Những câu trắc nghiệm sinh học - ôn thi cao đẳng - đại học.

ButNghien

Học tập suốt đời!
Thành viên BQT
Xu
46



CHƯƠNG I.

CƠ SỞ VẬT CHẤT VÀ CƠ CHẾ CỦA SỰ DI TRUYỀN.

Bài 1:

Đại cương về ngành di truyền học.



Câu 1: Điều nào sau đây đúng với ngành di truyền học.

a> Ứng dụng trong đời sống
b> Nghiên cứu về hiện tượng di truyền
c> Nghiên cứu về quy luật biến dị.
d> Cả ba câu trên đều đúng.

Câu 2: Yếu tố nào sau đây không phải là đối tượng của sự nghiên cứu di truyền học.

a> Tính biến dị.
b> Quy luật biến dị.
c> Quy luật sinh thái.
d> Quy luật di truyền.


Câu 3: Phát biểu nào sau đây sai.

a> Hiện tượng di truyền là hiện tượng các đặc điểm sinh lý, tâm lý, phát triển từ đời cha mẹ đến đời con cái.
b>Sự sinh sản là sự tạo ra cơ thể mới.
c> Bào tử vi sinh gặp môi trường thuận , phát triển thành sinh vật đơn bào.
d> Hiện tượng di truyền chỉ xảy ra trong quá trình sinh sản.

Câu 4: Hiện tượng nào sau đây không phải là sinh sản vô tính.

a> Tế bào phát triển thành cơ thể sinh vật.
b>1 nhóm tế bào phát triển thành cơ thể sinh vật.
c> 1 phần cơ thể phát triển thành cơ thể sinh vật.
d> Hợp tử phát triển thành cơ thể sinh vật.

Câu 5: Trường hợp nào sau đây là kết quả của sinh sản vô tính.

a> Bào tử vi sinh gặp môi trường thuận lợi, phát triển thành sinh vật đơn bào.
b> Cấy mô khoai tây.
c> Giảm cành xương rồng.
d> Cả ba câu trên đều đúng.

Câu 6: Tính chất nào sau đây của biến dị không di truyền.

a> Biến đổi về kiểu hình
b> Là biến đổi sâu sắc trong cấu tạo NST và gen.
c>Là biến đổi về số lượng NST.
d> Được tạo nên do tác động mãnh liệt của các nhân tố lý hóa.


Đáp án:

Câu 1d, câu 2c, câu 3b, câu 4d, câu 5d, câu 6a​
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Bài 2.

Nhiễm sắc thể: Sự phân nguyên và giảm phân.


Câu 7: Tính chất nào sau đây là của NST.

a> Là thể ăn màu khi nhuộm bằng sinh phẩm.
b>Khi tế bào phân màu mới được hình thành.
c> Mang các thông tin di truyền của cơ thể sinh vật.
d> Cả ba câu trên đều đúng.

Câu 8: Bộ NST sau đây là của.

a> Đũa lãi Ascaris.
b>Ruồi giấm.
c>Ruồi đen.
d>Con người.

Câu 9: Cá thể nào sau đây có cặp NST giới tính.


a> Gà.
b>Cá chép.
c>Chim bồ câu.
d> Ruồi đen.

Câu 10: chức năng nào sau đây không phải là chức năng cơ bản của NST.


a> Chứa tất cả các gen di truyền tiêu biểu của cơ thể sinh vật.
b>Mang các vật chất di truyền có khả năng điều khiển sự tổng hợp prôtein.
c> Điều hòa sự hoạt động của các gen cấu trúc.
d> Đảm bảo sự ổn định cơ sở vật chất di truyền qua các thế hệ.


Câu 11: NST nhân đôi biến thành NST kép vào.

a> Kỳ trước.
b> Kỳ giữa.
c> Kỳ sau.
d>Kỳ cuối.


Câu 12Tế bào nào sau đây có 1[SUB]n[/SUB]

a> Tế bào sinh tinh.
b> Tinh bào cấp 2.
c> Tinh bào cấp 1.
d>Tế bào sinh dục sơ khai đực.


Câu 13: Tế bào nào sau đây có 2[SUB]n[/SUB]

a> Noãn bào cấp 2.
b> Noãn tư.
c> Thể đinh hướng.
d> Tế bào sinh trứng.

Câu 14> Bộ NST đơn bội có.

a> n NST
b> 2[SUB]n[/SUB] NST
c>3[SUB]n[/SUB] NST.
d> 4[SUB]n[/SUB] NST.


Câu 15 Bộ NST của 1 loài có 18 NST trong tế bào dinh dưỡng. Người ta tìm được 1 tế bào có 27 NST, đây là bộ NST.


a> n.
b> 2[SUB]n[/SUB]
c>3[SUB]n[/SUB].
d>4[SUB]n[/SUB].


Câu 16: Cơ chế sinh học nào sau đây xảy ra đối với 1 cặp NST tương đồng ở cấp độ tế bào.

a> Cơ chế tự nhân đôi ADN.
b>Cơ chế sao mã.
c> Cơ chế giải mã.
d> Cơ chế phân ly và tái tố hợp cặp NST tương đồng.

Câu 17. Cơ chế sinh học nào say đây không thuộc hoạt động của 1 cặp NST tương đồng ở cấp độ tế bào.

a> cơ chế tự nhân đôi NST.
b>Cơ chế sao mã.
c> Cơ chế trao đổi đoạn.
d>Cơ chế phân ly và tái tố hợp của cặp NST tương đồng.

Câu 18: Tế bào nào sau đây có bộ NST 2[SUB]n[/SUB].


a>Tế bào dinh dưỡng.
b> Tế bào sinh dục sơ khai cái.
c>Giao tử của cơ thể 4[SUB]n[/SUB].
d>Cả ba câu trên đều đúng.

Câu 19: Tính chất nào sau đây không phải của cặp NST tương đồng.

a> Hình dạng giống nhau.
b>Kích thước giống nhau.
c> Cặp nhiễm sắc thể do bố cho.
d> Hợp thành nhóm otoxom trong bộ NST.

Câu 20: Đường kính của sợi cơ bản là.

a> 20 A°.
b>30 A°.
c>100 A°
d> 250 A °..




Đáp án:7d,8b,9d,10c, 11a, 12b, 13d, 14a, 15c, 16d, 17b,18d,19 c,20c
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Câu 21: Tính chất nào sau đây khác nhau giữa NST thường với NST giới tính.

a> Hình dạng, kích thước, cấu trúc.
b> ADN trong NST mang gen.
c> Gen mang mã di truyền quy định tình trạng.
d> Cả 3 tính chất trên đều đúng.


Câu 22: Tính chất nào giống nhau giữa NST thường và NST giới tính.

a> Cấu tạo bởi màng lipô_prôtêin, chất trung gian và lõi ADN.
b>Các gen có cơ chế tổng hợp prôtein giống nhau.
c>Có thể bị tác động bởi tác nhân lý hóa tạo ra đột biến gen NST.
d> Cả 3 câu trên đều đúng.

Câu 23:Tính chất ổn định của bộ NST do.

a> Bộ NST có số lượng, hình dáng, kích thước và cấu trúc đặc trưng cho loài.
b> Bộ NST trong giao tử là bộ NST[SUB]n[/SUB].
c>Sự phân ly đồng đều của NST vào tế bào con ở kỳ sau của sự nguyên phân.
d> Bộ NST của cá thể đực có cặp XY, của cá thể có cặp XX.

Câu 24: Bộ NST ổn định qua các thế hệ tế bào nhờ.

a> Sự giảm phân thành lập giao tử.
b> Sự nguyên phân đảm bảo bộ NST ở tế bào mẹ giống bộ NST ở tế bào con.
c> Sự thụ tinh hình thành bộ NST 2[SUB]n[/SUB].
d> Hợp tử nguyên phân tạo cơ thể 2[SUB]n[/SUB]giống cơ thể bố mẹ.

Câu 25: Tính chất nào sau đây là của NST kép.

a> ADN đóng xoắn cực đại.
b> 2 NST đơn dính nhau ở hạt trung tâm.
c> Là dạng tự nhân đôi NST mẹ cho 2 NST con y hệt nhau.
d> Cả 3 câu trên đều đúng.

Câu 26: Tính chất nào sau đây là hoạt động bình thường của NST kép.

a> NST kép của cặp tương đồng tiến lại gần nhau, tiếp hợp nhau theo chiều dọc, tạo sự trao đổi đoạn.
b> Đóng xoắn cực đại, cả NST kép phân ly về mỗi cực tế bào.
c> Sắp xếp trên mặt phẳng xích đạo, mỗi NST kép gắn với 2 đầu sợi xích đạo.
d> Cả 3 câu trên đều đúng.

Câu 27: Tính chất nào sau đây đặc trưng cho bộ NST.

a> Bộ NST tự nhân đôi đảm bảo bộ NST ở tế bào mẹ và tế bào con không đổi.
b> Bộ NST có số lượng, hình dáng, kích thước và cấu trúc đặc trưng cho loài.
c> Trong nguyên phân, NST phân ly đồng đều vào các tế bào con.
d> Cả 3 tính chất trên đều đúng.

Câu 28:Tính chất nào sau đây không đặc trưng cho bộ NST của loài.

a> Số lượng, hình dáng, kích thước, cấu trúc.
b> NST giới tính khác nhau ở con đực và con cái.
c> Bộ NST của giao tử là bộ NST đơn bội.
d> Cá thể có bộ NST 4[SUB]n[/SUB] sống bình thường.


Câu 29: Hoạt động nào sau đây không phải của NST.

a> Là cơ sở vật chất chủ yếu của sự di truyền.
b> Phân ly độc lập, tổ hợp tự do theo quy luật di truyền của Menđen tạo ra biến dị tổ hợp.
c> Trực tiếp tổng hợp prôtein.
d> Tự nhân đôi theo sự tự nhân đôi của ADN.

Câu 30: Sự tổ hợp của NST được thể hiện ở.

a> Hiện tượng NST bắt chéo ở kỳ trước của sự giám phân.
b> Sự tổ hợp do các NST của bộ NST trong giao tử.
c> NST của giao tử đực và giao tử cái hình thành trong cặp tương đồng.
d Cả 3 câu trên đều đúng.


Đáp án: 21a, 22d,23c,24b,25d,26d, 27b,28d,29c,30d
 
Câu 31: Cơ chế hình thành bộ NST lưỡng bội bình thường là.

a> Cơ chế giảm phân của tế bào lưỡng bội.
b> Cơ chế thụ tinh hình thành hợp tử lưỡng bội.
c> Cơ chế nguyên phân của tế bào 4[SUB]n[/SUB].
d> Cơ chế nguyên phân của tế bào 3[SUB]n[/SUB].

Câu 32: Cơ chế hình thành bộ NST đơn bội trong giao tử là.

a> Sự giảm phân bình thường của tế bào 2[SUB]n[/SUB].
b> Sự giảm phân bình thường của tế bào 4[SUB]n[/SUB].
c> Đột biến đa bội.
d> Cả ba câu trên sai.

Câu 33: bộ NST đặc trưng ở tính chất sau đây.

a> Mỗi tế bào có 1 bộ NST nằm trong nhân tế bào.
b> Nhờ cơ chế tái sinh, bộ NST trong tế bào mẹ và tế bào con không đổi.
c> Sự nguyên phân giúp phôi phát triển thành bào thai vẫn mang NST 2[SUB]n[/SUB].
d> Trong tế bào dinh dưỡng, NST xếp thành cặp tương đồng nguồn gốc khác nhau : 1NST do bố cho, 1NST do mẹ cho.


Câu 34: Khái niệm nào sau đây sai.

a> Sự nguyên phân là 1 quá trình sinh học diễn ra ở mức độ tế bào.
b> Trong sự nguyên phân, tế bào mẹ có 2[SUB]n[/SUB] cho tế bào con có 1[SUB]n[/SUB].
c> Sự nguyên phân xảy ra trong tế bào sinh dưỡng của cơ thể thực vật.
d> Các giai đoạn phân chia trong quá trình nguyên phân có tính chất nhân tạo, giúp khảo sát hiện tượng.

Câu 35: Nhân tố nào sau đây không tham gia phân bào.

a> Màng tế bào.
b> Tế bào chất.
c> Thoi vô sắc.
d> Không bào.


Câu 36: Nhân tố nào định hướng cho sự phân bào.

a> Trung thể.
b> Tế bào chất.
c> Hệ lưới nội chất có hạt.
d> Nhiễm sắc thể.

Câu 37: Nhân tố nào sau đây biến mất ở kỳ cuối của nguyênh phân.

a> Màng tế bào chất.
b> Màng nhân và nhân con.
c> NST.
d> Thoi vô sắc.

Câu 38: Dùng những từ phù hợp điền vào cho đúng nghĩa của khái niệm sau đây.


a> Một......(1).....được kể từ khi.....(2).....bắt đầu......(3)........ thành 2 tế bào con. Tế bào con phát triển thành 2.....(4).....bắt đầu.....(5)......lần kế tiếp.
Một.......(6).....gồm......(7)......giai đoạn và .....(8).....kỳ trung gian.


A_nguyên phân
B_ tế bào con
C_tế bào trưởng thành
D_chu kỳ nguyên phân
E_ tế bào
F_1
G_4.


a> 1A - 2E -3D -4E-5A-6E-7F-8G.
b> 1D-2E=3A-4C-5A-6D-7G-8F.
c>1B-2B-3A-4E-5D-6B-7G-8F.
d> 1C-2E-3D-4C-5D-6C-7G-8F.


Câu 39: Hiện tượng " NST kép tập trung ở mặt phẳng xích đạo, xếp vuông góc với thoi vô sắc, đóng xoắn cực đại," xảy ra ở kỳ.

a> Trước.
b> Kỳ giữa của nguyên phân.
c> Kỳ giữa của giám phân.
d> b và c đúng.

Câu 40: Hiện tượng " NST kép bị kéo tách đôi ở nhiễm tâm, mỗi sợi crômatit của NST kép di chuyển về 1 cực tế bào, khi di chuyển, hạt trung tâm đi trước, 2 nhánh trượt trên sợi kinh tuyến theo sau" là thuộc vào.

a> Kỳ giữa của nguyên phân.
b> Kỳ sau của nguyên phân.
c> Kỳ giữa của giảm phân.
d> Kỳ sau 1 của giảm phân.


Đáp án: 31b,32a,33d,34b,35d,36a,37b,38b,39d,40b
 
Câu 41: Hoạt động sau đây " NST tồn tại dưới dạng sợi mảnh, sau đó đứt thành từng đoạn, lúc ban đầu dài và mảnh, sau đó co ngắn lại, dầy lên từ từ" thuộc vào kỳ nào của nguyên phân.

a> Kỳ trung gian.
b> Kỳ trước.
c> Kỳ giữa.
d> Kỳ sau.


Câu 42: Đặc điểm nào sau đây là đặc trưng của nguyên phân.

a> NST dãn dài ra, tan biến trong nhân, tạo mang chất nhiễm sắc.
b> Màng tế bào chất xuất hiện, ngăn tế bào mẹ làm 2 tế bào con.
c> Tế bào con phát triển, hình thành tế bào trưởng thành.
d> Thoi vô sắc tan biến, tinh thể co lại, hình thành trung thể.

Câu 43: Tính chất nào sau đây " Tế bào phân chia liên tiếp nhiều lần, cho tế bào con vẫn có bộ NST 2[SUB]n[/SUB].


a> Tế bào sinh dục sơ khai.
b> Tinh bào cấp I.
c> Tinh bào cấp II.
d> Tinh tử.


Câu 44: Tinh bào cấp II có hoạt động nào sau đây.

a> Nguyên phân liên tiếp nhiều lần, cho tế bào con vẫn có 2[SUB]n[/SUB].
b> Giảm phân cho 2 tế bào con có 1[SUB]n[/SUB].
c> Nguyên phân cho 2 tế bào con có 1[SUB]n[/SUB].
d> Tích lũy chất dự trữ, tế bào to lên.

Câu 45: Sự phân chia đồng đều các NST về 2 cực tế bào xảy ra ở kỳ nào của.

a> Kỳ trước.
b> Kỳ giữa.
c> Kỳ sau.
d> Kỳ cuối.

Câu 46: Bào quan nào sau đây không có ở tế bào vi khuẩn.

a> Ty thể.
b> Lạp thể.
c> Lưới nội chất.
d> Tất cả đều đúng.

Câu 47: Sự phân chia của tế bào chất xảy ra ở kỳ nào của nguyên phân.

a> Kỳ trung gian.
b> Kỳ trước.
c> Kỳ giữa.
d> Kỳ cuối.

Câu 48: Điền vào chỗ trống các từ được nêu cho tròn nghĩa.

a> Sợi.....(1)....co ngắn từ từ. kéo.....(2)..... tách đôi, mỗi nửa di chuyển về...(3).... khi di chuyển.....(4)....đi trước, ....(5)....tự trên sợi kinh tuyến lưới theo sau về 2 cực tế bào.

A_Hạt trung tâm
B_NST kép.
C_Xích đạo.
D_Một cực tế bào.
C_Hai nhánh.


a> 1C_2D_3A_4B_5E
b> 1C_2B_3D_4A_5E
c> 1D_2C_3A_4B_5E.
d> 1B_2A_3C_4E_5C.


Câu 49: Chọn từ phù hợp điền vào câu sau đây.

Dưới tác động của.....(1).....(2).....không xuất hiện, hoặc....(3).... không được hình thành, không ....(4).....NST vào tế bào con, làm cho tế bào có....(5)....Nếu cho lai cá thể này với cá thể bình thường ta được hợp tử có....(6)....


A_phân ly
B_3[SUB]n[/SUB].
C_tác nhân lý hóa.
D_4[SUB]n[/SUB].
E_màng tế bào chất.
F_thoi vô sắc.


a> 1C_2E_3F_4A_5B_6D.
b> 1A_2E_3F_4C_5B_6D.
c> 1E_2A_3F_4C_5D_6B.
d> 1C_2F_3E_4A_5D_6B.


Câu 50: Trong quá trình nguyên phân và giảm phân, NST dầy lên, co ngắn lại từ từ để.


a> Tiến hành quá trình tự nhân đôi.
b> Đảm bảo sắp xếp đủ trên mặt phẳng xích đạo.
c> Dễ dàng phân ly về 2 cực tế bào.
d> b và c đúng.



Đáp án: 41a,42c,43a,44b,45c,46d,47d,48b,49d,50d
 
Câu 51: Trong quá trình nguyên phân ở kỳ cuối, NST dãn dài ra, tháo xoắn để.

a> Tiến hành quá trình sinh tổng hợp prôtêin.
b> Tiến hành quá trình tự nhân đôi.
c> Tiến hành quá trình phân ly NST vào tế bào con.
d> Cả 3 câu trên đều sai.

Câu 52: Tính chất nào sau đây không phải là đặc điểm hình thái, cấu trúc của các tế bào con được tạo ra sau nguyên phân.

a> Tế bào con giống hình thái, cấu tạo tế bào mẹ ban đầu.
b> Có các bào quan, thành phần màng, nhân, giống nhau.
c> Bộ NST trong các tế bào con khác nhau.
d> Cả 3 câu trên đều đúng.

Câu 53: Một tế bào có 2[SUB]n[/SUB] NST, khi tự nhân đôi 5 lần liên tiếp đã hình thành 1số tế bào con, trong tất cả các tế bào con, tổng số NST đếm được là.

a> 20[SUB]n[/SUB].
b> 32[SUB]n[/SUB].
c> 64[SUB]n[/SUB].
d> 128[SUB]n[/SUB].


Câu 54: Trong lần nguyên phân thứ 6 của 1 tế bào con, số thoi vô sắc được hình thành là.

a> 31.
b> 63.
c> 127.
d> 255.


Câu 55: Một tế bào nguyên phân 1 số lần liên tiêp đã được môi trường nào cung cấp nguyên liệu tương đương với 56 NST đơn, bộ NST 2[SUB]n[/SUB] của bào này.

a> 4.
b> 6.
c> 8.
d> 10.

Câu 56: Nếu như tế bào dinh dưỡng có 2[SUB]n[/SUB] = 24 thì vào kỳ giữa của nguyên phân, sợi crômatit có trong mỗi tế bào là.

a> 12.
b> 24.
c> 48.
d> 96.

Câu 57: Giả sử n = 4 thì số tâm động đếm được trong mỗi tế bào vào đầu kỳ sau của nguyên phân là.

a> 4.
b> 8.
c> 16.
d> 32.


Câu 58: Có 25 tế bào qua số lần nguyên phân bằng nhau, đã tạo ra 800 tế bào con, số lần nguyên phân của mỗi tế bào là.

a> 2.
b> 3.
c> 4.
d> 5.

Câu 59: Một tế bào có 2[SUB]n[/SUB] = 18, sau 4 lần nguyên phân liên tiếp, tổng số NST trong các tế bào con là.

a> 72.
b> 54.
c> 270.
d> 288.

Câu 60: Một tế bào dạng nguyên phân ở kỳ giữa có bộ NST ký hiệu như sau.

AA aa , BB bb, CC cc.

Bộ NST 2[SUB]n[/SUB] của loài có bao nhiêu NST?

a> 2[SUB]n[/SUB] = 6.
b> 2[SUB]n[/SUB] = 8.
c> 2[SUB]n[/SUB] = 12.
d> Tất cả sai.


Đáp án: 51a, 52c, 53c, 54b,55c,56c, 57c, 58d, 59d, 60a
 
Câu 61: Hãy kết hợp cho đúng giai đoạn phân bào và hoạt động tương ứng của giai đoạn đó.


1_Kỳ giữa lần phân bào 1.
2_Kỳ sau lần phân bào 1.
3_Kỳ giữa lần phân bào 2.
4_Kỳ sau lần phân bào 2.


A_NST kép tập trung trên mặt phẳng xích đạo, gắn vào 2 đầu sợi vô sắc.
B_NST kép phân ly về mỗi cực tế bào, khi di chuyển, hai hạt trung tâm đi trước, 4 nhánh trượt trên sợi kinh tuyến theo sau.
C_NST kép xếp thành cặp đối diện trên mặt phẳng xích đạo, đóng xoắn cực đại.
D_NST kép tách đôi, mỗi nửa phân ly về 1 cực tế bào, khi di chuyển, hạt trung tâm đi trước, 2 nhánh sợi kinh tuyến theo sau.

a> 1A_2B_3C_4D.
b> 1B_2A_3D_4C.
c> 1C_2B_3A_4D.
d> 1D_2C_3B_4A.



Câu 62: Tế bào sinh dục đực ( tinh trùng) và tế bào sinh dục cái ( trứng ) khác nhau ở.

a> Nhân có bộ NST n.
b> Tế bào chất.
c> Chức năng mang thông tin di truyền.
d> tham gia thụ tinh để tạo thành hợp tử.

Câu 63: Sự giảm phân cùng với sự thụ tinh đảm bảo ổn định bộ NST lưỡng bội ( 2 [SUB]n[/SUB]) của loài sinh sản hữu tính.

a> Giữa các tế bào trong cùng một cơ thể.
b> Nhờ sự phân ly của cặp NST tương đồng.
c> Từ thế hệ này sang thế hệ khác.
d> Tất cả đều sai.

Câu 64: Hiện tượng NST bắt chéo xảy ra ở.

a> Kỳ trung gian.
b> Kỳ trước.
c> Kỳ giữa.
d> Kỳ sau.

Câu 65: Hãy kết hợp cho đúng giai đoạn phân bào và hoạt động tương ứng của giai đoạn đó.


1_Kỳ trước.
2_Kỳ giữa.
3_Kỳ sau.
4_Kỳ cuối.

A_NST kép của cặp tương đồng đóng xoắn cực đại, xếp đối diện trên mặt phẳng xích đạo.
B_Tế bào có bộ NST n.
C_Mạng CNS đứt đoạn, hình thành NST.
D_NST tách đôi, mỗi nửa phân ly về 1 cực tế bào.


a> 1A_2B_3C_4D.
b> 1B_2C_3D_4A.
c> 1C_2A_3D_4B.
d> 1D_2B_3A_4C.

Câu 66: Vào kỳ trung gian giữa lần phân bào thứ nhất và lần phân bào thứ hai của giảm phân thì số lượng NST kép đếm được trong mỗi tế bào con là.

a> 0.
b> n.
c> 2 [SUB]n[/SUB].
d> 4 [SUB]n[/SUB].

Câu 67: Tính chất nào sau đây là đặc điểm hình thái, cấu trúc của tế bào con được tạo ra sau lần phân bào 1 của giảm phân.

a> Trong sự thành lập giao tử cái, 2 tế bào con giống nhau.
b> Trong sự thành lập giao tử đực, 2 tế bào con khác nhau, 1 to, 1 bé.
c> NST trong tế bào ở trạng thái NST kép, đóng xoắn cực đại.
d> Tế bào con phát triển thành tế bào trưởng thành, hoàn chỉnh.

Câu 68: Tính chất nào sau đây là đặc điểm hình thái, cấu trúc của tế bào con sau lần phân bào 2 của giảm phân.

a> Ở tế bào cái, hình thành 1 noãn tử và 3 thể định hướng.
b> Ở tế bào đực, cho 4 tinh tử có kích thước bằng nhau.
c> Phải trải qua quá trình biến đổi về hình thái và cấu trúc.
d> Cả 3 câu trên đều đúng.

Câu 69: Có 2 tế bào mẹ của giao tử ( 2 [SUB]n[/SUB] = 18) cùng tiến hành giảm phân, tế bào A có chu kỳ giảm phân ngắn hơn và hình thành 4 giao tử, tế bào B có chu kỳ giảm phân dài hơn và chỉ hình thành được 1 giao tử và 3 tế bào thoái hóa. Số NST bị tiêu biến trong 3 tế bào thoái hóa là.

a> 18.
b> 27.
c> 36.
d> 54.

Câu 70: Nếu giao tử đực thụ tinh với 1 giao tử cái hình thành 1 hợp tử. Khả năng thụ tinh của giao tử đực là 1%, khả năng thụ tinh của giao tử cái gấp 20 lần giao tử đực, khi có 15 hợp tử được hình thành thì đã có bao nhiêu tế bào sinh dục mỗi loại tham gia vào quá trình thụ tinh.

a> 7.500 giao tử đực thụ tinh cho 1.500 giao tử cái.
b> 1.500 giao tử đực thụ tinh cho 75 giao tử cái.
c> 750 giao tử đực thụ tinh cho 150 giao tử cái.
d> 1.500 giao tử đực thụ tinh cho 150 giao tử cái.


Đáp án: 61c,62b,63c,64b,65c,66b,67c,68d,69b,70b
 
Câu 71: Số tế bào quan sát được qua 5 lần bào phân là.

a> 32.
b> 62.
c> 63.
d> 64.

Câu 72: Số tế bào con quan sát được qua 8 lần bào phân là.

a> 256.
b> 510.
c> 512.
d> 1024.

Câu 73: Số tế bào con có được trong lần bào phân thứ 11 là.

a> 11.
b> 128.
c> 1024.
d> 2048.

Câu 74: Ở ruồi giấm, bộ NST 2 [SUB]n[/SUB] = 8. Tổng số NST có trong các tế bào con của lần phân bào thứ 8 là.

a> 64 NST.
b> 256 NST.
c> 2048 NST.
d> 4096 NST.

Câu 75: Ở ruồi giấm, bộ NST 2 [SUB]n[/SUB]=8.Tổng số cặp dị NT có trong các tế bào con của lần phân bào thứ 8 là.

a> 1 cặp.
b> 64 cặp.
c> 256 cặp.
d> 512 cặp.

Câu 76: Ở lãi đũa, bộ NST 2 [SUB]n[/SUB] = 4, khi hợp tử của lãi đũa bào phân 6 lần, tổng số cặp đồng NT là.

a> 1.
b> 6 cặp.
c> 64 cặp.
d> 128 cặp.

Câu 77: Ở ruồi đen, 2 [SUB]n[/SUB]= 12, khi khảo sát các tế bào con của hợp tử, người ta đếm được 1.563 NST. Số lần phân bào của hợp tử trên là.

a> 6.
b> 7.
c> 8.
d> 9.

Câu 78: Ở người, bộ NST 2 [SUB]n[/SUB] = 46, khi khảo sát các tế bào con của hợp tử, người ta đếm được 2.048 cặp dị NT, số lần phân bào của hợp tử là.

a> 10.
b> 11.
c> 12.
d> 13.

Câu 79: Ở gà 2 [SUB]n[/SUB] = 78, các tinh trùng được sinh ra có tổng số NST là 624.10[SUB2]5[/SUB2]. Tỉ lệ thụ tinh là 10[SUB2]3[/SUB2]. số tinh trùng thực sự thụ tinh là.

a> 800.
b> 1.000.
c> 1.200.
d> 1.600.

Câu 80: Khi ấp 1 ổ gà gồm 24 trứng trong 10 ngày, sau đó, đem cột gà mái ở 1 nơi, trứng không nở được do.

a> Nhiệt độ không đủ.
b> Độ ẩm không đủ.
c> Trứng không được trộn đều.
d> Cả 3 yếu tố trên.


Đáp án: 71c,72b,73d,74c,75c,76c,77b,78b,79d,80d
 
Câu 81: Khi ấp 100 trứng gà trong lò ấp ở nhiệt độ, độ ẩm và cơ chế trộn trứng được điều kiện hóa tự động, có 20 trứng không nở, do.


a> Trứng không thụ tinh.
b> Trứng bị đột biến NST.
c> Trứng bị đột biết gen.
d> Cả 3 câu trên đều đúng.


* Đọc đoạn sau đây, dùng số liệu để trả lời cho 3 câu hỏi sau.

1 cặp cá đẻ được một số trứng, sau khi ấp, nở 1.000 con còn sống. Cho biết tỉ lệ nở trứng thụ tinh là 20% trong cá trống, tỉ lệ thụ tinh của tinh trùng là 1/1000. Trong cá mái, tỉ lệ thụ tinh của trứng là 50%. Cho biết trong một lứa đẻ, toàn bộ noãn cầu trong buồng trứng đều được phóng thích ra ngoài, toàn bộ tinh trùng cũng được phóng thích ra ngoài. Khi tổng số NST đơn trong các noãn cầu của buồng trứng cá mái là 520.000 NST đơn.

Câu 82: Bộ NST lưỡng bội của loài là.

a> 26.
b> 52.
c> 104.
d> 208.


Câu 83: Số tế bào sinh dục sơ khai đực sinh ra số tinh trùng nói trên là.

a> 5.000.000.
b> 1.250.000.
c> 5.000.
d> 1.000.

Câu 84: Số tế bào sinh dục sơ khai cái sinh ra số trứng nói trên là.

a> 5.000.
b> 7.500.
c> 10.000.
d> 20.000.


* Khi cho ấp trứng vịt, người ta thu được 6.000 con vịt con. Cho biết tỉ lệ trứng bị úng thối là 40%. Cho biết khả năng thụ tinh của trứng là 100%, vịt con nở ra đều sống đủ.

Câu 85: Số lượng tế bào sinh tinh cần để tạo bầy vịt này là.

a> 6.000.
b> 10.000.
c> 2.500.
d> 1.000.


Câu 86: Số lượng tế bào sinh trứng cần để tạo bầy vịt này là.

a> 6.000
b> 10.000.
c> 2.500.
d> 1.000.


Câu 87: Số lượng NST có trong các thể định hướng bị tiêu biến là.


a> 400.000 NST.
b> 800.000 NST.
c> 1.200.000 NST.
d> 2.400.000 NST.


Câu 88: Người ta đếm được 1.000 tế bào sinh trứng, khi bắt đầu giai đoạn chín, tần số đột biến là 10[SUB2]-6[/SUB2]. Số giao tử cái sẽ bị đột biến là.

a> 1.
b> 4.
c> 10[SUB2]-6[/SUB2].
d> 10[SUB2]6[/SUB2].


Câu 89: Người ta đếm được 200.000 tế bào sinh tinh, khi bắt đầu giai đoạn chín, tần số đột biến là 10[SUB2]-5[/SUB2], số giao tử đột biến sẽ là.


a> 2.
b> 4.
c> 6.
d> 8.

Câu 90: Tế bào sinh dục sơ khai của ong có 2[SUB]n[/SUB]= 16, trong đó có 1 cặp NST Ee, hiện tượng nào sau đây xảy ra khi môi trường nội bào cung cấp thêm 127 NST E để tạo tế bào sinh dục sơ khai đực con.

a> Nguyên phân 3 đợt.
b> Nguyên phân 7 đợt.
c> Nguyên phân 8 đợt.
d> Giảm phân 3 đợt.


Đáp án: 81d,82c,83b,84c,85c, 86b,87c,88a,89d,90b
 
Câu 91: Số NST do môi trường cung cấp cho đợt bào phân thứ 6 của hợp tử ruồi giấm là.

a> 512.
b> 256.
c> 28.
d> 64.

Câu 92: Bộ NST do môi trường cung cấp cho hợp tử ruồi giấm qua 6 đợt bào phân là.

a> 64.
b> 512.
c> 504.
d> 256.


Câu 93: Bộ NST của loài 2 [SUB]n[/SUB]= 16, một hợp tử của loài nguyên phân 3 đợt số sợi crômatit do nguyên liệu của môi trường tế bào cung cấp là.

a> 32.
b> 112.
c> 128.
d> Cả 3 câu trên đều đúng.

Câu 94: một hợp tử nguyên phân liên tiếp 8 lần, số thoi vô sắc được hình thành là.

a> 8.
b> 16.
c> 255.
d> 156.

* Giả thiết mỗi kỳ trong phân bào nguyên phân hết 5 phút, kỳ trung gian hết 10 phút, quá trình nguyên phân diễn ra liên tục, các tế bào con sinh ra lại tiếp tục nguyên phân .

Câu 95: Sau khi nguyên phân 30 phút, số lần nguyên phân là.

a> 1 lần.
b> 2 lần.
c> 3 lần.
d> 4 lần.

Câu 96: Sau khi nguyên phân 47 phút, tế bào đang ở thời kỳ nào của sự nguyên phân?

a> Trung gian.
b> Trước.
c> Giữa.
d> Sau.

Câu 97: Nếu bộ NST của loài 2 [SUB]n[/SUB]= 12, khi kết thúc phút thứ 32, môi trường đã cung cấp nguyên liệu tương đương với bao nhiêu NST.

a> 12 NST.
b> 24 NST.
c> 36 NST.
d> 48 NST.

Câu 98: Bộ NSt của loài 2 [SUB]n[/SUB] = 78, giả sử các cặp NST đều có cấu trúc khác nhau, không có đột biến, không có hoán vị gen, số loại giao tử sẽ là.

a> 78.
b> 39.
c> 2[SUB2]39[/SUB2].
d> 2[SUB2]78[/SUB2].

Câu 99: Trong quá trình thụ tinh của 1 loài, có x tinh trùng bơi đến thụ tinh cho trứng, nếu sự giảm phân hình thành giao tử xảy ra bình thường, số tế bào sinh tinh cần là.

a> x tế bào.
b> 2x tế bào.
c> 3x tế bào.
d> 4x tế bào.

Câu 100: Ở một loài sinh vật, mỗi cặp NST tương đồng đều chứa các cặp gen dị hợp, khi không có hiện tượng trao đổi đoạn, không có đột biến thì số loại tinh trùng sinh ra nhiều nhất là 512. Bộ NST lưỡng bội của loài là.

a> 512.
b> 256.
c> 9.
d> 18.


Đáp án: 91b, 92c,93b,94c,95a,96c,97c,98c,99d,100d
 
Câu 101: Ở loài sinh vật, mỗi cặp NST tương đồng đều chứa các cặp gen dị hợp, khi không có đột biến, mà có 1 cặp NST xảy ra trao đổi đoạn tại điểm 1, nếu bộ NST của loài 2[SUB]n[/SUB] = 8, số loại tinh trùng sẽ là.

a> 4.
b> 8.
c> 16.
d> 32.

Câu 102: Ở một loài sinh vật, mỗi cặp NST tương đồng đều chứa các cặp gen dị hợp, khi không có đột biến, mà có 2 cặp NST xảy ra trao đổi đoạn tại 1 điểm, nếu bộ NST của loài 2[SUB]n[/SUB] = 12, số loại tinh trùng sẽ là.

a> 12.
b> 64.
c> 128.
d> 256.

Câu 103: Ở một loài sinh vật, có 2 cặp NST tương đồng có cấu trúc giống nhau, các cặp NST khác đều có cấu trúc dị hợp, không có đột biến, không có trao đổi đoạn, số loại giao tử là bao nhiêu khi tế bào có 2[SUB]n[/SUB] = 18.

a> 128.
b> 256.
c> 512.
d> 2[SUB2]18[/SUB2].

Câu 104: Ở một loài sinh vật, có 3 cặp NST tương đồng có cấu trúc giống nhau, các cặp khác có cấu trúc dị hợp, có 1 cặp NST tương đồng có trao đổi đoạn tại 1 điểm, khi không có đột biết, sẽ cho bao nhiêu loại giao tử biết rằng bộ NST của loài 2[SUB]n[/SUB]=20.

a> 64.
b> 128.
c> 256.
d> 1024.

Câu 105: Ở một loài sinh vật có 2[SUB]n[/SUB]= 12, các cặp NST tương đồng có cấu trúc khác nhau, sự trao đổi đoạn chỉ xảy ra ở 2 cặp NST, sự đột biến thể dị bội chỉ xảy ra ở cặp NST giới tính, số loại giao tử cái sẽ là.

a> 64.
b> 128.
c> 256.
d> 512.


Đáp án: 101d, 102d,103a, 104b,105b
 
Bài 3: CẤU TẠO HÓA HỌC CỦA NHIỄM SẮC THỂ.


Câu 106: ADN là chữ viết tắt của.

a> Axit đêđôxiribônuclêôtit.
b> Axit điôxiribônuclêic.
c> Axit đeđôxiribônuclêic.
d> Aixt ribônuclêic.

Câu 107: ARN là chữ viết tắt của.

a> Axit nuclêic.
b> Axit ribônuclêic.
c> Axit ribônuclêôtit.
d> Axit đêđôxiribônuclêic.

Câu 108: Chức năng nào sau đây không phải của ADN.

a> Mang thông tin di truyền và trực tiếp tổng hợp prôtein.
b> Tự sao chép.
c> Sao mã.
d> Có khả năng đột biến.

Câu 109: Chức năng nào sau đây không phải của ARN m.


a> Mang thông tin di truyền.
b> Trực tiếp điều khiển sự tổng hợp prôtein.
c> Tổng hợp ARN m mới.
d> Truyền thông tin di truyền từ nhân ra tế bào chất.

Câu 110: Chức năng nào sau đây không phải của ARN vận chuyển.

a> Mang thông tin di truyền quy định loại axit amin.
b> Gắn axit amin vào ribôxôm.
c> Vận chuyển axit amin đến trung tâm tổng hợp tế bào.
d> Quy định trình tự các axit trên phân tử peptit được tổng hợp.

Câu 111: Chức năng nào sau đây không phải của ARN ribôxôm.

a> Liên kết 2 khối cầu lớn và bé thành khối cầu hình quả lê.
b> Trượt dọc phân tử mARN, ngừng ở từng bộ 3 mã sau một thời gian nhất định.
c> Gắn bộ 3 mã sao với bộ 3 đổi mã theo nguyên tắc bổ sung.
d> Gắn các axit amin thành chuỗi polipeptit.


Câu 112: Hiện tượng nào sau đây xảy ra trong quá trình tự nhân đôi ADN.

a> Hai mạch của phân tử ADN tách dọc ở đoạn tương ứng với 1 gen.
b> Mạch đơn ADN liên kết với ribônuclêôtit tự do theo nguyên tắc bổ sung.
c> Men tác động là ARN pôlemezaza.
d> Sau khi hoàn tất quá trình, tất cả ở lại trong nhân tế bào.

Câu 113: Ý nghĩa sinh học của cơ chế sao mã là.

a> Đảm bảo quá trình tự nhân đôi của NST.
b> Đảm bảo cấu trúc đặc trưng của phân tử ADN qua các thế hệ tế bào.
c> Là cơ chế ở mức phân tử của sự sinh sản và di truyền.
d> Chuyển mật mã từ trong nhân ra tế bào chất để đảm bảo giải mã đúng theo cấu trúc di truyền.

Câu 114: Người ta gọi tên của nuclêôtit căn cứ trên.

a> Loại đường C[SUB]5[/SUB].
b> H[SUB]3[/SUB] PO[SUB]4[/SUB].
c> Số lượng N trong phân tử ADN.
d> Bazơnitric.

Câu 115: Khi phân tử ADN tự nhân đôi, men cắt đứt mối liên kết H tách rời 2 mạch, mạch theo chiều ....(1)...tổng hợp mạch khuôn mẫu trước theo chiều....(2)...Mạch theo chiều....(3)..... tổng hợp sau, từ chẻ 3, đoạn ADN bổ sung sẽ được mạch khuôn mẫu sau đó liên kết lại thành 1 mạch, khi men rời khỏi phân tử ADN, 2 mạch khuôn mẫu đã tổng hợp xong 2 mạch mới, tạo nên 2 phân tử ADN con y hệt ADN mẹ ban đầu.


A/5'_3'.
B/ 3'_5'.

a> 1A_2B_3A_4B_5A_6B.
b> 1B_2A_3A_4B_5B_6A.
c> 1B_2A_3A_4B_5A_6B.
d> 1A_2B_3A_4B_5B_6A.

Câu 116: Tính chất nào sau đây không dùng để chứng minh ADN là cơ sở vật chất chủ yếu của hiện tượng di truyền.

a> Là vật chất cấu thành NST.
b> Tổng hợp được ADN con có cấu trúc y hệt ADN mẹ ban đầu.
c> Hiện diện trong nhân, tế bào chất.
d> Cấu trúc lò xo bậc 1,2,3 tạo nên tính nhiều dạng trong di truyền.

Câu 117: Tính chất nào sau đây không là đặc trưng của ADN.

a> Bộ NST có hình dạng, số lượng, kích thước đặc trưng cho loài.
b> Nhờ cơ chế tự nhân đôi, phân tử ADN không đổi qua các thế hệ tế bào.
c> ADN phân ly đồng đều vào 2 tế bào con trong nguyên phân.
d> tỉ lệ A+T / G+X của các loài không giống nhau, mang tính đặc trưng của loài.

Câu 118: Nội dung nào sau đây không phù hợp với quá trình sao mã.

a> Men ARN polimeraza cắt đứt mối liên kết hidro giữa 2 mạch của gen.
b> Mạch 5'_3' làm khuôn mẫu để tổng hợp mARN theo chiều 3'_5'.
c> Men cắt đứt mối liên kết hidro cuối cùng, rời khỏi gen.
d> 2 mạch của gen liên kết lại, giải phóng phân tử ARNm.

Câu 119: Ý nghĩa của nguyên tắc bổ sung giữa các bazơnitric.

a> Hình thành cấu trúc của nhiễm sắc thể.
b> Hình thành cơ chế tự nhân đôi ADN, để đảm bảo cơ chế tự nhân đôi của NST.
c> Hình thành cơ chế phân ly và tổ hợp NST trong các tế bào con khi nguyên phân.
d> Hình thành mối liên kết peptit trong quá trình giải mã.

Câu 120: Với cách ghép mã bộ 3 trên ADN, đã tạo ra được.

a> 4 loại bộ mã.
b> 16 loại bộ mã.
c> 32 loại bộ mã.
d> 64 loại bộ mã.


Đáp án: 106c,107b,108a,109c,110d,111c,112d,113d,114d,115b,116d,117a,118b,119b,120d
 
Câu 121: ADN tự nhân đôi theo cơ chế.

a> Bán bảo toàn.
b> Tổng hợp bộ mã mới.
c> Bổ sung giữa các nuclêôtit.
d> Cả 3 câu trên đều đúng.

Câu 122: Điểm giống nhau giữa gen và ARN thông tin là.

a> Cấu tạo đơn vị.
b> Chiều dài và số N nó chứa.
c> Do ADN ban đầu tổng hợp ra.
d> Chức năng và nhiệm vụ.

Câu 123: Hàm lượng ADN trong tế bào nào kể sau đây của người tương ứng với bộ NST n.

a> 3,3.10[SUB2]-m[/SUB2]g.
b> 3,3.10[SUB2]-m[/SUB2]g.
c> 6,6.10[SUB2]-10[/SUB2]g.
d> 6,6.10[SUB2]-12[/SUB2]g.

Câu 124: Quy luật di truyền nào diễn ra đối với các gen nằm trên phân tử ADN dạng vòng.

a> Quy luật đồng tính và phân tính của Menđen.
b> Quy luật di truyền liên kết gen.
c> Quy luật di truyền qua tế bào chất.
d> Quy luật di truyền tác động nhiều mặt của gen.

Câu 125: Tính chất nào sau đây không phải của phân tử ADN dạng vòng.

a> Có trong các bào quan trong tế bào chất.
b> Không hở hai đầu mà khép kín thành 1 vòng tròn.
c> Mang các gen độc lập.
d> Hình thành từng cặp gen alen.

Câu 126: Chất nào sau đây dẫn xuất từ purin.

a> A và T.
b> X và G.
c> A và G.
d> T và X.

Câu 127: Chất nào sau đây dẫn xuất từ pyrimidin.

a> A và T.
b> X và G.
c> G và A.
d> X và T.


Câu 128: Ý nghĩa sinh học của cơ chế tự nhân đôi ADN là.

a> Tạo các nhân tố trực tiếp tham gia quá trình sinh tổng hợp prôtein.
b> Chuyển mật mã từ trong nhân ra tế bào chất để đảm bảo giải mã theo đúng cấu trúc di truyền.
c> Đảm bảo cấu trúc đặc trưng của phân tử ADN qua các thế hệ tế bào.
d> Đảm bảo cung cấp đủ axit amin cho quá trình giải mã.

Câu 129: Trên mạch mã gốc của gen chỉ có 2 loại nuclêotit, sẽ hình thành được bao nhiêu bộ 3 mã hóa.

a> 8.
b> 16.
c> 32.
d> 64.

Câu 130: Mạch ADN khuôn mẫu đã tổng hợp mARN theo quá trình.

a> Sao mã.
b> Giải mã.
c> Tự sao chép.
d> Tái sinh.

Đáp án: 121c,122c,123b,124c,125d,126c,127d,128c,129a,130a
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Câu 131: Các nuclêôtit của ADN có các thành phần sau đây giống nhau.


a> Đường ribôz.
b> H[SUB]3[/SUB] PO[SUB]4[/SUB].
c> Bazơ nitric.
d> a và b đúng.

Câu 132: ADN có cấu tạo.

a> 2 mạch đơn xoắn kép.
b> 1 mạch đơn tháo xoắn.
c> 1 mạch đơn tự xoắn cuộn lại ở 1 đầu.
d> Dạng khối.

Câu 133: Khối lượng phân tử ADN có trong 1 tế bào cơ của con người là.

a> 46 NST.
b> 100.000 gen.
c> 3,3.10[SUB2]12[/SUB2]g.
d> 6,66.10[SUB2]12[/SUB2] (g).

Câu 134: Tính chất nào sau đây là của mối liên kết II trong phân tử ADN.

a> Lỏng lẻo.
b> Dễ cắt, dễ ráp.
c> Số lượng rất lớn.
d> Cả 3 câu trên đúng.

Câu 135: Nguyên tắc bổ sung giữa các bazơ nitric được thể hiện ở.

a> Cấu trúc của phân tử ADN.
b> Cơ chế tự nhân đôi ADN.
c> Cơ chế tổng hợp ARN.
d> Cả 3 câu trên đúng.

Câu 136: Ý nghĩa của nguyên tắc bổ sung là.

a> Hình thành cấu trúc đặc trưng của phân tử ADN.
b> Đảm bảo cơ chế tự nhân đôi của ADN, giúp đảm bảo cơ chế tự nhân đôi NST.
c> Đảm bảo tổng hợp prôtein đúng quy định trong ADN.
d> Cả 3 câu trên đúng.

Câu 137: Điều nào sau đây không xác định ADN là cơ sở vật chất chủ yếu của sự di truyền.

a> Hiện diện trong ti thể.
b> Có khả năng tự nhân đôi.
c> Bảo toàn và truyền đạt thông tin di truyền.
d> có thể biến đổi cấu trúc và thành phần hóa học.

Câu 138: mARN và tARN khác nhau ở.

a> Đường C[SUB]3[/SUB].
b> Bazơ nitric.
c> Liên kết hóa trị.
d> Liên kết hidrô.

Câu 139: Điều nào sau đây sai.

Nuclêôtit cấu tạo bởi:

a> C[SUB]5[/SUB]H[SUB]10[/SUB] O[SUB]4[/SUB].
b> A,T,X,G.
c> H[SUB]3[/SUB] PO[SUB]4[/SUB].
d> A,U,X,G.

Câu 140: Dạng ADN[SUB]b[/SUB] có các chu kỳ xoắn chứa.

a> 8 cặp N.
b> 9 cặp N.
c> 10 cặp N.
d> 12 cặp N.


Đáp án: 131d,132a,133d,134d,135d,136d,137a,138d,139d,140c
 
Câu 141: Tính chất nào sau đây không phải của gen.

a> Là 1 đoạn của mạch xoắn kép ADN.
b> Mang thông tin cấu trúc của 1 loại prôtein.
c> Trực tiếp tổng hợp prôtein.
d> Tổng hợp ARNm.

Câu 142: ADN có chức năng chính là.

a> tự sao chép từ ADN mẹ thành ADN con y hệt.
b> Mang thông tin di truyền và truyền đạt thông tin di truyền.
c> Biến dị và sửa sai.
d> Cả 3 câu trên đúng.

Câu 143: Hệ số đặc thù của phân tử ADN là.

a> A= T.X = G.
b> A+G=T+X.
c> A+X=T+G.
d> A +T / G+X.


Câu 144: Chọn chức năng phù hợp với cấu trúc có trong tế bào.

1_ADN.
2_ARN thông tin.
3_ARN vận chuyển.
4_ARN ribôxôm.

A. Gắn axit amin thành phần tử pepit.
B. Mang thông tin di truyền, điều kiển sự tổng hợp prôtein.
C. Chuyên chở axit amin, cung cấp cho trung tâm tổng hợp.
D. Trực tiếp điều khiển sự tổng hợp.

a> 1D_2B_3A_4C.
b> 1B_2A_3D_4C.
c> 1B_2D_3C_4A.
d> 1D_2B_3A_4C.

Câu 145: Chức năng của axit nuclêic là.

a> Thành phần cơ bản tạo hình cho cơ thể sinh vật.
b> Điều hòa sự trao đổi chất giữa tế bào và môi trường.
c> Truyền các thông tin di truyền qua các thế hệ tế bào.
d> Cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động của tế bào.

Câu 146: Đơn vị 30S của ARN ribôxôm tượng trưng cho.

a> Số mạch đơn ARN mà nó có.
b> Đường kính của khối cầu bé.
c> Khối lượng của ribôxôm.
d> Độ lắng của khối cầu bé.


Câu 147: Ribôxôm 70S là.

a> Ribôxôm có kích thước 70 A[SUB2]0[/SUB2].
b> Ribôxôm có hình cầu gồm 70 chuỗi pôlipeptit.
c> Ribôxôm có hình quả lê gồm khối cầu nhỏ có 30 chuỗi pôlipeptit. khối cầu lớn có 50 chuỗi pôlipeptit.
d> Ribôxôm có khối cầu bé 30S và khối cầu to 50S.

Câu 148: Bộ mã nào sau đây là bộ 3 mật mã khởi đầu trên mARN.

a> UAG.
b> AUG.
c> UAA.
d> Có 2 loại bộ 3 mật mã.


Câu 149: Bộ mã nào sau đây là bộ 3 mật mã kết thúc của mARN.

a> UAG.
b> AUG.
c> có 1 loại bộ 3 mật mã.
d> Quy định sự tổng hợp 1 axit amin.

Câu 150: Hiện tượng nào sau đây xảy ra trong quá trình tổng hợp ARN.

a> Hai mạch của phân tử ADN tách dọc hoàn toàn.
b> Mạch ADN khuôn mẫu liên kết với nuclêôtit tự do của môi trường.
c> Mỗi ADN con nhận 1 mạch do ADN mẹ cho, 1 mạch do môi trường cung cấp.
d> Sau khi được tổng hợp xong, phần lớn ARN rời nhân, ra tế bào chất để hoạt động.


Đáp án: 141c,142d,143d,144c,145c,146d,147d,148b, 149a,150d
 
Câu 151: Nguyên tắc bổ sung giữa các bazơ nitric được biểu hiện trong.

a> Cấu trúc phân tử ADN.
b> Cơ chế tự sao chép và cơ chế sao mã.
c> Cơ chế giải mã.
d> Cả 3 câu trên đúng.

Câu 152: Trong bộ gen của tế bào, nhóm gen nào có tỉ lệ cao nhất.

a> Gen cấu trúc.
b> Gen khởi động.
c> Gen điều hòa.
d> Gen tổng hợp tARN.

Câu 153: Để xác định kích thước của ribôxôm, người ta dùng đơn vị đo là S.

a> Kích thước, đơn vị tính bằng A[SUB2]0[/SUB2].
b> Khối lượng, đơn vị tính bằng mg.
c> Thể tích, đơn vị tính bằng mm.
d> Khối lượng, tính bằng số hạt lắng trên 1 đơn vị diện tích.

Câu 154: ADN và ARN giống nhau về cấu tạo ở.

a> Thể sợi, dài, do nhiều đơn phân liên kết tạo thành.
b> Đơn vị cấu tạo.
c> Các bazơ nitric.
d> 2 mạch đơn liên kết nhau theo nguyên tắc bổ sung.

Câu 155: ADN và ARN khác nhau về cấu tạo ở.

a> Cấu tạo bởi 3 thành phần chính, C[SUB]5,[/SUB], B, H[SUB]3[/SUB] PO[SUB]4[/SUB].
b> Bazơ nitric A,X,G.
c> Mối liên kết hóa trị giữa đường C[SUB]5,[/SUB] và H[SUB]3[/SUB] PO[SUB]4[/SUB].
d> Cấu trúc các đơn phân.

Câu 156: Điểm giống nhau giữa cơ chế tự nhân đôi ADN và cơ chế tổng hợp ARN là.

a> 2 mạch ADN tách rời hoàn toàn từ đầu đến cuối.
b> Nuclêôtit trên mạch khuôn mẫu thu hút nuclêôtit tự do theo nguyên tắc bổ sung.
c> Sau khi được tổng hợp, phần lớn ở lại trong phân.
d> Men tác động giống nhau.

Câu 157 : Ý nghĩa của cơ chế tự nhân đôi ADN là.

a> Tạo ra các nhân tố trực tiếp tham gia quá trình sinh tổng hợp prôtein.
b> Chuyển mật mã từ trong nhân ra tế bào chất, để đảm bảo giải mã đúng quy định của thông tin di truyền.
c> Cơ chế ở mức phân tử của sự sinh sản và di truyền.
d> Đảm bảo sự tổng hợp phân tử protein đúng quy định của mật mã trên ARNm.

Câu 158: Ý nghĩa của cơ chế tổng hợp ARN là.

a> Chuyển mật mã từ trong nhân ra tế bào chất, để đảm bảo giải mã đúng cấu trúc của phân tử prôtein theo quy định.
b> Đảm bảo cấu trúc đặc trưng của phân tử ADN qua các thế hệ tế bào.
c> Đảm bảo quá trình tự nhân đôi của NST.
d> Djuy trì tính ổn định của đặc điểm di truyền qua các thế hệ.

Câu 159:Tính chất nào sau đây đặc trưng cho bộ NST.

a> Hàm lượng ADNB trong mỗi loại tế bào khác nhau.
b> Các phân tử ADN khác nhau về thành phần, số lượng và trật tự sắp xếp các N trong phân tử ADN.
c> Giao tử có bộ NST n.
d> Cơ chế tái sinh của NST trong nguyên phân đảm bảo bộ NST trong tế bào mẹ và tế bào con không đổi.

Câu 160: Một tế bào người có khối lượng của phân tử ADN là 13,2. 10[SUB2]12[/SUB2]g có bộ NST.

a> n.
b> 2n.
c> 3n.
d> 4n.


Câu 161: Khả năng mang thông tin di truyền của gen thể hiện bằng.

a> Có 1 mạch làm khuôn mẫu để tổng hợp prôtein.
b> Sự mã hóa bộ 3 trên mạch khuôn mẫu.
c> Quy định được 20 loại axit amin.
d> Cả 3 câu trên đúng.

Câu 162: Tính chất nào sau đây là của gen.

a> Là 1 đoạn của mạch xoắn kép ADN.
b> Điều khiển tổng hợp 1 loại phân tử prôtein.
c> Mang mật mã di truyền của 1 loại prôtein.
d> Cả 3 câu trên đúng.


Đáp án: 151d,152,a,153d,154a,155d,156b,157c,158a,159c,160d,161d,162d
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
BÀI 4

CẤU TẠO - CHỨC PHẬN VÀ SỰ TỔNG HỢP PRÔTEIN



Câu 163: Đặc điểm của prôtein là.

a> Cao phân tử sinh học.
b> Khối lượng phân tử to.
c> Có nhiều dạng.
d> 3 câu trên đều đúng.

Câu 164: Điền các chi tiết sau để câu văn có ý nghĩa.

a> Thực phẩm loại ...(1).... được tiêu hóa ở....(2).....tạo ra các....(3).....hập thụ từ....(4)..... vào....(5).... theo hệ thống......(6).....đến....(7)....được hấp thụ vào tế bào động vật, làm nguyên liệu cho quá trình.....(8)......


A_Động mạch.
B_Prôtein.
C_Ruột.
D_Tổng hợp prôtein.
E_Ống tiêu hóa.
F_Máu.
G_Mao mạch.
H_Axit amin.

a> 1H_2C_3B_4F_5C_6A_7E_8D.
b> 1B_2E_3H_4C_5F_6A_7G_8D.
c> 1B_2E_3F_4G_5A_6C_7H_8D.
d> 1H_2E_3B_4C_5F_6A_7G_8D.


Câu 165: Phân tử ở prôtein sở dĩ nhiều dạng là do khác nhau về.

a> Số lượng axit amin.
b> Loại axit amin.
c> Trình tự sắp xếp axit amin và cấu trúc lò xo xoắn.
d> Cả 3 câu trên đúng.

Câu 166: Prôtein là chất căn bản tạo nên.

a> Xương.
b> Tế bào thần kinh.
c> Kháng thể.
d> Cả 3 câu trên đúng.

Câu 167: Chức năng xúc tác giúp biến đổi vật chất phức tạp thành đơn giản là do.

a> Men.
b> Kích tố.
c> Kháng thể.
d> Năng lượng.

Câu 168: Hoạt động nào sau đây không nhờ sự hỗ trợ của men.

a> Sự tự sao chép.
b> Sự sao mã.
c> Axit amin được hấp thụ vào tế bào.
d> Sự liên kết axit amin thành phân tử peptit.

Câu 169: Nhân tố nào sau đây không trực tiếp tham gia vào quá trình sinh tổng hợp prôtein.

a> ADN.
b> mARN.
c> tARN.
d> ARN ribôxôm.

Câu 170: Khi phân tử ADN mã hóa bộ 3, quy định tổng hợp được.

a> 4 loại axit amin.
b> 10 loại axit amin.
c> 16 loại axit amin.
d> 20 loại axit amin.


Đáp án. 163d,164b,165d,166d,167a,168c,169a,170d
 
Câu 171: với 4 loại N, khi gép mã bộ 3, phân tử ADN tạo được bao nhiêu bộ 3 mật mã,tổng hợp được bao nhiêu loại axit amin.

1_16 bộ 3.
2_32 bộ 3.
3_64 bộ 3.
4_128 bộ 3.

A_4 loại axit amin.
B_8 loại axit amin.
C_16 loại axit amin.
D_ 20 loại axit amin.

a> 1C.
b> 3D.
c> 2A.
d> 4B.

Câu 172: Điều nào sau đây không đúng với sự biểu lộ từ gen thành tính trạng.

a> 1 gen quy định 1 tính trạng.
b> 1 gen quy định nhiều tính trạng.
c> Gen nằm trên NST giới tính biểu lộ tính trạng giống nhau ở cá thể đực lẫn cá thể cái.
d> Kiểu gen tạo hình chịu sự chi phối của đối tác ngoại cảnh.

Câu 173: Ý nào sau đây không đúng.

a> ADN mang mật mã.
b> ARN thông tin mang bản mã sao.
c> ARN ribôxôm mang đối mã.
d> Prôtein là bản giải mã.

Câu 174: Cấu trúc đặc trù của phân tử prôtein do yếu tố sâu xa nào quyết định.

a> Trình tự N trên mạch ADN khuôn mẫu.
b> Trình tự RN trên mARN.
c> Trình tự axit amin trên phân tử protein.
d> Cả 3 câu trên đúng.

175: Sự biểu hiện của ADN trong di truyền được thể hiện bằng sơ đồ sau.

ADN_________________(1)________________(2)____________(3) tính trạng.

A_Các quy luật di truyền.
B_ARNm,ARNt,ARN Ri.
C_Prôtein.

a> 1A_2B_3C.
b> 1B_2A_3C.
c> 1B_2C_3A.
d> 1A_2C_3B.


Câu 176: Tính chất nào sau đây là đặc trưng của prôtein.

a> Cấu trúc lò xo của phân tử prôtein khác nhau ở mỗi loài sinh vật.
b> Prôtein là thành phần cấu tạo chính của men.
c> Protein cấu tạo bởi các đơn vị là axit amin.
d> Các phân tử polipeptit kết hợp thành phân tử prôtein.

Câu 177: Tính chất nào sau đây là của protein.

a> Là hợp chất hữu cơ có N.
b> Khối hợp phân tử rất lớn.
c> Các đơn phân là axit amin.
d> Cả 3 câu trên đúng.

Câu 178: Hãy chọn chi tiết để điền vào cho phù hợp với ý nghĩa và nội dung của câu sau đây.

Khi các ...(1)... liên kết thành phân tử ...(2).... gốc...(3).... của axit amin này liên kết với gốc ....(4).... của axit amin kia, tạo ra.....(5)....số....(6)....bằng số.....(7)..... được giải phóng.

A_ Peptit.
B_Gốc amin.
C_Axit hữu cơ.
D_Mối liên kết peptit.
E_Phân tử nước.
F_ Axit amin.


a> 1A_2B_3E_4D_5D_6C_7F.
b> 1F_2A_3C_4B_5D_6D_7E.
c> 1B_2E_3D_4C_5F_6D_7A.
d> 1E_2A_3C_4B_5D_6D_7F.

Câu 179: Ở dạng polipeptit, khoảng cách giữa 2 vòng xoắn của cấu trúc xo là.

a> 3.4 A[SUB2]0[/SUB2].
b> 3.7A[SUB2]0[/SUB2].
c> 5.1 A[SUB2]0[/SUB2].
d> 5.4 A[SUB2]0[/SUB2].

Câu 180: 2 phân tử protein giống nhau khi có.

a> Số lượng axit amin bằng nhau.
b> Loại axit amin giống nhau.
c> Trình tự sắp xếp các axit amin trong phân tử giống nhau.
d> Cả 3 câu trên đúng.


Đáp án: 171b,172c,173c,174a,175c,176a,177d,178b,179d,180d
 
Câu 181: Vật chất nào sau đây không phải là sản phẩm từ prôtein.

a> Ptyalin.
b> Glycogen.
c> AMP.
d> Axêtilcholin.

Câu 182: Vật chất nào sau đây có tác dụng xúc tác cho phản ứng hóa học.

a> Adrênalin.
b> Kháng thể.
c> ATP.
d> Pepsin.

Câu 183: Chọn các từ phù hợp, điền vào cho đúng ý nghĩa và nội dung của câu sau đây.

a> Trong nhân tế bào...( 1)...mang thông tin di truyền của tất cả các đặc điểm, hình thái, cấu tạo, sinh lý, phát triển của sinh vật. Khi tế bào phân chia trong....(2)....và giảm phân...3).... biến thành....(4)....tiến hành quá trình....(5).....và....(6)....để đảm bảo sự....(7)....ổn định qua các thế hệ tế bào và...(8).....

A_Nhiễm sắc thể.
B_Tổ hợp.
C_Nguyên phân.
D_Phân ly.
E_Mang chất NS.
F_Cơ thể.
G_Di truyền.
H_Chất NS.

a> 1A_2C_3E_4H_5G_6B_7D_8F.
b> 1H_2F_3E_4A_5D_6B_7C_8G.
c> 1E_2C_3H_4A_5D_6B_7G_8F.
d> 1A_2D_3E_4H_5B_6G_7C_8F.


Câu 184: Quy trình nào sau đây là sai đối với quá trình giải mã.

a> Các ribôxôm tiếp xúc với mARN, ngừng ở từng bộ 3 mã sao đủ thời gian gắn 1 axit amin.
b> Bộ 3 đối mã của tARN liên kết với bộ 3 mã sao trên aARN theo nguyên tắc bổ sung.
c> tARN gắn axit amin vào điểm lắp ghép trên ribôxôm, sau đó rời khỏi bộ 3 mã sao.
d> Axit amin được gắn vào ribôxôm, axit amin mới gắn bị đẩy ra ngoài cùng, axit amin đầu tiên gắn với điểm lắp ghép.

Câu 185: Điều nào sau đây sai.

a> Ribôxôm tổng hợp xong 1 phân tử peptit, rời mARN, trở lại từ đầu mARN hoặc tiến đến mARN khác để tổng hợp phân tử peptit khác.
b> Ribôxôm tồn tại hơn 2 đời tế bào trong tế bào chất.
c> mARN tồn tại hơn 2 đời tế bào trong tế bào chất.
d> tARN tồn tại hơn 2 đời tế bào trong tế bào chất.

Câu 186: Điều nào sau đây sai đối với quá trình giải mã.

a> Sau khi gắn xong 1 axit amin, ribôxôm nhảy 1 bước nhảy bằng 10.2A[SUB2]0[/SUB2] để gắn axit amin kế tiếp.
b> Khoảng cách 2 ribôxôm kế tiếp từ 50_100A[SUB2]0[/SUB2].
c> Sau khi gắn axit amin cuối cùng ở bộ 3 mã sao kết thúc, ribôxôm rời khỏi mARN.
d> Axit amin khởi đầu được trả lại môi trường, phân tử peptit được giải phóng vào tế bào chất.

Câu 187: Điều nào sau đây không đúng để đảm bảo sự lắp ghéo các axit amin trong mạch protein theo thứ tự đặc trưng đã được quy định trong phân tử mARN.

a> Ribôxôm trượt dọc theo mARN, tốc độ khác nhau tùy theo loại tế bào của 1 cơ thể sinh vật.
b> Mỗi tARN mang 1 loại axit amin.
c> Bộ 3 đối mã trên tARN lắp ghép với bộ 3 mã sao trên mARN theo nguyên tắc bổ sung.
d> Các axit amin liên kết thành chuỗi polipeptit.

Câu 188: Hãy kết hợp gen và chức năng phù hợp của nó.

1_Gen sản xuất.
2_Gen khởi động.
3_Gen điều hòa.
4_Gen tổng hợp ARN ribôxôm.

A_Nhận tín hiện từ hệ thần kinh, hoặc tuyến nội tiết, kích thích hoặc ức chế sự hoạt động của một gen khác.
B_Trực tiếp chỉ huy sự hoạt động của 1 số gen.
C_Tổng hợp phân tử ARN để kết hợp với các phân tử polipeptit để tạo bào quan.

a> 1D_2A_3B_4C.
b> 1D_2B_3A_4C.
c> 1D_2C_3D_4B.
d> 1B_2A_3C_4D.

Câu 189: Để giải phóng năng lượng cho các hoạt động sinh học của tế bào quy trình nào sau đây đúng nhất.

a> AMP_____ADP____ATP.
b> AMP______ADP.
c> ATP______ADP____AMP.

Câu 190: Cơ chế nào sau đây làm quá trình tổng hợp protein không đúng cấu trúc được ghi trong mật mã di truyền.

a> Ribôxôm trượt dọc mARN, ngừng ở bộ 3 mã sao đủ thời gian nhận 1 axit amin.
b> tARN phải mang đúng loại axit amin đặc trưng.
c> Bộ 3 mã sao trên mARN liên kết với bộ 3 đối mã theo nguyên tắc bổ sung.
d> Các axit amin được gắn kết trực tiếp vào điểm lắp ghép trên ARN ribôxôm.


Đáp án: 181d,182d,183c,184d,185c,186c,187d,188b,189d,190d.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Câu 191: Men nào sau đây không tham gia vào quá trình tổng hợp prôtein.

a> Men liên kết bộ 3 mã sao với bộ 3 đối mã.
b> ADN polymeraza.
c> ARN polymeraza.
d> Restrictaza.

Câu 192: Nguồn nguyên liệu cung cấp axit amin cho quá trình sinh tổng hợp protein.

a> Các loại thịt.
b> Các loại đậu.
c> Các loại cá.
d> Cả 3 câu trên đúng.

Câu 193: Chọn các dữ kiện sau, xếp theo quy trình hợp lý để diễn tả đúng quá trình sinh tổng hợp protein.

A_Theo lỗ hổng màng nhân ra trung tâm tổng hợp, trực tiếp tổng hợp P.
B_ARN ribôxôm trượt dọc mARN, tiếp xúc với từng bộ 3 mã sao.
C_ARN amin liên kết thành chuỗi peptit.
D_ADN khuôn mẫu, thu hút RN, tổng hợp mARN.
E_tARN mang axit amin đến, lắp ghép vào bộ 3 mã sao tương ứng.
F_Nhận năng lượng từ nhân con.
G_mARN nằm duỗi dài, đưa các bộ 3 mã sao về 1 phía.

a> 1G_2E_3D_4A_5C_6B_7F.
b> 1D_2F_3A_4G_5B_6E_7C.
c> 1E_2G_3B_4D_5A_6C_7F.
d> Cả 3 câu trên đúng.

Câu 194: 2 phân tử prôtein giống nhau khi có.

a> Số lượng axit amin bằng nhau.
b> Loại axit amin giống nhau.
c> Trật tự sắp xếp axit amin giống nhau.
d> Đủ các yếu tố trên.

Câu 195: cơ chế nào sau đây giúp sự truyền đạt thông tin di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

a> Cơ chế tự nhân tôi ADN.
b> Cơ chế phân ly và tổ hợp các NST.
b> Cơ chế giảm phân thụ tinh và nguyên phân.
d> Cả 3 câu trên đúng.

Câu 196: Cơ chế nào sau đây giúp truyền đạt thông tin di truyền từ nhân tế bào ra tế bào chất.

a> Cơ chế tự nhân đôi ADN.
b> Cơ chế phân ly và tổ hợp các NST.
c> Cơ chế tổng hợp protein.
d> Cơ chế giảm phân, thụ tinh và nguyên phân.

Câu 197: Câu nào sau đây đúng.

a> Bộ NST của hợp tử không được sao chép nguyên vẹn vào các tế bào dinh dưỡng.
b> Các gen trong tế bào hoạt động đồng loạt trong quá trình sống.
c> Tế bào chỉ tổng hợp các loại protein cần thiết trong giai đoạn cần thiết của hoạt động sinh lý tế bào.
d> Bộ gen của tế bào chỉ có 1 nhóm đồng nhất.

Câu 198: Chọn chức năng phù hợp với các gen sau.

1_Gen điều hòa.
2_Gn sản xuất.
3_Gen khởi động.

A_Điều khiển sự tổng hợp protein.
B_Chỉ huy hoạt động của 1 số gen cấu trúc.
C_Nhận tín hiệu từ hệ thần kinh hoặc 1 cơ quan khác qua môi trường nội bào.

a> 1A_2B_3C.
b> 1C_2A_3B.
c> 1B_2C_3A.
d> 1A_2C_3B.

Câu 199: Protein và axit nuclêic giống nhau ở.

a> Chiều dài.
b> Đơn vị cấu tạo.
c> Cấu trúc phân tử.
d> Vai trò nhân tố cơ bản trong quá trình tổng hợp protein.

Câu 200: Prôtein và axit nuclêic khác nhau ở.

a> Cấu tạo theo 1 cấu trúc nhất định.
b> Cấu trúc các đơn phân.
c> Có tính chất đặc trưng và ổn định ở mỗi loài sinh vật.
d> Thành phần cấu tạo của nhiễm sắc thể.



Đáp án: 191d,192d,193b,194d,195d,196c,197c,198b,199d,200b
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top