• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

Thảo luận Những đặc trưng của phương thức sản xuất Châu Á thời cổ đại

Tớ nhớ cậu

New member
Xu
0
Phương thức sản xuất châu Á là một khái niệm mà Mác đã nhắc tới trong những năm 50 của thế kỷ XIX để nói lên những thời đại kinh tế nhất định, khái niệm ấy cũng tương đương với nhưng chữ ‘ xã hội phương Đông”, “ thể cộng đồng Á châu” mà ông đã dùng. Nó không phải là một danh từ địa lý mà là một phạm trù kinh tế - xã hội nhưng lại dùng để chỉ một khu vực địa lý nhất, đó là châu Á . Trong tình hình thông thường , Mác đã đem phương thức sản xuất ấy đặt trước tất cả các hình thái kinh tế - xã hội : “ Về đại thể mà nói, những phương thức sản xuất châu Á cổ đại, phong kiến và tư sản hiện đại, đều có thể coi là những thời đại của sự tiến triển dần dần của hình thái kinh tế - xã hội”( lời tựa cuốn “Góp phần phê phán khoa kinh tế chính trị” (1859)”

Đây là lần đầu tiên khái niệm “ phương thức sản xuất châu Á” được đề cập tới và cũng là lần phát biểu cuối cùng. Về sau do Mác không đề cập rõ đến những đặc trưng của phương thức sản xuất châu Á cũng như không hề xác định rõ phương thức sản xuất châu Á là phương thức sản xuất của giai đoạn nào trong lịch sử châu Á- công xã nguyên thủy, nô lệ hay phong kiến? mặc dù Mác đề cập tới rất nhiều về của châu Á.
Do đó các nhà nghiên cứu sau này đã này sinh nhiều cuộc tranh luận, nhiều ý kiến khác nhau về phương thức sản xuất châu Á.

Việc tìm hiểu những vấn đề xoay quanh khái niệm phương thức sản xuất châu Á là hoạt động tương đối khó khắn và phức tạp được nhiều nhà nghiên cứu của nhiều nước quan tâm. Điều đó chứng tỏ phương thức sản xuất châu Á có vị trí quan trọng trong sự phát triển của lich sử xã hội châu Á.

Và việc tìm hiểu những đặc trưng của phương thức sản xuất châu Á và những biểu hiện của những đặc trưng ấy trong xã hội phương Đông để chúng ta có thể hiểu được những đặc điểm của xã hội phương Đông trước khi thực dân phương Tây xâm lược ( một nhân tố quan trọng làm cho tính chất của xã hội phương Đông bị biến đổi đi theo một hướng đi khác), đồng thời là cơ sở quan trọng để chúng ta chứng minh cho giả thuyết: nếu như các quốc gia phương Đông không bị xâm lược hay chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa thực dân phương Tây thì những đặc điểm của hình thái Á châu sẽ tiếp tục phát triển như thê nào?

(còn tiếp)
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Khái niệm “phương thức sản xuất châu Á” được Mác đề cập lần đầu tiên. Do đó trước khi tìm hiểu phương thức sản xuất châu Á với những đặc trưng cơ bản của nó thì cần thiết phải tìm hiểu quá trình hình thành ý luận về phương thức sản xuất châu Á từ Mác, Angghen và những quan điểm của các nhà nghiên cứu sau đó.

1. Quá trình hình thành lý luận chủ nghĩa Mác về phương thức sản xuất châu Á


Khái niệm về phương thức sản xuất châu Á được Mác đưa ra lần đầu tiên trong tác phẩm “ Góp phần phê phán khoa kinh tế chính trị” (1859) với khẳng định: “Vế đại thể, có thể coi các phương thức sản xuất châu Á, cổ đại, phong kiến và tư sản hiện đại là những thời đai tiến triển dần dần của hình thái kinh tế- xã hội”. Đây chính là kết quả của quá trình nghiên cứu lâu dài của Mác, từ các tác phẩm Hệ tư tưởng Đức (1845 - 1846) đến tác phẩm “Góp phần phê phán khoa kinh tế chính trị” thi Mác đó phát hiện ra một số đặc điểm của phương thức sản xuất Châu Á và đã chính thức đưa ra sử dụng khái niệm phương thức sản xuất Châu Á thay cho khái niệm “hình thái Á Châu”. Mặc dù chưa giải thích cụ thể về khái niệm phương thức sản xuất châu Á nhưng khẳng định của Mác năm 1859 tới cuối đời vẫn không sử đổi gì, điều đó chững tỏ khẳng định trên có chỗ đứng khoa học mới có thể tồn tại vững chắc như vậy.

Angghen – người bạn, người cộng sự đắc lực của Mác đã đồng hành cùng Mác trong nhiều vẫn đề khi đề cập tới phương thức sản xuất châu Á.

Vào những năm đầu của thập kỉ 50 của thế kỉ XIX, nhìn sang Ấn Độ, Mác và Enghen đã phát hiện ra cái mới. Với công trình “sự thống trị Anh ở Ấn Độ (10 – 6- 1857) đã cho thấy rõ những điều rất cơ bản về nét đặc thù của các xã hội phương Đông là “nhà nước chuyên chế phương Đông – Chuyên chế Châu Á” và “chế độ công xã nông thôn”. Từ những công trình “những hình thức có trước sản xuất tư bản chủ nghĩa” (1857 – 1858), cuốn “nguyên lý phê phán chính trị kinh tế học” và đến tác phẩm “góp phần phê phán khoa kinh tế chính trị” (1859), Mác đã chính thức đưa ra khái niệm phương thức sản xuất Châu Á, coi như một trong những phương thức sản xuất có trong lịch sử loài người.

Như vậy lý luận chủ nghĩa Mác đã coi phương thức sản xuất châu Á là một hình thái kinh tế xã hội có trong lịch sử xã hội loài
người nhưng Mác lại chưa giải thích rõ rằng về khái niệm phương thức sản xuất châu Á, chủ nghĩa Mác đưa ra được những điểm khác biệt của phương thức sản xuất châu Á nhưng chưa có chỗ nào khái quát thành đặc trưng cơ bản. Vì vậy những thế hệ nghiên cứu sau này đã hình thành những quan điểm khác nhau về phương thức sản xuất châu Á.

2. Các quan điểm của các nhà nghiên cứu về phương thức sản xuất châu Á.


2.1 Quan điểm của các nhà nghiên cứu thế giới


Từ sau thời Mác cho tới những năm 60 của thế kỷ XX, vấn đề về phương thức sản xuất châu Á được các nhà sử học quốc tế kiến giải qua nhiều công trình sử học, qua nhiều hội thảo khoa học quốc tế. Về khái quát, những kiến giải khác nhau về phương thức sản xuất châu Á theo Nguyễn Lương Bích trong công trình nghiên cứu”phương thức sản xuất châu Á là gì” đã chia thành 4 loại kiến giải chủ yếu, theo hai trường phái:

* Trường phái phủ nhận phương thức sản xuất châu Á.

Loại kiến giải thứ nhất:
coi phương thức sản xuất châu Á là một hình thái xã hội đặc biệt ở châu Á, chỉ có ở châu Á và phương Đông mà không có ở tất cả các nơi khác trên thế giới. Đó là những chủ trương của Matgia, Xaphacop…đây là quan điểm trái với lý luận của chủ nghĩa Mác- Lê nin và thực tế lịch sử ở châu Á. Chủ nghĩa Mác- Lê nin quan niệm toàn bộ qúa trình phát triển của xã hội loài người chỉ bao gồm 5 giai đoạn, tức 5 hình thái xã hội: nguyên thủy, nô lệ, phong kiến, tư bản và cộng sản. Chủ trương coi phương thức sản xuất châu Á là một hình thái xã hội riêng biệt năm ngoài 5 hình thái trên tức là phủ nhận lý luận phổ biến của chủ nghĩa Mác- Lê nin về qúa trình phát triển của lịch sử xã hội loài người . Lý luận ấy từ trước tới nay vẫn được tất cả các nhà sử học Macxit trên thế giới thừa nhận.

Về mặt thực tế lịch sử thì xã hội châu Á trước khi có sự xâm nhập của chủ nghĩa tư bản phương Tây là xã hội phong kiến, nó không phải là một xã hội riêng biệt phi nô lệ, phi phong kiến hoặc hỗn hợp vừa nô lệ vừa phong kiến.
Loại kiến giải thứ hai: giải thích phương thức sản xuất châu Á là hình thái xã hội nguyên thủy. Loại kiên giải này bao gồm chủ trương của nhà sư học Trung Quốc Quách Mạt Nhược năm 1929, nhà học giả Nhật Xâm cốc khắc kỷ năm 1934 và nhà học giả người Anh Dugalas năm 1961. Nhược điểm chung của loại kiến giải thứ hai này là trong những đặc điểm của phương thức sản xuất châu Á, chỉ lấy một đặc điểm của công xã làm cắn cứ mà bỏ qua đặc điểm của nhà nước chuyên chế châu Á. Phương thức sản xuất châu Á có hình thức nhà nước chuyên chế thì nhất định không thể coi là hình thái xã hội nguyên thủy được.

Loại kiến giải này còn bao gồm quan niệm coi phương thức sản xuất châu Á là giai đoạn qua độ từ công xã nguyên thủy sang giai đoạn chế độ chiếm hữu nô lệ. Quan điểm này cũng chung với nhược điểm của kiên giải trên vì giai đoạn quá độ của xã hội nguyên thủy thì vẫn nằm trong xã hội nguyên thủy. Quan điểm này cũng trái với lý luận của chủ nghĩa Mác- Lê nin. Vì theo Mác – Le nin mỗi hình thái xã hội chỉ có một phương thức sản xuất châu Á, không thể có một hình thái lại có hai ba phương thức sản xuất châu Á cũng như không thể có một phương thức sản xuât châu Á riêng cho thời kỳ quá độ từ hình thái kinh tế xã hội này sang hình thái kinh tế xã hội khác.
* Trường phái thừa nhận phương thức sản xuất châu Á
Loại kiến giải thứ nhất: coi phương thức sản xuất châu Á là xã hội phong kiến phương Đông. Đây là quan điểm của các nhà sử học Liên Xô năm 1931- 1934, học giả Trung Quốc Thư Nghiệp năm 1957, viện sĩ thông tấn Liên Xô Gube năm 1962. Những quan điểm ấy một mặt thừa nhận xã hội phong kiến là hình thái mở đầu xã hội có giai cấp và nhà nước và tồn tại cho đến khi thực dân phương Tây xâm lược, một mặt bác bỏ quan điểm của Mác về sự tồn tại phổ biến của chế độ chiếm hữu nô lệ trên thế giới.

Nêu như quả nhiên Mác quan niệm phương thức sản xuất châu Á là hình thái xã hội phong kiến phương Đông, tức một biến chủng của chế độ phong kiến nói chung thì trình tự ra đời các hình thái phải được sắp xếp lại là: cổ đại, phong kiến, phương thức sản xuất châu Á và tư sản hiện đại. Nói rằng Mác đã đảo lộn vô ý thức cái trình tự logic của các hình thái kinh tế xã hội là không thừa nhận được.

Loại kiến giải thứ hai
: coi phương thức sản xuất châu Á là hình thái chiếm hữu nô lệ ở châu Á. Nhược điểm chung của các loại kiến giải này là ở chỗ không giải thích được tại sao những đặc điểm của phương thức sản xuất châu Á, được coi là đặc trưng chế độ chiếm hữu nô lệ ở châu Á vẫn còn tồn tại đầy đủ trong xã hội phong kiến châu Á.

2.2 quan điểm về phương thức sản xuất châu Á ở Việt Nam


Vấn đề phương thức sản xuất Châu Á được giới khoa học xã hội nước ta đề cập đến từ những năm 1959 – 1960 và được đề cập một cách rộng rãi, có hệ thống từ năm 1968 trở đi thông qua các nhà nghiên cứu chủ yếu sau:

Vào những năm 1958 – 1959, Nguyễn Hồng Phong đã cho ra công trình “xã thôn Việt Nam”, tuy không nói đến khái niệm phương thức sản xuất Châu Á nhưng tác giả đã đề cập đến những nội dung cơ bản của phương thức sản xuất Châu Á và khẳng định rõ đặc điểm của xã hội phương đông cổ đại là sự tồn tại dai dẳng của công xã nông thôn và ở Việt Nam đặc điểm đó còn tồn tại mãi cho đến thời Pháp thuộc với nhiều tàn tích của xã hội nguyên thuỷ.

Nguyễn Lương Bích đã mở đầu cho việc thảo luận về phương thức sản xuất châu Á ở Việt Nam với luận văn “ phương thức sản xuất châu Á là gì”. Tác giả sau khi trình bày quan điểm của mình về phương thức sản xuất châu Á, đã khẳng định: “căn cứ vào sự thật lịch sử, chúng ta có thể thừa nhận: ở Việt Nam đã có phương thức sản xuất châu Á và phương thức sản xuất châu Á ở Việt Nam đã tồn tại đến trước khi Pháp xâm lược”

Đặng Phong đứng trong góc độ kinh tế học đã đi sâu vào quyền sở hữu và tô thuế trong phương thức sản xuất châu Á, đã đi đến một kết luận về chế độ sở hữu lưỡng tính trên ruộng công thời phong kiến Việt Nam. Tuy vậy phương thức sản xuất châu Á theo quan niệm của Đặng Phong chỉ là một dạng hay một đặc điểm của chế độ phong kiến ở Việt Nam mà thôi”

Nhìn chung các nhà nghiên cứu về phương thức sản xuất châu Á ở Việt Nam đều thừa nhận sự hiện diện của phương thức sản xuất châu Á trong lịch sử xã hội Việt Nam. Về mốc khởi đầu, ai cũng mặc nhiên thừa nhận phương thức sản xuất châu Á bắt đầu từ khi giải thể công xã nguyên thủy. Nhưng mốc kết thúc có mốc ở thế kỷ XI, mốc ở thế kỷ XV. Lại có quan điểm cho rằng mốc ở thế kỷ XIX trở về trước, xã hội Việt Nam truyền thống vẫn nằm trong phương thức sản xuất châu Á.

Riêng ý kiến của bản thân cá nhân thì cho rằng khi xem xét phương thức sản xuất châu Á là 1 phương thức sản xuất xã hội riêng biệt hay chỉ là một đặc điểm của xã hội cổ đại châu Á không nên quá cứng nhắc, áp dụng rập khuân, máy móc khi điều kiện không giống nhau. Bởi lẽ bản thân phương thức sản xuất châu Á ra đời đã mang những nét khác biệt so với sự vận động của các phương thức sản xuất khác. Chủ nghĩa Mác- Lê nin cũng đã từng nhắc nhở phải luôn luôn đòi hỏi sự nghiên cứu một cách sáng tạo. Stalin trong tác phẩm Chủ nghĩa Mác và những vấn đề ngôn ngữ học đã nói: “ chủ nghĩa Mác không thừa nhận những công thức và kết luận bất biến tuyệt đối thích ứng với mọi thời đại, mọi thời kỳ. Chủ nghĩa Mác là thù địch của mọi giáo điều”.

3. Mối quan hệ giữa đặc điểm châu Á và phương thức sản xuất châu Á


Khi nói đến các phương thức sản xuất khác, như phương thức tư bản, phong kiến, cổ đại tức chiếm hữu nô lệ, Mác đều nói theo tính chất hoặc thời đại của nó, riêng phương thức sản xuất Châu Á là Mác nói theo khu vực và chỉ rõ nó là phương thức sản xuất của một khu vực nhất định – tức Châu Á. Như vậy tất nhiên Châu Á phải có những đặc điểm gì về kinh tế, xã hội khác với các khu vực khác.

Trong cuốn lịch sử thế giới cổ đại, Chiêm Tế tập 1 đã liệt kê 4 những đặc điểm riêng để phân biệt với các quốc gia cổ đại phương Tây. Đó là:

Một là: Các quốc gia cổ đại phương Đông ra đời vào thời kỳ sức sản xuất còn thấp kém ( cuối thời kỳ đồ đá sang đầu thời đại đồ đồng). Trình độ sản xuất ấy không cho phép các quốc gia cổ đại phương Đông phát triển chế độ chiếm hữu nô lệ một cách nhanh chóng, điển hình và thành thục.

Hai là: Sự tồn tại và ngoan cố của tổ chức công xã nông thôn , tàn tích của chế độ xã hội thị tộc thời nguyên thủy và sự phát triển rất yếu ớt của chế độ tư hữu về ruộng đất trong các xã hội cổ đại phương Đông.

Ba là: sự bảo tồn lâu dài của chế độ nô lệ gia trưởng và của các hình thức áp bức, bóc lột kiểu gia trưởng, việc sử dụng lao động của nô lệ phổ cập trong các nghành sản xuất xã hội và vai trò của nô lệ trong các hoạt động kinh tế chưa chiếm địa vị chủ đạo.

Bốn là sự xuất hiện và phát triển của một hình thức tổ chức nhà nước đặc biệt, nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền mạnh mẽ, gọi là chế độ chuyên chế phương Đông mà đặc trưng chủ yếu là quyền lực vô hạn của các đế vương, nắm quyền sở hữu tối cao về ruộng đất và thần dân trong cả nước.

Và những đặc điểm châu Á có mối quan hệ không thể tách rời với phương thức sản xuất châu Á. Tất cả những nhà nghiên cứu vấn đề phương thức sản xuất châu Á, dù có ý kiến khác nhau thế nào chăng nữa cũng vẫn nhất trí rằng những đặc điểm của châu Á trong các kinh điển của chủ nghĩa Mác đều là nội dung của Phương thức sản xuất châu Á.
Và dựa trên những điểm riêng biệt trong xã hội cổ đại phương Đông ta bắt đầu tìm hiểu những đặc trưng cơ bản của phương thức sản xuất châu Á.

4. Đặc trưng cơ bản của phương thức sản xuất châu Á


Mác –Angghen trong quá trình nghiên cứu về xã hội châu Á, dù chưa khía quát thành những đặc trung cơ bản của phương thức sản xuất châu Á nhưng trong rất nhiều tác phẩm của mình đã nhắc nhiều tới hai đặc điểm nổi bật là: công xã nông thônnhà nước chuyên chế phương Đông. Không phải ngẫu nhiên mà Mác- Anghen lại nhấn mạnh tới công xã nông thôn- một sản phẩm của thời kỳ công xã nguyên thủy vì đây là chìa khóa quan trọng giúp chúng ta hiểu được toàn bộ 4 đặc trưng cơ bản được các nhà nghiên cứu thừa nhận. Do đó trước khi tìm hiểu cụ thể các đặc trưng cơ bản thì cần thiết phải tìm hiểu khái quát về công xã nông thôn vì nó là cơ sở tồn tại của nhà nước chuyên chế, quy định đặc trưng kinh tế của xã hội Á châu và là nguyên nhân của tính trì trệ và tồn tại dai dẳng của xã hội châu Á.

Trong xã hội nguyên thủy khi nghề trồng trọt phát triển, người đàn ông đóng vai trò chủ yếu trong sản xuất nông nghiệp thì chế độ mẫu quyền chuyển sang phụ quyền, kĩ thuật cải tiến hơn , gia đình lớn xuất hiện. Những người trong gia đình lớn có quan hệ họ hàng với nhau có khi lên tới hàng trăm người.

Tuy nhiên khi kỹ thuật phát triển, chỉ một vài người cũng có thể tiến hành sản xuất, lao động tập thể chuyển sang lao động cá thể. Các gia đình lớn chia thành các gia đình nhỏ hơn, lao động chung và kinh tế cá thể gia đình đẻ ra chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất. Lúc này công cụ sản xuất, nhà cửa, sản phẩm đã thuộc sở hữu của gia đình cá thể. Có chế độ tư hữu tất có sự chênh lệch về của cải giữa các gia đình trong thị tộc vì mỗi gia đình có năng suất lao động khác nhau, có quá trình tích luỹ của cải khác nhau, dần xuất hiện tư hữu, kẻ bóc lột và người bị bóc lột. Như thế các công xã thị tộc bắt đầu đi vào quá trình giải thể.

Trước kia mọi người cùng lao động bình đẳng thì mối liên hệ máu mủ làm cho họ kết hợp với nhau một cách chặt chẽ, bây giờ tuy cùng trong một thị tộc, cùng một dòng máu nhưng lại có kẻ giàu người nghèo, kẻ bị áp bức bóc lột người bị áp bức bóc lột thì mối liên hệ máu mủ không còn có tác dụng quan trọng. Người ta không cần thiết phải kết hợp với nhau trong quan hệ máu mủ nữa mà tuỳ theo khu vực cư trú, địa vực ở gần nhau người ta kết hợp với nhau thành những đơn vị kinh tế và xã hội nho nhỏ, không có quan hệ bà con nhưng có lợi ích kinh tế chung như sử dụng đất đai của công xã. Do đó công xã mới gọi là công xã láng giềng hay công xã nông thôn. Như vậy, công xã thị tộc tan rã và công xã nông thôn ra đời.

Như vậy “Công xã nông thôn là tổ chức kinh tế- xã hội vào giai đoạn cuối của chế độ công xã nguyên thủy. Trong tổ chức này còn duy trì chế độ sở hữu tập thể về ruộng đất, nhưng đã có tư hữu về tư liệu sinh hoạt và tài sản. Trong công xã, các thành viên công xã gắn bó chặt chẽ với nhau bởi quan hệ kinh tế và địa lý khu vực hơn là quan hệ huyết tộc, sự phân chia giai cấp đã tồn tại”.
Bước sang thời kỳ xã hội có giai cấp và nhà nước thì công xã nông thôn vẫn được bảo vệ một cách vững chắc. Điều này không giống như chế độ phong kiến ở các nước phương Tây được hình thành dựa trên cơ sở tan ra của công xã nông thôn và trong cuộc đấu tranh chống công xã nông thôn.

Nhưng ở các nước châu Á thì khác. Việc hình thành nhà nước quân chủ tập quyền và chuyên chế đã đã bảo tồn chế độ sở hữu nhà nước , do đó bảo tồn người nông dân công xã – kẻ đóng thuế và đi lính cho nhà nước quân chủ . Do đó nhà nước cũng chống lại việc ruộng đất nằm trong tay tư nhân, tiến hành quốc hữu hóa ruộng đất, nhằm đảm bảo nhà nước tập quyền. Như vậy chế độ công xã nông thôn là cơ sở vững chắc cho nhà nước chuyên chế châu Á, đến lượt mình nhà nước chuyên chế châu Á lại tiếp tục bảo vệ sự vững chắc của công xã nông thôn. Và sự kết hợp giũa công xã nông thô và nhà nước chuyên chế châu Á đã tạo nên những đặc trưng cơ bản của phương thức sản xuất châu Á.

4.1 Trong phương thức sản xuất châu Á, chế độ sở hữu công cộng về ruộng đất là đặc trưng cơ bản nhất.

Trong cuốn “hệ tư tưởng Đức” (1845- 1846), Mác phát hiện ra rằng “ sự phân công lao động đồng thời là những hình thức khác nhau của sở hữu” và tìm thấy các hình thức sở hữu khác nhau trong lịch sử nhân loại: sở hữu bộ tộc; sở hữu công xã và sở hữu nhà nước; sở hữu phong kiến hay sở hữu đẳng cấp. Vậy chế độ sở hữu trong phương thức sản xuất châu Á là gì?
Sẽ không thể hiểu được đặc trưng trên nếu không hiểu được nét khác biệt trong điều kiện ra đời của các quốc gia cổ đại phương Đông so với các quốc gia cổ đại Địa Trung Hải.

Nhìn trong sự ra đời của các quốc gia cổ đại phương Tây có thể nhận thấy rằng ở đây hình thành những dẫy núi cao từ lục địa chạy ra biển đã ngăn cách thung lũng này với thung lũng khác, tạo thành những đồng bằng sinh sống thuận lợi nhưng cũng chính vì vậy đã tạo ra sự ngăn cách giữa vùng này với vùng khác. Mỗi vùng đất hình thành nên những thị quốc và những thị quốc bị ngăn cách với nhau bởi các dãy núi và cao nguyên. Do đó ngay từ đầu các quốc gia cổ đại Địa Trung Hải khó có sự tập trung và thống nhất lãnh thổ. Điều đó cũng quy định không có quyền sở hữu tối cao về tư liệu sản xuất vào trong tay một cá nhân hay một thủ lĩnh nào. Ở trong mỗi thị quốc, những người giàu có tập trung đất đai trong tay và trở thành những tên chủ nô bóc lột giá trị thặng sư sức lao động của nô lệ. Như vậy ngay từ đầu các quốc gia cổ đại Địa Trung Hải đã phát triển chế độ tư hữu về sở hữu ruộng đất. Tuy nhiên sở hữu tư hữu ở đây không phải là sở hữu tư liệu sản xuất vào trong tay người sản xuất mà ruộng đất tập trung trong tay cá nhân những người chủ nô và chủ nô sử dụng lao động nô lệ bằng biện pháp cưỡng bức siêu kinh tế. Đó là sựu thành thục và điển hình của chế độ nô lệ cổ đại. Và sự thành thục và điển hình đó đã xóa bỏ những tàn dư của thời kỳ xã hội nguyên thủy.

Nhưng ở các quốc gia cổ đại phương Đông lại phát triển theo một hướng đi khác.


Các quốc gia cổ đại phương Đông ra đời ở thời kỳ mà sức sản xuất xã hội đang còn ở trong trình độ thấp kém, tức là giai đoạn cuối thời đại đồ đá, đầu thời đại đồ đồng. Theo sự phát triển của lịch sử xã hội loài người theo công cụ sản xuất thì phải đên sự xuất hiện của thời đại đồ sắt, tức thế kỷ I TCN, lúc đó tăng nhanh năng suất lao động dẫn tới sự xuất hiện tư hữu rồi dẫn tới xã hội có sự phân chia giai cấp và hình thành nên nhà nước.Vậy tại sao các quốc gia cổ đại phương Đông lại ra đời sớm như vậy và đặc điểm đó có ảnh hưởng gì tới những đặc điểm của các quốc gia cổ đại phương Đông?

Ở phương Đông cổ đại hình thành nên những dòng sông lớn như sông Nin, Sông, sông Ấn, ông Hoàng Hà, Trường Giang…. Nhìn chung lưu vực các dòng sông lớn đều là những miền đồng bằng rộng và phì nhiêu, rất thuận lợi cho sự phát triển của nông nghiệp: thủy lượng cao, khí hậu ấm áp, đất đai màu mỡ và dễ canh tác. Bởi vậy các bộ lạc du cư sống rải rác ở các miền khác nhau ở châu Á và vùng Đông bắc châu Phi, từ thời đại nguyên thủy, đã sớm phát hiện và sớm biết sử dụng những điều kiện tự nhiên thuận lợi đó để đến định cư ở những vùng thung lũng lơn và theo đó nghề nông phát triển từ rất sớm. Do đó nhà nước sớm phân chia thành giai cấp và nhà nước sớm ra đời.

Việc các quốc gia cổ đại phương Đông ra đời sớm trong thời kỳ sức sản xuất vẫn còn trong thời kỳ tình trạng thấp kém, thời đại đồng thau đã dẫn tới sự bao lưu của các tàn dư xã hội nguyên thủy, trong đó quan trọng nhất là sự bảo lưu của chế độ sở hữu công cộng về ruộng đất hay sở hữu kép giữa sở hữu nhà nước và sở hữu công xã. Trong thư gửi P.Angghen, Mác đã khẳng định: “…tình hình không có chế độ tư hữu về ruộng đất chính là chìa khóa thật sự ngay cả cho thiên giới phương Đông”. P. Engghen cũng đồng ý với Mác, nên trong thư gửi Mác năm 1853, Angghen đã viết: “…việc không có chế độ tư hữu ruộng đất quả thật là chiệc chìa khóa để hiểu toàn bộ phương Đông”.

Vậy sở hữu là gì? chiếm hữu là gì? Và nội dung chủ yếu của đặc trưng sở hữu công cộng về ruộng đất trong phương thức sản xuất châu Á như thế nào?

Sở hữu là phạm trù kinh tế cơ bản, thể hiện mối quan hệ giữa người với người trong quan hệ chiếm hữu của cải. Quyền sở hữu là quyền có thể mua, cho, bán, tặng.

Chiếm hữu là quyền nắm giữu tư liệu sản xuất, tài sản… làm tài sản riêng.

Đó là điểm riêng biệt giữa sở hữu và chiếm hữu. Nhưng trong xã hội Á châu sự phân biệt sở hữu và chiếm hữu không rõ ràng, trong sở hữu của nhà nước lớn nhất lại có sở hữu của công xã, sở hữu cả nhà chùa, sở hữu của tư nhân, không xác định được đâu là quyền sở hữu, quyền chiếm hữu thực sự . Quyền sở hữu của nhà chùa, tư nhân và của công xã khác nhau như thế nào, chưa thể phân định rõ ràng. Trong thời lỳ phong kiến, sở hữu của tư nhân chỉ là việc thu tô thuế trên mảnh đất đó, nhà nước có thể thu lại bất cứ lúc nào.

Trong cuốn hệ tư tưởng Đức(1845-1846), Mác phát hiện ra rằng “ sự phân công lao động đồng thời cũng là các hình thức khác
nhau của sở hữu
” và tìm thấy các hình thức sở hữu đầu tiên trong lịch sử nhân loại : thứ nhất là sở hữu bộ lạc, thứ ahi là sở hữu công xã và sở hữu nhà nước, thứ ba là sở hữu nhà nước hay sỏ hữu đẳng cấp. Và trong phương thức sản xuất châu Á, sở hữu thuộc loại sở hữu thứ hai, hay nói đúng hơn là sở hữu kép giữa nhà nước và công xã. Việc tìm hiểu lần lượt những đặc trưng cơ bản sau đây sẽ cho chúng ta lời giải thích về vấn đề trên.

Theo đó, trong phương thức sản xuất châu Á, đặc trưng của chế độ sở hữu công cộng về ruộng đất với những đặc trưng cơ bản sau đây:

Thứ nhất: kẻ sở hữu tối cao hay sở hữu duy nhất là vua: “ Nhà vua là kẻ sở hữu duy nhất tất cả mọi đất đai trong quốc gia”.


Ở phương Tây, đến trước khi chủ nghĩa tư bản được xác lập đều không có sở hữu nhà nước bởi vì nhà vua cũng chỉ là một tên lãnh chúa. Còn ở phương Đông, ngay từ khi nhà nước được thiết lập đã xác lập chế độ sở hữu nhà nước.
Trong thời kỳ xã hội nguyên thủy có sự kết hợp giữa chế độ công hữu và chế độ tư hữu về tài sản trong các công xã nông thôn. Tài sản công hữu là ruộng đất cày cấy, ao hồ, rừng ró, công trình thuỷ lợi...tài sản tư hữu là của cải trong từng gia đình.

Tuy nhiên khi xã hội xuất hiện giai cấp và nhà nước thì tài sản công hữu đều thuộc quyền sở hữu cao nhất của nhà nước do vua đứng đầu.

Tại sao nhà vua lại là người sở hữu tối cao về ruộng đất?


Chính trong điều kiện ra đời của các quốc gia cổ đại phương Đông sẽ giải thích điều đó.

Một là: ở các quốc gia cổ đại phương Đông, do nhu cầu khai phá đất đai và làm thủy lợi đã buộc các công xã ở gần nhau phải liên kết với nhau, hình thành nên các liên minh công xã. Nhà vua được tôn vinh từ môt trong những thủ lĩnh đứng đầu các công xã. Như vậy ngay từ đầu, nhà vua đã là hiện thân của sự thống nhất lãnh thổ và tập trung quyền lực.

Hai là: Do trình độ sản xuất còn thấp kém lại sống trong môi trường nông nghiệp, chịu ảnh hưởng của các hiện tượng thiên
nhiên như bão lũ, hạn hán. Vì vậy họ cảm thấy mình nhỏ bé trước sức mạnh của thiên nhiên và cần phải dựa vào một lực lượng có khả năng chống lại các lực lượng siêu nhiên. Ho tìm đến và dựa dẫm vào nhà vua- người được thần thánh hóa được coi là người có thể giao tiếp, truyền đạt ý chỉ của thần linh tới người phàm. Toàn bộ đất đai của họ được đặt dưới sự bảo hộ của nhà vua. Vua trở thành người sở hữu tối cao và duy nhất về ruộng đất.

Biểu hiện:

Ở Ai Cập cổ đại, quyền sở hữu tối cao về ruộng đât trong cả nước thuộc về quốc vương( Pharaon), trực tiếp năm trong tay rất nhiều ruộng đất, lập thành những hoàng trang.

Ở Trung Quốc: sử sách xưa của Trung Quốc đã từng nói: “ Dưới bầu trời rộng lớn, không nơi nào không phải là đất của nhà vua…”Điều đó thể hiện ruông đất trong toàn quốc đều thuộc thiên tử.

Ở Ấn Độ: Qua việc nghiên cứu các thư tịch cổ, có thể thấy Ấn Độ cổ đại cũng như các quốc gia cổ đại phương Đông thì nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp và chế độ sở hữu tư liệu sản xuất chủ yếu thể hiện rõ nhất qua chế độ sở hữu đất đai . Theo các nhà nghiên cứu, chế độ sở hữu đất đai của thời Ấn Độ cổ đại về đại thể có thể phân chia thành ba loại sau: một là chế độ sở hữu đất đai của quốc gia và nhà vua, hai là chế độ sở hữu đất đai của công xã ,ba là chế độ sở hữu ruộng đất tư nhân.
Nhà vua Ấn Độ cổ đại có quyền sở hữu tối cao về ruộng đất, điều này được thể hiện rõ qua cuộc đối thoại giữa YudhisthiraSuvala:
- Yudhisthira nói: “ hỡi con trai của Suvala tôi có nhiều vô kể bò, ngựa, dê trên những miền nông thôn trải rộng từ song Parnasa tới bờ đông của sông Shimd. Với số của cải đó, tôi chơi với ngài.
- Sakuni sẵn sàng vời những con xúc xắc và những mánh khóe lừa đảo:
“Đây tôi thắng rồi”
- Yudhisthira nói: Tôi có kinh đô, làng mạc, đất đai, của cải, mọi thần dân và tất cả thần dân, ngoại trừ người Braman. Với số của cải đó, tôi chới tiếp”.

Đoạn trích trên trong luật Manu cổ đại đã nói về nhà vua như chủ sở hữu tối cao về ruông đất, có quyền đối với kho báu của mình và kho báu lớn nhất đó chính là đất đai.

Một điều chú ý khác là bên cạnh sở hữu lớn nhất là sở hữu nhà nước thì sở hữu tư nhân cũng xuất hiện nhưng vẫn thuộc sở hữu nhà nước vì nhà nước thức hiện việc ban cấp lương bổng cho quan lại bằng ruộng đất. Nhưng người được nhận ban cấp chỉ có quyền thu tô thuế trên phần diện tích đó chứ không được sở hữu nó, nhà vua có thể thu hồi lại bất cứ lúc nào.
Ví dụ trong xã hội Việt Nam thời phong kiến:

Ở thời Lý khi mà Việt Nam đang trên bước đường phong kiến hóa thì ruộng đất thuộc quyền sở hữu của nhà nước vẫn còn rất lớn bao gồm ruộng đất công làng xã, ruộng thác đao và thang mộc ấp, ruộng quốc khố, ruộng tịch điền, ruộng sơn lăng, đồn điền…trong khi đó ruộng đất tư nhân tuy phát triển nhưng phụ thuộc vào sở hữu nhà nước. Đến thời Lê, năm 1477 vua lê Thánh Tông ban hành chính sách quân điền, điều đó chúng tỏ ruộng đất công vẫn còn rất lớn và chiếm ưu thế.

Ở thời Trần: nhà vua dùng ruộng đất ban cấp bổng lộc cho quan lại. Đất được phong cấp được gọi là thái ấp. Người chủ thái ấp chỉ được quyền thu tô thuế ở ruộng đất đó mà thôi chứ không có quyền sở hữu, chỉ có quyền chiếm hữu, không có quyền thứa kê. Nhà nước vẫn nắm quyền sở hữu của mình đối với làng xã.

Còn đối với phương Tây, sở hữu lãnh địa, sở hữu điền trang là những sở hữu tuyệt đối, nhà vua không có quyền xâm phạm.

Thứ hai: kẻ chiếm dụng đất đai theo kiểu cha truyền con nối là các công xã.


Trên danh nghĩa, vua là kẻ sở hữu tối cao và duy nhất về ruộng đất nhưng thực tế quyền chiếm hữu thuộc về các công xã.
Nguyên nhân của hiện tượng trên xuất phát từ tính chất lao động tập thể trong nông nghiệp. Nguyên nhân xuất hiện sớm của nhà nước cổ đại phương Đông chính là sự phát triển của nông nghiệp. Do nhu cầu trị thủy và chống nguy cơ ngoại xâm, các công xã gần nhau liên kết với nhau thành các lien minh công xã, từ liên minh công xã hình thành nên các tiểu quốc.Như vậy nhà nước ra đời và tồn tại là do sự hoạt động và gắn kết của các công xã nông thôn. Đó là nguyên nhân giải thích tại sao, các quốc gia cổ đại phương Đông được hình thành nhưng vẫn còn bảo lưu những tàn dư của xã hội nguyên thủy, trong đó có sự bảo lưu vững chắc hoạt động và vai trò của công xã nông thôn về kinh tế. Điều đó lý giải tại sao chế độ sở hữu tư hữu về đất đai không phát triển, vua là kẻ sở hữu duy nhất còn sở hữu công cộng của các công xã chiếm ưu thế.

Biểu hiện:


Ở Ấn Độ:

Chế độ sở hữu đất đai đuợc duy trì tuơng đối lâu dài và vững chắc ở Ấn độ thời cổ đại. Nông thôn Ấn Độ cổ đại dường như là một thế giới riêng biệt, không có sự qua lại, lien hệ với thành thị. Do đó mối quan hệ giữa thuơng nghiệp và thành thị rất ít thâm nhập vào nông thôn. Đó là một nguyên nhân quan trọng khiến cho nền kinh tế công xã nông thôn tuy già nua nhưng vẫn tồn tại lâu dài. Ở đây, đất đai thuộc về công xã và công xã giao cho mỗi gia tộc sử dụng. Tại những khu vực lạc hậu, thâm chí còn bảo lưu chế độ canh tác chung. Những nguời nông dân công xã phải nộp số thuế cho quốc vuơng chiếm 1/6 sản phẩm thu hoạch được.

Tại nhưng khu vực chậm phát triển, chế độ sở hữu đất đai của công xã vẫn còn được duy trì. Ở một số thôn xã có nền kinh tế phát triển nhanh, xã hội phân hoá gay gắt đã bắt đầu xuất hiện sở hữu tư nhân về ruộng đất. trong luật manu cổ đại có nói: “mọi người khi thông qua thừa kế, tự mua lấy, được phân phối, xâm chiếm, tự phát hiện, thì trở thành người sở hữu”. Nhưng ở những đại phương xuất hiện chế độ sở hữu tư nhân thì các công xã vẫn còn bảo lưu vững chắc các tài sản công cộng như bãi đất hoang, bãi chăn nuôi, ao hồ và nhưng nơi được dùng làm nơi sinh hoạt công cộng.

Nhìn chung chế độ sở hữu công về ruộng đất vẫn chiếm ưu thế trong một thời gian rất dài ở Ấn Độ cổ đại.

Một số tài liệu của Ấn Độ cổ đại ghi chép lại rằng: “khi ông vua truyền thuyết Vysvakarman muốn hiến tặng đất đai của mình
cho các thầy tư tế thì vó một vị thần đất hiện ra trước mặt họ và nói rằng nhà vua không có quyền đem cho đất đai” Nhà vua không thể đem cho đất đai bởi vì đất đai là tài sản chung của toàn xã hội. Ruộng đất của nhà vua là những nông trang do nhà vua trực tiếp quản ký, về mặt vật chất nó thuộc tài sản tư nhân của vương thất. Trái lại ruộng đất trong quốc gia chỉ là đất đai trong toàn quốc chưa được khai khẩn hay đất hoang… chưa có người chiếm hữu. Loại trước nhà vua thu với tất cả lợi ích, còn loại sau thu để vào quốc khố. Như vậy rất khó phân biệt chế độ sở hữu ruộng đất ở Ấn Độ.

Ở Trung Quốc:

Căn cứ theo các sách Thượng Thư, Kinh Thi, Chu Lễ, Mạnh Tử, người ta có thể biết được tình hình kinh tế của Trung Quốc thời Tây Chu trong đó có vấn đề chiếm hữu ruộng đất trong các công xã nông thôn.

Theo đó ruộng đất trên danh nghĩa thuộc về thiên tử nhưng trên thực tế thì do các thôn xã chiếm hữu. Ruộng đất tùy theo tốt xấu mà phân phối cho nông dân thôn xã theo thời hạn nhất định. Nông dân cày cấy một phần ruộng đất, phần khác để đất nghỉ ngơi. Cứ vài năm là ruộng đất được phan phối một lần. Giữa đồng ruộng người ta đào nhiều mương tưới nước dọc ngang, hai bên mương là đường đi, chia cắt đồng ruộng thành nhiều mảng ruộng vuông như hình chữ nhật ( tỉnh), tên gọi là tỉnh điền. Rừng núi, sông hồ, ao ngòi là tài sản chung của thôn xã, mọi người đều có thể đi kiếm củi, bắt cá, đi săn trong phạm vi thôn xã.Nhà cửa, vườn tượng là tài sản tư hữu của nông faan thôn xã. Nông dân thôn xã phải nộp chừng 1/10 thu hoạch cho nhà nước gọi là “ thuế thập nhất”.

Chế độ tỉnh điền là chế độ chiếm hữu và sử dụng ruộng đất có từ trước, tới thời Tây Chu mới được mở rộng.

Ở Việt Nam: đến thời Trần, ruộng đất công làng xã tuy đã thuộc sở hữu nhà nước nhưng vẫn do làng xã quản lý. Vì vậy nó mang tên “quan điền” hay “quan điền bản xã”. Năm 1254, triều đình bán ruộng đất công, mỗi diện tích là năm quan, xác nhạn quyền sở hữu ruộng đất công làng xã thuộc về nhà nước. Cách thức phân chia ruộng đất công làng xã cho dân đinh trong làng là do các làng đảm nhận.

Thứ ba: Mâu thuẫn nội tại của chế độ sở hữu này nảy sinh từ khi tư hữu hóa về ruộng đất xuất hiện, tạo nên tính nhị nguyên của công xã và dẫn tới sự giải thể của phương thức sản xuất châu Á.


Như đã nói ở phần trên, đặc trưng cơ bản nhất của phương thức sản xuất châu Á là sở hữu công cộng về ruộng đất, sở hữu công cộng về ruộng đất là cơ sở cho sự tồn tại của phương thức sản xuất châu Á. Nhưng cùng với sự phát triển tất yếu của xã hội, chế độ tư hữu dần xuất hiện, tạo nên tính nhị nguyên.

Nguồn gốc của sự ra đời tính nhị nguyên trong công xã. Trong công xã nông thôn thì đất đai, đồng cỏ, rừng rú, sông ngòi, ao hồ và tài sản chung của công xã. Còn nhà cửu, vườn tượng, súc vật, hàng hóa và một bộ phận ruộng đất là của riêng của từng gia đình . Như vậy công xã nông thôn ngay từ khi ra đời đã mang tính chất hai mặt của nó: một mặt nó duy trì sở hữu tập thể của công xã thị tộc về ruộng đất, mặt khác nó cũng bao hàm chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất mới nảy sinh. Tuy nhiên ở giai đoạn đầu hình thành nhà nước, chế độ sở hữu tập thể trong công xã vẫn chiếm địa vị chủ yếu và quan trọng nhất, sở hữu tư nhân không đáng kể và phụ thuộc chặt chẽ và sở hữu tập thể.

Nhưng ở giai đoạn sau, chế độ tư hữu dần dần phát triển. Quá trình diễn ra theo hai hướng sau:

Khi nhà nước ban sắc phong cho quan lại bằng ruộng đất, thời kỳ đầu quan lại chỉ có quyền chiếm hữu nhưng về sau được sở hữu vĩnh viễn và mang tính chất cha truyền con nối. Tình hình đó làm cho diện tích đất công bị thu hẹp.
Cùng với việc sử dụng rộng rãi công cụ bằng săt trong nông nghiệp không những tạo điều kiện cho việc khai khẩn đất hoang mà còn tạo điều kiện cho việc nâng cao năng suất lao động trong nông nghiệp. Do đóngười ta thất không cần thiết phải chia lại ruộng đất thao chu kỳ nữa, mà công xã bây giờ gioa hẳn ruộng đất từng mảng ruộng đất công cho từng gia đình nhận lấy và làm ăn trong thời hạn dài. Do đó nông dân ngày càng gắn bó lâu đời với mảnh đất của mình. Tình hình đó phát triển thêm một bước thì ruộng đất công trong công xã lâu ngày biến thành ruộng đất tư hữu của nông dân, Ruông nông dân vỡ hoang cũng biến thành ruộng tư của họ ngày một nhiều. Lúc ấy, thế lực của bọn quý tộc lớn mạnh dần, ruộng đất công xã cũng dần dần bị chúng chiếm thành ruộng tư. Chế độ ruộng đất tư hữu xuất hiện và ngày càng phát triển. Đó chính là tính nhị nguyên trong công xã nông nghiệp.
Và chính sự xuất hiện của tính nhị nguyên là nguyên nhân dẫn tới sự tan rã của phương thức sản xuất châu Á.
Như vậy sở hữu đặc trưng của phương thức sản xuất châu Á về ruộng đất đó chính là sở hữu công cộng và sở hữu đó thuộc sở hữu kép giữa nhà nước và sở hữu công xã.

Bàn tiếp vấn đề tính nhị nguyên trong công xã dẫn tới sự tan rã của phương thức sản xuất châu Á, nhưng rõ rằng trong một thời gian rất dài sở hữu công cộng về ruộng đất của vững chắc. Vậy nguyên nhân nào dẫn tới sự tồn tại lâu dài của sở hữu công cộng về ruộng đất? Đó là sự kết hợp của cả hai nhân tố : sự chuyệ chế của nhà nước phương Đông đã cố gắng duy trì bảo vệ chế độ sở hữu công đó và mặt khác đặc trưng kinh tế trong công xã nông thôn đã hình thành nên công xã nông nghiệp đã tiếp tục duy trì sự tồn tại đó. Về hai nhân tố đó đồng thời cũng chính là hai đặc trung cơ bản của phương thức sản xuất châu Á. Do đó bài viết tiếp tục đề cập tới hai đặc trưng tiếp theo đó là nhà nước chuyên chế phương Đông, công xã nông nghiệp và hệ quả của tất cả những đặc trưng trên .

Biểu hiện:


Ở Trung Quốc:

Tình hình đó xuất hiện đầu tiên ở nước Tấn, nằm trên lưu vực sông Phần, nước có nền công nghiệp phát đạt. Năm 654 TCN, nước Tấn thi hành chế độ ciên điền, cố định nông dân vào ruộng đất giao cho họ sử dụng, bãi bỏ lệ chia lại ruộng đất công xã hàng năm cho nông dân. Nước Tề và nước Trịnh về sau cũng thực hiện như vậy. Điều đó chứng tỏ rằng bên cạnh ruộng đất công vẫn còn ồn tại thì ruộng đất tư hữu trong các công xã đã được xác lập ở nhiều nước và được pháp luật nhiều nước thừa nhận.

Trước kia theo chế độ tỉnh điền, ruộng đất phân phối cho nông dân, nông dân phải nộp nộp một phần mười thu hoạch cho công xã để nộp lên nhà nước. Từ khi chế độ ruộng đât tư hữu phát triển, số lượng ruộng đất của nông dân công xã chiếm hữu không bàng nhau nữa, nên chính phủ không thể duy trì hình thức thu thuế cũ, mà thực hiện hình thức thu thuế mới đành vào đầu mẫu ruộng( sơ thuế mẫu), nhà nước căn cứ theo sô mẫu ruộng mà nông dân chiếm hữu để đánh thuế.

Trong thư gửi Vera Datxulich đã viết: “người ta hiểu một cách dễ dàng rằng tính nhị nguyên vốn có của công xã nông nghiệp có thể phú cho nó một sức sống mạnh mẽ, bởi vì một nền công hữu với tất cả những quan hệ xã hội nảy sinh từ đó làm cho vị trí của nó vững vàng , đồng thời nhà cửa riêng, sự canh tác từng mảnh nhỏ đất trồng trọt và sự chiếm hữu tư nhân các hoa lợi thừa nhận sự phát triển của cá tính, sự phát triển này không thể tương hợp với sự phát triển của công xã cổ xưa hơn. Nhưng cũng không kém hiển nhiên là từ thời xa xưa, cũng tính nhị nguyên đó trở thành nguồn gốc của sự tan rã”.

Như vậy sở hữu công cộng về ruộng đất là đặc trung cơ bản nhất của phương thức sản xuất châu  và đặc trung này sẽ là yếu tố quan trọng nhất quy định tới những đặc trung còn lại.

4.2 Nhà nước chuyên chế phương Đông


Ở các quốc gia cổ đại phương Đông, do nhu cầu sản xuất nông nghiệp, người ta buộc phải liên kêt với nhau để khai phá đất đai và làm thủy lợi. Một số công xã gần gũi hợp nhau lại thành một tiểu quốc. Người đứng đầu tiểu quốc được gọi là vua và được tôn vinh từ một trong số những người đứng đầu công xã. Như thế vua là sự hiện thân cho sự tập hợp hay thống nhất lãnh thổ và tập trung quyền lực.

Từ đó Mác đã nhận xét rằng: "công xã nông thôn là cơ sở vững chắc của chế độ chuyên chế phương Đông. Những công xã ấy đã hạn chế lý trí của con người trong khuôn khổ chật hẹp nhất, làm cho nó trở thành công cụ ngoan ngoãn của mê tín, trãi buộc bằng những xiềng xích nô lệ của các quy tắc cổ truyền...”

Điều đó đã dẫn tới đặc điểm đầu tiên của nhà nước chuyên chế cổ đại phương Đông là:

Nhà nước thực hiện chuyên chế dựa trên quyền sở hữu tối cao về ruộng đất.


Như đã phân tích ở trên, chính việc liên kết các công xã với nhau đã tạo nên một ông vua là hiện thân cho sự thông nhất lãnh thổ hay tập trung quyền lực, đó là một ông vua mang quyền lực chuyên chế. Và chính quyền sở hữu tối cao về ruộng đã tạo nên quyền lực chuyên chế ấy.

Điều này rất khác so với các phương Tây. Ở các quốc gia cổ đại phương Tây đặc biệt ở Hi lạp và Roma là hai quốc gia tiêu biểu của chế độ chiếm hữu nô lệ phát triển điển hình và thành thục – hình thức bóc lột đơ giản nhất, thô bạo nhất nhưng nhà nước của các quốc gia này lại là những thể chế như dân chủ chủ nô, chế độ cộng hòa, không giống như phương Đông cổ đại là một nhà nước chuyên chế về quyền lực. tại sao như vậy? Bởi lẽ, ở các quốc gia cổ đại phương Tây, nhà nước được hình thành trên cơ sở sự phát triển của thủ công nghiệp và thương nghiệp. Sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa dẫn tới sự giàu có của tầng lớp người đông đảo và họ muốn nắm giữ quyền lực về chính trị. Họ thành lập ra các hội đồng công dân
nhằm đảm bảo quyền lợi dân chủ cho các chủ nô và một số ít công dân của đất nước đó.

Nếu như chế độ công xã nông thôn là cơ sở vững chắc cho nhà nước chuyên chế phương đông thì Lê nin đã xác định quốc hữu hóa ruộng đất là cơ sở kinh tế của phương thức sản xuất châu Á. Và chế độ sở hữu nhà nước dựa trên việc quốc hữu hóa ruộng đất các công xã nông thôn. Quyền sở hữu nhà tối cao cảu nhà nước về ruộng đất thông qua ông vua chuyên chế biểu hiện ở việc hưởng dùng sản phẩm thặng dư- quyền thu địa tô- do nông dân công xã cống nạp.

Mác đã nêu lên mối quan hệ hữu cơ giữa chiếm địa tô và quyền sở hữu ruộng đất: “…Sự chiếm hữu địa tô là hình thái kinh tế
dưới đó quyền sở hữu ruộng đất được thực hiện và mặt khác địa tô giả định đã phải có quyền sở hữu ruộng đất tức là giả định đã phải có một số người nào đó là những kẻ sở hữu”. Thời cổ đại và trung cổ nhà nước là kẻ thu tô địa tô của các công xã, điều đó chứng tỏ nhà nước là kẻ sở hữu ruộng đất vì chế độ sở hữu nhà nước thiết lập trên công xã nông thôn nên nông dân công xã phải nộp tô dưới hình thức thuế cho nhà nước. Địa tô bao gồm toàn bộ phần sản phẩm thặng dư của người nông dân công xã, khi công xã nông thôn bị thu hẹp lại thì chế độ sở hữu nhà nước cũng bị thủ tiêu. Chế độ phong cấp, ban phát ruộng đất cho quý tộc, quan lại không còn nữa. Theo truyền thống nhà nước quân chủ vẫn tiếp tục thu thuế trên nông dân các làng nhưng thuế người tiểu nông phải nộp cho nhà nước bây giờ không còn là địa tô nữa, vì nó không phải là toàn bộ sản phẩm thặng dư mà chỉ là một phần của sản phẩm thặng dư. Do đó quyền sở hữu tối cao về ruộng đất luôn được nhà nước chuyên chế cổ đại cố gằng nắm giữ và bảo vệ nó.

Vậy một câu hỏi đặt ra là tại sao việc sở hữu tối cao về ruộng đất lại là quyền lực hình thành nên nền chuyên chế?


Có thể thấy rằng: Một là hoạt động kinh tế chủ yếu, chi phối mọi mặt trong xã hội cổ đại phương Đông chính là sản xuất nông nghiệp. Do đó ruộng đất trở thành tư liệu sản xuất quan trọng nhất lúc bấy giờ. Và người năm giữ toàn bộ tư liệu sản xuất quan trọng nhất đó chính là nhà vua. Do đó tất nhiên nhà vua trở thành người có quyền lực lớn nhất chi phối mọi mặt trong xã hội cổ đại mà đầu tiên là vương quyền ( quyền hành pháp, lập pháp, tư pháp).

Hai là: Cũng xuất phát từ một xã hội nông nghiệp, ở đó trình độ sản xuất còn thấp kém, con người trong hoạt động sản xuất nông nghiệp phải phụ thuộc vào các điều kiện tự nhiên như sự thay đổi của thời tiết( nắng, mưa), sự lên xuống mực nước của các dòng sông…và con người cảm thấy nhỏ bé trước các hiện tượng tự nhiên và phải cần dựa vào một sức mạnh nào đó có thể giúp họ bảo vệ mùa màng. Lợi dụng điều đó, các vị vua trong xã hội phương Đông đều được thần thánh hóa có quyền lực siêu nhiên, có thể hô mưa, gọi gió, cầu cho mùa màng tốt tươi.

Ví dụ như ở Trung Quốc: vua được gọi là thiên tử( con trời). trong bộ luật Hamurabi của Lưỡng Hà cũng ghi chép rằng: “thần thánh đã ban cho nhà vua quyền lực tối cao và thiêng liêng đê cai trị đất nước” Đó chính là thần quyền. Điều đó lý giải tại sao khi mà nhà nước được hình thành thì các tín ngưỡng dân gian được phát triển thành tôn giáo. Nhà vua đứng đầu tôn giáo, được gọi là tên tăng lữ lớn nhất, dùng trong tôn giáo để nâng cao vai trò thần thánh của bản thân, và dùng nó như một thứ vũ khí để mị dân để vua - người đứng đầu bộ máy nhà nước tiến hành áp bức và bóc lột nhưng lại khuyên người ta từ bỏ tư tưởng chống áp bức và bóc lột.

Ba là: Nhìn lại trong nguyên nhần ra đời của các quóc gia cổ đại có thể thấy khi các công xã liên kết lại với nhau thành các tiểu quốc thì người đứng đầu tiểu quốc được gọi là vua, được tôn vinh từ một trong số những người đứng đầu công xã. Người đứng đầu công xã đa phần là những thủ lĩnh quân sự, có uy tín. Tại sao như vậy? nếu cho rằng coi vấn đề làm thủy lợi và quản lý hệ thống đê đều là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới sự xuất hiện của nhà nước thì chưa đủ. Việc hình thành nhà nước không thể tiến hành một cách tiệm tiến, hòa bình được, mà phải trải qua cuộc đấu tranh gayw gắt giwuax các bộ lạc, giữa nhân dân và giai cấp thống trị của nó. Vì rằng không có lý do gì mà tù trưởng này lại chịu thuần phục, nộp phú cống và trở thành phụ thuộc cho tù trưởng khác một cách ngoan ngoãn và nhẫn nhục. Nông dân tự do- thành viên của công xã cũng như vậy, không có lý do gì mà họ lại không phản đối tý nào khi bị nô dịch hóa, nộp thuế, đi phu.
“ Nhà nước là sản phẩm của đấu tranh giai cấp không thể điều hòa được”. Tù trưởng mạnh nhất lấy quyền lực của mình để trấn áp nhân dân đánh bại các tù trưởng khác giành lấy quyền uy tín cao nhất, xây dựng chính quyền chuyên chính của mình.

Ví dụ như ở Ai Cập: cuộc đấu tranh đó diễn ra hàng thế kỷ để tạo thành hai bộ máy nhà nước Thượng Ai Cập và Hạ Ai Cập, sau đó tạo thành nhà nước của các quốc gia Ai Cập thống nhất. Ở Lưỡng Hà, chính trong cuộc đấu tranh trong nội bộ thành thị và giữa các thành thị làm xuất hiện nhà nước chiếm hữu nô lệ.
Vì vậy ngay tư khi ra đời, nhà vua là hiện thân cho người chỉ huy cao nhất về quân đội, đó là chưa kể tới sau khi lên làm vua, bất cứ ông vua chuyên chế nào cũng tăng cường quyền lực quân sự của mình nhằm tiếp tục mở rộng lãnh thổ, bóc lột và đàn áp nhân dân trong nước.

Biểu hiện:


Ở Ai Cập: Pharaong được coi là một vị thần sống. Quyền lực của Pharaon là vô hạn; bất cứ thường dân hay quý tộc, mọi người đều phải quỳ lạy trước nhà vua. Quý tộc muốn tâu với nhà vua điều gì thì phải cúi đầu, úp mặt sát đất bên cạnh chan vua nhưng không được hôn lên chân vua. Về sau quyền lực của Pharaon bị suy yếu , đã có một quý tộc sai người khắc trên bản đá, nói một cách tự hào rằng : khi yết kiến nhà vua, y được phép hôn lên chân vua! Tên vua cũng như tên thần là húy kỵ không được gọi tới, cho nên phải gọi vua là Pharaon, có nghĩa là “kẻ ngự trị trong cung điện”. Người ta cũng gọi pharaon là “ con thần Ra”. Những tên gọi đó một mặt phản ánh bản chất giai cấp của tôn giáo Ai Cập, một mặt cũng phản ánh quyền lực vô hạn chuyên chế của nhà vua đã được người Ai Cập cổ đại thần thánh hóa. Mệnh lện của Pharaon trước Hội đồng quốc vương hay trước tòa là mệnh lệnh tuyệt đối . Lúc này chưa có pháp luật hoàn chỉnh, hàng ngày vua tự tiện định ra luật lệ. Cái gì vua yêu là hợp pháp, cái gì vua ghét là bất hợp pháp. Ngoài chức năng cai trị thần dân, vua còn là tên tăng lữ tối cao, thẩm phán tối cao và lãnh tụ quân sự.

Nhà nước Ai Cập thời cổ đại ( cổ vương quốc) được xem là nhà nước chuyên chế điển hình trong các quốc gia cổ đại phương Đông.

Ấn Độ :

Ở giai đoạn đầu thời kỳ Veda, người Arian đang ở vào thời lỳ tan rã của chế độ công xã thị tộc, bộ lạc. Chế độ công xã nông thôn dần thay thế chế độ công xã thị tộc. trong quá trình sản xuất nông nghiệp, do cần tập hợp, liên kết nhiều lực lượng làm công tác thủy lợi, đường sá, đền miếu và phòng trừ ngoại xâm nên một số công xã nông thôn thấy cần phải liên hiệp lại thành liên minh công xã. Như vậy liên minh công xã ra đời trên cơ sở kết hợp nhiều công xã nông thôn lại với nhau. Về sau do sự tích lũy tài sản và sự phân hóa giàu nghèo ngày càng sâu sắc nên đã xuất hiện giai cấp, đồng thời với đó quá trình hình thành nên nhà nước cũng đã diễn ra. Người đứng đầu nhà nước ở Ấn Độ cổ đại được tôn vinh từ một trong những thủ lĩnh quân sự đứng đầu công xã và được gọi là vua (Raja).

Qua những nội dung phản ánh trong sử thi Mahabharata có thể thấy rằng nhà vua được coi như một thể thống nhất giữa vua và chúa trời Indra, ông là người đứng đầu quốc gia, đồng thời là người đứng đầu tôn giáo.

Ở Ấn Độ tồn tại những truyền thuyết kể về cuộc chiến tranh giữa thàn thánh và quỉ dữ. Trong cuộc chiến tranh này thì thần thánh đã thất bại. Các thần thánh buộc phải bàn bạc với nhau để cầu cứu tới sự giúp đỡ của thủ lĩnh quân sự, ông ta sẽ lãnh đạo các vị thần chiến đấu. Các vị thần đã chọn được một vị vua cho mình và giúp các vị thàn chiến thắng quỉ dữ. Từ câu chuyện truyền thuyết ấy, nếu ta loại bỏ các yếu tố thần bí thỉ có thể thấy rằng ở Ấn Độ cổ đại, vua ngay từ đầu đã là hiện thân cho các cuộc chiến tranh. Do đó vị trí đầu tiên của nhà vua là cầm đầu các cuộc hành binh đi cướp bóc và chống ngoại xâm.

Theo ghi chép của sử thi Mahabhrata thì vua là người có quyền sở hữu tối cao: “ cho dẫu nàng là ai cũng thế, nàng chắc chắn rằng vẫn phải trở thành vợ ta. Đức vua Xawngtanu đã nới với nữ thần Gawngga như vậy. Lúc ấy, nữ thần hiện thành người và đứng trước mặt vua. Vẻ đạp yêu kiều và siêu phàm của nữ thần đã khiến nhà vua mê mẩn. Để chiếm được nàng, nhà vua hối hả dâng cho nàng vương quốc của ông, tài sản của ông, tất cả những gì ông có, đem cả sinh mệnh của ông nữa”
Trong sử thi Ramayna cũng đã viết : “ Trong một đất nước mà không có vua như con không có cha, vợ không có chồng. Trong nước mà không có vua như người giàu không được bảo vệ, chủ đất và thợ cày cùng nằm ngủ với cây hoang. Như sông không nước, như rừng không cỏ, như đàn gia súc không có mục đồng – đó chính là đất nước không có vua”

Tuy rằng giúp việc cho vua có hội đồng bộ tộc nhưng quyền lự tối cao và chuyên chế vẫn nằm trong tay nhà vua. Điều này được thể hiện rõ trong bộ sử thi Mahabharata “ Những ai phục vụ dưới quyền một vị vua phải luôn luôn đề phòng. Họ phải nhớ đừng nói quá nhiều. Họ có thể đưa ra lời khuyên nhưng chỉ khi nào họ được hỏi đến và không bao giờ được này ép người ta nghe. Gặp những dịp thích đáng, họ nên tán dương nhà vua. Mọi việc dầu lớn, dầu nhỏ chỉ sau khi báo cho nhà vua biết mới nên làm vì ông ta quả là lửa mang hình người”.

Sự ra đời của một ông vua chuyên chế là nguyên nhân cho chế độ chiếm hữu nô lệ chậm phát triển bởi vì quyên lực chuyên chế của vua dựa trên sở hữu tối cao về ruộng đất do đó các ông vua đều chủ trương duy trì ở mức cao nhất ruộng đât công cộng trong các làng xã. Và chính chế độ sở hữu công cộng về ruộng đất đã làm hạn chế sự tư hữu- cái chính làm nên nét điển hình trong chế độ chiếm hữu nô lệ ở Hi Lạp và Rô ma.

Thứ hai: nhà nước thực hiện ba chức năng chủ yếu: bóc lột nhân dân trong nước bằng hình thức tô kết hợp với thuế; đi cướp bóc nhân dân các nước khác, chăm lo xây dựng các công trình mĩ quan và công cộng, đáng chú ý là công trình thủy lợi .


Vẫn đế này được tác giả Nguyên Hồng Phong trong bài nguyên cứu “ về phương thức sản xuất châu Á- lý luận và thực tiễn”, ở mục 4 nhà nước châu Á đã phân tích rõ về vấn đề này.

Theo đó : So với nhà nước chiếm hữu nô lệ và phong kiến thì nhà nước chuyên chế châu Á có một vai trò đặc biệt. Người ta thường nhắc đến các chức năng của phương thức sản xuất châu Á theo Angghen: “ Các chính phủ phương Đông trước kia bao giờ cũng chỉ có ba bộ: bộ tài chính( việc cướp bóc nước mình), bộ chiến tranh (cướp bóc nước mình và nước ngoài), bộ công trình công cộng ( chăm lo tái sản xuất).

C. Mác cũng cùng quan điểm với Angghen về ba bộ phận của nhà nước châu Á đồng thời nhấn mạnh tới chức năng kinh tế ở đây là việc xây dựng các công trình thủy lợi: “ Chức năng kinh tế mà buộc tất cả các chính phủ châu Á đều buộc phải thực hiện, cụ thể là chức năng tổ chức các công trình công cộng. Hệ thống nâng cao độ phì nhiêu của đất một cách nhân tạo ây, tùy thuộc vào chính phủ trung ương và lập tức bị suy tàn khi chính phủ đó sao nhãng công việc tưới nước và tiêu nước”. Vai trò của nhà nước đối với phát triển nồn nghiệp cũng nhu câu nói : “trong các nước châu Á nông nghiệp thường xuyên bị suy tàn dưới một chính phủ và lại được phục hồi dưới một chính phủ khác. Ở đây, mùa màng cũng phụ thuộc vào chính phủ tốt hay xấu giống như ở châu Âu nó phụ thuộc vào một thời tiết xấu hay thời tiết tôt” . Một nét chung của nhà nước theo phương thức sản xuất Châu Á là sự thực hiện những chức năng xây dựng công cộng. Ngoài thuỷ lợi, đê điều còn có việc mở mang đường giao thông xây cầu cống, đào sông, xây dựng các công trình kiến trúc lớn như đền đài, cung điện, lăng tẩm quy mô. Như Mác nói: Đó là nhờ có việc các nhà nước quân chủ phương Đông đã tập trung trong tay của cải và nhân công mới có thể tiến hành được.

Mặt khác Nhà nước quân chủ Châu Á do quý tộc quan liêu nắm với tư cách là giai cấp bóc lột thu cống phẩm các công xã nông thôn, lợi ích của nó gắn liền với sự tồn tại của công xã nông thôn. Vì vậy nhà nước bảo vệ sở hữu công xã, bảo vệ người nông dân công xã khỏi rơi xuống thân phận nô lệ nhằm bảo vệ lợi ích cao nhất của kẻ sở hữu tối cao về ruộng đất, tức nhà vua. Sở hữu công cộng càng lớn thì nhà vua thu được sản phẩm thặng dư càng nhiều.
Do đó nhà nước thực hiện các biện pháp nhằm duy trì sở hữu công cộng đó bằng các biện pháp:
Nhà nước hạn chế sự cướp đoạt nông dân, hạn chế sự áp bức bóc lột của bọn quý tộc, quan lại nhằm bảo vệ người đóng thuế, người đi lính, đi lao dịch cho nhà nước. Với tư cách là kẻ sở hữu tối cao về ruộng đất, nhà nước trực tiếp giữ quyền phân phối ruộng đất cho bất cứ ai, đồng thời nhà nước cũng can thiệp vào việc thúc đẩy sản xuất nông nghiệp cấm bỏ hoang ruộng đất thực hiện di dân lập làng.

Biểu hiện:


Ở Ai Cập cổ đại: đến thời trung vương quốc, bọn thống trị Ai Cập đã hiểu một cách sâu sắc “ được mùa ở Ai Cập là quyết định ở chính phủ tốt hay xấu, cũng như ở châu Âu là quyết định ở chính phủ tốt hay xấu”, được mùa hay mất mùa còn liên quan đến sự tồn vong của mỗi triều đại.
Do đó nhà nước Ai Cập thời trung vương quốc đã khôi phục và mở rộng công trình thủy lợi thành một hệ thống tưới nước hết sức rộng lớn thời bấy giờ. Thường năm nào mực nước sông Nin lên tới trên 7m là năm ấy Ai Cập được mùa, khi mực nước sông Nin chỉ lên tầm 4m thì năm ấy sinh ra hạn hán, đói kém. Vì vậy nhà nước Ai Cập phải thường xuyên xây đê, đắp đập để giữ nước.

Nhận xét:

V.I Lê nin toàn tập, tập 25: “Để xã nhận Ba Lan có quyền tự trị. Roda Lucxambua được gọi là chế độ nhà nước ở Nga- chắc chắn là căn cứ vào những dấu hiệu kinh tế, chính trị, sinh hoạt và những dấu hiệu xã hội học- là một tổng thể những đặc trung mà gộp lại sẽ cho ta khái niệm “ Chế độ chuyên chế kiểu châu Á”
Mọi người đều biết rằng chế độ nhà nước đó là rất vững chắc trong những nước mà đặc trưng hoàn toàn có tính chất gia trưởng, tiềm tư bản chủ nghĩa, và sự phát triển không đáng kể của nền kinh tế hàng hóa và sự phân hóa giai cấp, đang chiếm ưu thế trong nền kinh tế. Nhưng nếu ở một nước mà chế độ nhà nước mang tính chất tiến tư bản chủ nghĩa thật rõ rệt, lại có một khu vực dân tộc thật riêng biệt trong đó chủ nghĩa tư bản phát triển nhanh chóng, mâu thuẫn giữa sự phát triển tư bản chủ nghĩa ấy với chế độ nhà nước tiền tư bản chủ nghĩa ngày càng gay gắt, sự phân lập với những khu vực tiên tiến với toàn bộ lại càng chắc chắn xảy ra- vì khu vực này gắn liền với toàn bộ không phải bằng những mối liên hệ của “chủ nghĩa tư bản hiện đại” mà là bằng mối liên hệ của “ chế độ chuyên chế kiểu châu Á”

4.3 Phương thức bóc lột
.

Chúng ta có thể sơ bộ định nghĩa phương thức bóc lột của chế độ xã hội theo phương thức sản xuất Châu Á là trên cơ sở chế độ sở hữu nhà nước về ruộng đất, giai cấp quý tộc quan liêu đã bóc lột sản phẩm thặng dư dưới hình thức tô thuế do nông dân công xã nộp.
Trong “tư bản luận” tập III đã hai lần Mác nói đến các giai cấp bóc lột của xã hội nô lệ, phong kiến và phương thức sản xuất Châu Á và xác định rõ ràng cũng như giai cấp chủ nô, giai cấp lãnh chúa, nhà nước là người sở hữu chính cùa sản phẩm thặng dư: “Trong điều kiện cùa chế độ nô lệ, chế độ nông nô của chế độ nạp cống thì người chủ nô, tên chúa đất và nhà nước thu cống nạp đều chiếm hữu sản phẩm do đó bán sản phẩm”.
Như vậy có thể khái quát được rằng:

Đối với chế độ chiếm hữu nô lệ: quan hệ bóc lột là quan hệ giữa chủ nô và nô lệ, phương thức bóc lột là cưỡng bức siêu kinh tế.

Đối với chế độ phong kiến: quan hệ bóc lột là quan hệ giữa địa chủ và nông dân, phương thức bóc lột tô thuế.

Đối với chế độ chủ nghĩa tư bản: quan hệ bóc lột là quan hệ giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản. Phương thức bóc lột là thu lợi nhuận.

Còn trong phương thức sản xuất châu Á, tô thuế lại hợp làm một, có nghĩa là giai cấp bóc lột sản phảm thặng dư đồng thời
lại là giai cấp thống trị nhà nước. Do đó chế độ sở hữu nhà nước về ruộng đất được thiết lập trên các công xã nông thôn đã hình thành hai giai cấp cơ bản: giai cấp quí tộc quan liêu thu cống nạp và giai cấp nông dân công xã nộp cống nạp.

Tại sao ở phương Đông, tô thuế lại kết hợp làm một. Giải thích được đặc điểm này trước hết chúng ta phải tìm hiểu các khái niệm địa tô và thuế.

Theo thuật ngữ kinh tế học cổ điển, địa là dạng hình đặc trưng của thu nhập mà chủ sở hữu đất đai nhận được. Đối với C.Mác và Heny George, địa tô được coi như mộ hình thức sở hữu bóc lột. Chủ sở hữu đất có thể nhận được một phần lợi nhuận siêu ngạch ( lợi nhuận là hình thái biểu trưng của giá trị thặng dư).

Thuế
là một khoản nộp bắt buộc mà các cá nhân phải có nghĩa vụ thực hiện đối với nhà nước, phát sinh trên cơ sở văn bản pháp luật do nhà nước ban hành, không mang tính chất đối giá và hoàn trả trực tiếp đối với người nộp thuế. Thuế không phải là hiện tượng tự nhiên mà là một phạm trù lịch sử gắn liền với phạm trù nhà nước và pháp luật.
Điều khác biệt căn bản ở đây là, trong phương thức sản xuất châu Á thì sở hữu công công là đặc trưng cơ bản nhất, sở hữu tư nhân không có điều kiện phát triển và phải phụ thuộc vào sở hữu công cộng. Mác trong cuốn “ những hình thức có trước sản xuất tư bản chủ nghĩa” đã viết rằng “…trong hình thái Á châu, không có sở hữu của cá nhân riêng rẽ, mà chỉ có chiếm hữu cá nhân”.

Người đứng đầu sở hữu công cộng về ruộng đất không ai khác chính là nhà vua. Và do đó vua vừa là người đứng đầu nhà nước vừa là tên sở hữu tư liệu sản xuất quan trọng nhất trong xã hội thời bấy giờ, đó chính là ruộng đất( hay nói cách khác, vua là tên bóc lột lớn nhất đối với nông dân công xã). Do đó người thu thuế đồng thời cũng là người thu tô và người nộp thuế đồng thời cũng là người nộp tô ( vì thời bấy giờ nghành kinh tế chính lúc bấy giờ là nông nghiệp).

Biểu hiện:


Ở Việt Nam: Thời Trần đặt chế độ tô thuế cho ruộng đất công làng xã. Năm 1242, nhà Trần quy định “ nhân đinh có ruộng thì
nộp tiền, thóc. Có 1-2 mẫu ruộng thì nộp 1 quan tiề, co 3-4 mẫu ruộng thì nộp 2 quan tiền, từ năm mẫu ruộng trở lên thì nộp 3 quan tiền. Tô ruộng mỗi mẫu nộp 100 thăng thóc”. Số tiền này đóng cho nhà nước. Ngoài ra không thấy bất cứ một ghi chép nào về việc đóng các loại thuế.

Về đặc điểm này, Mác viết: “Nếu kẻ đối lập với những người sản xuất trực tiếp không phải là những kẻ sở hữu tư nhân, mà là nhà nước ở châu Á, với tư cách là kẻ sở hữu nhà nước đồng thời là vua chúa thì địa tô và thuế khóa là một, hay nói cho đúng hơn, trong trường hợp đó không có thứ thuế nào khác biệt với hình thức địa tô này”.

4.4 Công xã nông nghiệp:


Để tìm hiểu tính chất đóng kín công xã nông nghiệp phương Đông cần phải xem xét những điều kiện, tiền đề trong xã hội phương Đông cổ đại đã quy định nên đặc trưng này.
Đầu tiên hãy nhìn đặc trưng này trong mối quan hệ so sánh với nền kinh tế của các quốc gia cổ đại phương Tây.

Ở các quốc gia Địa Trung Hải phần lớn lãnh thổ là núi và cao nguyên. Đất canh tác đã ít lại không màu mỡ lắm, chủ yếu là đất
ven đồi, khô và rắn. Do đó, lưỡi cuốc, lưỡi cày bằng đồng không có tác dụng.

Vào khoảng đầu thiên niên kỉ I trước Công nguyên, cư dân vùng Địa Trung Hải bắt đầu biết chế tạo công cụ bằng sắt.
Nhờ công cụ sắt, diện tích canh tác tăng hơn, việc trồng trọt đã có kết quả. Thực ra, chỉ ở những vùng đất mềm và tốt mới có thể trồng lúa. Đất đai ở đây thuận tiện hơn cho việc trồng các loại cây lưu niên có giá trị cao như: nho, ô liu, cam, chanh… Con người phải gian khổ khai phá từng mảnh đất, phải lao động khó nhọc mới bảo đám được một phần lương thực.
Nếu như nông nghiệp có phần hạn chế thì để bù lại, thủ công nghiệp rất phát đạt. Bấy giờ sản xuất thủ công nghiệp đã chia thành nhiều ngành nhiều nghề khác nhau: luyện kim, đồ mĩ nghệ, đồ gốm, đồ gỗ, đồ da, nấu rượu, dầu ô liu… Nhiều thợ giỏi, khéo tay đã xuất hiện. Họ làm ra những sản phẩm nổi tiếng như đồ gốm với đủ các loại bình, chum, bát… bằng gốm tráng men có trang trí hoa văn với màu sắc và hình vẽ đẹp.

Đã có nhiều xưởng thủ công chuyên sản xuất một mặt hàng có chất lượng cao. Nhiều xưởng thủ công có quy mô khá lớn: có xưởng từ 10 đến 15 người làm, lại có xưởng lớn sử dụng từ 10 đến 100 nhân công, đặc biệt mỏ bạc ở At-tích có tới 2000 lao động.

Sự phát triển của thủ công nghiệp làm cho sản xuất hàng hoá tăng nhanh, quan hệ thương mại được mở rộng. Người Hi Lạp và Rô-ma đem các sản phẩm của mình như rượu nho, dầu ô liu, đồ mĩ nghệ, đồ dùng kim loại, đồ gốm… đi bán ở mọi miền ven Địa Trung Hải. Sản phẩm mua về là lúa mì, súc vật, lông thú từ vùng Hắc Hải, Ai Cập…; tơ lụa, hương liệu, xa xỉ phẩm từ các nước phương Đông.

Hàng hoá được chuyên chở trên những chiếc thuyền lớn có buồm và nhiều mái chèo của các nhà buôn giàu có. Một chiếc tàu chở rượu nho của Rô-ma dài 40m, chứa được từ 7000 đến 8000 vò (tức trọng tải từ 350 đến 400 tấn) bị đắm từ thời ấy đã được các nhà khảo cổ tìm thấy vào năm 1967 ở vùng biển phía nam nước Pháp.
Hoạt động thương mại phát đạt đã thúc đẩy việc mở rộng lưu thông tiền tệ. Các thị quốc đều có tiền riêng của mình. Đồng tiền As ở Rô-ma bằng đồng có hình con bò, đồng tiền bạc có hình chim cú và đồng tiền vàng A-tê-na có hình nữ thần của A-ten là những đồng tiền thuộc loại cổ nhất trên thế giới.

Như vậy có thể nhận thấy rằng nền kinh tế của các quốc gia cổ đại Địa Trung Hải ngay từ đầu đã chứng tỏ ngay từ đầu đây là một nền kinh tế mở, mang tính chất của nền kinh tế hàng hóa. Tính chất của nền kinh tế hàng hóa thể hiện mạnh mẽ trong thủ công và thương nghiệp đã lôi kéo nên nông nghiệp vào quỹ đạo sản xuất hướng đến buôn bán, từ đó hình thành nên những nền kinh tế đại điền trang mà Rô ma cổ đại là một ví dụ điển hình.
Sự phát triển về kinh tế hàng hóa cổ đại là một trong những nguyên nhân quan trọng và chủ yếu đưa chế độ nô lệ phát triển đến mức thành thục và điển hình.

Nhưng trong nền kinh tế các quốc gia cổ đại phương Đông lại có sự phát triển khá khác biệt.


Các quốc gia cổ đại phương Đông ra đời khi mà sức sản xuất xã hội đang còn trong trình độ thấp kém tức là cuối thời đại đồ đá tiến lên thời đại đồ đồng. Ở thời kỳ đó nông nghiệp là hoạt động sản xuất chính của các quốc gia cổ đại với lực lượng sản xuất chính là các thành viên trong công xã. Sự kết hợp giữa công xã nông thôn- từ dùng để chỉ một tổ chức xã hội với đặc điểm của hoạt động kinh tế chiếm vị trí chủ đạo trong nền kinh tế đó là kinh tế nông nghiệp tạo nên khái niệm công xã nông nghiệp.Chính sự tồn tại và hoạt động kinh tế trong các công xã với tính chất gia trưởng đã khiến cho công xã nông nghiệp- nền kinh tế đặc trưng của phương Đông cổ đại mang những đặc điểm sau:

Một là: Những đặc điểm trong kinh tế của công xã nông nghiệp


Nền kinh tế tự nhiên, tự cấp tự túc khép kín, hàng hóa chậm ra đời và phát triển.


Đặc điểm trong hoạt động kinh tế của công xã nông thôn đã hình thành nên công xã như một tổ chức độc lập.
Nếu như các quốc gia cổ đại phương Tây, chính do điều kiện tự nhiên không thuận lợi cho sự phát triển nông nghiệp đã thúc đẩy các quốc gia này tìm đến những hoạt động kinh tế khác có lợi thế hơn như thủ công nghiệp và thương nghiệp lôi cuốn nền kinh tế nông nghiệp vào nền kinh tế hàng hóa cũng nhằm để đáp ững nhu cầu lương thực thiếu thốn ở các quốc gia này. Điều đó thúc đẩy sự giao lưu, buôn bán và hình thành nền kinh tế hàng hóa. Còn các quốc gia cổ đại phương Đông chính những điều kiện thuận lợi thuở ban đầu lại cản trở sự phát triển về sau.

Như phần trước đã xem xét, trong công xã nông thôn bên cạnh sở hữu công cộng về tài sản như đất đai, đồng cỏ, rừng rú, sông ngòi , ao hồ đã có sở hữu tư nhân trong cá hộ gia đình như nhà cửa, vườn tượng, súc vật, hàng hóa và một bộ phận ruộng đất . Đặc điểm này cho phép các gia đình có thể tự nuôi sống bản thân mình, gia đình và tự đáp ứng những thứ cần thiết cho cuộc sống sinh hoạt vì mỗi gia đình đều có thể tự túc vải để may quần áo, tự đan lát một số vật dụng thiết yếu. Mặt khác tập thể công xã nuôi một số thợ thủ công như như thợ may, thợ làm gốm, thợ đúc vàng, bạc, thợ làm công cụ lao động…điều đó đồng nghĩa với việc người nông dân đòng thời cũng là người thợ thủ công. họ sản xuất ra để cho chính họ tiêu thụ, do đó thủ công nghiệp không tách rời nông nghiệp.

Hoạt động kinh mang tính chất người sản xuất đồng thời cũng là người tiêu thụ được Mác nêu rõ khi nhận xét về Ấn Độ cổ đại: “nhân dân Ân Độ, rải rác trên khắp lãnh thổ của đất nước, sống tập trung trong những trung tâm nhỏ bé nhờ vào mối liên hệ có tính chất gia trưởng giữa lao động nông nghiệp và lao động thủ công nghiệp, cả hai tình hình đó, từ những thời kì xa xưa nhất, đã đẻ ra một chế độ xã hội đặc biệt gọi là chế độ công xã nông thôn, chế độ này đã đem lại cho mỗi đơn vị nhỏ bé đó cái tổ chức độc lập của nó"[SUP].[/SUP]

Sự phát triển nông nghiệp bao gồm cả trồng trọt và chăn nuôi đã tạo nên một sự đáp ứng cần thiết những nhu cầu cơ bản của con người thời đó( ăn, mặc, dụng cụ sản xuất) Chính sự thoả mãn tối thiểu này dẫn đến các công xã không có nhu cầu trao đổi buôn bán với bên ngoài( các công xã vơi nhau, các tiểu quốc với nhau). Sự trao đổi hàng hóa giữa công xã này với công xã khác , giữa nông thôn với thành thị rất ít , có chăng chỉ là muối và săt…tức những thứ mà không phải ở đâu và ai cũng sản xuất được.Điều đó không thúc đẩy việc hình thành kinh tế thị trường, kinh tế hàng hóa chậm ra đời và phát triển. Kinh tế hàng hóa chậm phát triển làm cho thành thị không phát triển được. Và ngược lại không có thành thị tự do nên nền kinh tế hàng hóa cũng khó phát triển được, giống như Mác đã noi: Một điều dĩ nhiên là thương mại phát triển cùng với thành thị và ngược lại sự phát triển của thành thị là dựa trên cơ sở thương mại. Thành thị kém phát triển làm cho quá trình tư hữu hóa ở nông thôn cũng chậm phát triển, do đó phân hóa giai cấp cũng kém phát triển.

Như vậy nền kinh tế mang tính chất tự nhiên, tự cấp tự túc đóng kín, kinh tế hàng hóa chậm ra đời và phát triển làm cho các thành thị cổ đại ra đời mang chức năng chính trị làm chủ đạo, túc là nơi ở của quý tộc và quan lại và tăng lữ. Thương nhân và thợ thủ công trong thành thị là giai cấp bị áp bức chứ không phải là chủ thành thị. Ở các thành thị phương Đông không có chuyện nông dân bỏ trốn ra thành thị để tìm tự do và bảo đảm tài sản.

Ví dụ: Ở Trung Quốc cuối thế kỷ XIX thương nhân Thượng Hải vẫn chưa giành được quyền tự trị. Năm 1880 khi thương nhân Thượng Hải gửi kiến nghị lên triều đình nhà Thnah cho phép có một hiến chương, bầu ra một thị trưởng và những ủy viên Hội đồng thành phố…điều đó đã gây ra một sự kinh ngạc và hoảng sợ trong triều đình.

Do đó đô thị chỉ là những cải bướu của nền kinh tế( theo đúng nghĩa đen). Điều đó ám chỉ thành thị không có hoạt động thúc đẩy sự phát triển kinh tế ( khác thành thị ở tây Âu), nó giống như một cái bướu trên cơ thể con người, là kết quả cảu một cơ thể phát triển thiếu cân đôi, nó không có ích, chỉ thừa ra và hút chất dinh dưỡng của cơ thể.

Trong tác phẩm “ những hình thức có trước sản xuất tư bản chủ nghĩa”, Mác viết “lịch sử cổ đại cổ điển- đó là lịch sử thành phố dựa trên sở hữu ruộng đât và ônng nghiệp. Lịch sử châu Á- đó là một thể thống nhất không phân biệt giữa thành thị và nông thôn. Ở đây thành phố thật sử có thể xem một cách đơn giản là dinh lũy của vua chúa, là một cục bướu mọc trên chế độ kinh tế theo đúng nghĩa của nó

Cũng là một trong những lý do trên khiến công xã nông thôn tồn tại dai dẳng ở phương Đông.

Biểu hiện:


Ở Ấn Độ: Hầu hết các sản phẩm làm ra đều nhằm phục vụ trực tiếp cho việc tiêu dùng của công xã mà không mang đi bán. Mỗi công xã đều có khả năng tự túc về đại bộ phận các tư liệu tiêu dùng, lương thực cũng như sản phẩm thủ công, do vậy liên hệ rất ít với những công xã khác hoặc vơi thành thị . Điều đó làm cho quan hệ hàng hóa, tiền tệ phát triển chậm trong nước.

Công xã nông thôn Ấn Độ không chỉ là một đơn vị kinh tế độc lập, mà còn là một đơn vị tơ chức xã hội, một đơn vị hành chính có quyền tự trị. Nhà nước hầu như không can thiệp vào công việc nội bộ của công xã, mà công xã cũng không quan tâm gì tới công việc của đất nước.

Trong công xã, có cơ quan hành chính của công xã, có nơi thì do công xã bầu ra, có nơi thì những chức cụ hành chính của ông cha truyền đạt lại cho coi cháu. Mọi nghĩa vụ của nhà nước như thuế má, sưu dịch, …đều bổ vào công xã nói chung, chứ không bổ vào đầu cá nhân mỗi thành viên công xã. Tình hình đó làm cho tổ chức công xã nông thôn Ấn Độ dược duy trì lâu dài và bền vững.

Bàn về tính chất kiên cố và đóng kín của tổ chức công xã nông thôn Ấn Độ, Mác viết: “ Ranh giới của các công xã thường hay thay đổi , và mặc dù bản thân các công xã đôi khi bị thiệt hại nặng và thậm chí bị hoàn toàn tàn phá vì chiến tranh, đói rét và bệnh tật, những cũng cái tên ây, cũng những ranh giới ấy và thậm chí cũng những gia tộc ấy vẫn tiếp tục tồn tại từ thế kỷ này qua thế kỷ khác. Dù một nước quân chủ bị diệt vong và phân chia, dan cư những làng mạc ấy cũng không hề lo lắng đến; chỉ cần làng mạc của họ vẫn còn nguyên vẹn và không bị thiệt hại là được, dù làng mạc cảu họ chuyển sang sống dưới chính quyền của một nước nào hay phục tùng một ông vua nào đi nữa thì họ cũng ít quan tâm đến, nởi vì đời sống kinh tế trong nội bội của họ vẫn không thay đổi”.

Ở Ai Cập: Ai Cập cổ đại thời kỳ Tân vương quốc được xem là giai đoạn phát triển mới của Ai Cập sau khi được thống nhất. Ở đó người ta thấy có sự tiến bộ trong kỹ thuật canh tác nông ghiệp cũng như trong thủ công nghiệp, nơi mà có sự phân công và chuyên môn hóa tỉ mỉ. Đặc biệt có nhiều dẫn chúng cho thấy sản xuất công nghiệp còn tiến bộ nhanh hơn nông nghiệp đặc biệt trong các nghành đóng thuyền, chế tạo vũ khí.

Trên cơ sở đó thương nghiệp phát triển, đặc biệt là nghành mậu dịch đối ngoại. Tuy nhiên cần nhận thức rằng, mặc dù quan hệ mậu dịch của Ai Cập có phát triển nhanh nhưng, nền kinh tế Ai Cập căn bản vẫn là một nền kinh tế mang tính chất tự nhiên và việc buôn bán chủ yếu còn tiến hành bằng cách trao đổi hàng hóa, hiện vật; việc sử dụng tiền tệ bằng kim loại( vàng, bạc, đồng) đã bắt đầu có nhưng còn mang nặng hình thái nguyên thủy của nó và chưa được phổ biến.
Và có thể nhạn xét rằng tính chất kiên cố, đóng kín của công xã nông nghiệp là nguyên nhân chính khiến cho chế độ chiếm hữu nô lệ chậm phát triển.

Hai là: Đặc điểm về xã hội trong công xã nông nghiệp

Sự tồn tại của công xã nông nghiệp với những đặc điểm trên làm cho tình trạng thấp kém kéo dài phản ánh qua những đặc điểm về tư duy nhận thức về thế giới tự nhiên phản ánh qua tôn giáo, thần thánh hóa lực lượng tự nhiên và tư duy trong sinh hoạt hàng ngày.

* sự phản ánh trong tôn giáo:


Những đặc trưng về kinh tế trong công xã nông nghiệp được phản ánh trong tôn giáo.
Dưới thời kỳ nguyên thủy , lao động sản xuất chỉ ở trình độ thấp kém, con người cảm thấy mình bất lực trước hiện tượng tự nhiên, sinh lòng mê tín thần linh, ma quỷ. Hiện tượng này càng được củng cố vững chắc trong nền sản xuất nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào tự nhiên, sự thống trị của nền kinh tế khép kín… Đó chính là nguồn gốc và cơ sở của tôn giáo sau này. Lê nin đã nói: “ Người nguyên thủy cảm thấy mình bất lực, hèn yếu trong cuộc đấu tranh với thiên nhiên, do đó mà nảy sinh ra lòng tin ở thượng đé, ở ma quỷ và các kỳ tích”. Mác cũng đưa ra một định nghĩa rất đúng về tôn giáo, cho đó là “ sự nhận thức sai lầm về thế giơi”

Về sau giai cấp thống trị lợi dụng các tín ngưỡng phát triển thành thứ tôn giáo trở thành vũ khí tư tưởng nhằm xoa dịu đấu tranh giai cấp, khuyên con người hấp nhận sống trong khuôn khổ bóc lột mà họ tạo ra đồng thời lại khuyên họ từ bỏ tư tưởng đấu tranh xóa bỏ sự bóc lột ấy.

Biểu hiện
:

Ấn Độ được coi là mảnh đất tôn giáo. Lúc đầu tôn giáo Ấn Độ bắt nguồn từ những tín ngưỡng trong thời kỳ nguyên thủy mà ra. Từ những tín ngưỡng nguyên thủy hỗn hợp lại thành một thứ tôn giáo mới, đó chính là đạo Balamon. Trong bối cảnh nhận thức thấp kém cảu con người, bon tăng lữ Bà la môn lợi dụng tôn giáo nhằm duy trì chế độ chủng tính đầy tội ác của xã hội Ấn Độ cổ đại.

Cụ thể đạo Bà la môn tuyên truyền cho học thuyết vạn vật bất di bất dịch cũng có nghĩa là xã hội có giai cấp và quan hệ đẳng cấp là không thể thay đổi. Đạo còn tuyên truyền thuyết luân hồi, cho rằng sau khi chết, người sẽ biến ra kiếp vật. kẻ có nhiều tội lỗi vê sau sẽ đầu thai vào súc vật. Như vậy giáo lý này uy hiếp tinh thần của nô lệ và quần chúng bị áp bức, bóc lột khiến cho họ không dám chống lại nền thống trị và phản kháng lại nền thống trị có nghĩa là làm điều ác. Tuân theo giáo lý cảu đạo Bà la môn tức là làm điều thiện.

Mác đã khẳng định tôn giáo thời cổ đại là sự thần thánh hóa thiên nhiên trong xã hội châu Á

“ Các cơ cấu sản xuất - xã hội thời cổ đại ấy vô cùng đơn giản và dễ hiểu hơn xã hội tư sản, nhưng chúng lại dựa trên sự chưa trưởng thành của con người cá thể, còn chưa tách khỏi cái cuống nhau của mối quan hệ thị tộc tự nhiên vơi những, hoặc là dựa vào quan hệ thống trị và nô lệ trực tiếp. Các cơ cấu sản xuất xã hội đó được quyết định bởi trình độ phát triển thấp kém của những sức sản xuất của lao động và tính chất hạn chế- tương ướn của các quan hệ con người trong khuân khổ của quá trình sản xuất ra đời sống vật chất, tức là tính chất hạn chế của tất cả mối quan hệ giữa người ta với nhau và với thiên nhiên. Về mặt tư tưởng, tính chất hạn chế đó đã phản ánh vào tron tôn giáo cổ đại, thần thánh hóa thiên nhiên, và vào trong tín ngưỡng của nhân dân. Nói chung, sự phản ánh có tính chất tôn giáo của thế giới thực tại chỉ có thể mất đi khi nào mà mối quan hệ trong thực tiễn hàng ngày của con người được biểu hiện bằng những mối quan hệ rõ ràng và hợp ký giữa người ta với nhau và với thiên nhiên”.

* Thể hiện trong tư duy nhận thức và sinh hoạt của con người


Vì chủ yếu các quốc gia cổ đại phương Đông làm nông nghiệp nên đối với cách ứng xử với môi trường tự nhiên đã hình thành nên lối tư duy tổng hợp.
Trong nghề nông nhất là nghề nông nghiệp là lúa nước, cùng một lúc phải phụ thuộc vào các yếu tố tự nhiên ( đất, nước, khí hậu…) do đó hình thành nên lối sống tư duy tổng hợp. Điều đó giải thích vì sao các quốc gia cổ địa phương Đông là những nước đầu tiên tính được lịch và thiên văn. VÀ cũng vì nghiêng về lối sống tư duy tổng hợp không phải là lối tư duy phân tích như những nước phương Tây nên hạn chế của các quốc gia này trong việc phát minh máy móc.

Biểu hiện
: các nước phương Đông là quê hương đầu tiên phát minh ra lịch và thiên văn, đó là kết quả của quá trình tổng kết
kinh nghiệm sự lên xuống của các con sông, sự mọc lặn của mặt trời và mặt trăng, sự thay đổi thời tiết thao mùa….Cũng xuất phát từ những kinh nghiệm trong lao động sản xuất, mà đầu tiên là việc yêu cầu đo đạc lại ruộng đất sau mỗi lần nước dâng mà người phương Đông sơm phát triển về toán học, là cơ sở đề họ xấy dựng nên các công trình vĩ đại mà Kinm tự Tháp là một ví dụ tiêu biểu. Nhưng nhận tháy rằng tất cả nhưng thành tựu trên đầu xuất phát từ việc quan sát tổng hợp và tổng kết từ kinh nghiệm.

Còn các nước phương tây mang tư tưởng chinh phục tự nhiến, quan hệ buôn bán phát triển thúc đây hoạt động tư duy nghiêng về lối tư duy phân tích, lý tính và thực nghiêm. Điều đó giải thích vì sao các thành tựu vê toán học ra đời ở phương Đông rất sớm nhưng phải đến các nước phương Tây, các môn khoa học tự nhiên mới trở thành khoa học. Các nước phương Tây còn là quê hương của cuộc cách mạng công nghiệp thế kỷ XVIII phát minh ra máy dết, máy hơi nước trong khi đó các nước Trung Quốc, Ấn Độ là những nước có nến kinh tế mạnh nhất ở phương Đông vẫn sử dụng sa kéo sợi bằng tay và dệt bằng khung cửi.

Như vậy sự duy trì lâu dài cảu nền kinh tế tự nhiên, tự cấp tự túc đã trói buộc con người vào khuôn khổ trật hẹp, hạn chế con người trong mọi hoạt động. Mác – Angghen cũng đã khẳng định: “Chúng ta không thể quên sự ích kỷ của những con người dã man, họ tập trung mọi lợi ích của mình trên một mảnh đất nhỏ bé đáng thương, thản nhiên nhìn những đế quốc lớn sụp đổ, nhìn những hành động tàn khốc không thể tưởng tượng được xảy ra, nhìn dân cư trong thành phố lớn bị tiêu diệt- họ thản nhiên nhìn tất cả những cái đó mà không hề suy nghĩ, giống như nhìn những hiện tượng của tự nhiên, và bản thân hị đã trở thành miếng mồi yếu đuối của bất cứ một kẻ đi xâm chiếm nào khi kẻ ấy đoái nhìn họ.

Chúng ta không thể quên được rằng sống thiếu phẩm cách, đình đốn giống như cuộc sóng của cây cỏ đó, phương thức tồn tại thụ động đó, mặt khác đã gây ra lực lượng tàn phá dã man, mù quáng không gì kìm chế nổi để bổ sung cho nó và thậm chí đã biến sự giết người thành một nghi thức tôn giáo ở Hinduxtan”.

4.5 Tính trì trệ, bảo thủ và tồn tại dai dẳng của những xã hội Á.


Có thể nói những đặc trưng cơ bản trên như sở hữu công cộng về ruộng đất, nhà nước chuyên chế phương Đông, công xã nông nghiệp đã dẫn tới những hệ quả quan trọng đó là sự bảo thủ, trì trẹ và tồn tại dai dẳng của những xã hội châu Á thể hiện trên các phương diện như:
- Sự duy trì lâu dài của nền kinh tế tự nhiên, chế độ công hữu về ruộng đất và tính nhị nguyên của công xã.
- Sự tàng trữ lâu dài của các tàn dư cổ đại.
- Sự duy trì lâu dài của quan hệ thị tộc, thân tộc.
- Sự thống trị của truyền thống, tập quán.
- Sự thống trị của tư duy, lý trí, hạ thấp nhân phẩm.
- Sự chậm ra đời của nền kinh tế hàng hóa cũng như các đô thị.

Tính trì trệ của phương thức sản xuất châu Á biểu hiện ở sự kéo dài hình thái xã hội này biểu hiện trong giai đoạn cuối . Tính trì trệ biểu hiện ở chỗ nó bảo lưu các công xã nông thôn lâu dài làm chậm quá trình tư hữu hóa, làm cho kinh tế hàng hóa không phát triển, có nghĩa là duy trì nền kinh tế tự nhiên, tự cấp, tự túc. Tuy nhiên cũng chính xã hội châu Á đó lại đóng góp vào việc sáng lập các nền văn minh sớm và rực rỡ trên trái đất: Ai Cập, Ấn Độ, Trung Hoa…

Trong các biểu hiện thể hiện tính trì trệ của phương thức sản xuất châu Á trong xã hội châu Á thì các biểu hiện như sự duy trì lâu dài của nền kinh tế tự nhiên, sở hữu công cộng ruộng đất và tính nhị nguyên; sự hạn chế tư duy, lý trí, hạ thấp nhân phẩm; sự chậm ra đời và phát triển của nên kinh tế hàng hóa cũng như các đô thị đã được trình bày và phân tích kỹ ở các đặc trưng thư nhất: “sở hữu công cộng về ruộng đât” và đặc trưng thứ ba” công xã nông nghiệp”. Dưới đây, bài viết xin được đế cập trọng tâm tới những vấn đề còn lại.

Thư nhất: sự tàng trữ lâu dài các tàn dư cổ đại


Một trong những tàn dư cổ đại còn tồn tại trong phương thức sản xuất châu Á là chế độ nô lệ gia trưởng.
Bước sang thời kỳ xuất hiện đồ kim loại, do điều kiện sản xuất đã tiến bộ hơn, năng suất lao động trong các nghành cao hơn, lao động của mỗi người không những đảm bảo được nhu cầu tối thiểu của đời sống của bản thân và con cái mà còn có thể dôi ra một ít, có thể làm ra một số sản phẩm thặng dư. Do đó mà có thể nảy sinh hiện tượng người bóc lột người. Người ta tìn cách biến từ binh trở thành đối tượng bóc lột sức lao động, tức khả năng chiếm đoạt sản phẩm thặng dư do người khác tạo ra. Từ đó người ra cách bóc lột sức lao động của những tù binh trong chiến tranh, các thị tộc và bộ lạc khác. Những người tù binh bị niến thành nô lệ. Chế độ nô lệ ra đời. Đó là hình thức áp bức đầu tiên giữa người với người, có tác dụng tới sự tích lũy của cái cần cho sự phát triển cao hơn của nền sản xuất xã hội.

Hình thức đầu tiên và sơ khai nhất của chế độ nô lệ, đó chính là chế độ nô lệ gia trưởng, người phục vụ chủ yếu trong gia đình chủ nô. Khi chủ nô chết, người nô lệ có thể trở thành tài sản để lại cho con cháu hoặc chôn sống cùng chủ. Nô lệ được dùng trong công việc sản xuất nặng nề nhưng mối quan hệ giữa chủ và nô lệ gần gũi hơn, nô lệ được coi như đầy tớ trong nhà, nếu tốt hơn có thể coi như một thành viên trong gia đình phụ hệ. Họ có quyền óc gia đình riêng, có của cải riêng, hôn nhân giữa người tự do và người nô lệ không phải là hiếm, địa vị và quyền lợi giữa người tự do và người nô lệ không qua chênh lệch. Tuy vậy, chủ nô vẫn có quyền sinh sát nô lệ.

Chế độ nô lệ gia trưởng xuất hiện ở giai đoạn quá độ từ chế độ công xã nguyên thủy bước sang chế độ chiếm hữu nô lệ . Tuy nhiên trong các chế độ chiếm hữu nô lệ ở phương Đông rất nhiều tàn dư của chế độ nô lệ gia trưởng vẫn còn tồn tại vì trong xã hội cổ đại phương Đông đối tượng bóc lột chủ yếu là nông dân công xã, chế độ nô lệ vẫn được duy trì không phát triển thành thục như chế độ nô lệ ở phương Tây cổ đại ( quan hệ bóc lột giữa chủ nô và nô lệ), nhưng vãn được duy trì do sô lượng nô lệ ( nô tì) trong các cung đình, quan lại…việc hình thành nhà nước chuyên chế kiểu châu Á, sự hình thành quan hệ đẳng cấp, quan hệ thị tộc, thân tộc càng củng cố vững chắc chế độ nô lệ gia trưởng.

Biểu hiện:


Một biểu hiện nữa của sự tồn tại tàn dư cổ đại là chế độ dân chủ quân sự.

Trong thời kỳ tan rã của chế độ công xã nguyên thủy, chiến trnah cướp bóc hay chiến tranh tự vệ thường xuyên xảy ra, đắc biệt là các vùng dân cư đông đúc mà thiếu đất đai. Ở đây mọi thành viên nam giới của thị tộc, bộ lạc tới tuổi sinh thành, đều là chiến sĩ. Người lãnh đạo thị tộc đồng thời là thủ lĩnh quân sự. Các thủ lĩnh hay chỉ huy quân sự có uy tín rất lớn, nhưng họ đều do đại hội các chiến sĩ bầu lên và có thể bị bãi miến nếu họ tỏ ra không xứng đáng. Mọi vẫn đề lớn của thị tộc, bộ lạc đều được bàn bạc và biểu quyết hội nghị các chiến sĩ một cách dân chủ. Trong sinh hoạt hàng ngày, thị tộc và bộ lạc cũng được tỏ chức theo lối quân sự và luôn luôn ở tư thế sãn sàng chiến đấu. Chế độ xã hội đó được gọi là chế độ dân chủ quân sự, thường xuất hiện ở giai đoạn tan rã của chế độ thị tộc, ở một số bộ lạc hay liên minh bộ lạc nhất định.

Về sau khi xã hôi có giai cấp và nhà nước ra đời thì chế độ dan chủ quân sự vẫn được bảo tồn vì xuất phát từ đặc điểm ra đời của các quốc gia cổ đại phương Đông. Do đặc điểm sản xuất nông nghiệp cần lao động tập thể và cần có người đứng đầu được thị tộc, bộ lạc tin tưởng, có khả năng gánh vác nhiệm vụ lãnh đạo công xã trị thủy; mặt khác việc hình thành nhà nước là sự liên minh các công xã, đó còn là két quả của các cuộc chiến tranh thôn tính giữa các công xã với nhau và người đứng đầu bộ lạc mạnh nhất được trở thành vua đồng thời họ cũng chính là thủ lĩnh quân sự trong các bộ lạc. Vì vậy quyền lực của nhà nước chuyên chế còn xuất phát từ một yếu tố quan trọng là sự đóng góp của các thủ lĩnh quân sự vào trong công cuộc xây dựng nhà nước. Khi nhà nước được thành lập thì chế độ dân chủ quân sự không bị mất đi và vẫn được bảo tồn vì nó vẫn được sử dụng vào trong công cuộc trị thủy và tiếp tục thôn tính các tiểu quốc khác.

Hai là: sự duy trì lâu dài của quan hệ thị tộc, thân tộc


Một trong những đặc điểm khác với các quốc gia cổ đại phương Tây là việc nếu các quốc gia phương Tây duy trì quan hệ cá nhân là chủ đạo thì ở các nước phương Đông cổ đại lại duy trì lâu dài quan hệ thị tộc, thân tộc. Đặc điểm này xuất phát từ quan hệ trong xã hội nguyên thủy, trải qua thời kỳ cổ đại và còn được duy trì trong các nước phương Đông cho tới tận ngày nay.

Ở thời kỳ nguyên thủy , để tìm kiếm tư liệu sinh hoạt và đấu trnah chống thú dữ, người nguyên thủy phải tập hợp với nhau để chung lao động và tự về. Ba bốn người hợp lại thành bầy người nguyên thủy. trong bầy người nguyên thủy quan hệ nam nữ là quan hệ tạp giao, về sau quy định lệ cấm cha mẹ và con cái lấy nhau nhưng anh chị, em ruột thì vẫn có quyền kết hôn. Đó là gia đình đồng huyết, hình thức hôn nhân và gia đình xuất hiện lần đàu tiên trong lịch sử.

Trong suốt thời gian tồn tại của chế độ thị tộc mẫu hệ thì tổ chức xã hội theo quan hệ huyết thống vẫn giữ địa vị thống trị. Mãi tới khi gia đình phụ hệ xuất hiện và sau đó là sự ra đời của công xã nông thôn. Công xã nông thôn ra đời dựa trên mối quan hệ địa vực nhưng về sau do tính tự trị của làng xã, mối quan hệ huyết thống trong các làng xã cũng dần tăng lên.
Như vậy quan hệ họ hàng, thị tộc, thân tộc ra đời đã tỏ ra phù hợp với sự tồn tại vững chắc của các thôn xã. Do đó nó được duy trì và bảo tồn lâu dài.

Biểu hiện
:

Ở Việt Nam: tổ chức công xã nông thôn được tổ chức rất chặt chẽ theo nhiều nguyên tắc những nguyên tắc đầu tiên và quan trọng nhất là tổ chức công xã nông thôn theo quan hệ huyết thông: gia đình và gia tộc.

Những người có quan hệ huyết thống hợp với nhau thành đơn vị cơ sở gia đình và là đơn vị cấu thành nên gia tộc.
Đối với người Việt Nam, gia tộc trở thành một cộng đồng gắn bó có vai trò quan trọng thậm chí còn hơn cả gia đình; họ rất coi trọng đến những khái niệm có liên quan tới gia tộc như tộc trưởng, trưởng họ, nhà thờ họ, từ đường, gia phả, giỗ tổ, mừng thọ…

Việt Nam có khi làng và gia tộc đồng nhất với nhau. Trong làng, người Việt tới giờ vẫn sống theo lối đại gia dình : các cụ già lấy làm hãnh diện khi họ đứng đầu một gia đình có từ 3 tới 4 thế hệ .
Sức mạnh của gia tộc thể hiện ở tinh thần đùm bọc thương yêu nhau. Người trong họ có trách nhiệm cưu mang nhau về mặt vật chất và tinh thấn.

Thứ ba: Sự thống trị của truyền thống, tập quán


Sự tồn tại dai dẳng của công xã nông thôn đã tạo nên một đặc điểm trong xã hội phương Đông cổ đại là sự thống trị của truyền thống, tập quán.

Xuất phát từ những đặc tính của xã hội nông nghiệp với đặc trưng cuộc sống phụ thuộc vào thiên nhiên, vì vậy người nông dân phải liên kết với nhau, dựa vào nhau mà sống. Từ đó tạo nên tính cộng đồng trong các thôn xã. Mặt khác như đã pan tích ở phần trên, vua tuy là người sở hữu tối cao về ruộng đất nhưng quyền chiếm hữu trên thực tế lại thuộc về các công xã nông thôn, nhiều quy định, luật lệ của làng xã mà nhà vua không thể với tay tới, cũng như các công xã không quan tâm nhiều tới việc chính trị của đất nươc, từ đó tạo nên tính tựu trị trong làng xã.

Biểu hiện:

Tính cộng đồng và tính tự trị là hai đặc trưng cơ bản của nông thôn Việt Nam.
Trong một thôn xã, cộng đồng thể hiện trước hết ở việc các thành viên liên kết lại với nhau, mỗi người đều hướng tới người khác, quan tâm lẫn nhau, tạo nên sự đồng nhất cao. Cũng chính vì vậy mà ý thức về con người cá nhan trong tập thể bị thủ tiêu.

Nhưng tính tựu trị lại thể hiện mối quan hệ giữa các công xã với nhau: làng nào biết làng ấy, các làng tồn tại khá biệt lập với nhau và phần nào độc lập với triều đình phong kiến. Mỗi làng là một “ vương quốc” khép kín với luật lệ riêng ( hương ước) và “tiểu triều đình” riêng ( kỳ mục). Từ đó tạo nên truyền thống phép vua thua lệ làng.

Trải qua các triều đại, nhà nước phong kiến luôn tìm cách gắn chặt bộ máy xã thôn nhưng luôn thất bại. Cố gắng lớn nhất là vào đời Trần Thái Tông(1225- 1258), nhà nước cử ra các xã quan , đại diện cho chính quyền trung ương về nằm cạnh bộ máy làng xã nhưng tới đời Trần Thuận Tông thì phải bãi bỏ. Đến đời Lê, cố gắng được lặp lại nhưng từ thế kỷ XV trở đi, triều đình phải lùi bước, xã trưởng trả về cho dân cử.

Tính cộng đồng và tính tự trị là hai truyền thống tập quán trong các thôn xã. Nó tồn tại song song như hai mặt của một vấn đề.

Bàn về tính trì trệ và tồn tại dai dẳng của phương thức sản xuất châu Á, Mác viết: “các cơ cấu sản xuất đơn giản của các công xã cộng đồng tự cung tự cấp ấy- những cộng đồng không ngừng được tái sản xuất ra dưới cùng một hình thức ấy và ngẫu nhiên bị phá hủy thì cũng lại xuất hiện trên địa điểm cũ với một tên cũ. Các cơ câu ấy, cho chúng ta cái chìa khóa để hiểu được sự bí ẩn của tính chất bất di bất dịch của nhưng xã hội châu Á. Nó trái ngược một cách lại thường với hiện tượng các nhà nước châu Á không ngừng bị phá hủy rồi được lặp lại với sự biến đổi không ngừng của các triều vua”.

4.6 Về vấn đề giai cấp, đẳng cấp


Ngoài 4 đặc trưng cơ bản nhất của phương thức sản xuất châu Á thì bài viết xin được đề cập tới một vấn đề khác, cũng được xem là nét đặc thù tồn tại trong xã hội Á châu, đó chính là vấn đề giai cấp, đẳng cấp.
Về vấn đề giai cấp:

Như đã phân tích ở phần trên đã khẳng định trong xã hội châu Á phân chia thành hai giai cấp cơ bản là giai cấp thống trị ( vua và quí tộc quan liêu) thu cống phẩm và giai cấp bị trị là nông dân công xã thu cống phẩm.

Về vấn đề giai cấp thống trị thì được tất cả các nhà nghiên cứu thừa nhận nhưng bàn về vấn đề giai cấp thống trị bóc lột lại có nhiều vấn đề nảy sinh. Nhà nước ra đời với chức năng là một công cụ bóc lột chứ không phải là một giai cấp. Điều này trái với khẳng định của Mác : trong điều kiện chế độ cống nạp Nhà nước chiếm hữu sản phẩm thặng dư, thu cống nạp. Thực ra hai vấn đề đó không mâu thuẫn với nhau vì trong xã hội châu Á kẻ sở hữu tư liệu sản xuất chính trong xã hội lúc bấy giờ là nhà vua, nó không giống như sở hữu của bọn chủ nô trong xã hội phương Tây cổ đại hay giai cấp địa chủ trong xã hội phong kiến. Nhà vua vừa là người đứng đầu nhà nước, đồng thời lại đứng đầu giai cấp bóc lột. Do đó giai cấp quí tộc quan liêu vừa nắm quyền nhà nước, vừa là giai cấp bóc lột.

Nhưng hai giai cấp căn bản trên được hiểu theo nghĩa yếu, nó không giống như giai câp được hiểu theo nghĩa mạnh là quan hệ chủ nô và nô lệ như ở phương Tây. Vì giai cấp quí tộc, quan liêu vẫn là giai cấp với tư cách là kẻ bóc lột sản phẩm thặng dư của nông dân công xã nhưng đồng thời lại là người quản lý nhà nước, thực hiện một số chức năng phục vụ các công xã nông thôn, thực hiện chức năng xã hội . Từng cá nhân trong quan liêu qúi tộc được hưởng tô thuế cống nạp nhưng không có ruộng đất riêng, giai cấp này vừa hòa vào nhà nước lại vừa sử dụng nhà nước để sử dụng với mục đích riêng với tư cách là kẻ bóc lột. Giai cấp bóc lột tức là nông dân công xã vừa là kẻ bị bóc lột, vừa là thần dân của nhà nước, là đối tượng được thừa hưởng các chức năng xã hội của nhà nước. Giai cấp này không hoàn toàn tách khỏi tư liệu sản xuất nhưng lại phải là người nộp tô thuế cho nhà nước như thân phận của nông nô, tá điền.

Ở Việt Nam: : Thời Trần đặt chế độ tô thuế cho ruộng đất công làng xã. Năm 1242, nhà Trần quy định “ nhân đinh có ruộng thì nộp tiền, thóc. Có 1-2 mẫu ruộng thì nộp 1 quan tiền, co 3-4 mẫu ruộng thì nộp 2 quan tiền, từ năm mẫu ruộng trở lên thì nộp 3 quan tiền. Tô ruộng mỗi mẫu nộp 100 thăng thóc”.Nhưng đồng thời nhà nước lại thức hiện các chính sách phát triển nông nghiệp như năm 1029, Lý Thánh Tông cho đào sông Đản Nãi, tới năm 1051 tiếp tục cho đào kênh Lẫm ở các địa phận xã Thần Phù, Phù Sa và Ngọc Lẫm huyện Yên Mô.

Về vấn đề đẳng cấp
:

Có nhiều nhà nghiên cứu cho rằng xã hội Á châu là xã hội đẳng cấp vì quan hệ giai cấp chưa phát triển. Tuy nhiên ý kiến đó không đúng vì lấy ngay trong xã hội phong kiến điển hình ở châu Âu, khi giai cấp đã ra đời rồi thì vẫn tồn tại đẳng cấp. Ở đây thuật ngữ đẳng cấp có nhiều cách hiểu khác nhau.

Thứ nhất hiểu nghĩa của đẳng cấp là tầng lớp trong một giai cấp, theo cách hiểu này, ở trong xã hội có giai cấp phát triển thì vẫn có đẳng cấp. Ví đụ như giai cấp phong kiến châu Âu gồm nhiều đẳng cấp khác nhau ( công – hầu – bá –tử- nam).
Thứ hai hiểu nghĩa của đẳng cấp không phụ thuộc vào giai cấp. Ví đụ như phân biệt đẳng cấp theo tôn giáo, nghề nghiệp ở
Ấn Độ.

Sự phân biệt đẳng cấp trong xã hội châu Á mang tính chất phức tạp, khó có thể phân biệt đâu là đẳng cấp, đâu là giai cấp.
Nhưng có một thừa nhận là trong xã hội A châu, dẳng cấp xuất hiện từ thời công xã nguyên thủy như tộc trưởng, tù trưởng, thủ lĩnh…khi nhà nước xuất hiện thì những đẳng cấp này sẽ chuyển thành giai cấp thống trị từ quí tộc bộ lạc trở thành quí tộc nhà nước. Quí tộc nhà nước bao gồm quí tôc – quan liêu.

Biểu hiện
:

Ở Ấn Độ: Ấn Độ được coi là một trong những điển hình tiêu biểu nhất cảu chế độ đẳng cấp.
Manu được coi là luật lệ của hệ thống đẳng cấp và chịu ảnh hưởng phần nào của xã hội và luân lý Ấn Độ. Một phần lớn nhờ vào luật Manu mà chế độ đẳng cấp Ấn Độ được duy trì trong một thời gian dài. Chế độ đẳng cấp Ấn Độ mang trong mình đặc điểm là: tính xơ cứng, tính khắc nghiệt và sự thần thánh hóa mang đậm màu sắc tôn giáo.
Về tính xơ cứng: thể hiện qua các quy định cụ thể đối với các đẳng cấp trong xã hội cổ đại

Ngay từ khi mới ra đời, chế độ đẳng cấp được phân chia dựa trên sự phân biệt màu da, đến thời trung cổ, nó tùy thuộc vào dòng máu tổ tiên. Về cơ bản dòng máu Ấn Độ được di truyền từ đời này qua đời khác- cha ở đẳng cấp nào thì con ở đẳng cấp đó bất di bất dịch không thay đổi được. Mặt khác gốc rễ của chế độ đẳng cấp là tư tưởng” Dhrama”, mọi đẳng cấp đều phải thừa nhận và tuân theo Dhrama, tức là làm những bổn phận và trách nhiệm của đẳng cấp mình, chấp nhận Dhrma cũng tức là chấp nhận những tục lệ truyền thống của cha ông, được quy định từ thời xưa. Do đó người Ân Độ không bao giờ có ý định thay đổi đẳng cấp mình.

Tại điều 97 chương X có khuyên mỗi đẳng cấp nên thực hiện Dhrama của đẳng cấp mình, thà thực hiện Dhrama của đẳng cấp mình kém còn hơn thực hiện Dhrama của đẳng cấp khác tốt.

Ngoài ra để cũng cố chế độ đẳng cấp thì luật Manu cũng nêu ra lối sống cho từng đẳng cấp. Đối với đẳng cấp trên nếu khó khăn có thể thực hiện Dhrama của đẳng cấp dưới, tuy nhiên đẳng cấp dưới không được thực hiện Dhrama của đẳng cấp trên.
Tính xơ cứng giải thích vì sao, chế độ đẳng cấp Ân Độ tồn tại trong suốt thời gian dài trước những thay đổi phức tập của chính trị trong lịch sử Ấn Độ: “Chỉ ở Ấn Độ, người ta mới thấy hiện tượng lạ lùng nàylà một tập cấp giữ được trọn uy tín và đặc quyền trong suốt ngàn rưỡi năm mặc dù trao qua cảnh thay ngôi đổi chúa, chính quyền này lên, chính quyền kia xuống. Chỉ bọn Chandala ti tiện, ngoài tập cấp mới vĩnh tồn như vậy.

Về khắc nghiệt: thể hiện qua quyền lợi và trách nhiệm của các đẳng cấp trong xã hội về tôn giáo, xử phạt trước pháp luật, hôn nhân và quan hệ trong xã hội. Nhìn chung những đẳng cấp trên- những được ra đời hai lần được hưởng nhiều quyền lợi, đặc biệt là Bhraman và Ksatrya…
Điều 207, chương XI quy định kẻ nào xông vào có ý định đánh Bhraman thì phải ở địa ngục 100 năm, nếu thực sự thì phải ở 1000 năm.

Đối với đẳng cấp Sudra- đẳng cấp thấp kém nhất trong xã hội thì sự phân biệt và bất bình đẳng và được thể hiện rõ nhất qua luật Manu. Sudra không có quyền thực hiện các nghi lễ tôn giáo, không có quyền về chính trị, không có quyền tích lũy tài sản, nhiệm vụ chính trị và phục vụ các đẳng câp trong xã hội.

Điều 91, chương I: “ Nhưng chỉ có một việc mà đắng chúa tể vạch ra cho Sudra: phục vụ các Varna voeis lòng quy phục”
Trong chương I của luật Manu, yếu tố thần thánh hóa được thể hiện khá rõ khi nội dung chủ yếu nói về nguồn gốc của thế giới, sự ra đời của 4 đẳng cấp, đề cao thần Bhraman- thủy tổ của cả thế giới loài người và các vị thần khác liên quan tới thế giới cuộc sống, sinh hoạt và lao động của cư dân Ân Độ.

Chế độ đẳng cấp Ân Độ hạn chế lý trí của con người, biến con người trở thành công cụ ngoan ngoãn của những giáo lý tôn giáo, những quan niệm trật tự xã hội. Con người cam chịu trước hoàn cảnh, họ chỉ biết thực hiện trách nhiệm của bản thân thông qua việc thực hiện Dhrama của đẳng cấp mình mà không quan tâm tới sự biến đổi bên ngoài.

Chế độ đẳng cấp từ chỗ được tạo ra cho một thời đại riêng biệt nhằm ổn định thống trị xã hội lúc đó và tạo cho xã hội có sức mạnh và sự cân bằng, nó đã phát triển, nó đã phát triển thành nhà tù cho trật tự ấy và cho trí óc của con người.
Vấn đề giai cấp, đẳng cấp được bổ sung thêm trong những đặc trưng cơ bản của phương thức sản xuất châu Á vì đây là vấn đề được xem như có điểm khác biệt đối với phương Tây.


Trên đây là nhưng đặc trưng cơ bản của phương thức sản xuất châu Á. Những vấn đề liên quan tới phương thức sản xuất châu Á còn có rất nhiều vẫn đề cần tranh luận để tìm ra câu trả lời xác đắng nhất cho câu hỏi : phương thức sản xuất châu Á là gì? Nó tồn tại trong giai đoạn nào của các hình thái kinh tế- xã hội trong lịch sử loài người…và một điều chắc chắn rằng, các nhà nghiên cứu, các sử gia trên thế giới sẽ còn tiếp tục nghiên cứu về những đặc trưng của phương thức sản xuất Á châu, do đó những đặc trưng trình bày trên đây là những vấn đề động, có thể thay đổi, chỉnh sửa hay bổ sung nếu nhà nghiên cứu tìm ra được câu trả lời thay thế.

Tìm hiểu về những đặc trưng cơ bản và biểu hiện của nó ở các nước phương Đông là việc làm có ý nghĩa quan trọng, nó không chỉ đóng góp vào lý luận, tiếp tục khẳng địng có sự tồn tại của phương thức sản xuất châu Á ở các nước phương Đông đúng như lời phát biểu của C.Mác vào năm 1859; mặt khác nghiên cứu về vấn đề này còn giúp chúng ta nắm bắt được điểm khác biệt trong sự phát triển của xã hội phương Đông so với tiến trình phát triển của nhân loại. Đặc điểm đó còn để lại trong xã hội phương Đông ngày nay. Một đại diện cho kết luận đó chính la đất nước Việt Nam. Mặc dù công xã nông thôn đã giải thể nhưng những tàn dư của nó vẫn còn tồn tại tạo nên nến văn hóa xóm làng, thôn xã; tạo nên tính cách hòa đồng, dung dị của con người Việt Nam, tạo nên tính cộng đồng sâu sắc. Nhưng đồng thời với nó là sự duy trì lâu dài, cố hữu nền văn hóa nông nghiệp ảnh hưởng đến nhận thức, tuy duy ỷ lại vào tập thể, tính tự trị khi phải hướng ngoại, đắc biệt là sự tồn tại dai dẳng của các tập tục lạc hâu, mê tín di đoan…
 
Những đặc trưng của phương thức sản xuất Châu Á thời cổ đại

Phương thức sản xuất châu Á là một khái niệm mà Mác đã nhắc tới trong những năm 50 của thế kỷ XIX để nói lên những thời đại kinh tế nhất định, khái niệm ấy cũng tương đương với nhưng chữ ‘ xã hội phương Đông”, “ thể cộng đồng Á châu” mà ông đã dùng. Nó không phải là một danh từ địa lý mà là một phạm trù kinh tế - xã hội nhưng lại dùng để chỉ một khu vực địa lý nhất, đó là châu Á . Trong tình hình thông thường , Mác đã đem phương thức sản xuất ấy đặt trước tất cả các hình thái kinh tế - xã hội : “ Về đại thể mà nói, những phương thức sản xuất châu Á cổ đại, phong kiến và tư sản hiện đại, đều có thể coi là những thời đại của sự tiến triển dần dần của hình thái kinh tế - xã hội”( lời tựa cuốn “Góp phần phê phán khoa kinh tế chính trị” (1859)”

Đây là lần đầu tiên khái niệm “ phương thức sản xuất châu Á” được đề cập tới và cũng là lần phát biểu cuối cùng. Về sau do Mác không đề cập rõ đến những đặc trưng của phương thức sản xuất châu Á cũng như không hề xác định rõ phương thức sản xuất châu Á là phương thức sản xuất của giai đoạn nào trong lịch sử châu Á- công xã nguyên thủy, nô lệ hay phong kiến? mặc dù Mác đề cập tới rất nhiều về của châu Á.
Do đó các nhà nghiên cứu sau này đã này sinh nhiều cuộc tranh luận, nhiều ý kiến khác nhau về phương thức sản xuất châu Á.

Việc tìm hiểu những vấn đề xoay quanh khái niệm phương thức sản xuất châu Á là hoạt động tương đối khó khắn và phức tạp được nhiều nhà nghiên cứu của nhiều nước quan tâm. Điều đó chứng tỏ phương thức sản xuất châu Á có vị trí quan trọng trong sự phát triển của lich sử xã hội châu Á.

Và việc tìm hiểu những đặc trưng của phương thức sản xuất châu Á và những biểu hiện của những đặc trưng ấy trong xã hội phương Đông để chúng ta có thể hiểu được những đặc điểm của xã hội phương Đông trước khi thực dân phương Tây xâm lược ( một nhân tố quan trọng làm cho tính chất của xã hội phương Đông bị biến đổi đi theo một hướng đi khác), đồng thời là cơ sở quan trọng để chúng ta chứng minh cho giả thuyết: nếu như các quốc gia phương Đông không bị xâm lược hay chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa thực dân phương Tây thì những đặc điểm của hình thái Á châu sẽ tiếp tục phát triển như thê nào?

(còn tiếp)
Bạn đánh giá như thế nào về phương thức sản xuất châu Á nó tích cực hay tiêu cực
 
Theo mình nghĩ với tư cách là một phương thức sản xuất, không nên đánh giá nó tích cực hay tiêu cực mà nên nhìn nhận nó ở sự phù hợp với quy luật lịch sử trong từng giai đoạn cũng giống như sự thay thế của các phương thức sản xuất khác trong xã hội loài người. Ở thời điểm này, sự ra đời của một phương thức sản xuất nào đó là phù hợp với quy luật khách quan, là sự tiến bộ hơn so với phương thức sản xuất trước, nhưng ở thời điểm khác, phương thức đó là sự lạc hậu cần phải thay thế bởi một phương thức khác tiến bộ hơn nó. Như vậy chỉ nên đánh giá một phương thức sản xuất ở việc nó có phù hợp hay không so với quy luật phát triển khách quan của xã hội loài người hoặc nếu đánh giá tích cực hay tiêu cực chỉ khi chúng ta đặt nó vào mối quan hệ so sánh với một phương thức sản xuất khác.

khi nhận định nó với tư cách là một phương thức sản xuất Châu Á, chúng ta thấy sự ra đời của hình thài kinh tế Á Châu là sự phù hợp, là hệ quả của với đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của xã hội Châu Á lúc bây giờ.

Còn việc lý giải vì sao trong khi xã hội phương Tây có sự phát triển đến điển hình của chế độ chiếm hữu nô lệ thì ở Châu Á lại tồn tại phương thức sản xuất Châu Á, đó là sự bảo lưu và tồn tại dai dẳng của những tàn dư của xã hội nguyên thủy, tạo nên đặc điểm riêng của xã hội Châu Á thời cổ đại.
sự bảo thủ, trì trẹ và tồn tại dai dẳng của những xã hội châu Á thể hiện trên các phương diện như:

- Sự duy trì lâu dài của nền kinh tế tự nhiên, chế độ công hữu về ruộng đất và tính nhị nguyên của công xã.
- Sự tàng trữ lâu dài của các tàn dư cổ đại.
- Sự duy trì lâu dài của quan hệ thị tộc, thân tộc.
- Sự thống trị của truyền thống, tập quán.
- Sự thống trị của tư duy, lý trí, hạ thấp nhân phẩm.
- Sự chậm ra đời của nền kinh tế hàng hóa cũng như các đô thị.
Tính trì trệ của phương thức sản xuất châu Á biểu hiện ở sự kéo dài hình thái xã hội này biểu hiện trong giai đoạn cuối . Tính trì trệ biểu hiện ở chỗ nó bảo lưu các công xã nông thôn lâu dài làm chậm quá trình tư hữu hóa, làm cho kinh tế hàng hóa không phát triển, có nghĩa là duy trì nền kinh tế tự nhiên, tự cấp, tự túc. Tuy nhiên cũng chính xã hội châu Á đó lại đóng góp vào việc sáng lập các nền văn minh sớm và rực rỡ trên trái đất: Ai Cập, Ấn Độ, Trung Hoa…

Không nên khai thác nó tích cực hay tiêu cực mà nên khai thác nó là một đặc trưng của phương thức sản xuất Châu Á.

 
Theo mình nghĩ với tư cách là một phương thức sản xuất, không nên đánh giá nó tích cực hay tiêu cực


Tại sao một phương thức sản xuất lại không đánh giá tích cực hay tiêu cực chứ, mình nghĩ là cần đánh giá để hiểu rõ nó thì mới nó được cái mà bạn nói là nó có phù hợp với quy luật khách quan không chứ, Mọi sự vật hiện tượng đều mang tính 2 mặt chúng ta cần nhìn vào đó để đánh giá 1 cách khách quan.
 
mình đã phân tích ở trên rồi, theo mình đánh giá tích cực chỉ khi chúng ta đặt phương thức sản xuất này trong mối quan hệ so sánh với phương thức sản xuất khác, . Còn nếu đánh giá riêng lẻ nó thì theo mình nghĩ chỉ nên coi đó là đặc trưng của phương thức đó vì mỗi quan hệ sản xuất ra đời là hệ quả của sự vận dụng phù hợp với đặc điểm của thời đại đó. đó là ý kiến của mình....
 
Chủ nghĩa Marx soạn thảo, và chủ nghĩa xã hội kiểu xô-viết khẳng định con đường lịch sử loài người đi qua năm hình thái kinh tế xã hội: cộng sản nguyên thủy, chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư sản (chủ nghĩa tư bản) và chủ nghĩa cộng sản (gồm hai giai đoạn, giai đoạn đầu là chủ nghĩa xã hội). Nhưng thú vị là trong những bài viết sớm nhất của K.Marx và trong thư từ trao đổi với F.Engels có nhắc tới một hình thái khác nữa, đó là hình thái “kiểu châu Á” – “phương thức sản xuất kiểu châu Á”. Hình thái này không được trình bày trong sơ đồ đại lộ của sự phát triển, bởi vì nó không tương ứng với bất kỳ dấu hiệu quan trọng nào của các phương thức kinh tế xã hội từng được biết, đó là không có tư hữu, không có phân chia giai cấp rõ rệt, vì sự đối kháng của các giai cấp và sự bóc lột người với người không được thể hiện. Hình thái đặc biệt này mang lại nhiều mối bận tâm cho chính các nhà sáng lập nên phương pháp lịch sử, và cho cả những người kế tục nhiệt tình. Không nhìn thấy và không đếm xỉa đến nó quả là vô lý: nó từng hiện hữu trên phần lớn lãnh thổ của hành tinh này.

Thực vậy, nền văn minh phương đông chiếm một không gian rộng lớn: từ Mỹ Latin (Inca, Aztec, Maya), Bắc Phi (Algérie, Ai Cập), vùng nhiệt đới châu Mỹ, qua vùng cận đông, Trung Á, Ấn Độ, đến Trung Hoa và những quốc gia gần kề (như Việt Nam).

Hình thái châu Á có những dấu hiệu và đặc điểm sau:

  1. Dạng sở hữu đặc biệt: không có tư hữu, trong lúc tư hữu luôn được xem là thiêng liêng và bất khả xâm phạm. Ở đây chỉ có thể gọi đó là sở hữu công cộng, sự thay đổi chính quyền đồng nghĩa với sự thay chủ sở hữu.
  2. Phương thức bóc lột đặc biệt: khác với chế độ chiếm hữu nô lệ và chế độ nông nô, đây là chế độ nô lệ toàn dân. Sức lao động cho không này được sử dụng rất phí phạm. Dân chúng với số lượng lớn bị bắt buộc lao động nặng nhọc để xây dựng những công trình công cộng quy mô lớn (ví dụ như thủy lợi, khai khẩn, xây Vạn lý trường thành). Một hệ thống tự quản được thiết lập chặt chẽ, đó là chế độ bạo hành của chính quyền, được củng cố bởi lực lượng quân đội, mật vụ và bộ máy hành chính cồng kềnh.
  3. Vai trò đặc biệt của nhà nước: khai thác sức lao động của dân chúng.
Thật sự cơ cấu quyền lực kiểu châu Á này không thích hợp với trình tự của Marx trong phần sự thống trị của chủ tư hữu tư liệu sản xuất. Giai cấp thống trị ở đây không phải là một nhóm người, mà là “nhà nước tự mình như một bản thể”. Thuật ngữ “giai cấp” hiểu theo Marx nói chung không thích hợp với tầng lớp xã hội thống trị này. Chỉ có thể gọi đó là hệ đẳng cấp của “các chức trách” mà trong đó hoàng đế có “chức trách cao nhất”. Marx phát hiện ra nguyên nhân xuất hiện phương thức sản xuất châu Á nằm trong sự bảo toàn sở hữu kiểu công xã hay tập thể, dạng này luôn tìm thấy ở nước Nga trước đây. Sở hữu này không trở thành tư hữu, mà cuối cùng chuyển biến sang sở hữu nhà nước với đại diện là bạo chúa, điều hành bằng bộ máy quyền lực. Dân chúng hoàn toàn lệ thuộc vào nhà nước, bởi vì “nhà nước mâu thuẫn trực tiếp với những người sản xuất trực tiếp… trong vai trò chủ sở hữu đất đai và đồng thời cũng là thể chế có chủ quyền… Nhà nước ở đây là chủ sở hữu tối cao về đất đai, tập trung với quy mô quốc gia. Nhưng trong trường hợp này vẫn không tồn tại dạng tư hữu đất đai nào, cho dù tồn tại quyền làm chủ và sử dụng đất của cá nhân cũng như của cộng đồng” (K.Marx). Và trong tác phẩm sớm nhất của mình, Marx không trình bày ba hình thái như chúng ta từng được biết (bàn cổ, phong kiến, tư bản), mà là bốn, trong đó hình thái châu Á được xếp đầu tiên. Như vậy, những nhà sáng lập chủ nghĩa Marx đã tính đến bốn hình thái của trình tự phát triển kinh tế xã hội thế giới, tạo nên cốt lõi của thuyết duy vật biện chứng:

Đây là công thức bốn giai đoạn đầu tiên của Marx.

Nhưng hình thái châu Á không tìm thấy trong quy tắc chung của cấu trúc giai cấp và sự thay thế các hình thái. Trong lãnh thổ châu Á đã từng không tồn tại tư hữu. Chỉ có chế độ chuyên chế và bạo chính. Sau cùng, Marx và những người kế tục kiên quyết không xem xét hình thái đặc biệt này nữa. Sơ đồ đại lộ sự phát triển còn lại ba thành phần:

1) chiếm hữu nô lệ; → 2) phong kiến; → 3) chủ nghĩa tư bản → cách mạng xã hội chủ nghĩa; → 4) chủ nghĩa cộng sản (trong đó chủ nghĩa xã hội là giai đoạn thứ nhất)

Theo Marx, sau khi chủ nghĩa tư bản đã tiêu tốn hết tất cả tài nguyên kiếm được từ “hiệu quả thị trường”, nó chuyển sang dạng độc quyền chính trị, và sau đó là chủ nghĩa đế quốc. Cạnh tranh (động lực của hiệu quả kinh tế và sự tiến bộ) lụi tàn dần, bóc lột giai cấp vô sản đạt đến tột đỉnh. Ở giai đoạn chủ nghĩa đế quốc, bên cạnh bóc lột giai cấp vô sản còn có thêm bóc lột các thuộc địa. Cách mạng chủ nghĩa xã hội nổ ra sẽ triệt tiêu cốt lõi của bất công xã hội: tư hữu. Sự cải tổ xã hội này được tiến hành bởi giai cấp vô sản (chuyên chính vô sản) và tạo nên giai đoạn đầu của xã hội cộng sản chủ nghĩa, tiếp theo là giai đoạn thứ hai, cùng với dần xóa bỏ nhà nước.

Marx kiên quyết rằng chỉ những nước phát triển với nền sản xuất kiểu tư bản đạt tới trình độ cao nhất mới có khả năng thực hiện cách mạng xã hội. Chính những quốc gia văn minh, no nê bởi lợi thế thị trường đến tận cùng, được lịch sử chỉ định (chủ nghĩa lịch sử!) bắt đầu và tiến hành triệt để cuộc cách mạng này. Khi đó sở hữu bị trưng dụng hoặc bằng phương pháp hòa bình, hoặc bằng phương pháp bạo lực. Trong bất kỳ trường hợp nào cũng không tránh khỏi giai đoạn chuyển tiếp tạm thời của chuyên chính vô sản. Sau đó nhà nước dần lụi tàn.

Nhưng mọi điều xảy ra ngược lại. Giai cấp vô sản đã không nhận được chút quyền lực nào, chỉ có nhà nước lại tăng cường thêm vai trò của mình và đẻ ra nhiều chức năng hơn nữa. Người ta bắt đầu chỉ huy giai cấp vô sản. Ai? Sau tháng mười năm 1917 một bộ phận cán bộ chỉ huy được thành lập mang danh nhân viên nhà nước, thuộc biên chế nhà nước. Đó là những hạt giống đỏ (nguyên văn: номенклатура – người dịch) – giai cấp chỉ đạo, quản lý tất cả mọi thứ trong chủ nghĩa xã hội. Hạt giống đỏ của đảng và nền hành chính.

Ở Marx, tình trạng ngoại phạm (alibi) của con người – con người tài năng và nhận thức tốt, không phải trong tư hữu, mà là trong quyền lực. Ông có suy nghĩ: “Thói quan liêu trong bản chất của mình có nhà nước… Đó là tính tư hữu của nó”. Điều này nói lên tất cả. Vỡ lẽ ra, tư hữu không hề bị triệt tiêu, nó chỉ thay đổi hình dạng khi lan rộng thành quyền lực.

Không thể so sánh tư hữu tư liệu sản xuất hay đất đai với tư hữu quyền lực về mặt sức mạnh và khả năng. Trong “Truyện cổ tích con cá vàng”, ông lão đánh cá chẳng phải làm cá vàng bực mình khi thì máng ăn, khi thì túp lều. Chỉ cần thẳng thắn theo kiểu bonsevich: trao ngay chính quyền đây! Tức thì mọi thứ đều xuất hiện: máng ăn, túp lều, gia nhân, cung điện…

Nền văn minh phương tây đi theo con đường khác, cũng không hề bằng phẳng. Kết cục cho thấy xã hội mang một sắc thái lịch sử khác, dưới tên gọi dân chủ. Mọi định chế của nó, bao gồm cả quyền tư hữu thiêng liêng, tạo thành một trục cơ bản, quay xung quanh là mọi thứ khác, trong đó có nhà nước, tổng thống, thủ tướng, viên chức.

Thế ai là chủ sở hữu trong hình thái châu Á? Chúng ta đọc Marx và thấy: đó là các bạo chúa và nhà nước. Họ có trong tay cái gì? – Quyền lực! Đúng như lời của Marx về thói quan liêu vừa dẫn phía trên. Nhưng Marx không thể vừa nói ra điều đó và chứng minh nó, vừa tiếp tục phân tích vấn đề này! Ông không thể phá con thuyền mà chính nó đang chuyên chở mọi tư tưởng của ông! Quả là tư hữu không phải là thủ phạm, chuyên chế vẫn có thể tồn tại trong sở hữu toàn dân, trong điều kiện chiếm đoạt quyền lực bởi độc tài và độc đảng. Trong các quốc gia phương đông, chiếm đoạt quyền lực vẫn có thể tiến hành nhờ đảo chính quân sự, lại được gọi là cách mạng xã hội chủ nghĩa. Giá như mâu thuẫn thể hiện sớm.

Thế nhưng, hiểu rõ mọi ngóc ngách vấn đề cho riêng mình là một lẽ, còn soạn thảo lý thuyết cách mạng cho mọi người là chuyện khác. Vì thế, bất chấp thực tế lịch sử, chỉ cần dựa vào quan điểm mà công thức ba thành phần đã được xác lập! Đó là lý thuyết cốt lõi của Marx để phát triển mọi lý thuyết còn lại, trong đó có thuyết lao động về giá trị và thuyết giá trị thặng dư. Nhân tiện, chính trị thường hay mâu thuẫn với khoa học nhưng hầu như luôn lấn át khoa học.

Tất nhiên Marx cảm nhận mối liên quan giữa phương thức sản xuất kiểu châu Á với chủ nghĩa xã hội. Nếu không thì lúc cuối đời ông đã chẳng đề xuất ý kiến rằng Ấn Độ và Nga có thể tiến lên chủ nghĩa xã hội trên cơ sở giữ nguyên công xã nông thôn, cơ sở mà hình thái châu Á đã từng lập nên và sống khỏe. Cuối cùng, ta thấy chủ nghĩa xã hội không chỉ để dành riêng cho các nước tư bản phát triển, mà còn cho Nga và Ấn Độ! Chẳng phải là mâu thuẫn lớn nhất của học thuyết đó sao!

Nhưng bi kịch đã diễn ra khác hẳn trên bình diện thực tiễn.

Lenin biết rõ về công thức bốn thành phần của Marx và thời gian đầu hay trích dẫn nó. Nhưng sau ông hiểu mối nguy hiểm này và loại nó khỏi các cuộc bàn luận. Không lẽ lại đi công nhận một sự thật về một hệ thống quốc hữu hóa rộng lớn đã từng tồn tại trên trái đất, ở đó, thay vì bình đẳng xã hội, chỉ có sự thống trị của chế độ chuyên chế và thói quan liêu bạo hành! Stalin cũng biết điều đó. Không phải úp mở gì, ông cắt bỏ nó vĩnh viễn: trong những năm 30 (thế kỷ 20 – người dịch) những nhà nghiên cứu xã hội bị cấm nhắc tới hình thái châu Á bất tiện này. Công thức ba thành phần được khẳng định một cách vô điều kiện.

Marx và Engels bất chấp nền móng lỏng lẻo, vẫn cho rằng họ có trách nhiệm tiếp tục phát triển học thuyết: cần trang bị cho giai cấp vô sản lý thuyết và phương pháp rút ngắn lịch sử, tương ứng với công thức ba thành phần. Engels giúp đỡ Marx nhiệt thành, luôn nhắc rằng thế giới nôn nóng chờ đợi học thuyết hoàn thành. (“Phong trào của chúng ta sẽ ra sao nếu có điều gì xảy ra với đồng chí?” – lời trong một bức thư của Engels gởi Marx). Cuối cùng, năm 1867 tập một bộ Tư bản luận ra đời với lý thuyết lao động về giá trị và giá trị thặng dư.

Trong thời gian 16 năm cuối đời, khi viết xong tập ba Tư bản luận (sau đó hầu như ông không viết gì thêm trong 16 năm, mặc dù đời sống vật chất và các điều kiện khác có nhiều thuận lợi), ở trang cuối cùng, với thái độ dứt khoát thường có của ông, Marx viết: “Câu hỏi gần nhất mà chúng ta cần phải trả lời là: điều gì tạo nên giai cấp, – câu trả lời tự sẽ đến, chúng ta thì trả lời câu hỏi khác: vì sao những người công nhân làm thuê, những nhà tư bản, những chủ đất tạo thành ba giai cấp lớn của xã hội?” Và cả hai câu hỏi đều bỏ ngỏ… Bản thảo bị rách. Xin nhắc lại, ông không trả lời các câu hỏi trong vòng 16 năm cuối đời. Điều gì cản trở ông? Câu trả lời quá rõ, và nó giải thích được nhiều thứ.

Marx đã xây dựng thành công vòng khép kín hữu hình của quan điểm triết học của mình, sự khép kín và tính toàn diện trong phạm vi xã hội loài người.

Hệ thống xã hội chủ nghĩa được sinh ra bởi tư tưởng này mang dáng vẻ của tổ tiên triết lý của nó – nó cũng tự khép kín và cũng hư ảo. Tính toàn diện vật chất của nó đủ lâu bền với một thời gian, khi mà tâm lõi kinh tế tham lam và phí phạm của nó vẫn còn chưa “ngốn” hết nguồn sữa thiên nhiên của đất nước giàu tài nguyên nhất thế giới (nước Nga – người dịch). Tính toàn diện tư tưởng cũng bắt đầu tan rã ngay sau cách mạng tháng Mười.

Sau nó, những nhà tư tưởng lớn hay nhỏ không còn chút ảo tưởng gì về chủ nghĩa xã hội, dù trên phương diện đạo đức hay vật chất.

Nguồn:Trích dịch từ Lịch sử kinh tế và các học thuyết kinh tế, I.N. Kovalev – Rostov in Done: Feniks, 2008. – 135-142 p.
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top