• HÃY CÙNG TẠO & THẢO LUẬN CÁC CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC [Vn Kiến Thức] - Định hướng VnKienthuc.com
    -
    Mọi kiến thức & Thông tin trên VnKienthuc chỉ mang tính chất tham khảo, Diễn đàn không chịu bất kỳ trách nhiệm liên quan
    - VnKienthuc tạm khóa đăng ký tài khoản tự động để hạn chế SEO bẩn, SPAM, quảng cáo. Chưa đăng ký, KHÁCH vẫn có thể đọc và bình luận.

[Nhờ vả] Đề cương Địa Lý 11 :-((

HungNQ_95

New member
Xu
0
Lại một lần nữa phải làm phiền mọi người ạ.

Ai biết trả lời giúp Hưng nha. :D

1.Phân tích điều kiện tự nhiên của TQ, ảnh hưởng của chúng đến sự phát triển KT-XH
2.So sánh Miền Đông và Miền Tây TQ
3.Phân tích các điều kiện tự nhiên của ĐNÁ, ảnh hưởng của chúng đến sự phát triển của KT-XH
4.So sánh ĐNÁ đảo và ĐNÁ lục địa.
5.Phân tích tình hình dân cư XH-TQ
6.Phân tích tình hình dẫn cư ĐNÁ và ảnh hưởng của nó...
7.Đặc điểm Nông nghiệp, Công nghiệp của TQ và ĐNÁ
8.Mục tiêu, cơ chế hợp tác của ASEAN
9. Những thành tựu và thách thức của ASEAN

//Mong các bạn giúp đỡ ạ. :)
 

connor

New member
Xu
0
chưa thi à, mà cái này có hết trong sgk rồi mà
nếu cần thì search trên google có mấy bài giảng đó, vào đó tham khảo
 

connor

New member
Xu
0
rảnh rỗi sinh nông nỗi, connor làm câu 1 nha
miền đông:
1, địa hình: có các dồng bằng rộng lớn ở ven biển, phía tây là đồi núi --> thuận lợi để phát triển các ngành nông nghiệp và giao thông vận tải
2, khí hậu: thay đổi từ nam lên bắc: từ khí hậu ôn đới lên cận nhiệt đới, mưa nhiều --> cung cấp một lượng nước lớn để tưới tiêu, phù hợp cho trồng các loại cây lương thực, tạo điều kiện để phát triển các ngành nông nghiệp với quy mô lớn và đa dạng
tuy nhiên mưa nhiều gây khó khăn cho hoạt động sản xuất và sinh hoạt, gây lũ lụt
3, sông ngòi: dày đặc, là hạ lưu của một số con sông lớn như Trường Giang, Hoàng Hà... nhờ đó, cung cấp một lượng nước lớn cho tưới tiêu và sinh hoạt, bồi đắp phù sa, phát triển gthoong đường thủy, tiềm năng thủy lợi, đánh bắt nuôi trồng thủy sản...
4, đát đai: màu mỡ, phù hợp trồng các loại cây lương thực, tạo điều kiện phát triển nông nghiêp
5, khoang sản: chủ yếu là than đá, dầu mỏ--> tiềm năng phát triển ngành công nghiệp khai khoáng, hóa dầu v.v..
miền tây:
1, địa hình: chủ yếu là đồi núi(cao trung bình từ 1500 đén hơn 3000m, gây khó khăn cho phát triểnnông nghiệp và giao thông vận tải, nhưng là điều kiện để phát triển lâm ngiệp và chăn nuôi
2, khí hậumiền tây có khí hậu lục địa và núi cao, khắc nghiệt hay có hạn hán, gây khó khăn cho hoạt động sản xuất và sinh hoạt
3, sông ngòi: là thượng lưu của một số con sông lớn--> có tiềm năng thủy điện, thủy lợi, đánh bắt nuôi trồng thủy sản...
4, đất đai: phần lớn là đât cát, đất núi ít màu mỡ, không thích hợp trồng các loại cây lương thực
5, tài nguyên khoáng sản: miền tây có nhiều rừng, đồi núi với các đồng cỏ rộng lớn, thích hợp phát triển lâm nghiệp và chăn nuôi
khoáng sản chủ yếu dầu mỏ, than sắt, --> phát triển công nghiệp khai khoáng, cơ khí....
 

vàng

New member
Xu
0
2. So sánh miền Đông và miền Tây Trung Quốc
* Miền Đông:
- Địa hình: Đồng bằng ven biển (4ĐB lớn), đồi thấp phía Tây..
- Khí hậu: Khu vực gió mùa, phía Bắc: Ôn đới gió mùa, phía Nam: Cận nhiệt gió mùa.
- Sông ngòi: Có nhiều sông lớn: Trường Giang, Hoàng Hà..
- Đất đai: Đất phù sa.
- Tài nguyên: Giàu ks kim loại màu, than, dầu..

* Miền Tây:
- Địa hình: Núi cao, cao nguyên, sơn nguyên, bồn địa, hoang mạc, bán hoang mạc.
- Khí hậu: Ôn đới lục địa, KH núi cao.
- Sông ngòi: Nơi bắt nguồn các con sông lớn..
- Đất đai: Đất núi cao.
- Tài nguyên: Rừng, đồng cỏ, dầu khí, than, sắt..

==>> Câu 1, ảnh hưởng của ĐKTN đến sự phát triển KT-XH.
Ví dụ như
- Ở miền Đông có ĐKTN như vậy thì sẽ có nhìu thuận lợi để phát triển Dịch vụ, CN, NN phong phú.. và khó khăn, do ở đây là vùng ĐB địa hình thấp, nước từ thượng nguồn chảy về sẽ gây lũ lụt, thừa nước trong các ĐB..

- Ở miền Tây, có nhiều tài nguyên, khoáng sản => Phát triển CN, rừng => LN, đồng cỏ => Chăn nuôi….. khó khăn ở miền Tây là có địa hình hoang mạc, tình trạng hạn hán, thiếu nước…

4. So sánh Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á biển đảo.
* Đông Nam Á lục địa:

- Địa hình: Bị chia cắt mạnh nhiều đối núi, hướng núi TB-ĐN, B-N, có 1 số đồng bằng lớn..
- Khí hậu: Nhiệt đới gió mùa (Phía Bắc Việt Nam và Mianma có mùa đông lạnh).
- Sông ngòi: Có 1 số sông lớn: Mê Công..
- Đất đai: Màu mỡ..
- Rừng: Nhiệt đới ẩm.
- Khoáng sản: Than, sắt, thiếc, dầu khí...

* Đông Nam Á biển đảo:
- Địa hình: Nhiều đồi núi, núi lửa, nhiều đảo và quần đảo, trong đó tập trung đảo lớn nhất thế giới.
- Khí hậu: Nhiệt đới gió mùa và khí hậu xích đạo.
- Sông ngòi: Ít sông lớn.
- Đất đai: Màu mỡ do các khoáng chất từ dung nham của núi lửa.
- Rừng: Xích đạo ẩm.
- Khoáng sản: Dầu mỏ, than đá, đồng..



==>> Câu 3, thuận lợi và khó khăn của ĐKTN ảnh hưởng đến sự phát triển KT-XH:
* Thuận lợi:

- Khí hậu nhiệt đới gió mùa, đất đai màu mỡ, sông ngòi dày đặc, nhiều sông lớn => Phát triển nền Nông nghiệp nhiệt đới.
- Nằm trên vành đai sinh kháng => Khoáng sản phong phú => CN khai khoáng…..
- Biển => Phát triển tổng hợp các ngành KT biển (Khai thác nuôi trồng thủy hải sản, khai thác và chế biển khoáng sản biến, du lịch biển đảo, GTVT biển).
- Diện tích rừng lớn => CN

* Khó khăn:

- Thiên tai: Động đất, núi lửa, bão lũ..
- Suy giảm diện tích rừng và đất.
- Khó khăn về khai thác khoáng sản.
- GTVT……..

5. Tình hình dân cư – Xh của Trung Quốc.
* Dân cư:

- Đông dân nhất thế giới, chiếm 1/5 dân số thế giới, >50 dân tộc.
- Đô thị hoá: Dân thành thị chiếm 37% dân số cả nước, các tp lớn tập trung ở phía Đông.
- Dân cư phân bố ko đều: Chủ yếu phía Đông, thưa thớt phía Tây.
- Dân số trẻ, có xu hướng ổn định nhờ thực hiện cs mỗi gđ 1 con.

* Xã hội:
- Quan tâm giáo dục (90% dân số biết chữ - 2005) -> Nâng cao chất lượng lao động.
- Là 1 trong những vùng văn minh sớm, có nhiều phát minh quan trọng…..
- Lao động cần cù, sáng tạo, nguồn nhân lực dồi dào đầy tiềm năng…

6. Tình hình dân cư ĐNÁ và ảnh hưởng của nó.
* Dân cư:
- Dân số đông.
- Mật độ dân số cao (124người/km2 - thế giới: 48 người/km2).
- Cơ cấu dân số trẻ, số dân trong độ tuổi lao động cao (>50%).
- Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên đang có xu hướng giảm.
- Dân cư phân bố ko đồng đều.

* Ảnh hưởng:
- Thuận lợi: Lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng, thu hút vốn đầu từ nước ngoài, hợp tác cùng phát triển.
- KK: Trình độ lao động thấp, việc làm và chất lượng cuộc sống chưa cao, quản lí ổn định CT – XH phức tạp.

7. Nông nghiệp, công nghiệp của TQ và ĐNÁ
dài lắm, trong SGK có hết đấy @@


8. Mục tiêu, cơ chế hợp tác của ASEAN:
* Mục tiêu:
- Thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hoá, giáo dục và tiến bộ xã hội của các nước thành viên.
- Xây dựng ĐNÁ thành 1 khu vực hoà bình, ổn định, có nền KT-VH-XH phát triển.
- Giải quyết những khác biệt trong nội bộ liên quan đến mối quan hệ giữa ASEAN với các nước, khối nước hoặc các tổ chức quốc tế khác.
=> Đoàn kết và hợp tác vì 1 ASEAN hoà bình, ổn định, cùng phát triển.

* Cơ chế hợp tác:
- Thông qua các diễn đàn, các hiệp ước.
- Tổ chức các hội nghị.
- Thông qua các dự án, chương trình phát triển.
- Xây dựng Khu thương mại tự do ASEAN.
- Thông qua các hoạt động văn hoá, thể thao của khu vực.

9. Thành tựu và thách thức của ASEAN
* Thành tựu:
- 10/ 11 quốc gia ĐNÁ là thành viên của ASEAN.
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao dù chưa đều và chắc.

- Mức sống của người dân được nâng cao.
- Tạo dựng môi trừơng hòa bình, ổn định.


* Thách thức:
- Trình độ phát triển giữa các nước chưa đồng đều. VD: Singapo >< Lào, CPC.
- Tình trạng đói nghèo. Phân hoá giữa các tầng lớp nhân dân, giữa các vùng lãnh thổ.
- Các vấn đề XH: ÔNMT, vấn đề tôn giáo, dân tộc, bạo loạn, khủng bố…

---------


Tớ làm sơ sơ vậy thôi, cậu xem lại sách nha, trong sách có đầy đủ đó.
Chúc làm bài tốt :D
 
CHAT
  1. No shouts have been posted yet.

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top