Chia Sẻ Những chuyển biến về xã hội- sử 6 - Bút Nghiên

vàng

New member
Xu
0
Cùng với sự chuyển biến trong đời sống kinh tế trong xã hội cũng có sự chuyển biến mạnh mẽ hình thành sự phân công lao động. Vậy sự chuyển biến đó diễn ra như thế nào ta đi tìm hiểu qua bài học hôm nay.

Lịch sử 6 - Bài 11: Những chuyển biến về xã hội


Thế kỷ VIII đến thế kỷ I TCN trên đất nước ta đã hình thành các trung tâm văn hóa lớn.Óc Eo (An Giang) ở Tây Nam Bộ ; Sa Huỳnh ( Quảng Ngãi),ở Nam Trung Bộ ;Đông Sơn (Thanh Hoá) ở Bắc bộ và Bắc Trung Bộ

gam_dong_son.jpg

Dao găm đồng Đông Sơn


1. Sự phân công lao động đã được hình thành như thế nào?
- Sản xuất phát triển, lao động ngày càng phức tạp, dẫn đến sự phân công lao động.
-
Phân công theo nghề nghiệp : nông nghiệp và thủ công nghiệp
- Nam giới: làm công việc nặng nhọc, lo việc ngoài đồng, săn bắt, chế tác công cụ…
- Phụ nữ: công việc nhẹ nhàng, tỉ mỉ, công việc nhà, làm đồ gốm, dệt vải…


2. Xã hội có gì đổi mới:
- Hình thành làng bản (chiềng chạ) , đứng đầu là già làng.
- Nhiều chiềng , chạ họp thành bộ lạc , đứng đầu là tù trưởng .
- Chế độ phụ hệ dần dần thay thế chế độ mẫu hệ.
- Xã hội đã có sự
phân biệt giàu nghèo.

3. Bước phát triển mới về xã hội được nảy sinh như thế nào?
- Công cụ bằng đồng: Phong phú, đa dạng, gần như thay thế đồ đá.
- Thế kỷ VIII đến thế kỷ I TCN trên đất nước ta đã hình thành các trung tâm văn hóa lớn.Óc Eo (An Giang) ở Tây Nam Bộ ; Sa Huỳnh ( Quảng Ngãi),ở Nam Trung Bộ ;Đông Sơn (Thanh Hoá) ở Bắc bộ và Bắc Trung Bộ
- Cuộc sống có phần ổn định.


gio_dong_son.jpg

Giáo đồng Đông Sơn


liem_va_dao_gam.jpg

Lưỡi liềm và dao găm Đông Sơn



liem.jpg

Lưỡi liềm Đông Sơn


cay_vai_nhon_dong_son.jpg

Lưỡi cày vai nhọn Đông Sơn



oc_eo_5_01.jpg

Các di vật
văn hóa Ốc Eo.



vhsh.jpg

Hiện vật của nền văn hóa Sa Huỳnh

ST
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Bài tập 1 trang 34 Sách bài tập (SBT) Lịch Sử 6
Hãy khoanh tròn chỉ một chữ in hoa trước ý trả lời đúng.

1. Sản xuất phát triển làm cho xã hội có chuyển biến là:

A. Các chiềng, chạ hay làng, bản có nhiều hom trước, dần hình thành các cụm chiềng, chạ, làng, bản có quan hệ chặt chẽ với nhau, gọi là bộ lạc.

B. Vai trò, vị trí của người đàn ông ngày càng cao, chế độ phụ hộ dần dần thay thế cho chế độ mẫu hệ.

C. Trong xã hội xuất hiện kẻ giàu người nghèo.

D. tất cả các ý trên.

2. Khái niệm dùng để chỉ một giai đoạn phát triển của xã hội loài người, trong đó người đàn ông giữ vai trò quyết định là

A. chế độ phụ hệ. B. chế độ phụ quyền,

C. chế độ gia trưởng. D. chế độ độc quyền.

3. Thời văn hoá Đông Sơn, công cụ sản xuất, đồ đựng, đồ trang sức chủ yếu được làm bằng chất liệu

A. đá. B. đồng. C. gốm. D. sắt.

4. Người ta tìm thấy nhiều nhất các hiện vật thuộc văn hoá Đông Sơn ở lưu vực các dòng sông như

A. sông Hồng, sông Lô. B. sông Mã, sông Cả.

c. sông Lô, sông Đà. D. sông Hồng, sông Mã, sông Cả.

5. Công cụ tạo ra bước đột phá trong sản xuất nông nghiệp thời văn hoá Đông Sơn là

A. cuốc đá. B. lưỡi cày đá. c. lưỡi cày đồng. D. lưỡi liềm đồng.

6. Chủ nhân của nền văn hoá Đông Sơn là

A. người Trung Quốc. B. người Phù Nam.

C. người Cham-pa. D. người Lạc Việt.

7. Chủ nhân của nền văn hoá Sa Huỳnh là

A. người Phù Nam. B. người Cham-pa.

C. người Mã Lai D. người Ấn Độ.

8. Chủ nhân của nền văn hoá Óc Eo là

A. người Phù Nam. B. người Lạc Việt

C. người Trung Quốc. D. người Ấn Độ.

14-png.3088


Bài tập 2 trang 35 Sách bài tập (SBT) Lịch Sử 6
Hãy điền chữ Đ (đúng) hoặc chữ S (sai) vào ô □ trước các câu sau

□ 1. Sản xuất phát triển, sự phân công lao động là rất cần thiết. Vào thời kì đầu dựng nước Văn Lang đã có sự phân công lao động giữa nam và nữ

□ 2. Phụ nữ thường tham gia vào việc chế tác công cụ, bao gồm cả nghề đúc đồng.

□ 3. Vị trí của đàn ông ngày càng cao hơn trong sản xuất cũng như trong gia đình, làng bản. Chế độ phụ hệ dần dần thay thế cho chế độ mẫu hệ.

□ 4. Ở các di chỉ thời Văn Lang người ta chưa tìm thấy dấu hiệu của sự phân hoá giàu - nghèo trong xã hội.

□ 5. Từ thế kỉ VIII đến thế kỉ I TCN, trên đất nước ta chỉ tồn tại duy nhất một nền văn hoá phát triển cao là văn hoá Đông Sơn.

Trả lời

Đ: 1, 3; S: 2, 4, 5
Bài tập 3 trang 35 Sách bài tập (SBT) Lịch Sử 6
Em hãy nối các ô với nhau theo hàng ngang cho phù hợp.

giai-bai-tap-sbt-lich-su-6-bai-11.png



Trả lời

Văn hóa Đông Sơn - Thanh Hóa - Bắc bộ và Bắc Trung Bộ - Văn Lang

Văn hóa Sa Huỳnh - Quảng Ngãi - Nam Trung Bộ - Cham-pa

Văn hóa Ốc Eo - An Giang - Tây Nam Bộ - Phù Nam.


Bài tập 4 trang 35 Sách bài tập (SBT) Lịch Sử 6
Vì sao khi sản xuất phát triển cần có sự phân công lao động trong xã hội?

Trả lời

  • Sản xuất phát triển, nghề nông trồng lúa nước ra đời. Tuy nhiên, để trồng được lúa nước phải trải qua nhiều công đoạn khác nhau (cày, bừa, gieo mạ, chăm sóc, gặt hái,..Ế) những công đoạn đó không phải tự nhiên làm được mà phải học và không phải ai cũng làm được.
  • Việc đúc đồng, chế tạo công cụ bằng đồng so với công cụ bằng đá lại càng khó hơn, không có chuyên môn thì không làm được, công cụ càng phức tạp thì yêu cầu chuyên môn hoá càng cao.
=> Làm ruộng, đúc đồng,... đều phải có chuyên môn và kinh nghiệm, vì vậy cần phải có sự phân công lao động trong xã hội cho phù hợp.

Bài tập 5 trang 36 Sách bài tập (SBT) Lịch Sử 6
Cùng với sự phát triển của sản xuất và phân công lao động ở buổi đầu thời đại dựng nước Văn Lang, xã hội có những thay đổi ra sao?

Trả lời

Cùng với sự phát triển của sản xuất và phân công lao động, xã hội có những thay đổi như:

  • Cuộc sống ổn định hơn, dân số tăng lên, nhiều thị tộc ở một vùng cùng làm cùng hưởng.
  • Các làng, bản, chiềng, chạ ra đời. Dân cư nhiều làng, bản sống trong một khu vực lớn, có quan hệ với nhau hợp thành bộ lạc.
Bài tập 6 trang 36 Sách bài tập (SBT) Lịch Sử 6
Em hiểu thế nào là theo chế độ phụ hệ? Tại sao chế độ phụ hệ lại thay thế cho chế độ mẫu hệ?

Trả lời

  • Chế độ phụ hệ là chế độ mà người cha làm chủ trong gia đình và có vị trí trong xã hội, con cái phải theo họ cha.
  • Sản xuất phát triển, kéo theo sự phân công lao động. Người đàn ông gánh vác những công việc nặng nhọc, đóng vai trò quan trọng trong sản xuất (chế tạo công cụ, đúc đồng,...). Vì vậy, vai trò người cha quan trọng hơn người mẹ. Người đàn ông dần dần trở thành người chủ gia đình, chủ thị tộc.
Bài tập 7 trang 36 Sách bài tập (SBT) Lịch Sử 6
Hiện tượng nhiều ngôi mộ thời kì Văn Lang không có gì chôn theo, nhưng lại có vài ngôi mộ được chôn theo nhiều công cụ và đồ trang sức chứng tỏ điều gì?

Trả lời

  • Thể hiện quan niệm tín ngưỡng của người xưa.
  • Chứng tỏ sự phân hoá giàu - nghèo đã diễn ra ở thời kì này, nhưng người nghèo nhiều, người giàu ít.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
BÀI 11: NHỮNG CHUYỂN BIẾN TRONG XÃ HỘI.



Câu 1: Nghề nào dưới đây đã làm cho cuộc sống của con người Việt cổ ổn định hơn?

a> Nghề làm đồ gốm xuất hiện và phát triển.
b> Ngành luyện kim ra đời và ngày càng phát triển.
c> Nghề nông trồng lúa nước ra đời và ngày càng phát triển.
d> Nghề chăn nuôi phát triển.

Câu 2: Khi sản xuất nông nghiệp phát triển thì con người cần phải làm gì?

a> Định cư lâu dài để ổn định và phát triển sản xuất.
b> Di chuyển chỗ ở theo mùa để tiện cho việc sản xuất.
c> Thay đổi chỗ ở sau mỗi mùa thu hoạch.
d> Phải du canh, du cư.

Câu 3: Khi nông nghiệp giữ vao trò chủ đạo thì:


a> Chế độ mẫu hệ xuất hiện.
b> Chế độ mẫu hệ chuyển dần sang chế độ phụ hệ.
c> Chế độ mẫu hệ tan rã.
d> Nam – nữ bình đẳng.

Câu 4: Khi nào thì sự phân công lao động trở thành cần thiết?

a> Sản xuất nông nghiệp, thủ công nghiệp ngày càng phát triển.
b> Xã hội phân chia giai cấp.
c> Đàn ông giữ vai trò chính trong xã hội.
d> Nông nghiệp giữ vai trò sản xuất chính.

Câu 5: Hình thức phân công lao động đầu tiên của người Việt cổ là gì?


a> Thủ công tách khỏi công nông nghiệp.
b> Đồ gốm và nghề dệt vải.
c> Lao động nam, nữ khác nhau.
d> c và c đúng.

Câu 6: Lúc này, ngoài nông nghiệp còn xuất hiện nghề gì?

a> Công nghiệp.
b> Thương nghiệp.
c> Thủ công nghiệp.
d> Ngoại thương.

Câu 7: Thời Óc – Eo – Sa Huỳnh, nghề thủ công nghiệp bao gồm những nghề nào?

a> Nghề làm đồ gốm.
b> Nghề dệt vải.
c> Chế tạo công cụ, đúc đồng, làm đồ trang sức.
d> Tất cả đều đúng.

Câu 8: Các di tích văn hóa Sa Huỳnh được phát hiện ở các tỉnh nào hiện nay?

a> Quảng Ngãi, Bình Định.
b> Quảng Nam, Đà Nẵng.
c> Khánh Hòa.
d> Tất cả các tỉnh trên.

Câu 9: Văn hóa Óc – Eo là văn hóa vùng nào?

a> Đông Nam Bộ.
b> Nam Trung Bộ.
c> Tây Nam Bộ.
d> Tây Nguyên.

Câu 10: Các di tích văn hóa Đồng Nai thuộc vùng nào?


a> Nam Trung Bộ.
b> Nam Bộ.
c> Đông Nam Bộ.
d> Tây Nam Bộ.

Câu 11: Sự chuyển biến đầu tiên trong xã hội Óc – Eo – Sa Huỳnh là gì?


a> Sự phân công lao động.
b> Từ thị tộc hình thành chiềng chạ, bộ lạc.
c> Từ thị tộc mẫu hệ chuyển thành thị tộc phụ hệ.
d> Sự phân hóa giàu nghèo.

Câu 12: Ý nghĩa sâu sắc nhất của sự chuyển biến xã hội, đó là:

a> Sự phân công trong lao động.
b> Từ thị tộc hình thành chiềng chạ, bộ lạc.
c> Từ thị tộc mẫu hệ chuyển thành thị tộc phụ hệ.
d> Sự phân hóa giàu nghèo.

Câu 13: Trong lao động nặng nhọc ( luyện kim, cày bừa) ai làm lao động chính?

a> Đàn ông.
b> Đàn bà.
c> Cả đàn ông và đàn bà.
d> Thợ cày.

Câu 14: Hiện tượng các di chỉ ở thời văn hóa Đông Sơn, người ta phát hiện nhiều ngôi mộ không có của cải chon theo, song lại có ngôi mộ được chôn theo công cụ và đồ trang sức, nói lên điều gì?

a> Người Việt cổ lúc đó không có tục chôn của cải theo người chết.
b> Có hiện tượng người giàu và người nghèo trong xã hội.
c> Xã hội đã hình thành giai cấp.
d> Đó là ước muốn của người chết.

Câu 15: Nền văn hóa phát triển cao như : Óc – Eo ( An Giang), Sa Huỳnh ( Quảng Ngãi), Đông Sơn ( Thanh Hóa) đã được hình thành vào khoảng thời gian nào?

a> Từ thế kỷ VII đến thế kỷ I TCN.
b> Từ thế kỷ VIII đến thế kỷ I TCN.
c> Từ thế kỷ VIII đến thế kỷ II TCN.
d> Từ thế kỷ IX đến thế kỷ II TCN.

Câu 16: Đặc điểm của các công cụ sản xuất thuộc nền văn hóa Đông Sơn là:

a> Số lượng công cụ ngày càng tăng nhanh.
b> Các công cụ ngày càng phong phú, da dạng về loại hình.
c> Có sự tiến triển về trình độ kỹ thuật và mĩ thuật.
d> Cả ba đặc điểm trên.

Câu 17: Ở giai đoạn nền văn hóa nào, công cụ sản xuất, đồ dùng, đồ trang sức đều phát triển hơn trước. đồ đồng đã thay thế đồ sắt.

a> Vào thời nền văn hóa Đông Sơn.
b> Vào thời nền văn hóa Sa Huỳnh.
c> Vào thời nền văn hóa Óc – Eo.
d> Cả ba nền văn hóa trên.

Câu 18: Những công cụ nào góp phần tạo nên bước chuyển biến trong xã hội?


a> Công cụ được ghè đẽo theo những hình thù như ý muốn.
b> Đồ gốm được trang trí hoa văn.
c> Công cụ đồng thay thế hẳn công cụ đá, có vũ khí đồng, lưỡi cày đồng.
d> Cả 3 câu trên đúng.




Đáp án: câu 1c, câu 2a, câu 3b, câu 4a, câu 5c, câu 6c, câu 7d, câu 8d, câu 9c, câu 10c, câu 11a, câu 12d, câu 13a, câu 14b, câu 15b, câu 16d, câu 17a, câu 18c.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Câu hỏi bài tập Bài 11. Những chuyển biến về xã hội
1. Em có nhận xét gì về việc đúc một đồ dùng bằng đồng hay làm một bình bằng đất nung, so với việc làm một công cụ đá?


Trả lời:

+ Một số công đoạn đúc đồng: Lọc quặng - làm khuôn - nấu quặng - đổ vào đế khuôn (công việc nặng nhọc, đòi hỏi sức khỏe và công sức của nhiều người).

+ Làm một bình đất nung: Tìm đất sét - nhào nặn - nung (công việc nặng nhọc, đòi hỏi sức khỏe và công sức của nhiều người, tuy có đơn giản và nhẹ hơn so với đúc đồng).

+ Làm một công cụ đá: Tìm đá - ghè đẽo hoặc mài (đơn giản, chỉ một người là làm được).

2. Em nghĩ gì về sự khác nhau giữa các ngôi mộ này?

Trả lời:

Sự khác nhau về số lượng công cụ, đồ trang sức chôn theo giữa các ngôi mộ chứng tỏ xã hội bắt đầu có sự phân hóa giàu - nghèo tuy chưa rõ nét.

3. Theo em, những công cụ nào góp phần tạo nên bước biến chuyển trong xã hội?

Trả lời:

Những công cụ góp phần tạo nên bước biến chuyển trong xã hội: Lưỡi cuốc, lưỡi cày, lưỡi liềm, lưỡi rìu... bằng đồng.

4. Em hãy điểm lại các biến chuyển chính về mặt xã hội.

Trả lời:

Các biến chuyển chính về mặt xã hội:

- Sự phân công lao động hình thành.

- Sự xuất hiện làng, bản (chiềng, chạ) và bộ lạc.

- Chế độ phụ hệ dần dần thay thế chế độ mẫu hộ.

- Bắt đầu có sự phân hóa giàu - nghèo.

5. Hãy nêu những nét mới về tình hình kinh tế, xã hội của cư dân Lạc Việt.

Trả lời:

Những nét mới về tình hình kinh tế, xã hội của cư dân Lạc Việt:

- Kinh tế:

+ Công cụ sản xuất, đồ đựng, đồ trang sức đều phát triển hơn trước.

+ Đồ đồng gần như thay thế đồ đá.

- Xã hội:

+ Sự phân công lao động hình thành + Sự xuất hiện làng, bản (chiềng, chạ) và bộ lạc.

+ Chế độ phụ hệ dần dần thay thế chế độ mẫu hệ.

+ Bắt đầu có sự phân hóa giàu - nghèo.

6. Hãy nêu những dẫn chứng nói lên trình độ phát triển của nền sản xuất thời văn hóa Đông Sơn.

Trả lời:

Những dẫn chứng nói lên trình độ phát triển của nền sản xuất thời văn hóa Đông Sơn:

- Các nhà khảo cổ đã tìm thấy hàng loạt công cụ, vũ khí đồng như lưỡi cày, lưỡi rìu, lưỡi giáo, mũi tên.. có hình dáng và trang trí hoa văn giống nhau ở nhiều nơi trên đất Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, nhất là ở vùng đồng bằng sông Hồng, sông Mã, sông Cả.

- Đồ đồng gần như thay thế đồ đá.
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top