mỹ, Nhật tuy liên kết với nhau, song cũng có giới hạn, vì bản thân Nhật về lâu dài không muốn núp dưới ô bảo trợ của Mỹ nữa, Mỹ cũng chưa thật yên tâm về ý đồ và tham vọng chính trị của Nhật, lo ngại Nhật sẽ tạo ảnh hưởng ở châu A', thách thức vị trí siêu cường của Mỹ.
Về kinh tế, Mỹ, Nhật mâu thuẫn với nhau hơn là hỗ trợ nhau, nhất là trên thị trường Trung Quốc. Để phát triển sức mạnh kinh tế của mình, Nhật Bản có chiến lược chiếm lĩnh thị trường châu A' và luôn chú ý tăng cường quan hệ kinh tế với Trung Quốc. Sau sự kiện Thiên An Môn 1989, Nhật vẫn tiếp tục viện trợ cho Trung Quốc, không đi theo một số nước phương Tây trừng phạt Trung Quốc. Hiện nay Trung Quốc đứng hàng đầu trong các nước nhận ODA của Nhật. Thị trường Trung Quốc có nhu cầu lớn về đầu tư và công nghệ cao nên cả Mỹ, Nhật, Tây Âu đều đang cạnh tranh quyết liệt ở thị trường nước này (21). Vì vậy Mỹ và Nhật vẫn phải cần Trung Quốc để kiềm chế nhau và ngược lại Trung Quốc cũng có thể lợi dụng được mâu thuẫn đó để phát triển quan hệ Trung - Mỹ, Trung - Nhật.
- Nga điều chỉnh chính sách đối ngoại theo hướng cân bằng Âu - A' bằng cách vừa xây dựng quan hệ đối tác chiến lược với Trung Quốc, vừa ký thoả ước với Mỹ và thoả hiệp về an ninh với NATO, tích cực cải thiện quan hệ với Nhật Bản và một số nước khác.
Mặc dù xây dựng đối tác chiến lược với Trung Quốc, nhưng quan hệ Nga - Trung cũng bộc lộ những giới hạn. Về mặt kinh tế, cả Trung Quốc và Nga đều cần phương Tây hơn cần nhau. Năm 1995 buôn bán Trung - Mỹ đạt 60 tỷ USD, gấp 10 lần buôn bán giữa Nga và Trung Quốc (22). Điều này không cho phép Trung Quốc liên minh với Nga chống Mỹ. Nước Nga nhận thức rằng không thể phó thác số phận mình vào cỗ xe do Trung Quốc lái. Điều đó cho thấy Nga vẫn còn nghi ngờ những ý đồ của Trung Quốc. Nga vẫn lo ngại khi Trung Quốc trở nên hùng mạnh về cả kinh tế và quân sự thì sẽ trở thành địch thủ và mối đe doạ an ninh cho Nga. Trước mắt Nga cần dựa vào Trung Quốc để khôi phục nước Nga, nhưng về tương lai Nga chủ trương phát triển quan hệ theo quan điểm đa cực, tránh thành lập các liên minh tay đôi, tay ba hay tay tư (23). Chính vì vậy, một mặt Nga vẫn tiếp tục đẩy mạnh quan hệ với Trung Quốc bằng việc duy trì các cuộc gặp gỡ cấp cao giữa hai bên, mặt khác, Nga đã ký thoả ước với Mỹ và thoả hiệp về an ninh với NATO để đánh đổi lấy việc Nga có tiếng nói trong NATO, trở thành thành viên của G7 và được phương Tây trợ giúp về kinh tế, và nhằm kiềm chế Trung Quốc. Ngoài ra, Nga còn tích cực cải thiện quan hệ với Nhật Bản. Tiếp theo cuộc gặp thượng đỉnh Trung - Mỹ ở Wasington, tổng thống Nga Eltsin và thủ tướng Nhật vừa kết thúc cuộc họp cấp cao tại Nga. Mục đích chuyến thăm này, ngoài việc tăng cường trao đổi quân sự, mở rộng hợp tác kinh tế giữa hai bên, về phía Nhật, còn nhằm cân bằng mối quan hệ Trung - Mỹ, và về phía Nga còn để đối phó với việc NATO mở rộng về phía Đông. Trong khi đó, Mỹ âm mưu sử dụng liên minh an ninh Nhật - Mỹ, ép Nga ký hiệp ước an ninh với NATO, nhằm ngăn chặn Trung Quốc và ngược lại cải thiện quan hệ với Trung Quốc nhằm ngăn chặn liên minh Nga - Nhật và tách Nga ra khỏi Trung Quốc để Nga không thể chơi con bài Trung Quốc chống lại việc mở rộng NATO, và để Trung Quốc không thể dùng Nga chống lại ảnh hưởng siêu cường duy nhất của Mỹ.
Tóm lại, quan hệ giữa các nước Mỹ, Trung, Nhật, Nga là một sự phụ thuộc, hợp tác, cạnh tranh đan xen lẫn nhau. Tất cả đều cần nhau và đều có những mâu thuẫn với nhau. Trung - Nga, Mỹ - Nhật tập hợp lực lượng để kiềm chế lẫn nhau, không cho bất cứ cường quốc nào vươn lên địa vị bá chủ toàn cầu, thế nhưng sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế, an ninh giữa Mỹ, Nhật với Trung Quốc; Mỹ, Nhật với Nga và giới hạn trong quan hệ Mỹ - Nhật, Trung - Nga không cho phép hình thành những liên minh chống nhau như thời kỳ chiến tranh lạnh. Thực chất đây là mối quan hệ vừa hợp tác, vừa kiềm chế, vì thế ít có khả năng Mỹ - Nhật, Trung - Nga nổi lên thành hai cực chống nhau và càng ít có khả năng Mỹ trở thành một cực. Với sự hợp tác Nhật - Trung, Trung - Nga, Nhật - Nga và sự mâu thuẫn Mỹ - Trung, Mỹ - Nhật, Mỹ - Nga, Mỹ khó có khả năng làm mưa làm gió trên vũ đài quốc tế. Ngược lại, với sự hợp tác Mỹ - Nhật, Mỹ - Nga, Nhật - Nga và sự mâu thuẫn Trung - Nhật, Trung - Nga, Trung - Mỹ, Trung Quốc cũng chẳng dễ gì vượt trội áp đảo được Mỹ. Với một mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau như vậy, trật tự thế giới đa cực ngày càng được khẳng định rõ nét. Đây là nhân tố chính tác động đến xu hướng hoà bình, ổn định trên thế giới.
Tài liệu tham khảo:
1. Chiến lược của các nước lớn (tổng quan tài liệu nước ngoài). Viện Thông tin khoa học Việt Nam, HN, 7/1993.
2. Trung Quốc trong kỷ nguyên sau chiến tranh lạnh - Nhiều tác giả. Tài liệu trình bày tại Hội thảo Trung - Mỹ 23/6/1994 tại Đài Bắc. Bih Jaw Lin, PTGD HĐANQG Đài Loan chủ biên.
3. Như 2.
4. Nguyễn Thu Hằng - The emerging triangular: US, Japan and China in Pacific Asia. TC Nghiên cứu quốc tế 4/1997.
5. TKĐB 12/6/1997.
6. Tạp chí Nghiên cứu quốc tế. 4/1997 .
8. Tạp chí Nghiên cứu quốc tế. 1/1997, tr. 10 - 15, 20
9. TKĐB 1997. TTXVN.
10. Tin A 31/10/1997.
11. TKCN 2/11/1997. 12. TKĐB 5/11/1997. 13. TKCN 14/9/1997.
14. TKĐB 18/11/1997.
15. Hồng Kông 24/12/1997.
16. TKĐB 18/11/1997.
17. Như 7.
18. TKĐB 18/11/1997.
19. Như 11.
20. Như 7.
21. TKĐB 7/11/1997./.
Tác giả: Nguyễn Thu Hương.